Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Bình luận án DS hợp đồng vô hiệu_Và án hợp đồng vay tài sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.35 KB, 12 trang )

BÌNH LUẬN ÁN VỀ HỢP ĐỒNG VƠ HIỆU

Tiêu đề

Trang

1. Thời gian nộp tiểu luận

1

2. Yêu cầu kĩ thuật

2

3. Đặt tên file và gửi email

2

4. Tinh thần tiết kiệm

3

5. Yêu cầu nghiên cứu

4

6. Bài tiểu luận hồn chỉnh

5

6.1 Trình bày tóm tắt nội dung vụ án



5

6.2 Vấn đề pháp lý cần nghiên cứu

5

6.3 Căn cứ pháp lý để nghiên cứu và giải quyết

5

6.4 Quan điểm, ý kiến của tác giả bài nghiên cứu

8

6.5 Tài liệu được tham khảo và sử dụng trong bài nghiên cứu

11

BÀI NGHIÊN CỨU
1. Trình bày tóm tắt nội dung vụ án
Nguyên đơn: ông Kim Chang J – bên thuê nhà (gọi tắt là ông Kim)
Bị đơn: ông Hồng Ngọc B ( gọi tắt là ơng B); bà Dương Thị H (gọi tắt là bà H) –
bên cho th nhà
-

Ơng Kim th ngơi nhà 5 tầng của ơng B và bà H giá 50.000.000 đồng/tháng
với thời hạn thuê là 4 năm, đã đặt cọc 50.000.000 đồng. Sau đó, ông Kim
tiếp tục thanh toán 600.000.000 đồng tiền thuê nhà.


-

Ngày 28-4-2017, hai bên kí hợp đồng th nhà nhưng khơng được cơng
chứng chứng nhận vì bên cho th khơng được công nhận quyền sở hữu nhà
ở trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

-

Hợp đồng ngày 28-4 bên cho thuê chỉ ghi ông Kim thuê tầng 1 ngôi nhà với
giá 20.000.000 đồng là trái với thỏa thuận. Tuy nhiên ông Kim đã đầu tư 8 tỷ
đồng để chuẩn bị cho hoạt động kinh doanh.

-

Sau đó đã có giấy tờ nhà đất hợp pháp nhưng ông Kim không hợp tác để ký
hợp đồng mà lại khởi kiện ra Tòa án.
Trang 1/12


-

Ngày 6-12-2017, ơng Kim đã kí hợp đồng th nhà mới với ông B và bà H
với thỏa thuận là ông Kim sẽ rút đơn khởi kiện. Nhưng ông Kim chưa thực
hiện nghĩa vụ.

2. Xác định vấn đề pháp lý cần nghiên cứu
Việc ơng Kim khởi kiện u cầu Tịa án tuyên bố hủy hợp đồng thuê nhà ngày 28-42017 và buộc bên cho thuê kí hợp đồng thuê nhà mới với mình theo đúng thỏa
thuận là đúng hay sai? Căn cứ pháp lý để chứng minh.
3. Xác định căn cứ pháp lý để nghiên cứu và giải quyết
 Điều 117 BLDS 2015: Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự

1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với
giao dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hồn tồn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của
luật, khơng trái đạo đức xã hội.
2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân
sự trong trường hợp luật có quy định.
 Điểm a khoản 1 điều 118 Luật Nhà ở 2014: Điều kiện của nhà ở tham gia
giao dịch
1. Giao dịch về mua bán, cho thuê mua, tặng cho, đổi, thế chấp, góp vốn
bằng nhà ở thì nhà ở phải có đủ điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định
tại khoản 2 Điều này;
2. Giao dịch về nhà ở sau đây thì nhà ở khơng bắt buộc phải có Giấy chứng
nhận:
a) Mua bán, thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai;
b) Tổ chức thực hiện tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương;
c) Mua bán, thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, thuê mua nhà
ở xã hội, nhà ở để phục vụ tái định cư không thuộc sở hữu nhà nước; bán nhà
ở quy định tại khoản 4 Điều 62 của Luật này;
Trang 2/12


d) Cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở;
đ) Nhận thừa kế nhà ở;
e) Chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại được xây dựng
trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở bao gồm cả trường hợp đã nhận bàn giao
nhà ở từ chủ đầu tư nhưng chưa nộp hồ sơ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm
quyền cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó.

