Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Văn hóa sử dụng mạng xã hội của sinh viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (428.97 KB, 61 trang )

MỤC LỤC
Trang

DANH MỤC CÁC BẢNG

3

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

4

MỞ ĐẦU

5

NỘI DUNG ĐỀ TÀI

6

Chương I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HÓA SỬ DỤNG MẠNG XÃ
HỘI CỦA SINH VIÊN
1.1. Khái niệm

7
7

1.1.1. Khái niệm mạng xã hội

7

1.1.2. Khái niệm văn hóa sử dụng mạng xã hội



7

1.2. Những mặt tích cực và hạn chế trong văn hóa sử dụng mạng xã hội
của sinh viên
1.2.1. Mặt tích cực của mạng xã hội

9
9

1.2.2. Mặt hạn chế của mạng xã hội

10

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến văn hóa sử dụng mạng xã hội

13

1.3.1. Ý thức của cá nhân trong việc sử dụng mạng xã hội

16

1.3.2. Về mặt sức khoẻ

18

1.3.3. Về mặt tâm lí - xã hội

18


1.3.4. Vai trị của gia đình, nhà trường và xã hội đối với hành vi sử
dụng mạng xã hội của sinh viên
1.4. Một số quy định pháp luật về sử dụng mạng xã hội

19

Chương 2: THỰC TRẠNG VĂN HÓA SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI
CỦA SINH VIÊN Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ
2.1. Tổng quan về Trường Đại học Sao Đỏ

26

23

26

2.1.1. Đặc điểm Trường Đại học Sao Đỏ

26

2.1.2. Tình hình cơ sở vật chất trường đại học Sao Đỏ

28

2.1.3. Đặc điểm về sinh viên Đại học Sao Đỏ

28

2.2. Thực trạng văn hóa sử dụng mạng xã hội cho sinh viên Trường Đại
học Sao Đỏ

2.2.1. Những ưu điểm trong văn hóa sử dụng mạng xã hội cho sinh viên
trường Đại học Sao Đỏ
2.2.1.1. Sự gia tăng số lượng người tham gia mạng xã hội

29

2.2.1.2. Thực trạng văn hóa sử dụng mạng xã hội của sinh viên trường

30

1

29
29


Đại học Sao Đỏ
2.2.1.3. Những ưu điểm trong văn hóa sử dụng mạng xã hội cho sinh
viên trường Đại học Sao Đỏ
2.2.2. Những hạn chế trong văn hóa sử dụng mạng xã hội cho sinh viên
trường Đại học Sao Đỏ
2.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế văn hóa sử dụng mạng xã hội
cho sinh viên trường Đại học Sao Đỏ
2.2.4. Những vấn đề đặt ra trong văn hóa sử dụng mạng xã hội cho
sinh viên trường Đại học Sao Đỏ
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VĂN HÓA SỬ DỤNG
MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC SAO ĐỎ
3.1. Đối với các cấp quản lý

37

38
41
43
44
44

3.1.1. Quy định về thời gian sử dụng mạng xã hội

44

3.1.2. Quy định về không gian sử dụng mạng xã hội

46

3.1.3. Quy định về mục đích sử dụng mạng xã hội

47

3.2. Một số giải pháp nâng cao văn hóa sử dụng mạng xã hội của sinh
viên Đại học Sao Đỏ
3.2.1. Đối với nhà trường

50
50

3.2.2. Đối với giảng viên

52

3.2.3. Đối với sinh viên


53

3.2.4. Đối với các Đoàn thể trong nhà trường

55

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

59

1. Kết luận

59

2. Khuyến nghị

59

TÀI LIỆU THAM KHẢO

61

PHỤ LỤC

62
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1.
Bảng 2.2.

Bảng 2.3.
Bảng 2.4.

Loại hình mạng xã hội anh (chị) hay sử dụng.
Vai trò của mạng xã hội đối với sinh viên.
Mức độ thường xuyên sử dụng mạng xã hội của sinh viên.
Cảm nhận của sinh viên nếu một ngày không sử dụng mạng

Bảng 2.5.
Bảng 2.6.

xã hội
Quỹ thời gian trung bình sử dụng mạng xã hội của sinh viên
Mục đích sử dụng mạng xã hội của sinh viên.
2

Trang
30
32
33
33
35
36


Bảng 2.7.
Bảng 2.8.

Sự phù hợp của việc sử dụng mạng xã hội của sinh viên.
Các thao tác của sinh viên khi sử dụng mạng xã hội


38
40

.

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1.
Biểu đồ 2.2.
Biểu đồ 2.3.
Biểu đồ 2.4.

Loại hình mạng xã hội anh (chị) hay sử dụng.
Vai trò của mạng xã hội đối với sinh viên.
Mức độ thường xuyên sử dụng mạng xã hội của sinh viên.
Cảm nhận của sinh viên nếu một ngày không sử dụng mạng

Biểu đồ 2.5.
Biểu đồ 2.6.
Biểu đồ 2.7.
Biểu đồ 2.8.

xã hội
Quỹ thời gian trung bình sử dụng mạng xã hội của sinh viên
Mục đích sử dụng mạng xã hội của sinh viên.
Sự phù hợp của việc sử dụng mạng xã hội của sinh viên.
Các thao tác của sinh viên khi sử dụng mạng xã hội
.

3


Trang
31
32
33
34
35
36
39
40


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời đại của cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ 4 (gọi tắt là cách
mạng 4.0), mạng xã hội đang nhanh chóng trở thành cơng cụ khơng thể thiếu được
trong đời sống xã hội hiện đại. Ngày càng có nhiều người sử dụng mạng xã hội trong
quá trình học tập và lao động sản xuất. Mạng xã hội thực sự trở thành một hiện tượng,
một trào lưu văn hóa lơi cuốn mọi người trên toàn cầu tham gia sử dụng, trong đó có
Việt Nam.
Mạng xã hội có những ưu điểm đã giúp con người kết nối với nhau trên phạm vi
tồn thế giới, con người có thể tra cứu thơng tin, học tập, trao đổi thông tin với nhau
mà không có giới hạn về địa lý, khơng gian, thời gian.
Bên cạnh tính ưu việt khơng thể phủ nhận của mạng xã hội, cần nhận thức được
những hạn chế, bất lợi, tiêu cực do mạng xã hội đem lại, nhất là đối với sinh viên. Bởi
vì sinh viên là những con người có tri thức, sức trẻ và có nhu cầu sử dụng mạng xã hội
nhiều nhất, cho nên trong quá trình sử dụng mạng xã hội cịn có những mặt trái phần
lớn sinh viên cịn mắc phải, thậm chí gây nghiện cho sinh viên như chơi các game,
bài, trò chơi điện tử, các trang wed có nội dung xấu, phản cảm... Nhận thức được tầm
quan trọng của việc sử dụng mạng xã hội trong sinh viên, nhóm tác giả lựa chọn

nghiên cứu đề tài: “Văn hóa sử dụng mạng xã hội của sinh viên trường Đại học Sao
4


Đỏ”, dưới góc độ khoa học xã hội và hành vi nhằm đưa ra những giải pháp giúp sinh
viên trong quá trình khai thác và sử dụng mạng xã hội được tốt hơn, đồng thời qua đề
tài này nhóm tác giả xây dựng được tiêu chí cho sinh viên đang học tập tại trường và
các khóa tiếp theo cùng thực hiện văn hóa sử dụng mạng xã hội.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Từ lý luận về văn hóa sử dụng mạng xã hội và thực trạng sinh viên sử dụng
mạng xã hội, đề tài xây dựng được một số giải pháp sử dụng có hiệu quả mạng xã hội
cho sinh viên trường đại học Sao Đỏ.
- Xây dựng được tiêu chí về văn hóa sử dụng mạng xã hội của sinh viên đại
học Sao Đỏ.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Văn hóa sử dụng mạng xã hội của sinh viên Trường Đại học Sao Đỏ.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Xây dựng văn hóa sử dụng mạng xã hội của sinh viên trường Đại học Sao Đỏ.
4. Nội dung nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lý luận về văn hóa sử dụng mạng xã hội của sinh viên.
- Khảo sát và phân tích thực trạng văn hóa sử dụng mạng xã hội của sinh viên.
- Xây dựng được những giải pháp giúp sinh viên khai thác và sử dụng mạng xã
hội có hiệu quả.
- Xây dựng được một số tiêu chí về văn hóa sử dụng mạng xã hội của sinh viên
trường Đại học Sao Đỏ.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp thực nghiệm

- Phương pháp thống kê
- Phương pháp quan sát,…
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa lý luận
- Đề tài góp phần làm rõ lý luận về văn hóa sử dụng mạng xã hội của sinh viên.
- Đề tài là nguồn tài liệu tham khảo cho các giảng viên giảng dạy học phần Triết
học Mác - Lênin và các mơn lý luận chính trị, tư tưởng Hồ Chí Minh.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đề tài có khả năng áp dụng cao, từ kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả áp dụng
trực tiếp vào quá trình giảng dạy trên lớp đối với học phần Kỹ năng mềm.
- Đề tài sẽ góp phần xây dựng
5


được những giải pháp giúp sinh viên trường Đại học Sao Đỏ khai thác và sử
dụng mạng xã hội có hiệu quả trong nhà trường và xã hội hiện nay.
- Là cơ sở để triển khai áp dụng cho sinh viên các khóa học những năm tiếp theo
trong nhà trường.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về văn hóa sử dụng mạng xã hội của sinh viên.
Chương 2: Thực trạng văn hóa sử dụng mạng xã hội của sinh viên trường đại
học Sao Đỏ.
Chương 3: Một số giải pháp văn hóa sử dụng mạng xã hội của sinh viên
trường đại học Sao Đỏ.

