Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

MA TRẬN đề+ đáp án SINH8 HKI 20 21

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.92 KB, 3 trang )

Ngày soạn: 15/12/2020

KIỂM TRA CUỐI KỲ I
Thời lượng thực hiện: 90 phút
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
- Kiến thức:
+ HS nắm được kiến thức về tật khúc xạ,tật cong vẹo cột sống và vận dụng vào giải quyết các tình
huống cụ thể.
+ HS nắm được kiến thức về môi trường và các nhân tố sinh thái, quần thể sinh vật và vận dụng giải
quyết các bài tập cụ thể.
- Kĩ năng: Rèn kĩ năng tư duy, so sánh, phân tích và tổng hợp để trả lời câu hỏi.
- Thái độ: Trung thực, nghiêm túc trong học tập và kiểm tra.
2. Định hướng phát triển năng lực học sinh
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Năng lực nghiên cứu khoa học.
- Năng lực tư duy.
- Năng lực ngôn ngữ.
II. Bảng mô tả ma trận đề
Nhận biết
Cấp độ
Chủ đề/Bài
Chủ đề: Nâng cao Số câu
sức khỏe trong
Số
trường học
điểm
Số câu
Chủ đề: Sinh vật
với môi trường
Số


sống
điểm
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %

TNKQ

TL

1
0,5

1
1

Thông hiểu
TNKQ

%

TNKQ

TL

Vận dụng cao
TNKQ

1
1

%

Cộng

TL

1
0,5

1
0,5
2
1

TL

Vận dụng

3
2

1/2
0,75

1
0,5

1/2
0,25


3
2

1/2
0,75

2
1

1/2
0,25

6
4
100 %

%

%

III. Đề kiểm tra
ĐỀ 1:
I. TRẮC NGHIỆM( 2đ)

Câu 1: Điều nào dưới đây khơng đúng khi nói về tật cận thị?
A. Ngun nhân bẩm sinh do cầu mắt dài
B. Thể thủy tinh quá phồng
C. Nguyên nhân bẩm sinh do cầu mắt ngắn
D. Do thể thủy tinh phồng
Câu 2: Bạn A bình thường nhìn gần thì rõ, càng xa càng mờ. Hỏi bạn A bị tật hay bệnh liên quan

đến mắt nào?
A. Cận thị
B. Viễn thị
C. Loạn thị
D. Viêm kết mạc
Câu 3: Giới hạn sinh thái là gì?
A. Là khoảng thuận lợi của một nhân tố sinh thái đảm bảo cơ thể sinh vật sinh trưởng và phát triển tốt.
B. Là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với các nhân tố sinh thái khác nhau.
C. Là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định.
D. Là khoảng tác động có lợi nhất của nhân tố sinh thái đối với cơ thể sinh vật.
Câu 4: Một quần thể chuột đồng có số lượng cá thể ở các nhóm tuổi như sau:
Nhóm tuổi trước sinh sản 44 con/ha; Nhóm tuổi sinh sản: 43 con/ha; Nhóm tuổi sau sinh sản: 21
con/ha. Biểu đồ tháp tuổi của quần thể này đang ở dạng nào?
A. Dạng ổn định
B. Dạng phát triển
C. Dạng giảm sút
D. Vừa ở dạng ổn định vừa ở dạng phát triển
II. TỰ LUẬN( 2 đ)


Câu 1(1đ): Trình bày khái niệm cong vẹo cột sống và các nguyên nhân gây cong vẹo cột sống?
Câu 2(1đ): Mật độ các cá thể trong quần thể được điều chỉnh quanh mức cân bằng như thế nào?
Trong một công viên, người ta nhập nội một giống cỏ sống một năm có chỉ số sinh sản /năm là 20. Số
lượng cỏ trồng ban đầu là 200 cây/ m2. Theo lý thuyết, mật độ cỏ sẽ như thế nào sau 2 năm?
ĐỀ 2:
I. TRẮC NGHIỆM( 2đ)

Câu 1: Đâu không phải là nguyên nhân gây ra tật viễn thị?
A. Do di truyền
B. Do giác mạc dẹt

C. Do nhãn cầu dài
D. Do trục nhãn cầu ngắn hơn bình thường.
Câu 2: Bạn B có thể nhìn bình thường ở cự ly xa nhưng khơng nhìn rõ những mục tiêu ở cự li
gần. Hỏi bạn B bị bệnh hay tật gì liên quan đến mắt?
A. Cận thị
B. Viễn thị
C. Loạn thị
D. Viêm kết mạc
Câu 3: Môi trường sống là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả các nhân tố sinh thái
A. vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của sinh vật.
B. hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của sinh vật.
C. vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống của sinh vật.
D. hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống của sinh vật.
Câu 4: Một quần thể hươu có số lượng cá thể ở các nhóm tuổi như sau:
Nhóm tuổi trước sinh sản: 25 con/ha; Nhóm tuổi sinh sản: 45 con/ha; Nhóm tuổi sau sinh sản: 15
con/ha. Biểu đồ tháp tuổi của quần thể này đang ở dạng nào?
A. Dạng phát triển.
B. Dạng ổn định.
C. Vừa ở dạng ổn định vừa ở dạng phát triển.
D. Dạng giảm sút.
II. TỰ LUẬN( 2 đ)

