Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

GIÁO dục ý THỨC bảo vệ cơ THỂ PHÒNG TRÁNH một số BỆNH kí SINH CHO học SINH KHỐI lớp 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (274.33 KB, 9 trang )

I. TÊN ĐỀ BÀI:
“GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ CƠ THỂ PHỊNG TRÁNH MỘT SỐ
BỆNH KÍ SINH CHO HỌC SINH KHỐI LỚP 7
TRƯỜNG …”
II. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Hiện nay, bệnh ký sinh rất phổ biến. Đa số bệnh ký sinh trùng phân bố
theo địa lý – khí hậu và điều kiện kinh tế – xã hội – con người. Phổ biến nhất là
các bệnh giun sán, đặc biệt là giun. Ước tính trên thế giới có trên một tỷ người
mắc giun sán, sốt rét. Tác hại nhất là các bệnh do ký sinh trùng nằm trong đường
máu và nội tạng (ví dụ: Gan, phổi, thận, não, tim, cơ…). Theo WHO, mỗi năm
có khoảng từ 300 - 500 triệu người trên tồn thế giới bị mắc bệnh sốt rét và có
khoảng 1 triệu người tử vong vì sốt rét. Đặc biệt, trẻ em dưới 5 tuổi chiếm tới
70% số ca sốt rét trên tồn cầu. Bên cạnh đó bệnh do amip lỵ cũng khá phổ biến,
đặc biệt gần đầy phát hiện có amip lạc chỗ ở não. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe cần
phải tăng cường ý thức bảo vệ cơ thể trong tồn dân. Vì sao như vậy? Vì bảo vệ
cơ thể là một trong những biện pháp góp phần giúp chúng ta có sức khỏe tốt mà
sức khỏe là yếu tố quan trọng đối với sự sống, là tài sản quý nhất của mỗi con
người. Không những vậy, sức khỏe cịn đóng vai trị rất quan trọng trong sự phát
triển kinh tế - xã hội của mỗi đất nước. Một quốc gia không thể phát triển nếu
người dân không có sức khỏe, khơng được học hành với những kiến thức và kỹ
năng cần thiết. Có nhiều con đường để tiến hành giáo dục sức khỏe cho mỗi
người và cộng đồng. Trong đó, con đường giáo dục cho học sinh là hiệu quả hơn
cả, bởi vì học sinh là lực lượng lớn của xã hội, là cầu nối giữa gia đình và cộng
đồng.
Đa số học sinh trường .... là người dân tộc thiểu số, sống ở vùng núi, cây
cối nhiều – là mơi trường sống của nhiều lồi sinh vật trong đó cũng ẩn chứa rất
nhiều kí sinh trùng. Cuộc sống nơi đây cịn nhiều khó khăn, điều kiện sống cịn
thiếu nhiều, ý thức chăm sóc sức khỏe của mỗi bản thân mỗi gia đình cịn hạn
chế. Điều kiện sống đã thiếu thốn cộng thêm ý thức chưa cao của các gia đình
nên tỉ lệ người bị mắc các bệnh kí sinh cịn cao trong đó trẻ em có số lượng
nhiễm bệnh cao hơn. Liên quan đến số nhiều bệnh kí sinh đó thì trong chương


trình kiến thức Sinh học 7 thường được đề cập đến. Chính vì thế, bản thân tôi
mạnh dạn xây dựng nên đề tài: “Giáo dục ý thức bảo vệ cơ thể phòng tránh
một số bệnh kí sinh cho học sinh khối lớp 7 trường …”.
III. CƠ SỞ LÍ LUẬN:
Sức khỏe là quyền lợi cơ bản nhất của con người và có vai trị quan trọng
đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017
về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong
1