Chương I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HÓA SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH
VIÊN
1.1. Khái niệm

1.1.1. Khái niệm mạng xã hội
“Mạng xã hội” là khái niệm mà rất nhiều nhà nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực đã
định nghĩa với nhiều góc nhìn và cách diễn giải khác nhau nhưng chưa có một định
nghĩa chung chính thức. Theo định nghĩa của Barry Wellman: “Khi mạng máy tính kết
nối con người, nó là một mạng xã hội” [2]. Hay Tác giả Nguyễn Thị Kim Hoa trong
tạp chí Khoa học (ĐH Quốc Gia Hà Nội) của mình đã có nhận định: “Mạng xã hội là
một sự liên kết giữa các cá nhân với cá nhân và giữa cá nhân với cộng đồng được biểu
hiện dưới nhiều hình thức để thực hiện chức năng xã hội” [5].
Theo tác giả Bùi Hương Giang, Ngô Minh Hương Đại học khoa học xã hội và
nhân văn Hà Nội cho rằng mạng xã hội, hay còn gọi là mạng xã hội ảo, là dịch vụ nối
kết các thành viên cùng sở thích trên internet lại với nhau với nhiều mục đích khác
nhau khơng phân biệt khơng gian và thời gian. Những người tham gia mạng xã hội
được gọi là cư dân mạng. Với những tính năng đa dạng, nguồn thông tin phong phú,
mạng xã hội đã cho phép người dùng tiếp nhận, chia sẻ và chọn lọc thơng tin một cách
có hiệu quả, vượt qua trở ngại về không gian và thời gian, vượt qua khoảng cách giữa
các thế hệ. Nó giúp nâng cao vai trị của mỗi công dân trong việc tạo lập quan hệ và tự
tổ chức xoay quanh những mối quan tâm chung trong những cộng đồng thúc đẩy sự
liên kết các tổ chức xã hội.
6


Trên cơ sở những quan điểm và định nghĩa về mạng xã hội của các tác giả,
chúng tôi thống nhất đi đến một khái niệm chung về mạng xã hội như sau: Mạng xã
hội là mạng lưới được tạo ra để tự thân nó lan rộng trong cộng đồng thơng qua sự
tương tác của các thành viên trong chính cộng đồng đó; mọi thành viên trong mạng
xã hội cùng nhau kết nối và mỗi người lại trở thành một mắt xích để tạo nên một
mạng lưới rộng lớn truyền tải thơng tin trong đó và những thành viên trong mỗi mạng
xã hội được gọi là cư dân mạng.
1.1.2. Khái niệm văn hóa sử dụng mạng xã hội
Thời đại cơng nghệ thông tin phát triển ngày nay đã tạo ra những điều kiện và cơ

hội cho mọi người giao lưu, liên kết, chia sẻ những sở thích, sự quan tâm, những ý
tưởng, những việc làm trên những phương tiện truyền thông hiện đại nhất là sự phát
triển ngày càng đa dạng của internet, trong đó có các mạng xã hội. Mạng xã hội mang
lại nhiều lợi ích thiết thực nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho cá nhân và đặc biệt là
giới trẻ trong đó có sinh viên
Hiện nay, có rất nhiều loại mạng xã hội khác nhau. Một số mạng xã hội được
người dùng sử dụng nhiều nhất ở nước ta là:
Thứ nhất, Facebook là một website mạng xã hội truy cập miễn phí do cơng ty
Facebook, Inc điều hành và sở hữu tư nhân. Người dùng có thể tham gia các mạng
lưới được tổ chức theo thành phố, nơi làm việc, trường học và khu vực để liên kết và
giao tiếp với người khác. Có thể nói facebook là mạng xã hội vô cùng rộng lớn gần
như phủ sóng trên tồn cầu.
Thứ hai,Youtube là một trang web chia sẻ video, là nơi người dùng có thể tải lên,
xem, xếp hạng, chia sẻ, thêm vào mục yêu thích, báo cáo và nhận xét về video. Nội
dung có sẵn bao gồm video clip, đoạn chương trình truyền hình, video âm nhạc, phim
tài liệu ngắn và tài liệu, bản ghi âm, v.v. Bằng giao diện đơn giản, YouTube khiến cho
bất cứ ai cũng có thể gửi lên một đoạn video mà mọi người trên thế giới có thể xem
được trong vịng vài phút, chỉ với một kết nối Internet.
Thứ ba, Google tìm kiếm là dịch vụ cung cấp chính và quan trọng nhất của công
ty Google. Dịch vụ này cho phép người truy cập tìm kiếm thơng tin về ai đó hoặc một
cái gì đó trên Internet bằng cách sử dụng cơng cụ tìm kiếm Google, bao gồm các trang
Web, hình ảnh và nhiều thông tin khác.
Thứ tư, Zalo là ứng dụng nhắn tin và gọi điện miễn phí hoạt động trên nền tảng
di động và máy tính. Người dùng có thể công khai hoặc bảo mật thông tin theo như ý
muốn. Có thể đăng ảnh, trạng thái, video, ghi âm một cách dễ dàng. Không hiển thị số
điện thoại, chỉ có những người ở trong danh bạ mới hiển thị .Tất cả các hoạt động
của người đều được bảo mật rất cao.
7



Thứ năm, Zingme là một trong những mạng xã hội dễ dàng sử dụng, giao diện
đơn giản và thân thiện, có khả năng kết nối cao cũng như có những game giải trí lành
mạnh đã tạo ra thương hiệu và lôi kéo được người dùng tham gia sử dụn Zing me.
Thứ sáu, Game online là một dạng trò chơi được chơi thơng qua mạng máy tính
có kết nối internet, có tương tác giữa người chơi với nhau, hay giữa người chơi với hệ
thống máy chủ (sever) của trò chơi. Game online bao gồm nhiều loại game như game
dựa trên mã hóa cho tới những game lồng ghép các đồ họa phức tạp và những thế giới
ảo mà nhiều game thủ có thể chơi đồng thời.
Ngày nay, với sự phát triển và tiến bộ của khoa học kĩ thuật, thế giới đang thay
đổi nhanh chóng từng ngày. Đặc biệt, sự bùng nổ của công nghệ thông tin đã tạo
những điều kiện và cơ hội cho mọi người giao lưu, liên kết, chia sẻ sở thích, sự quan
tâm, ý tưởng, những việc làm bằng các phương tiện truyền thông hiện đại, nhất là sự
phát triển ngày càng đa dạng của internet, trong đó có các mạng xã hội.
Từ thực trạng trên, chúng ta có thể thấy mạng xã hội đã tác động rất nhiều đến
đời sống tinh thần của con người đặc biệt là giới trẻ trong đó có đối tượng là sinh
viên, với sự bùng nổ các trang mạng xã hội như hiện nay việc xây dựng văn được văn
hóa sử dụng mạng xã hội càng trở lên cấp thiết hơn bao giờ hết, tác giả có thể đưa ra
khái niệm về văn hóa sử dụng mạng xã hội như sau: “ Văn hóa sử dụng mạng xã hội
là những quy tắc, chuẩn mực ứng xử của mỗi cá nhân khi tham gia mạng xã hội, đó là
cách đối nhân xử thế tương ứng như cuộc sống đời thực, trong tất cả các mối quan
hệ, với người thân trong gia đình, hàng xóm, láng giềng, thầy cơ, bạn bè, đồng
nghiệp, với những người khác trên không gian mạng. Mỗi người cần coi trọng việc
nâng cao ý thức, rèn luyện hành vi đạo đức, xây dựng cho mình thái độ tơn trọng
người khác, biết quan tâm, lắng nghe, chia sẻ, cảm thông những thông tin được đăng
tải cũng như những kỹ năng xử lý thơng tin khi tham mạng xã hội”
Vì thế, khi tham gia mạng xã hội cần xác định rõ mục đích, mục tiêu sử dụng,
trong đó, ln cố gắng hướng bản thân đến những điều tích cực trong đời sống. Bản
thân người dùng phải luôn nỗ lực tạo “đề kháng” trước sự cám dỗ và những thông tin
sai lệch, chưa được kiểm chứng của mạng ảo này. Văn hóa mạng là một bộ phận cấu
thành của văn hóa Việt Nam, cần phải được quan tâm xây dựng, phát triển; phải tích

cực để những giá trị đặc trưng văn hóa Việt Nam luôn được lưu giữ, bảo tồn và phát
triển, thực sự trở thành nền tảng tinh thần của xã hội; là mục tiêu, động lực, đột phá
phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế trong bối cảnh hiện nay.
1.2. Những mặt tích cực và hạn chế trong văn hóa sử dụng mạng xã hội của
sinh viên
1.2.1. Mặt tích cực của mạng xã hội.
8


Những năm gần đây, mạng xã hội đã có bước phát triển mạnh mẽ, tác động lớn
đến đời sống xã hội ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Có thể
khẳng định, mạng xã hội xuất hiện đã mang lại nhiều lợi ích cho con người như:
Những lợi ích mà mạng xã hội mang lại cho chúng ta là không thể phủ nhận. Đối
với mối quan hệ cá nhân đây là công cụ hữu hiệu giúp ta liên kết với bạn bè, người
thân. Ở khía cạnh phát triển bản thân mạng xã hội giúp chúng ta học tập, trau dồi kiến
thức thường xuyên, cập nhật thơng tin, tìm kiếm cơng việc,… Trong cơng việc đây
cũng là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc truyền thông, làm việc trực tuyến, chia sẻ
tài liệu,…
Những năm gần đây, mạng xã hội đã có bước phát triển mạnh mẽ, tác động lớn
đến đời sống xã hội ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Có thể
khẳng định, mạng xã hội xuất hiện đã mang lại nhiều lợi ích cho con người như:
Mạng xã hội giúp nâng cao vai trò của mỗi công dân trong việc tạo lập quan hệ
và tự tổ chức xoay quanh những mối quan tâm chung trong những cộng đồng thúc đẩy
sự liên kết các tổ chức xã hội. Mạng xã hội là nơi để gắn kết cộng đồng, sẻ chia những
bất hạnh, niềm vui của những người có cùng trái tim biết thơng cảm và giúp đỡ những
người có hồn cảnh đáng thương, cần sự trợ giúp của xã hội. Từ đó, những thành viên
trong các mạng xã hội liên kết, hợp tác với nhau thành các nhóm người có cùng sở
thích, có thể gặp gỡ, trao đổi với nhau.
Mạng xã hội là nơi mà người sử dụng có thể giải toả những căng thẳng trong
cơng việc cũng như trong cuộc sống.