Các giấy tờ chứng minh điều kiện nhà ở tham gia giao dịch quy định tại
khoản này thực hiện theo quy định của Chính phủ
 Khoản 1, 2 điều 119 Luật Nhà ở 2014: Điều kiện của các bên tham gia giao
dịch về nhà ở
1. Bên bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán
nhà ở thương mại, tặng cho, đổi, để thừa kế, thế chấp, góp vốn, cho mượn,
cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở phải có điều kiện sau đây:
a) Là chủ sở hữu nhà ở hoặc người được chủ sở hữu cho phép, ủy quyền để
thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật này và pháp luật về dân
sự; trường hợp chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải
là người đã mua nhà ở của chủ đầu tư hoặc người đã nhận chuyển nhượng
hợp đồng mua bán nhà ở;
b) Nếu là cá nhân thì phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện
giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật dân sự; nếu là tổ chức thì phải
có tư cách pháp nhân, trừ trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà
tình thương.
2. Bên mua, thuê, thuê mua nhà ở, bên nhận chuyển nhượng hợp đồng mua
bán nhà ở thương mại, nhận đổi, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn,
nhận thế chấp, mượn, ở nhờ, được ủy quyền quản lý nhà ở là cá nhân thì phải
có điều kiện sau đây:
a) Nếu là cá nhân trong nước thì phải có đủ năng lực hành vi dân sự để thực
hiện các giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật dân sự và không bắt
buộc phải có đăng ký thường trú tại nơi có nhà ở được giao dịch;
b) Nếu là cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngồi thì phải
có đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định
Trang 3/12


của pháp luật Việt Nam, phải thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt
Nam theo quy định của Luật này và khơng bắt buộc phải có đăng ký tạm trú

hoặc đăng ký thường trú tại nơi có nhà ở được giao dịch.
 Khoản 2 điều 122 Luật Nhà ở 2014: Công chứng, chứng thực hợp đồng và
thời điểm có hiệu lực của hợp đồng về nhà ở
2. Đối với trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương; mua
bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, cho thuê mua nhà
ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ
chức; cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì khơng bắt
buộc phải cơng chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu
cầu.
Đối với các giao dịch quy định tại khoản này thì thời điểm có hiệu lực của
hợp đồng là do các bên thỏa thuận; trường hợp các bên khơng có thỏa thuận
thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm ký kết hợp đồng.
4. Trình bày quan điểm, ý kiến của tác giả bài nghiên cứu
Thuật ngữ “hợp đồng” là một khái niệm có nguồn gốc lâu đời, là một chế định
quan trọng của pháp luật dân sự. Khi các cá nhân, tổ chức thiết lập các mối quan hệ
xã hội để đáp ứng nhu cầu, lợi ích vật chất của mình thì họ kí kết hợp đồng dân sự.
Theo điều 385 BLDS 2015 quy định “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về
việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. Tuy nhiên, không
phải sự thỏa thuận nào cũng là hợp đồng và không phải hợp đồng nào được giao kết
cũng sẽ có hiệu lực. Bản án được tóm tắt ở trên là một minh họa cụ thể về sự vô
hiệu của hợp đồng. Phần bình luận gồm có các phần như sau để làm rõ vấn đề pháp
lí đã đặt ra để nghiên cứu.
a. Về quan hệ pháp luật tranh chấp:
Ngày 28/4/2017, ơng Kim và bên cho th đã kí hợp đồng thuê nhà nguyên căn 5
tầng với giá 50.000.000 đồng/tháng với thời hạn là 4 năm mặc dù chưa được công
chứng xác nhận chứng thực do bên cho thuê chưa có đầy đủ giấy tờ hợp pháp theo
quy định của pháp luật. Mặc khác, ông Kim cho rằng bên cho thuê đã lợi dụng sự
hạn chế về ngôn ngữ của mình mà thiết lập nội dung hợp đồng khơng đúng với thỏa
thuận, cụ thể là: bên cho thuê cho ông Kim thuê tầng 1 của ngôi nhà với giá
Trang 4/12