tình hình mới chỉ rõ: “Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người, mỗi gia
đình và tồn xã hội. Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe là bổn phận của
mỗi người dân, mỗi gia đình và cộng đồng, là trách nhiệm của các cấp ủy Đảng,
chính quyền, các đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội góp phần bảo đảm
nguồn nhân lực cho cơng cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là một trong những
chính sách ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước”.
Sức khỏe của mỗi cá nhân gắn liền với sức khỏe cộng đồng. Quan tâm
đến sức khỏe của mỗi người dân là quan tâm đến sức khỏe của toàn dân tộc.
Theo Hồ Chí Minh: “Mỗi người dân yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt, mỗi người
dân khỏe mạnh tức là cả nước khỏe mạnh,…dân cường thì quốc thịnh”. Vì vậy,
để đáp ứng cho sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia thì người người,
nhà nhà cần phải quan tâm đến sức khỏe của bản thân mình của gia đình mình
và đặc biệt chú trọng đến sức khỏe của trẻ em - thế hệ tương lai của đất nước.
Ngày nay, đất nước đang trong thời kì đẩy mạnh cơng nghiệp hóa – hiện
đại hóa, nền kinh tế đã có nhiều khởi sắc. Đời sống của người dân ngày càng
được nâng cao, tuy nhiên tình hình bệnh tật xuất hiện ngày càng nhiều hơn. Có
rất nhiều bệnh khác nhau nhưng đặc biệt chú ý đến nhóm bệnh có thể lây nhiễm
dễ phát tán thành dịch do ký sinh trùng gây nên. Giáo dục ý thức bảo vệ cơ thể
phịng tránh một số bệnh kí sinh góp phần thực hiện nhiệm vụ của Nghị quyết số
20-NQ/TW ngày 25/10/2017 về tăng cường cơng tác bảo vệ, chăm sóc và nâng

cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới: mỗi cá nhân, mỗi gia đình cần nâng
cao ý thức chăm sóc và nâng cao sức khỏe đặc biệt là ở vùng nông thôn, miền
núi, hải đảo; thực hiện các quy định về phòng dịch, phòng và chữa bệnh.
IV. CƠ THỂ THỰC TIỄN:
Ở Việt Nam chúng ta có hầu hết các loại ký sinh trùng đã được mô tả trên
thế giới. Hàng đầu là các trùng gây bệnh giun sán - giun đũa, giun móc, giun tóc,
giun kim, giun chỉ, sán lá gan, sán dây, sán lá phổi – chiếm tỉ lệ cao. Khoảng 70
– 80 % người dân nhiễm ít nhất một loại giun sán nào đó. Các bệnh đơn bào như
amip, trùng roi đường tiêu hoá và sinh dục cũng phổ biến. Bệnh sán lá phổi ngày
càng phát hiện ra ở nhiều nơi nhất là vùng núi. Nhiều ổ bệnh sán lá gan lớn mới
được phát hiện trên cả nước.
PN là vùng đất nghèo của huyện …. nhưng là nơi giàu kí sinh trùng nếu
con người khơng biết cách hạn chế và tiêu diệt chúng. Nơi đây tập trung chủ yếu
là người đồng bào, đời sống cịn rất khó khăn, cái nghèo đói ln đeo bám họ.
Kinh tế nghèo lại thêm đơng con nên các gia đình ở đây đặc biệt là con em của
họ chưa được đảm bảo về chế độ dinh dưỡng, rèn luyện thân thể và điều kiện
học tập; Công tác bảo đảm vệ sinh an tồn thực phẩm, vệ sinh nhà ở, vệ sinh
mơi trường ở đây cũng cịn nhiều hạn chế nên có rất nhiều người bị nhiễm và lây
2


bệnh do kí sinh trùng gây nên như: nhiễm giun sán, kiết lị, sốt rét, ghẻ lở, chấy,
rận …
Theo Tổ chức y tế thế giới: Lây lan bệnh ký sinh trùng chiếm khoảng
14000000 ca tử vong mỗi năm, chiếm 25% tỷ lệ tử vong toàn cầu - một trong
bốn nguyên nhân tử vong toàn cầu, bệnh phổ biến khắp 64 tỉnh thành trên tồn
quốc. Nhìn nhận rằng: Đất nước đang hòa cùng sự phát triển mạnh mẽ của thế
giới, những bệnh kí sinh lây nhiễm này lẽ ra phải được đẩy lùi và dần dập tắt đi
nhưng nơi đây vẫn tồn tại và phát triển. Với phương châm phòng bệnh hơn chữa
bệnh, việc giáo dục ý thức phòng chống bệnh là rất cần thiết trong toàn dân.