Mạng xã hội chính là một kho lưu trữ tri thức khổng lồ. Thông qua mạng xã hội,
họ tự trang bị cho mình nguồn tri thức, nâng cao giá trị bản thân. Với những tính năng
đa dạng, nguồn thông tin phong phú, mạng xã hội đã cho phép người dùng tiếp nhận,
chia sẻ và chọn lọc thơng tin một cách có hiệu quả.
Nhiều người sử dụng mạng xã hội để quảng cáo, kinh doanh, buôn bán rất hiệu
quả đem lại nguồn thu nhập cao.
Đối với sinh viên, những tiện ích mà mạng xã hội mang lại như sử dụng nó trong
học tập, giao tiếp và tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp. Sinh viên thơng qua mạng xã hội
liên kết, hợp tác với nhau thành các nhóm người có cùng sở thích, cùng sự quan tâm.
Đây còn là một trong những kênh giúp các bạn nâng cao hiệu quả học tập, chia sẻ
kiến thức và tài liệu.
1.2.2. Mặt hạn chế của mạng xã hội.
Bên cạnh những mặt tích cực thì việc sử dụng mạng xã hội cũng gây khơng ít
nguy hại cho người dùng, đặc biệt là những người trẻ như sinh viên:
Phổ biến nhất là biểu hiện “nghiện” mạng xã hội ở một số thành viên. Họ dành
rất nhiều thời gian để lướt mạng, truy cập và tìm kiếm những thơng tin vơ bổ, thậm
9


chí có hại; chơi game online bất kể giờ giấc và nhiều người sa vào những game bạo
lực, khiêu dâm...
Nhiều cá nhân, tổ chức cũng đã lợi dụng mạng xã hội để tuyên truyền, đưa thông
tin sai lệch, chống phá nhà nước gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình trật tự xã
hội và dư luận xã hội, dẫn đến sự nhận thức lệch lạc, sai lầm của người sử dụng mạng
xã hội.
Nghiện mạng xã hội dẫn đến sức khoẻ bị ảnh hưởng như làm tổn thương mắt,
thần kinh căng thẳng, đau đầu, cơ thể mệt mỏi, stress, thậm chí có thể dẫn tới bệnh
trầm cảm. Người xử dụng mạng xã hội thường lười biếng vận động làm nảy sinh hội
chứng tê khớp, đau lựng, tê nhức vai gáy.
Internet và mạng xã hội mang lại nhiều giá trị tích cực, cho phép người dùng tìm

kiếm thơng tin, thể hiện bản thân và trải nghiệm cuộc sống; giao lưu, gắn kết cộng
đồng, chia sẻ tình cảm; tìm kiếm việc làm, kinh doanh, đem lại hiệu quả cho nền kinh
tế, thúc đẩy các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Internet và mạng xã hội như
“người bạn đồng hành” của giới trẻ.
Internet và mạng xã hội cũng có thể gây ra nhiều hệ lụy. Người dùng có thể
bị xâm phạm đời tư, bị lừa đảo, chiếm đoạt tài sản và nhiều nguy cơ khác. Nếu chủ
quan, đơn giản có thể dẫn tới vơ tình hoặc cố ý tán phát những thơng tin xấu, độc,
gây hại cho cộng đồng, xã hội, thậm chí tiếp tay cho các đối tượng chống phá
Đảng, Nhà nước.
Có một thực tế là mơi trường mạng đang bị vẩn đục bởi các hành vi giao tiếp,
ứng xử thiếu văn hóa hoặc lợi dụng các diễn đàn cơng khai để đả kích, nói xấu, bơi
nhọ lẫn nhau. Khơng thiếu những lời nói tục, chửi thề, những phát ngơn gây sốc,
những hành động trả thù bằng video clip, những lời bình luận miệt thị hay “ném
đá” tập thể, đặc biệt là đưa thông tin sai sự thật, gây hoang mang dư luận ngày
càng gia tăng.
Thời gian vừa qua, lợi dụng diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, nhiều cá
nhân đã đăng tải những thông tin sai sự thật, làm nhiễu loạn, tạo tâm lý hoang mang,
gây khó khăn cho cơng tác phòng, chống dịch, các tiêu đề như: “Khu cách ly thành
phố Hà Nội vỡ trận”; “Ca đầu tiên tử vong”; “Dùng bùa để chữa Corona”; …
Bên cạnh đó, các thế lực thù địch, phản động trong và ngoài nước đã lợi dụng
phát tán trên mạng nhiều thông tin sai sự thật, xun tạc tình hình dịch bệnh và cơng
tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương trong nỗ lực
phòng, chống dịch.
Theo báo cáo của Bộ Công an, hơn 2 tháng qua, cơ quan chức năng đã xác minh,
làm việc với gần 700 trường hợp đưa tin sai sự thật; đã có hơn 300 đối tượng trong
nước tung tin giả về dịch COVID-19 trên mạng bị cơ quan chức năng xử lý[1]. Chỉ
10


riêng chủ tài khoản có tên “KOL” đã tung lên gần 300 bài viết với nội dung sai sự thật

về dịch COVID-19, chỉ trong vòng hơn 1 tháng[2].
Các biểu hiện lệch lạc về tư tưởng, đạo đức, văn hóa truyền thống trên mạng đã
đến mức đáng báo động. Nếu không sớm có biện pháp giáo dục, chấn chỉnh kịp thời,
các thiết chế, chế tài ngăn chặn thì rất có thể những hiện tượng đó sẽ tiếp tục lan rộng
và phát triển thành những hành vi nguy hiểm cho xã hội, làm mất đi hình ảnh đẹp về
đất nước, con người, văn hóa Việt Nam trên trường quốc tế.
Từ sự xuống cấp trong văn hóa mạng, nhất là văn hóa ứng xử, địi hỏi sự chung
tay của cả hệ thống chính trị, các tổ chức xã hội, của mỗi người dân, nhằm hướng tới
xây dựng mơi trường văn hóa mạng thực sự lành mạnh.
Trước hết, văn hóa mạng địi hỏi cách đối nhân xử thế tương ứng như cuộc
sống đời thực, trong tất cả các mối quan hệ, với người thân trong gia đình, hàng
xóm, láng giềng, thầy cơ, bạn bè, đồng nghiệp, với những người khác trên không
gian mạng. Mỗi người cần coi trọng việc nâng cao ý thức, rèn luyện hành vi đạo
đức, xây dựng cho mình thái độ tôn trọng người khác, biết quan tâm, lắng nghe,
chia sẻ, cảm thơng.
Mọi lời nhận xét, bình luận phải khách quan, chân thành và tế nhị, tỏ thái độ,
cảm xúc phù hợp. Có trách nhiệm với lời nói, hành vi của mình; tìm hiểu kỹ các
nguồn thơng tin để kiểm chứng, khơng đưa ra những nhận xét, bình luận vội vàng,
khơng đúng hoặc ác ý. Có ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, sự trong sáng của
tiếng Việt khi giao tiếp trên mạng.
Thiết nghĩ, các cơ quan chức năng cần sớm ban hành Bộ quy tắc ứng xử trên
khơng gian mạng. Theo đó, cần đưa ra các quy tắc chung như tôn trọng, trách nhiệm,
lành mạnh và an toàn; các quy tắc riêng đối với người dùng theo các mức độ:
Nên/không nên, được/không được. Chẳng hạn, người dùng mạng là cán bộ, viên chức
nhà nước không được ứng xử trái với các chuẩn mực đạo đức, nên lên tiếng ủng hộ,
chia sẻ thơng tin tích cực, khơng được phát ngơn gây thù hận, kích động bạo lực...
Phối hợp chặt chẽ giữa tổ chức, cơ quan, nhà trường và gia đình trong xây dựng
văn hóa mạng; thực hiện Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn
2021 - 2026”; tăng cường giáo dục, xây dựng văn hóa ứng xử văn minh, lịch sự, bồi
dưỡng các kỹ năng ứng phó với các tình huống trên mạng.

Cán bộ, đảng viên, thầy cô giáo, các bậc phụ huynh phải mẫu mực về văn hóa,
có biện pháp quản lý chặt chẽ khi con em tham gia mạng xã hội; có những lời khun
hữu ích và có những tác động điều chỉnh khi cần thiết. Cơ quan chuyên trách tích cực
tìm kiếm những thơng tin sai sự thật, xúc phạm người khác…, gửi tới nhà cung cấp
dịch vụ người dùng đăng tải và yêu cầu gỡ bỏ.
11