Câu 1(1đ): Trình bày khái niệm cong vẹo cột sống và các nguyên nhân gây cong vẹo cột sống?
Câu 2(1đ): Mật độ các cá thể trong quần thể được điều chỉnh quanh mức cân bằng như thế nào?
Trong một công viên, người ta nhập nội một giống cỏ sống một năm có chỉ số sinh sản /năm là 25. Số
lượng cỏ trồng ban đầu là 200 cây/ m2. Theo lý thuyết, mật độ cỏ sẽ như thế nào sau 2 năm?
IV. Đáp án và hướng dẫn chấm
* TRẮC NGHIỆM( 2 điểm)
Mỗi câu đúng được 0,5 điểm
ĐỀ 1:

Câu
1
ĐA
C

2
A

3
C

4
A

ĐỀ 2:
Câu
ĐA

2
B

3
C

4
D

1
C


* TỰ LUẬN( 2 điểm)
ĐỀ 1:
Câu
Hướng dẫn chấm
Câu 1 - Khái niệm cong vẹo cột sống: Cong vẹo cột sống( biến dạng cột sống) là
tình trạng cột sống bị uốn cong về bên trái hoặc bên phải ( vẹo cột sống) hoặc
bị cong quá mức về phía trước hay phía sau, do đó khơng cịn giữ được các
đoạn cong sinh lí như bình thường( cong cột sống).
- Nguyên nhân gây cong vẹo cột sống:
+ Do bệnh lí: bệnh cơ, bệnh thần kinh, bất thường bẩm sinh của cột sống,..
+ Do chấn thương.
+ Do sai lệch tư thế trong sinh hoạt( đi, đứng, ngồi, nằm), trong học tập, lao

Biểu điểm
0,5

0,5


Câu 2

động không phù hợp tư thế, lứa tuổi,…..
Cơ chế điều hòa mật độ quần thể trong trường hợp mật độ xuống thấp hoặc
tăng cao duy trì trạng thái cân bằng của quần thể:
+ Khi mật độ cá thể quá cao, điều kiện sống suy giảm, trong quần thể xuất
hiện nhừng dâu hiệu làm giảm số lượng cá thể như hiện tượng di cư của một
bộ phận cá thể trong quần thể, giảm khả nãng sinh sản và mắn đẻ của các cá
thể cái, giảm mức sống sót của các cá thể non và già,...
+ Khi mật độ cá thể giảm tới mức thấp nhất định, quần thể có cơ chế điều
chỉnh số lượng theo hướng ngược lại, khả năng sinh sản và khả năng sống sót

của các cá thể trong quần thể tăng cao hơn.
- Theo lý thuyết, mật độ cá thể trong quần thể cỏ sau 2 năm là:
200 x 20 x 20= 80000( cây/m2)

0,75

0,25

ĐỀ 2:
Câu
Hướng dẫn chấm
Câu 1 - Khái niệm cong vẹo cột sống: Cong vẹo cột sống( biến dạng cột sống) là tình
trạng cột sống bị uốn cong về bên trái hoặc bên phải ( vẹo cột sống) hoặc bị
cong quá mức về phía trước hay phía sau, do đó khơng cịn giữ được các đoạn
cong sinh lí như bình thường( cong cột sống).
- Ngun nhân gây cong vẹo cột sống:
+ Do bệnh lí: bệnh cơ, bệnh thần kinh, bất thường bẩm sinh của cột sống,..
+ Do chấn thương
+ Do sai lệch tư thế trong sinh hoạt( đi đứng, ngồi, nằm), trong học tập, lao
động không phù hợp tư thế, lứa tuổi,…..
Câu 2 - Cơ chế điều hòa mật độ quần thể trong trường hợp mật độ xng thấp hoặc
tăng cao duy trì trạng thái cân bằng của quần thể:
+ Khi mật độ cá thể quá cao, điều kiện sống suy giảm, trong quần thể xuất
hiện nhừng dâu hiệu làm giảm số lượng cá thể như hiện tượng di cư của một
bộ phận cá thể trong quần thể, giảm khả nãng sinh sản và mắn đẻ của các cá
thể cái, giảm mức sống sót của các cá thể non và già,...
+ Khi mật độ cá thể giảm tới mức thấp nhất định, quần thể có cơ chế điều
chỉnh số lượng theo hướng ngược lại, khả năng sinh sản và khả năng sống sót
của các cá thể trong quần thể tăng cao hơn.
- Theo lý thuyết, mật độ cá thể trong quần thể cỏ sau 2 năm là:

200 x 25 x 25= 125000( cây/m2)

Biểu điểm
0,5

0,5

0,75

0,25



×