Thấy được sự liên quan giữa tình hình bệnh kí sinh hiện nay tại địa bàn công tác
với kiến thức Sinh học 7 nên trong q trình giảng dạy tơi ln tích hợp giáo dục
cho học sinh – cầu nối giữa gia đình và xã hội – ý thức bảo vệ và cùng nhau
tuyên truyền cho mọi người nâng cao phòng tránh một số bệnh kí sinh nhằm
giúp các em có kĩ năng sống sạch sẽ, khoa học, văn minh… tránh được các bệnh
kí sinh đối với cơ thể. Rồi từ đó tuyên truyền với người thân và cộng đồng cùng
hưởng ứng tham gia, bảo vệ sức khỏe và góp phần phát triển kinh tế xã hội, đảm
bảo quốc phòng an ninh.
V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
1. Một số khái niệm chính:
Bệnh truyền nhiễm là các bệnh có mầm bệnh là các vi sinh vật - virus vi
khuẩn, vi nấm, các loại giun sán, ký sinh đơn bào. Các tác nhân vi sinh này có
khả năng xâm nhập vào cơ thể người và gây bệnh. Các bệnh sốt virus, cúm, sởi,
quai bị, sốt xuất huyết, viêm gan do virut, tay - chân - miệng, thương hàn, viêm
màng não... đều không xa lạ với mọi người và được gọi chung là bệnh truyền
nhiễm.
Bệnh ký sinh trùng là một chứng bệnh nhiễm trùng gây ra hoặc bị truyền
nhiễm bởi ký sinh trùng. Nhiều ký sinh trùng không gây bệnh. Bệnh ký sinh
trùng có thể ảnh hưởng thực tế đến tất cả các sinh vật sống, bao gồm cả thực
vật và động vật có vú.
Kí sinh bắt buộc là một sinh vật kí sinh mà nó khơng thể hồn thành chu
trình sống của mình nếu khơng khai thác được dưỡng chất từ vật chủ phù hợp.
Ký sinh tùy ý hay bán ký sinh, ký sinh tạm thời là vật ký sinh có thể sống
tự lập với mức độ khác nhau, khi tìm gặp được vật chủ thích hợp thì mới bám
vào vật chủ để lấy dinh dưỡng, ví dụ như muỗi đốt người khi đói.
Ký sinh bậc cao là các vật ký sinh lên vật chủ mà chủ này cũng là một ký
sinh trùng. Hình thức ký sinh trùng này đặc biệt phổ biến đối với ký sinh
trùng côn trùng.