Văn hóa mạng là một bộ phận cấu thành của văn hóa Việt Nam, cần phải được
quan tâm xây dựng, phát triển; phải tích cực “dọn rác trên mạng” để những giá trị đặc
trưng văn hóa Việt Nam ln được lưu giữ, bảo tồn và phát triển, thực sự trở thành
nền tảng tinh thần của xã hội; là mục tiêu, động lực, đột phá phát triển kinh tế - xã hội,
hội nhập quốc tế trong bối cảnh hiện nay.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của Internet, với những tiện ích của mạng xã
hội và tốc độ người tham gia vào mạng xã hội, có thể thấy rằng, xu hướng phát triển
của mạng xã hội sẽ thu hút ngày càng nhiều bạn trẻ tham gia.
Vì vậy, để thực sự có hiệu quả đối với xã hội, những văn bản quản lý cần chú
ý tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức và cá nhân sử dụng đặc biệt là giới trẻ
hiện nay.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến văn hóa sử dụng mạng xã hội
Với khả năng kết nối, lan tỏa thơng tin nhanh chóng, rộng khắp, các mạng xã hội
và những tiện ích đi kèm đang trở thành một trong những kênh giao tiếp thông dụng
đối với rất nhiều người. Tuy nhiên, bên cạnh những giá trị và lợi ích đáng ghi nhận, sự
phát triển nhanh đến mức khó kiểm sốt của mạng xã hội cũng đưa tới nhiều hệ lụy.
Trong đó, đáng báo động là tình trạng xuống cấp về đạo đức và văn hóa ứng xử, vi
phạm pháp luật, nhất là trong giới trẻ.
Theo báo cáo chỉ số văn minh trên không gian mạng - Digital Civility Index
(DCI) do Microsoft công bố năm 2020, Việt Nam thuộc tốp 5 nước có mức độ văn
minh thấp nhất. Dù đây là khảo sát chỉ được thực hiện với 25 quốc gia, vùng lãnh
thổ trên thế giới và chỉ mang tính chất tham khảo, con số này cũng phần nào gióng

lên hồi chng báo động về tình trạng ứng xử phản văn hóa đang có chiều hướng
ngày một gia tăng của người Việt trên mạng xã hội, nhất là người trẻ. Đắm chìm
trong thế giới ảo, một bộ phận người trẻ sẵn sàng bất chấp, thách thức và bỏ qua
các quy tắc đạo đức, chuẩn mực văn hóa trong cuộc sống thực để đổi lấy lượt view
(xem), like (yêu thích), share (chia sẻ) trên mạng, chỉ nhằm mục đích duy nhất là
tăng thu nhập và sức ảnh hưởng.
Nhiều bạn bè, đồng nghiệp, người hâm mộ nam danh hài không khỏi ức chế khi
bị bao vây bởi đám đông nhốn nháo với máy ảnh, điện thoại, máy quay, gậy tự
sướng,... để ghi hình trực tiếp những gì diễn ra. Nhiều người vì nóng lịng tìm cho
được vị trí tốt, để có được khung hình đẹp đã chen lấn xơ đẩy, trèo cả lên tường, tràn
vào lối đi,... khiến không gian lẽ ra cần sự tôn nghiêm, trang trọng trở nên hỗn tạp.
Thậm chí, trước khi đám tang diễn ra, có người cịn tạo video livestream (phát sóng
trực tiếp) giả với hình ảnh cắt ghép để thu hút sự hiếu kỳ của người xem. Có tài khoản
để thu hút người xem đã bất chấp cố tình đăng tải video với lời lẽ xúc phạm, thiếu văn
hóa hướng đến vợ của cố danh hài, gây bức xúc cho nhiều nghệ sĩ, người hâm mộ...
12


Đáng nói, đây khơng phải trường hợp cá biệt. Các năm gần đây, tại tang lễ của
một số nghệ sĩ nổi tiếng trong nước, tình trạng tương tự cũng đã xảy ra. Đây là những
hành xử thiếu văn hóa mà khơng thể lấy lý do vì hâm mộ hay vì muốn chuyển tải
thông tin về nghệ sĩ đến với nhiều người để biện hộ. Những ứng xử phản cảm này
không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý, công việc của gia đình người thân, bạn bè
người quá cố, mà cịn cho thấy tình trạng một số người chỉ vì mục đích cá nhân đã sẵn
sàng và ngang nhiên tìm mọi cách trục lợi một cách vô cảm trên nỗi đau của người
khác. Điều đó thực sự đang đặt ra những báo động đỏ về cách suy nghĩ ích kỷ, lối
sống thờ ơ đến mức tàn nhẫn của một bộ phận người trẻ.
Tiêu biểu cho hành vi sử dụng mạng xã hội nhằm kiếm tiền bằng mọi cách là sự
xuất hiện nhan nhản những kênh youtube, facebook mà chủ nhân chỉ chăm chăm đưa
lên các video có nội dung vơ bổ để câu like rẻ tiền, như: nấu cháo gà ngun lơng, nấu

cơm bằng nước ngọt có ga, ăn bạch tuộc sống chưa qua sơ chế, tắm trong bỏng ngô,...
hay những thử thách rùng rợn, nguy hiểm như leo cột điện cao thế, một ngày sống
trong quan tài... Các vlogger (người tạo dựng nội dung trên nền tảng video) ra sức sử
dụng đủ loại chiêu trò để sản xuất clip nhảm nhí, bất chấp những tác hại và hệ lụy đối
với người xem và xã hội, miễn là thu hút được nhiều lượt u thích, theo dõi, bình
luận, và mang lại lợi ích kinh tế cho bản thân. Đáng lo là những video dạng này có tần
suất xuất hiện ngày một nhiều. Và dù bị nhận xét là lố lăng, vơ bổ, thậm chí gây hại
cho lớp trẻ chúng vẫn có đất sống bởi được hàng triệu người dùng thiếu trách nhiệm
hậu thuẫn. Khi được hỏi về lý do theo dõi những kênh video nhảm này, nhiều người
trẻ trả lời đơn giản chỉ để giải trí, xem cho vui, like theo thói quen. Nhưng họ khơng ý
thức được rằng, những lần nhấn like dạo, share vô tội vạ như vậy vơ hình trung đã cổ
súy cho việc nhiều người trẻ kiếm tiền từ việc sản xuất vô số “rác” văn hóa trên mơi
trường mạng. Nhiều video xấu độc đã bị cơ quan chức năng xử lý, buộc phải dỡ bỏ.
Nhưng rõ ràng, những hậu quả để lại thì khơng thể gỡ bỏ hoàn toàn.
Sự tồn tại của video độc hại, nhảm nhí, đi ngược các chuẩn mực văn hóa cùng
mọi chiêu trò để thu hút của chúng đã và đang khiến cho khơng ít người trẻ nhầm
tưởng, khơng phân biệt được giá trị thật và ảo, cách thức để nổi tiếng, con đường làm
giàu chân chính,... Điều này rất dễ dẫn đến lệch lạc trong nhận thức, hành động. Thế
nên mới xuất hiện những chuyện tưởng chừng ngược đời nhưng lại khá phổ biến trên
mạng xã hội. Chẳng hạn như tình trạng một bộ phận khơng nhỏ người trẻ đang sử
dụng phần lớn thời gian trên mạng để cổ vũ cái gọi là “văn hóa giang hồ”, “văn hóa tả
pí lù”, thay vì lan tỏa những giá trị tích cực trong cộng đồng; Những tấm gương người
tốt việc tốt thì ít chú ý, trong khi các “giang hồ mạng có số má” lại được nhiều người
trẻ tung hơ. Thậm chí những nhân vật khơng ít tai tiếng như Huấn Hoa Hồng, Dũng
Trọc, Giang Rồng, Khá Bảnh, Khánh Sky, Phú Lê... lại là những cái tên quen thuộc
13


trên mạng xã hội với nhiều người trẻ. Những người này đều sở hữu các kênh youtube
chứa nhiều video có nội dung kích động bạo lực, ngơn ngữ dung tục, thể hiện cuộc

sống của “đại ca giang hồ” với những màn so dao đọ kiếm, ăn chơi thác loạn,... song
vẫn được khơng ít người trẻ coi như “thần tượng”. Thậm chí, khi có người trong số họ
sa vịng lao lý vì hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, vẫn có một số người trẻ lên
tiếng bênh vực, hoặc chào đón như một “ngơi sao” giải trí. Sẽ nguy hại như thế nào
khi cái xấu được tán dương?
Ai dám bảo đảm việc tị mị tìm xem các video cổ súy cho lối sống hưởng thụ và
những hành động điên rồ, vi phạm thuần phong mỹ tục lại không tác động xấu đến
tâm sinh lý, nhân cách và hành động của những người trẻ tuổi mà nhận thức chưa đủ
sâu sắc để gạn đục, khơi trong? Khơng ai có thể khẳng định, sự xuất hiện của các vụ
án bạo lực học đường, sự trẻ hóa tội phạm,... lại khơng chịu ảnh hưởng hoặc phần nào
có mầm mống từ hiện tượng “thần tượng nhầm đối tượng”. Chưa kể, nhiều ý kiến
trong xã hội cịn coi đó là biểu hiện của tình trạng khủng hoảng giá trị sống, mục đích
sống và lý tưởng sống của một bộ phận giới trẻ, thể hiện qua việc họ hành xử trên môi
trường mạng.
Trên thực tế, mạng xã hội đã và đang tạo ra nhiều giá trị thật - ảo, chứa đựng vô
số khiếm khuyết, nhất là khi nhiều quan hệ được thiết lập trên cơ sở ẩn danh. Tham
gia thế giới mạng, khơng ít người trẻ có cảm giác được sống trong “vùng an tồn”, có
thể tự do bộc lộ quan điểm, thể hiện bản thân. Nhưng trong nhiều trường hợp sự tự do
không bị kiểm sốt đã biến thành lỗ hổng khiến khơng ít người sa vào chủ nghĩa tự
nhiên, nói mà khơng cần nghĩ, phê phán không cần suy xét hay chịu trách nhiệm,... Và
từ những hành động, phát ngôn gây sốc, bừa bãi trên mạng xã hội mà không phải chịu
trách nhiệm đã ra đời những “thánh chửi”, “anh hùng bàn phím” với những bình luận
“trời ơi đất hỡi”, bất chấp thực tế, thậm chí đưa ra “hoang tin” bịa đặt gây hoang mang
trong dư luận. Đó là chưa kể hiện tượng a dua, sẵn sàng “ném đá” tập thể những ý
kiến không được đồng tình, với người khơng được ưa thích,... cũng ngày một gia tăng.
Bằng chứng là hàng loạt nhóm, hội anti-fan (cộng đồng những người ghét, chống đối
người nổi tiếng) đã được lập ra. Các nhóm, hội này thu hút từ vài nghìn đến vài triệu
thành viên tham gia với nội dung chủ yếu là nói xấu, mạt sát, bịa đặt nhằm “dìm
hàng” người nổi tiếng. Họ khơng ngại chế ảnh, cắt ghép bình luận,... rồi bóc mẽ, miệt
thị, kể cả chửi bới, lăng mạ đối tượng mình khơng ưa bằng những lời lẽ khiếm nhã,

thiếu văn hóa. Vừa qua, khơng ít nghệ sĩ Việt đã lao đao khi bị anti-fan (người tẩy
chay hay người chống đối) thể hiện quyền lực bằng bình luận xúc phạm, vùi dập. Đám
đơng này còn len lỏi vào fanpage của các nhãn hàng, đối tác quảng cáo để ép buộc các
đơn vị này phải gỡ bỏ hình ảnh, chấm dứt hợp tác với người mình muốn gây hấn…
Nếu các hành vi xấu xí đó được dung túng thì chẳng mấy chốc, việc một số người trẻ
14


tuổi có suy nghĩ, hành động, lối sống lệch lạc sẽ trở thành thói quen, đẩy tới những
nguy hại khơng thể đong đếm được.
Sử dụng mạng xã hội một cách lành mạnh, có ý thức, những người trẻ sẽ biết
chọn lựa và chia sẻ thơng tin một cách có trách nhiệm, làm cho môi trường mạng trở
thành nơi lan tỏa những giá trị sống tích cực, giúp ích cho giới trẻ và cả cộng đồng.
Bàn về việc làm trong sạch môi trường mạng xuất phát từ việc nâng cao văn hóa ứng
xử của giới trẻ trên mạng xã hội là vấn đề đã được đặt ra tại nhiều cuộc hội thảo, tọa
đàm, trong nhiều bài nghiên cứu của các chuyên gia lĩnh vực truyền thơng xã hội, văn
hóa, tâm lý... Bên cạnh đó, dù đã có một số cá nhân vi phạm bị xử phạt nhưng xem ra,
mức phạt còn nhẹ và không đáng kể so với nguồn lợi kinh tế mà họ thu được, dẫn đến
tình trạng “nhờn luật”. Do đó, mức độ, hình thức xử phạt cần mạnh và nghiêm khắc
hơn nữa, đủ để cảnh tỉnh, có tính răn đe các đối tượng có ý định vi phạm.
Theo nhiều chuyên gia, cũng cần có thêm hàng rào kỹ thuật để tự động lọc bỏ
những video hay thông tin đăng tải có nội dung nhạy cảm, xấu độc, dễ ảnh hưởng xấu
tới tâm lý người tiếp nhận. Đồng thời, phải tính đến biện pháp để định danh một cách
triệt để người sử dụng mạng. Đây sẽ là giải pháp hữu hiệu để làm tăng tính trách
nhiệm của người dùng, trong đó có người trẻ, buộc họ phải suy nghĩ kỹ trước khi bấm
nút like, share, hoặc phát tán thông tin trên mơi trường mạng, vì nếu khơng cẩn thận
sẽ rất dễ vi phạm pháp luật và bị xử lý. Chỉ khi mỗi người sử dụng mạng xã hội ý thức
được trách nhiệm của mình, tự điều chỉnh hành vi,... thì trên mạng xã hội mới khơng
cịn “đất” cho những nội dung vơ bổ, nhảm nhí, cũng như những hành xử lệch chuẩn
đạo đức, vi phạm thuần phong mỹ tục. Từ những nhận định trên có thể thấy được các

nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến văn hóa sử dụng mạng xã hội như:
1.3.1. Ý thức của cá nhân trong việc sử dụng mạng xã hội
Chỉ cần có một tài khoản, bất cứ cá nhân nào cũng có thể đăng tải, chia sẻ thông
tin cá nhân, các vấn đề xảy ra xung quanh mình. Mạng xã hội (MXH) giống như con
dao hai lưỡi, nếu lạm dụng, sử dụng sai mục đích sẽ gây ra những tác động tiêu cực
ảnh hưởng đến bản thân và xã hội, bởi vậy mỗi người dân cần nâng cao ý thức khi sử
dụng MXH.
Với sự phát triển mạnh mẽ đến chóng mặt, người dùng MXH nhiều khi mới
chỉ bắt kịp mà chưa thích nghi kịp với tốc độ cũng như đặc tính của nó, thế nên, có
những người dùng đang bị MXH “dắt mũi” một cách dễ dàng. Để người dân có ý
thức, trách nhiệm trong việc sử dụng MXH, các cơ quan chức năng đã có những
hình thức răn đe, xử lý hành chính một cách đích đáng đối với hành vi của các cá
nhân, tổ chức dùng MXH để thông tin sai sự thật, gây hoang mang dư luận. Gần
đây nhất, khi cả nước đang trong cơn bão dịch COVID-19, cơ quan chức năng đã
xử lý theo quy định của pháp luật nhiều đối tượng đăng tải thông tin sai sự thật về
15


dịch bệnh như trường hợp: Đỗ Đình Phúc - sinh năm 2000, ở xã Cự Thắng, huyện
Thanh Sơn; Bùi Tiến An- sinh năm 1984, ở xã Lương Sơn, huyện Yên Lập… Đây
là sự cảnh tỉnh đối với ý thức của những người tham gia MXH, dù ở bất cứ lứa tuổi
nào, nếu không nhận thức được việc làm của bản thân sẽ gây ra hậu quả khôn
lường. Đôi khi, chỉ cần một nút “like” hay một nút “share” của mỗi người đã quyết
định đến việc câu chuyện đó sẽ đi đến đâu, là minh chứng cho thấy những con
người của xã hội đang tung hơ hay nhấn chìm sự việc.
MXH, đặc biệt là Facebook, cho phép mọi người từ đủ 13 tuổi trở lên được tạo
tài khoản, vì thế ở lứa tuổi học sinh từ lớp 8 đã có thể tạo tài khoản cá nhân cho mình,
đây cũng là một trong những nguy cơ không lường trước được, khi các em đang còn ở
độ tuổi mà chưa nhận thức hết được tầm quan trọng cũng như mức độ nguy hiểm nếu
sử dụng MXH sai cách. Bởi vậy, sự vào cuộc một cách tích cực của gia đình, nhà

trường là điều vô cùng cần thiết giúp các em ý thức được hành vi của mình, biết sử
dụng nó một cách hữu ích và có trách nhiệm. Em Nguyễn Hải Yến, học sinh Trường
THPT Phong Châu, huyện Lâm Thao chia sẻ: “Vào đầu năm học, hay những buổi
chào cờ, các giờ sinh hoạt ngoại khóa, chúng em vẫn thường được Ban Giám hiệu nhà
trường và giáo viên chủ nhiệm phổ biến, nhắc nhở trong việc sử dụng MXH và
nghiêm cấm được đăng tải những thông tin nhạy cảm, sai trái làm ảnh hưởng đến
người khác, đồng thời cũng đưa ra việc sẽ xử lý kỷ luật nếu học sinh nào vi phạm”.
Thời gian qua, để góp phần nâng cao ý thức của người dân trong việc sử dụng
MXH, các cơ quan báo chí của tỉnh và hệ thống Đài Truyền thanh các huyện, thành,
thị trên địa bàn đang ngày càng đẩy mạnh việc tuyên truyền, tăng thời lượng, tần suất
phát sóng, đặc biệt là trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 như: Đài
Truyền thanh huyện Lâm Thao, huyện Thanh Sơn... Là người thường xuyên sử dụng
MXH, chị Nguyễn Thu Thủy sống tại xã Hùng Sơn, huyện Thanh Sơn chia sẻ: “Nhờ
được cung cấp những kiến thức và các quy định về sử dụng MXH, cũng như một số
hành vi bị xử phạt do thông tin sai sự thật thông qua hệ thống loa truyền thanh nên khi
sử dụng MXH, tôi chỉ tiếp cận với những thơng tin hữu ích, các trang thơng tin truyền
thơng chính thống trên Facebook như: Báo Phú Thọ, Đài Phát thanh và Truyền hình
Phú Thọ, VTV- Đài truyền hình Việt Nam… Ngồi ra, tơi cũng ln quan tâm, định
hướng cho con mình sử dụng MXH một cách lành mạnh, phù hợp với lứa tuổi và phục
vụ cho mục đích học tập, khơng đăng tải, chia sẻ hay bình luận những thơng tin chưa
được kiểm chứng”.
MXH và các trang tin tức cộng đồng là một “môi trường mở”, nó sẽ trở nên
thật sự hữu ích nếu người dùng chỉ chia sẻ các thơng tin tích cực đã được kiểm
chứng, thơng tin có tính cố kết, có sức lan tỏa cộng đồng với động thái tốt và
những nghĩa cử nhân văn, cao đẹp. Mỗi người dân cần tự nâng cao tinh thần cảnh
16


giác trước những thông tin xấu độc trên MXH, đề cao trách nhiệm cá nhân, trách
nhiệm của cán bộ công chức và đảng viên trong việc tham gia MXH một cách lành