3



Ngoại ký sinh trùng là những vật ký sinh sống ở ngồi cơ thể vật chủ, như
da, tóc móng, ví dụ như nấm sống ở da.
Nội ký sinh trùng: là những vật ký sinh sống trong cơ thể vật chủ, ví dụ
như giun sán trong ruột. Những ký sinh sống trong mơ hay máu thì chia ra:
Ký sinh nội bào: Vật ký sinh sống trong tế bào như ký sinh trùng sốt rét.
Ký sinh giữa các tế bào: Vật ký sinh sống giữa các tế bào như giun đũa,
giun kim, sán lá …
2. Một số kí sinh trùng thường gặp và tác hại của chúng:
Giun đũa kí sinh ở ruột non của người, hút chất dinh dưỡng, gây tắt ruột,
tắt ống mật.
Giun kim đẻ trứng gây ngứa, làm cho trẻ em mất ngủ, quấy khóc ban
đêm.
Kí sinh trùng sốt rét do ký sinh trùng Plasmodium gây nên. Bệnh lây
truyền qua trung gian muỗi Anopheles.
Trùng kiết lị (bệnh lỵ amip): Kí sinh gây loét niêm mạc ruột, gây đau
bụng dọc khung đại tràng, mót rặn, phân nhầy lẫn máu.
Ký sinh trùng sống bám trên bề mặt cơ thể (chí, rận, vắt …) hoặc trong
lớp thượng bì (con cái ghẻ, Demodex) gây ngứa, ghẻ.
Giun móc câu kí sinh ở tá tràng, trứng giun xâm nhập qua da gây xanh
xao, vàng vọt ở người bệnh.
Sán lá, sán dây chủ yếu xâm nhập vào cơ thể qua đường ăn uống, một số
ít sán lá xâm nhập qua da. …  gây nên các khối u, có thể dẫn tới tử vong.
3. Phương pháp thực hiện
Trong quá trình giảng dạy Sinh học 7, ở những bài có liên quan đến các
bệnh kí sinh giáo viên tổ chức cho học sinh tìm hiểu về nơi sống, đặc điểm cấu
tạo, hoạt động sống và tác hại của các loại trùng kí sinh. Thơng qua các tình
huống thực tiễn và các kênh chữ, kênh hình; giáo viên cung cấp những kiến thức
cần thiết về các trùng kí sinh (nơi sống, hoạt động sống, các khái niệm có liên

quan như mục 1 phần V) và nhấn mạnh những hậu quả do các sinh vật đó gây
nên. Từ đó hình thành cho các em biện pháp phòng tránh và giáo dục các kĩ
năng phịng tránh nhiễm bệnh.
Việc tích hợp giáo dục ý thức bảo vệ cơ thể phòng tránh một số bệnh kí
sinh cho học sinh được thực hiện ở một số bài của Sinh học 7 như: Bài 4, bài 6,
bài 7, bài 11, bài 12, bài 13, bài 14, bài 17, bài 19, bài 21, bài 24, bài 25, bài 29

Nội dung tích hợp giáo dục ý thức bảo vệ cơ thể phịng tránh một số bệnh
kí sinh khơng làm ảnh hưởng đến nội dung kiến thức của bài học, tùy vào từng
hồn cảnh mà giáo viên có thể thực hiện đan xen vào nội dung kiến thức các
mục hoặc thực hiện vào cuối tiết học. Nội dung giáo dục phải làm toát lên được
4


nguyên nhân gây bệnh, con đường lây nhiễm và biện pháp phòng tránh; ở một
số bài giáo viên nên cung cấp thêm về triệu chứng bệnh để học sinh nắm mà xác
định được bệnh và nêu cách phịng tránh. Ví dụ như ở bài 6 - Trùng kiết lị và
trùng sốt rét: Sau khi thực hiện phần lệnh sách giáo khoa trang 24, giáo viên
lồng ghép cho học sinh:
- Bệnh kiết lị: trong sách giáo khoa đã nêu triệu chứng bệnh, chúng ta chỉ
chú ý giáo dục về nguyên nhân, con đường lây nhiễm và biện pháp phòng tránh.
+ Nguyên nhân gây bệnh: Ăn uống không hợp vệ sinh, không vệ sinh tay
chân sạch sẽ, hay vệ sinh chưa kỹ, tiếp xúc nhiều với chó mèo hoặc tiếp xúc với
những đồ không hợp vệ sinh trong nhà cũng là một trong những nguyên nhân
gây ra bệnh kiết lỵ. …
+ Con đường lây nhiễm: Qua thức ăn nước uống.
+ Tác hại: Rặn nhiều sẽ bị sa hậu môn, là nguyên nhân gây bệnh trĩ.
Người bị bệnh bị mất nhiều chất bổ dưỡng nên dễ bị viêm đa dây thần kinh. Hội
chứng viêm niệu đạo kết mạc mắt có thể xuất hiện sau khi bị kiết lỵ. Trẻ em có
thể bị viêm khớp rồi để lại di chứng teo cơ rất nguy hiểm.