mạnh và đúng hướng, tuân thủ các quy định của pháp luật, tăng cường đấu tranh,
phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Đối với gia đình và nhà trường cần có
những định hướng cho các bạn trẻ trong cách tiếp nhận văn hóa MXH. Sử dụng
MXH là điều dễ dàng, nhưng sử dụng sao cho đúng điều đó lại tùy thuộc vào nhận
thức và hành động của mỗi người.
1.3.2. Về mặt sức khoẻ:
Sử dụng mạng xã hội quá nhiều thường khiến các em cảm thấy mệt mỏi, căng
thẳng thần kinh. Việc thường xuyên ngồi hoặc nằm một chỗ, dán mắt vào những thiết
bị như điện thoại, máy tính để tham gia vào mạng xã hội khiến các em thường có
những biểu hiện như đau lưng, nhức mỏi vai gáy, mỏi cổ, nhức đầu, các ngón tay và
bàn tay mỏi, cử động chậm chạp, hay đau mắt và mắc các chứng bệnh về mắt. Việc
thức khuya để sử dụng mạng xã hội khiến các em thường hay mất ngủ, cơ thể luôn
cảm thấy mệt mỏi, uể oải.
Về mặt hoạt động và hành vi: việc dành nhiều thời gian cho mạng xã hội ảnh
hưởng rất nhiều đến những hoạt động hằng ngày, đặc biệt là hoạt động học tập. Các
em thiếu tập trung hoặc bỏ bê việc học, khiến cho kết quả học tập giảm sút. Các em
thường né tránh hoặc ít tham gia vào các hoạt động của trường, của lớp, các hoạt động
lao động, vui chơi, giải trí khác. Đặc biệt các em dễ bị dụ dỗ, lôi kéo theo những hành
vi tiêu cực trên mạng xã hội, chẳng hạn như những hành vi bạo lực, khiêu dâm, đồi
truỵ... dẫn đến có những hành vi lệch lạc.
Như ta đã biết, mạng xã hội được xem là một nơi cung cấp thơng tin với nhiều
tin tức, hình ảnh, video clip... chưa được kiểm duyệt và quản lí. Vì thế các em dễ dàng
tiếp cận được những thông tin trong đời sống xã hội, trong đó có nhiều thơng tin mang
nội dung tiêu cực và việc thường xuyên tiếp cận khiến các em dễ bị ám thị, bắt chước,
làm theo. Đây là một trong những điều đáng lo ngại đối với thời đại công nghệ thông
tin hiện nay.
1.3.3. Về mặt tâm lí - xã hội:
Việc sống trong thế giới “ảo” của mạng xã hội dần dần làm cho các em quên đi
cuộc sống thực tại của mình. Học sinh sử dụng mạng xã hội nhiều thường rất ngại
giao tiếp, tiếp xúc với người khác. Các em coi thế giới trên mạng xã hội mới thực sự

là cuộc sống của mình. Do đó, khi khơng được sử dụng mạng xã hội thì các em cảm
thấy nơn nao, bồn hồn. Có nhiều trường hợp, các em phản ứng dữ dội như đập phá đồ
đạc, chống trả người xung quanh khi bị cách li với mạng xã hội. Các em cảm thấy chán
nản, hụt hẫng khi không được tương tác với mọi người trên mạng xã hội; đồng thời, cảm
thấy lo lắng, sợ hãi, tức giận, mặc cảm, tự ti khi có những hình ảnh, tin tức, những bình
17


luận khơng như mongmuốn của người khác đối với mình được đăng tải trên mạng xã hội.
Việc này ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ tinh thần của các em, dễ gây ra cho các em
những rối loạn về tâm lí như trầm cảm, hay mắc các chứng bệnh về tâm thần.
Do đó, việc xây dựng những chương trình hành động, những biện pháp tác động
phù hợp để giúp học sinh có cách sử dụng mạng xã hội một cách hợp lí, hạn chế
những ảnh hưởng tiêu cực của mạng xã hội là điều hết sức cấp bách và cần thiết. Một
số gia đình họ muốn con cầm điện thoại đi học để có thể liên lạc, định vị quản lý con
cái có trường cho học sinh đem điện thoại theo nhưng cấm không được sử dụng điện
thoại trong giờ học về mặt hình thức, các trường đang loay hoay tìm cách để hạn chế
học sinh sử dụng điện thoại khi ở trong khuân viên nhà trường, còn các em sử dụng
vào mục đích gì, dùng như thế nào cho hiệu quả thì đa số nhà trường khơng để ý.
Quan sát những giờ giải lao, trống tiết tại một số trường, thay vì hoạt động chảy nhảy,
nói chuyện, nhiều học sinh lôi điện thoại bấm và lướt. Các em đang thu mình vào thế
giới riêng và tách biệt với những người bạn xung quanh.
1.3.4. Vai trị của gia đình, nhà trường và xã hội đối với hành vi sử dụng
mạng xã hội của sinh viên
Vai trò giáo dục của gia đình, nhà trường và xã hội trong khi phối kết hợp để
hình thành nhân cách, định hướng hệ giá trị sống cho những người trẻ, giúp họ có “bộ
lọc” văn hóa khi tham gia mơi trường mạng cũng đã được đề cập nhiều. Tuy nhiên,
đây là giải pháp căn cơ cần được thực hiện thường xuyên, đồng bộ, và phải qua q
trình lâu dài mới có thể nhìn thấy hiệu quả. Trước mắt, trong bối cảnh công nghệ đang
phát triển như vũ bão, mạng xã hội ngày càng được giới trẻ coi như “cơm ăn, nước

uống” thì muốn chấn chỉnh hành vi lệch chuẩn đạo đức đòi hỏi cả sự răn đe nghiêm
minh của pháp luật. Bên cạnh việc đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến Luật An ninh
mạng đến những người trẻ, giúp họ hiểu các điều cấm liên quan văn hóa ứng xử trên
mơi trường mạng (như xúc phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm người khác, thơng tin
bịa đặt, sai sự thật, phá hoại thuần phong mỹ tục...); cịn cần có sự vào cuộc rốt ráo,
thường xun và liên tục của lực lượng chức năng để phát hiện trường hợp vi phạm và
xử lý sai phạm.
Những thuận lợi và tiện ích của nó đã cuốn hút đơng đảo mọi người sử dụng, đặc
biệt là thế hệ trẻ. Tuy nhiên, ngồi những mặt tích cực, MXH cũng gây ra nhiều tác
động tiêu cực ảnh hưởng đến lối sống, tâm lí cũng như nhân cách của mỗi người.
Facebook là MXH lớn nhất hiện nay có khoảng 2 tỉ người dùng Facebook, chiếm 1/4
dân số trên tồn thế giới. Trong đó ở Việt Nam, có khoảng 64 triệu người sử dụng
Facebook, đứng thứ 7 trên thế giới. Nhiều học sinh, thanh thiếu niên sử dụng mạng xã
hội đến mức nghiện dẫn đến bỏ bê ăn uống, học hành, làm việc, đảo lộn thói quen
sinh hoạt, sức khoẻ giảm sút, các rối loạn về hành vi, đời sống tâm lí, mắc các chứng
18


bệnh về tâm thần. Một thực trạng báo động là mạng xã hội đã có mặt khơng chỉ ở
ngồi xã hội, gia đình mà nó đã có mặt hầu hết các trường học phổ thông mà nhiều
nhất là ở các trường trung học phổ thông.
Hành vi sử dụng mạng xã hội đã trở thành thói quen khiến nhiều em khơng
thể dứt ra được. Phỏng vấn một số em “Một ngày không vào mạng xã hội em cảm
thấy thế nào?”câu trả lời của các em là thấy buồn, thiêu thiếu một cái gì đó, bứt rứt
khó chịu. Có nên cấm học sinh không sử dụng mạng xã hội trong khi mỗi em đều
sở hữu một chiếc điện thoại thông minh? Nếu khơng cấm thì quản lý học sinh dùng
mạng xã hội thế nào cho hiệu quả? Thực trạng sử dụng mạng xã hội của học sinh
hiện nay đáng báo động cho nhà trường và gia đình. Nếu khơng có giải pháp, để
thả nổi học sinh sử dụng thì hậu quả dẫn đến vô cùng nghiêm trọng. Theo nghiên
cứu, sử dụng mạng xã hội trong nhiều giờ ảnh hưởng đến sức khỏe, hành vi cũng

như đời sống tâm lý của các em.
Các trường học hiện nay vẫn chỉ mới tập trung vào hoạt động chính của mình đó
là tổ chức q trình học tập mà chưa tổ chức thật sự nhiều những hoạt động vui chơi,
giải trí, văn nghệ, thể dục, thể thao, tạo sân chơi lành mạnh cho các em. Những hoạt
động nếu có cũng mang tính thời điểm, nặng hình thức chưa thật sự hấp dẫn, lôi cuốn
các em tham gia. Để phát huy hơn nữa vai trò của nhà trường đối với hành vi sử dụng
mạng xã hội thì:
- Về phía nhà trường:
+ Nhà trường cần có sự khảo sát, đánh giá tổng thể tình hình, mức độ sử dụng
mạng xã hội của học sinh ở trường mình để đề ra chương trình hành động phù hợp.
+ Tổ chức những buổi tuyên truyền hay cuộc thi tìm hiểu mạng xã hội nhằm
nâng cao nhận thức cho học sinh về kỹ năng sử dụng mạng xã hội như kĩ năng truy
cập thơng tin, tài liệu; kĩ năng tìm kiếm thơng tin liên quan đến học tập như thế nào
cho hiệu quả.
+ Nên hình thành một số kĩ năng hỗ trợ khác khi tham gia mạng xã hội, chẳng
hạn như: kĩ năng lựa chọn; kĩ năng tương tác; kĩ năng bày tỏ cảm xúc và kĩ năng quản
lí cảm xúc... Để hình thành những kĩ năng này cho sinh viên khơng phải là điều đơn
giản, mà cần có một đội ngũ chuyên trách với chuyên môn cao, tổ chức nhiều hoạt
động đặc thù mới có thể giúp sinh viên hình thành những kĩ năng mềm này.
+ Nhà trường nên xây dựng nhiều hoạt động, chương trình vui chơi hấp dẫn để
thu hút các em tham gia như các hoạt động văn hoá - văn nghệ, hoạt động tham quan,
dã ngoại, hoạt động lao động, các hoạt động mang ý nghĩa xã hội... để các em thoả
mãn được nhu cầu vui chơi, giải trí và lịng ham hiểu biết của mình, giảm bớt tình
trạng thiếu sân chơi nên tiêu tốn thời gian cho những chương trình vơ bổ trên mạng.
19


+ Giáo viên chủ nhiệm lớp giữ vai trò đặc biệt trong việc định hướng sử dụng
mạng xã hội cho sinh viên. Giáo viên cần có sự quan tâm, gần gũi hơn nữa, lắng nghe
những tâm tư, nguyện vọng của các em về những vấn đề trong cuộc sống. Giáo viên

nên giúp các em có cái nhìn đúng đắn về những vấn đề trên ạng xã hội; biết cách hạn
chế những tác động tiêu cực từ mạng xã hội; giúp các em tự xây dựng cho mình kế
hoạch hoạt động, học tập, lối sống khoa học, hợp lí. Đồng thời, giáo viên cần phải
thường xuyên theo dõi, giám sát những học sinh có dấu hiệu bất thường, những biểu
hiện có liên quan đến việc nghiện mạng xã hội, những dấu hiệu xấu từ sự tác động
tiêu cực của mạng xã hội để kịp thời phối hợp với gia đình ngăn chặn, hướng dẫn,
giúp đỡ các em khắc phục những tác động tiêu cực từ mạng xã hội.
+ Nhấn mạnh vai trị của nhà trường khơng thể khơng nhắc đến vai trị của đồn
thanh niên. Tổ chức này cần phải thực hiện vai trị và trách nhiệm của mình trong việc
vận động, lơi kéo, hướng dẫn, dìu dắt sinh viên vào các hoạt động, bồi dưỡng tư
tưởng, tinh thần cho các em; là tổ chức kiến nghị, đề xuất với nhà trường nhiều hoạt
động ý nghĩa, những hoạt động liên quan đến các vấn đề xã hội, đặc biệt là vấn đề sử
dụng mạng xã hội; phối hợp tổ chức các cuộc thi, tuyên truyền, vận động giúp nâng
cao nhận thức, hình thành cho các em ý thức cao trong việc tham gia mạng xã hội,
phát huy những tác động tích cực và hạn chế những ảnh hưởng xấu từ mạng xã hội.
- Về phía gia đình:
+ Khơng nên ngăn cấm con dùng mạng xã hội mà nên có kế hoạch quản lý cách
dùng MXH của con. Dù phụ huynh luôn lo lắng, khơng an tâm khi con dùng MXH thì
với sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin, việc ngăn cản trẻ tiếp cận với
MXH là điều không thể. Theo TS. Vũ Ngọc Phan, giảng viên đại học Phenikaa (Hà
Đông, Hà Nội ) “Nếu bị hạn chế tiếp xúc với mạng xã hội, trẻ sẽ thiệt thịi vì thiếu
kiến thức, nhất là trong môi trường công việc, các em sẽ gặp nhiều khó khăn trong
cuộc sống số đầy cạnh tranh. Hơn nữa, nếu các em không được trang bị tốt thì cảm
xúc của các em sẽ khơng được phát triển lành mạnh. Trẻ rất dễ bị cuốn theo các trào
lưu xấu ở trên mạng, nếu các em không có bản lĩnh”.
+ Hãy dạy con khơng coi mạng xã hội là rủi ro, nguy cơ mà là cái gì rất gần gũi
với chúng. Thay vì chỉ đạo, ngăn cản hãy khuyến khích con hướng đến những lợi ích
và tận dụng được sự phát triển của mạng xã hội, đó là cách thay đổi tư duy về giáo
dục con trong vấn đề này.
+ Phụ huynh cần thay đổi, đó là việc người lớn phải kiểm sốt bản thân mình để

làm gương cho con trẻ. Bởi thực tế, khơng ít bậc cha mẹ cũng sử dụng mạng xã hội
trong nhiều giờ, khơng dành nhiều thời gian để nói chuyện với con. Chính bản thân
cha mẹ cũng dùng mạng chưa phù hợp như dùng mạng xã hội chế giễu người khác,
bình luận chê bai hay có những nhận xét tiêu cực. “Cha mẹ ảnh hưởng rất lớn đến con
20


cái. Người lớn chưa hiểu đúng, hiểu rõ thì làm sao dạy được bọn trẻ? Cha mẹ phải
giáo dục con từ các giá trị đạo đức trong mối quan hệ với cha mẹ, thầy cơ, bạn bè.
Cha mẹ phải có quan tâm đúng mức tới cảm xúc của con để giúp chúng cảm được đầy
đủ tình yêu thương của gia đình, bởi gia đình là cái gốc giúp định hình nhân cách con
trẻ. Nếu trên trang cá nhân, các bậc cha mẹ thường chia sẻ những lời hay ý đẹp, những
hình ảnh vui tươi thì tơi tin con, em họ cũng sẽ học tập và làm theo, từ đó có thái độ
sống tích cực", Tiến sĩ Vũ Ngọc Phan nói.
- Về phía xã hội:
Sử dụng mạng xã hội một cách lành mạnh, có ý thức, những người trẻ sẽ biết
chọn lựa và chia sẻ thơng tin một cách có trách nhiệm, làm cho môi trường mạng trở
thành nơi lan tỏa những giá trị sống tích cực, giúp ích cho giới trẻ và cả cộng đồng.
Bàn về việc làm trong sạch môi trường mạng xuất phát từ việc nâng cao văn hóa ứng
xử của giới trẻ trên mạng xã hội là vấn đề đã được đặt ra tại nhiều cuộc hội thảo, tọa
đàm, trong nhiều bài nghiên cứu của các chuyên gia lĩnh vực truyền thơng xã hội, văn
hóa, tâm lý...
Vai trị giáo dục của gia đình, nhà trường và xã hội trong khi phối kết hợp để
hình thành nhân cách, định hướng hệ giá trị sống cho những người trẻ, giúp họ có “bộ
lọc” văn hóa khi tham gia mơi trường mạng cũng đã được đề cập nhiều. Tuy nhiên,
đây là giải pháp căn cơ cần được thực hiện thường xuyên, đồng bộ, và phải qua quá
trình lâu dài mới có thể nhìn thấy hiệu quả.
Trước mắt, trong bối cảnh công nghệ đang phát triển như vũ bão, mạng xã hội
ngày càng được giới trẻ coi như “cơm ăn, nước uống” thì muốn chấn chỉnh hành vi
lệch chuẩn đạo đức đòi hỏi cả sự răn đe nghiêm minh của pháp luật. Bên cạnh việc

đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến Luật An ninh mạng đến những người trẻ, giúp họ
hiểu các điều cấm liên quan văn hóa ứng xử trên mơi trường mạng (như xúc phạm
danh dự, uy tín, nhân phẩm người khác, thông tin bịa đặt, sai sự thật, phá hoại thuần
phong mỹ tục...); cịn cần có sự vào cuộc rốt ráo, thường xuyên và liên tục của lực
lượng chức năng để phát hiện trường hợp vi phạm và xử lý sai phạm. Bên cạnh đó, dù
đã có một số cá nhân vi phạm bị xử phạt nhưng xem ra, mức phạt cịn nhẹ và khơng
đáng kể so với nguồn lợi kinh tế mà họ thu được, dẫn đến tình trạng “nhờn luật”. Do
đó, mức độ, hình thức xử phạt cần mạnh và nghiêm khắc hơn nữa, đủ để cảnh tỉnh, có
tính răn đe các đối tượng có ý định vi phạm.
Theo nhiều chuyên gia, cũng cần có thêm hàng rào kỹ thuật để tự động lọc bỏ
những video hay thơng tin đăng tải có nội dung nhạy cảm, xấu độc, dễ ảnh hưởng xấu
tới tâm lý người tiếp nhận. Đồng thời, phải tính đến biện pháp để định danh một cách
triệt để người sử dụng mạng. Đây sẽ là giải pháp hữu hiệu để làm tăng tính trách
nhiệm của người dùng, trong đó có người trẻ, buộc họ phải suy nghĩ kỹ trước khi bấm
21


nút like, share, hoặc phát tán thông tin trên môi trường mạng, vì nếu khơng cẩn thận
sẽ rất dễ vi phạm pháp luật và bị xử lý. Chỉ khi mỗi người sử dụng mạng xã hội ý thức
được trách nhiệm của mình, tự điều chỉnh hành vi,... thì trên mạng xã hội mới khơng
cịn “đất” cho những nội dung vơ bổ, nhảm nhí, cũng như những hành xử lệch chuẩn
đạo đức, vi phạm thuần phong mỹ tục.
1.4. Một số quy định pháp luật về sử dụng mạng xã hội.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 15/2020 quy định xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thơng, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin
và giao dịch điện tử. Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 15/4/2020. Nghị định quy
định mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực bưu chính và giao dịch điện tử đối với cá
nhân là 40 triệu đồng.
Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực viễn thông, tần số vô tuyến điện, công
nghệ thông tin đối với cá nhân là 100 triệu đồng. Mức phạt tiền được áp dụng đối với

hành vi vi phạm của tổ chức (trừ Điều 106 Nghị định này). Trường hợp cá nhân vi
phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt của tổ chức.
Theo đó, trường hợp vi phạm các quy định về trách nhiệm của tổ chức, doanh
nghiệp thiết lập mạng xã hội, hành vi khơng có biện pháp bảo vệ bí mật thơng tin
riêng hoặc thơng tin cá nhân của người sử dụng bị phạt tiền 20-30 triệu đồng. Hành vi
không cung cấp thông tin của người sử dụng có liên quan đến hoạt động khủng bố, tội
phạm, vi phạm pháp luật theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bị phạt
30-50 triệu đồng.
Hành vi lưu trữ, truyền đưa thông tin giả mạo, sai sự thật, vu khống, xuyên tạc,
xúc phạm uy tín của tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân bị phạt 50-70 triệu
đồng. Mức phạt 50-70 triệu đồng cũng được áp dụng đối với hành vi cung cấp thông
tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần
phong, mỹ tục của dân tộc.
Hành vi đăng, phát, truyền đưa, sử dụng hình ảnh bản đồ Việt Nam khơng thể
hiện đầy đủ hoặc thể hiện sai chủ quyền quốc gia bị phạt 50-70 triệu đồng. Hành vi
quảng cáo, tuyên truyền, mua bán hàng hóa, dịch vụ cấm cũng bị áp dụng mức phạt
50-70 triệu đồng. Đối với các trường hợp vi phạm các quy định về trách nhiệm sử
dụng dịch vụ mạng xã hội, hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông
tin giả mạo, sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức,
danh dự, nhân phẩm của cá nhân bị phạt 10-20 triệu đồng.
Hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin miêu tả tỉ mỉ hành
động chém, giết, tai nạn, kinh dị, rùng rợn, cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô,
đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc bị phạt 10-20 triệu đồng.
22


Hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân,
kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc bị phạt 10-20
triệu đồng. Hành vi quảng cáo, tun truyền, chia sẻ thơng tin về hàng hóa, dịch vụ
cấm, cung cấp, chia sẻ hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện hoặc thể hiện

không đúng chủ quyền quốc gia cũng bị áp dụng mức phạt 10-20 triệu đồng.
Đặc biệt, hành vi cung cấp, chia sẻ đường dẫn đến thơng tin trên mạng có nội
dung bị cấm cũng bị phạt 10-20 triệu đồng. Riêng hành vi tiết lộ thơng tin thuộc danh
mục bí mật Nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác mà chưa đến mức truy
cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt 20-30 triệu đồng.
Trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0; công nghệ thông tin ngày càng phát
triển mạnh mẽ, mạng xã hội trở thành công cụ để mọi người giữ liên lạc với nhau,
chia sẽ tài liệu, thông tin một cách nhanh chóng, hiệu quả.
Tuy nhiên, nếu chúng ta lạm dụng mạng xã hội vì mục đích trục lợi như câu
“view”, câu “like” hay bất cứ một hành động nào khác mà sử dụng những thông tin
sai sự thật gây ảnh hưởng đến công việc kinh doanh mua bán của cá nhân, tổ chức;
hoặc xúc phạm đến nhân phẩm, uy tín, danh dự của người khác sẽ gây ra những hệ lụy
khó lường.
Theo Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về quản
lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng, nghiêm cấm cá
nhân, tổ chức thực hiện các hành vi theo khoản 1, Điều 5 Nghị định này trên
Internet kể cả mạng xã hội như: Đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy
tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm cua cá nhân; giả mạo tổ chức, cá nhân và
phát tán thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp
pháp của tổ chức, cá nhân,…
Cá nhân, tổ chức sử dụng mạng xã hội, sử dụng thông tin trên internet phải đảm
bảo đúng theo quy định của pháp luật, nếu vi phạm tùy theo tính chất, mức độ vi
phạm, sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo Nghị định số 174/2013/NĐ-CP ngày
13/11/2013 hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật hình sự 2015.
Các hành vi bị cấm theo Điều 5 Nghị định 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013:
1. Lợi dụng việc cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng nhằm
mục đích:
a) Chống lại Nhà nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; gây phương hại
đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc;
tuyên truyền chiến tranh, khủng bố; gây hận thù, mâu thuẫn giữa các dân tộc, sắc

tộc, tơn giáo;
b) Tun truyền, kích động bạo lực, dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín
dị đoan, phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc;
23


c) Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và những
bí mật khác do pháp Luật quy định;
d) Đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và
nhân phẩm của cá nhân;
đ) Quảng cáo, tuyên truyền, mua bán hàng hóa, dịch vụ bị cấm; truyền bá tác
phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm bị cấm;
e) Giả mạo tổ chức, cá nhân và phát tán thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật
xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
2. Cản trở trái pháp Luật việc cung cấp và truy cập thông tin hợp pháp, việc cung
cấp và sử dụng các dịch vụ hợp pháp trên Internet của tổ chức, cá nhân.
3. Cản trở trái pháp Luật hoạt động của hệ thống máy chủ tên miền quốc gia Việt
Nam ".vn", hoạt động hợp pháp của hệ thống thiết bị cung cấp dịch vụ Internet và
thông tin trên mạng.
4. Sử dụng trái phép mật khẩu, khóa mật mã của tổ chức, cá nhân; thông tin
riêng, thông tin cá nhân và tài nguyên Internet.
5. Tạo đường dẫn trái phép đối với tên miền hợp pháp của tổ chức, cá nhân; tạo,
cài đặt, phát tán phần mềm độc hại, vi-rút máy tính; xâm nhập trái phép, chiếm quyền
Điều khiển hệ thống thông tin, tạo lập công cụ tấn công trên Internet.
Kết luận:
Sự phát triển của mạng xã hội vẫn diễn ra hàng ngày, hàng giờ trong đời sống xã
hội. Hành vi sử dùng mạng xã hội của các em học sinh, sinh viên là một hiện tượng
báo động cần đến sự quan tâm nhiều hơn nữa của gia đình và nhà trường. Mạng xã hội
đem lại nhiều lợi ích song cũng đem đến nhiều bất lợi cho học sinh và sinh viên vai
trị của gia đình và nhà trường là cần hướng học sinh sử dụng mạng xã hội hợp lý.

Quan trọng nhất là giúp học sinh, sinh viên dùng điện thoại, máy tính vào việc học,
hoặc dùng mạng mạng xã hội để tìm thơng tin hay phục vụ cho việc học tập. Bản thân
thầy cô, bố mẹ nên làm gương để trẻ học tập, noi theo. Cần tạo nhiều sân chơi bổ ích
khác để học sinh khơng bị lôi kéo vào mạng xã hội nhiều.
Chương 2
THỰC TRẠNG VĂN HÓA SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN Ở
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ
2.1. Tổng quan về Trường Đại học Sao Đỏ
2.1.1. Đặc điểm Trường Đại học Sao Đỏ
Trường Đại học Sao Đỏ xuất thân từ hai Nhà trường: Trường Công nhân Cơ điện
mỏ thành lập ngày 15/05/1969 và Trường Cơng nhân cơ khí Điện Than thành lập ngày
08/04/1975 thuộc Cục Đào tạo - Bộ Điện và Than. Ngày 24/03/2010 được sự đồng ý
của Thủ tướng Chính phủ, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã ký Quyết định số
24


376/QĐ-TTg về việc thành lập trường Đại học Sao Đỏ.
Trường có đội ngũ giảng viên có trình độ chun mơn nghiệp vụ cao, luôn sáng tạo,
tâm huyết với nghề. Cơ sở vật chất kỹ thuật cùng các trang - thiết bị phục vụ cho giảng
dạy được đầu tư tiên tiến hiện đại, luôn đảm bảo cho người học được hưởng những điều
kiện tốt nhất để học tập. Trường có tỷ lệ cao về số sinh viên tốt nghiệp ra trường có việc
làm ngay và làm đúng ngành nghề đào tạo với mức thu nhập cao và ổn định.
52 năm qua, với sự nỗ lực phấn đấu và quyết tâm đổi mới, nhà trường được Nhà
nước tặng thưởng nhiều Huân chương các loại và nhiều bằng khen của Chính phủ, Bộ
Cơng thương, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Việt
Nam, Cơng đồn Giáo dục Việt Nam, tỉnh Hải Dương, thị xã Chí Linh,…và các Bộ,
ngành khác.
Bước sang giai đoạn phát triển mới với tinh thần đồn kết, nhất trí, tập thể sư
phạm nhà trường quyết tâm giữ vững truyền thống đào tạo chất lượng cao, có thương
hiệu mạnh và phát triển bền vững, hướng tới trở thành một trung tâm giáo dục và đào

tạo có đẳng cấp, chủ động hội nhập giáo dục toàn cầu.
Định hướng phát triển của nhà trường là xây dựng Trường Đại học Sao Đỏ trở
thành trung tâm đào tạo chất lượng cao theo định hướng đại học ứng dụng. Với triết lý
giáo dục “ Chất lượng toàn diện - Hợp tác sâu rộng - Phát triển bền vững”cùng với
mục tiêu “ Học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tế, nhà trường gắn liền với
doanh nghiệp”. Sinh viên tốt nghiệp ra trường gắn với việc làm, thu nhập ổn định và cơ
hội thăng tiến.
2.1.2. Tình hình cơ sở vật chất trường đại học Sao Đỏ
Nhà trường có 02 cơ sở đào tạo: Cơ sở 1 tại số 24, phố Thái Học 2, phường Sao
Đỏ, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương; Cơ sở 2 tại Km 78, quốc lộ 37, phường Thái
Học, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Diện tích 02 cơ sở là 25,5 ha gồm 69 phòng
học lý thuyết, 84 phòng thực hành, thực nghiệm với tổng diện tích sử dụng 11.820m2.
03 phịng thi trắc nghiệm, 05 phòng học ngoại ngữ được trang bị hệ thống thiết bị mới
hiện đại. Các phòng học đều được trang bị máy chiếu đa năng hoặc màn hình tinh thể
lỏng phục vụ học tập và giảng dạy. 100% phòng học lý thuyết được lắp đặt điều hòa
nhiệt độ ấm về mùa đông, mát về mùa hè. Trang thiết bị phục vụ đào tạo tại các Trung
tâm thực hành – Thực nghiệm những ngành mũi nhọn:
Trung tâm thực hành – Thực nghiệm Cơ khí có các máy gia cơng cơ khí điều
khiển bằng chương trình số (các loại máy CNC); máy đo tọa độ 3DCMM; máy đo kiểm
tra cơ tính vật liệu; các loại máy hàn tự động; Robot hàn; các thiết bị đo hiện đại với độ
chính xác cao. Phịng thí nghiệm cơng nghiệp số Siemens được cài đặt phần mềm bản
quyền Solid Edge 2019 giúp sinh viên ngành Cơ khí được tiếp cận với kỹ thuật vẽ, thiết
kế hiện đại, cơng nghệ số hóa và các ứng dụng công nghệ hiện đại trong các ngành cơ
25


×