+ Biện pháp phịng tránh: Ăn chín uống sơi, hạn chế ăn những đồ tái, hay
chưa được làm sạch như rau sống, tiết canh lợn, hoa quả mua chưa rửa sạch,
không cho trẻ em đút đồ chơi vào miệng ngậm. Cần vệ sinh tay chân sạch sẽ
trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh nên rửa sạch bằng bánh xà phịng để có thể tiệt
trùng cao. Nếu trong nhà có người đã bị mắc bệnh rồi thì cần chú ý hơn nữa về
vệ sinh nhà ở, nhà vệ sinh, vệ sinh thân thể để tránh lây nhiễm. Nếu bệnh có dấu
hiệu nặng phải đến ngay cơ sở y tế để can thiệp kịp thời.
- Bệnh sốt rét:
+ Nguyên nhân gây bệnh: Do bị muỗi Anophen (muỗi Anopheles) đốt –
trùng sốt rét có trong tuyến nước bọt của muỗi Anophen.
+ Con đường lây nhiễm: Qua da.
+ Triệu chứng gây bệnh: Sốt, ớn lạnh, nôn, buồn nôn, đau cơ thể, nhức
đầu, ho và tiêu chảy. Nhưng có nhiều trường hợp mắc sốt rét khơng có cơn sốt
điển hình, người bệnh chỉ cảm thấy ớn lạnh hoặc gai rét.
+ Tác hại: Bệnh sốt rét gây thiếu máu, gan to, lách to, trẻ em bị bệnh cơ
thể cịi cọc, chậm lớn, kém thơng minh. Phụ nữ có thai mắc sốt rét dễ sảy thai,
đẻ non hoặc khi sinh dễ mắc phải những tai biến. Sốt rét có thể phát triển thành
dịch nếu khơng có biện pháp phịng chống lại bệnh.
+ Biện pháp phịng tránh: Sử dụng vợt muỗi, luôn phải ngủ màn, phun
thuốc và đốt hương trừ muỗi, phát quang những vùng có bụi cây rậm, dọn dẹp
nhà cửa thoáng mát và ngăn nắp, mặc quần áo dài để phòng tránh muỗi đốt …

5


Nếu có triệu chứng bệnh phải đến cơ sở y tế ngay để chuẩn đoán và điều trị kịp
thời.
Ở bài 12 – Một số giun dẹp khác và bài 14 – Một số giun trịn khác: Sau
khi tìm hiểu thơng tin mục I, giáo viên lồng ghép giáo dục ý thức phòng tránh
nhiễm bệnh giun sán (giun đũa, giun kim, sán lá gan, sán lá máu, …) như sau:

(tùy theo năm mà số liệu có thể thay đổi)
Trẻ em Việt Nam nói chung và trẻ em Phước Năng nói riêng
có đến 80 – 90% bị nhiễm giun có nghĩa là cứ 10 em thì có 8 – 9
em bị nhiễm giun. Vậy vì sao chúng ta bị nhiễm giun? Bị nhiễm
theo con đường nào? Chúng gây hại như thế nào? Làm gì để
phịng tránh nhiễm giun?
- Ngun nhân gây bệnh: Nguyên nhân chủ yếu do ăn uống không vệ
sinh, ăn thịt chưa chín, vệ sinh cá nhân chưa đảm bảo.
- Con đường lây nhiễm: Giun đũa, giun kim, sán lá gan chủ yếu
là qua đường ăn uống; Giun móc, sán lá máu xâm nhập qua da
khi tiếp xúc trực tiếp với đất (như đi chân đất, tay nghịch đất
hoặc ngồi lê la trên đất.....). Đôi khi ấu trùng cũng theo rau sống
hoặc tay bẩn có dính đất qua miệng vào cơ thể; Ấu trùng giun chỉ
theo đường muỗi truyền.
- Triệu chứng gây bệnh: Các triệu chứng tăng theo số lượng giun trong cơ
thể và có thể bao gồm khó thở và sốt vào thời kỳ đầu nhiễm bệnh. Giun làm
cơ thể thiếu chất dinh dưỡng, gầy yếu chậm phát triển, kém
thông minh, tiết ra chất độc làm cơ thể bị nhiễm độc, xanh xao,
vàng vọt, kém ăn. Đôi khi giun gây đau bụng và các biến chứng
nguy hiểm khác như: Tắc ruột, lồng ruột do giun, giun chui ống
mật, giun chui xuống ruột thừa gây viêm.
- Tác hại: Trẻ em hay bị ảnh hưởng nhất và trong độ tuổi này bệnh có thể
làm trẻ tăng cân ít, suy dinh dưỡng và gặp phải các vấn đề trong học tập.
- Biện pháp phịng tránh: Thực hiện vệ sinh an tồn thực phẩm, vệ sinh cá
nhân và cộng đồng, bảo vệ môi trường không bị nhiễm phân. Cụ thể:
+ Rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi chơi đất, sau khi đi
vệ sinh.
+ Ln cắt móng tay sạch sẽ và khơng mút móng tay.
+ Ln đi giày dép và khơng ngồi lê trên đất.
+ Không ăn hoa quả chưa rửa sạch

+ Khơng ăn thức ăn chưa nấu chín.
+ Khơng uống nước chưa đun sôi.
+ Không đại tiện bừa bãi.
6


+ Vận động cha mẹ xây dựng hố xí hợp vệ sinh và khơng
dùng phân tươi bón ruộng, ni cá.
+ Tẩy giun đều đặn 1 năm 2 lần. Vận động mọi người
trong nhà cùng tẩy giun theo định kì.
+ Vệ sinh nhà cửa, trường lớp sạch sẽ.
+ Không nên dùng phân tươi bón ruộng hay bón rau xanh.
+ Phát động các chiến dịch dọn vệ sinh trong cộng đồng dân cư, xây dựng
hệ thống cống rãnh, xử lý nước thải. Có thể xử lý phân bằng vôi bột 150 - 200
gam/kg phân, trứng chết sau 30 phút đến 1 giờ.
Ở bài 17 – Một số giun đốt khác: Trong mục I – Một số giun đốt thường
gặp. Tại địa phương có một số loài ký sinh ngoài rất nguy hiểm nếu chúng chui
vào tai, mũi, bộ phận sinh dục như con đĩa, con vắt. Vì vậy, cần chú ý khơng nên
tắm sơng suối vào rừng hoặc khi đi lao động, đi chăn trâu bị khơng nên ngồi nơi
ẩm ướt, nên mang tất chân và che kín vùng tai và cổ. Bên cạnh đó, ấu trùng của
giun đốt có thể sống trong ốc, cua đồng – những sinh vật thường được người dân
mang về nấu ăn – vậy nên cần sơ chế sạch sẽ và đun nấu thật chín trước khi ăn.
Nội dung này có thể nhắc lại khi giảng dạy bài 19, 21 (Thân mềm), bài 24 (Đa
dạng và vai trò của lớp Giáp xác).
VI. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
Qua các năm giảng dạy các năm tại trường, tôi nhận thấy học sinh đã nắm
vững các nội dung kiến về bảo vệ cơ thể như: Sức khỏe là gì? Các khái niệm về
bệnh truyền nhiễm, bệnh kí sinh, ngun nhân và cách phịng tránh các bệnh kiết
lị, sốt rét, giun sán, ... Vì sao cần phải bảo vệ mơi trường? Cần làm gì để bảo vệ
sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng.

Thực hiện biện pháp tuyên truyền trong học sinh đã thấy được vệ sinh nhà
ở và môi trường xung quanh của các hộ gia đình ngày càng đảm bảo hơn, 85%
hộ gia đình trên địa bàn đã có nhà vệ sinh, tỉ lệ trẻ em nhiễm giun tại địa phương
cũng trên đà giảm xuống nhiều (từ 87% xuống còn 35%). Những năm gần đây,
số người bị kiết lị, sốt rét, bệnh ghẻ, chấy kí sinh trên da đầu có số lượng giảm
đáng kể.
Tuy nhiên để thực hiện tốt hơn công tác tuyên truyền nâng cao ý thức bảo
vệ cơ thể phịng tránh một số bệnh kí sinh trong cộng đồng thì địa phương, y tế
thơn bản cần tổ chức các buổi sinh hoạt trong từng thôn để người dân nhận thức
sâu sắc hơn về vấn đề vệ sinh phòng bệnh. Đồng thời, chính quyền địa phương
nên khảo sát tạo điều kiện cho những hộ gia đình có hồn cảnh khó khăn có
được nhà vệ sinh để cơng tác phịng bệnh kí sinh đạt hiệu quả hơn.
VII. KẾT LUẬN:
7


Sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi người dân và của cả xã hội. Bảo vệ,
chăm sóc và nâng cao sức khoẻ là nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi người dân, của
cả hệ thống chính trị và tồn xã hội.
Trong mơi trường sống, các kí sinh trùng có thể tồn tại và phát triển nhiều
nếu công tác vệ sinh phịng bệnh khơng đảm bảo. Vì vậy, việc giáo dục nâng cao
ý thức bảo vệ cơ thể phòng tránh một số bệnh kí sinh cho học sinh nói chung và
học sinh khối lớp 7 trường TH&THCS Phước Năng nói riêng là việc làm thiết
thực. Bởi không chỉ liên quan đến trẻ em mà người lớn cũng là nhân tố quyết
định sự tiến triển hay thuyên giảm của các loại bệnh đó.
Giáo dục ý thức bảo vệ sức khỏe khơng chỉ giáo dục cho các đối tượng
học sinh mà còn tuyên truyền sâu rộng đến tất cả các đối tượng trong tồn xã
hội. Mỗi người chúng ta khơng chỉ bảo vệ cơ thể, phòng bệnh khi còn nhỏ mà
phải bảo vệ và nâng cao sức khỏe trong suốt cả cuộc đời.
VIII. ĐỀ NGHỊ:

Đề tài này không chỉ áp dụng cho học sinh lớp 7 mà có thể áp dụng cho
tất cả các khối lớp của 2 bậc học trường TH&THCS Phước Năng. Khơng chỉ áp
dụng cho học sinh mà trong tồn dân cũng cần thực hiện.
Nhà trường tạo điều kiện cho học sinh tồn trường kiểm tra sức khỏe theo
định kì và phối hợp tổ chức các buổi sinh hoạt tuyên truyền trong tồn trường về
vấn đề bệnh kí sinh.
Địa phương nên có chính sách hỗ trợ những gia đình q khó khăn về
cơng trình vệ sinh.
IX. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 về tăng cường công tác bảo
vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.
Sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo môn Sinh học 7.

8


X. MỤC LỤC:
I. Tên đề tài
II. Đặt vấn đề
III. Cơ sở lí luận
IV. Cơ sở thực tiễn.
V. Nội dung nghiên cứu
1. Một số khái niệm chính:
2. Một số kí sinh trùng thường gặp và tác hại của chúng:
3. Phương pháp thực hiện
VI. Kết quả nghiên cứu
VII. Kết luận
VIII. Đề nghị
IX. Tài liệu tham khảo
X. Mục lục


9

trang 1
trang 1
trang 1
trang 2
trang 3
trang 3
trang 4
trang 4
trang 7
trang 7
trang 8
trang 8
trang 9



×