20.000.000 đồng/tháng. Vì những lí do trên, ơng Kim đã khởi kiện yêu cầu Tòa án
tuyên bố hủy hợp đồng đã kí vào ngày 28/4/2017 và buộc bên cho thuê phải kí hợp
đồng mới theo đúng như thỏa thuận giữa 2 bên. Từ các tình tiết của vụ án, có thể
xác định quan hệ pháp luật đang tranh chấp trong vụ án là tranh chấp hợp đồng thuê
nhà, cụ thể hơn là hợp đồng vô hiệu. Trong BLDS 2005, nhà làm Luật có quy định
cụ thể về hợp đồng thuê nhà từ hình thức của hợp đồng thuê nhà cho đến quyền và
nghĩa vụ của các bên,… khi hợp đồng có hiệu lực. Tuy nhiên, thời điểm phát sinh
mâu thuẫn của cả 2 bên là khi BLDS 2005 đã hết hiệu lực. Do đó chúng ta sử dụng
các quy định của BLDS 2015 và Luật Nhà ở 2014 để giải quyết vụ án.
b. Về tính hợp pháp của hợp đồng
Hợp đồng là một giao dịch dân sự làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và
nghĩa vụ dân sự. Theo đó, chỉ khi hợp đồng có hiệu lực thì các bên mới phải thực
hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo thỏa thuận để đáp ứng nhu cầu và mục đích
đã đặt ra. Ơng Kim u cầu Tịa án tun bố hủy hợp đồng mà mình đã kí với bên
cho th nhà vì ơng nghĩ rằng hợp đồng đó đã có hiệu lực nhưng nội dung lại khơng
đúng với thỏa thuận. Để xét về tính có hiệu lực của hợp đồng thì hợp đồng phải thỏa
mãn đầy đủ các yếu tố sau theo quy định của pháp luật.
 Chủ thể: Khi giao kết hợp đồng các chủ thể phải có năng lực pháp luật dân
sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp, phải tham gia giao dịch dân hoàn toàn
tự nguyện theo điểm a,b khoản 1 điều 117 BLDS 2015. Khi người chưa
thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong
nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà kí
kết hợp đồng thì hợp đồng vô hiệu trừ trường hợp Luật định theo điều 125
BLDS 2015. Theo đó, ơng Kim và bên cho th nhà là ơng B và bà H đều là
người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, đều tự nguyện tham gia giao kết
hợp đồng mà khơng có sự ép buộc từ bên ngồi khách quan. Tuy nhiên, vì
đây là hợp đồng thuê nhà nên chủ thể phải thỏa mãn điều 119 Luật Nhà ở
2014 “Điều kiện của các bên tham gia giao dịch về nhà ở”, cụ thể như sau:

- Bên cho thuê nhà: ông B và bà H thỏa mãn điều kiện là chủ sở hữu ngôi
nhà.

Trang 5/12


- Bên thuê nhà: ông Kim là cá nhân người nước ngồi thỏa mãn điều
kiện có đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch dân sự về nhà ở,
thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam, khơng bắt buộc đăng kí tạm
trú hoặc đăng kí thường trú tại noi có nhà ở được giao dịch.
 Nội dung và mục đích: Hợp đồng dân sự thể hiện ý chí của các bên chủ thể,
họ được tự do giao kết hợp đồng để thỏa mãn nhu cầu của mình mà khơng
ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các cá nhân, tổ chức khác. Nghĩa là nội
dung và mục đích của hợp đồng khơng được vi phạm những điều mà pháp
luật cấm cũng như trái đạo đức xã hội được quy định tại điểm c khoản 1 điều
117 BLDS 2015. Theo đó, ơng Kim xác lập hợp đồng thuê nhà với bên cho
thuê nhằm mục đích kinh doanh nhà hàng, khách sạn. Mặc dù hợp đồng chưa
được công chứng chứng nhận nhưng ông Kim đã đầu tư hơn 8 tỷ đồng để
mua sắm, lắp đặt trang thiết bị để phục vụ cho nhu cầu kinh doanh nhà hàng,
khách sạn của mình. Tuy nhiên ơng Kim có cho rằng bên cho thuê lợi dụng
sự hạn chế về ngơn ngữ của mình nên đã ghi nội dung hợp đồng là chỉ cho
thuê tầng 1 của ngôi nhà với giá 20.000.000 đồng/tháng, nhưng ơng Kim
khơng có bằng chứng chứng minh điều này.
 Hình thức: hợp đồng thuê nhà giữa ơng Kim và bên cho th được kí vào
ngày 28/4/2017 khi BLDS 2015 và Luật Nhà ở 2014 đã có hiệu lực. Theo
khoản 2 điều 117 BLDS 2015 quy định “hình thức là điều kiện có hiệu lực
của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định”. Cụ thể như sau: hợp
đồng giữa ông Kim và bên cho thuê thuộc trường hợp “cho thuê nhà ở” nên
không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các
bên có yêu cầu theo khoản 2 điều 122 Luật Nhà ở 2014. Vậy, nếu như cả 2

bên đều khơng có nhu cầu cơng chứng hợp đồng thì ông Kim sẽ không biết
được rằng ngôi nhà mình muốn th chưa được cơng nhận có quyền sở hữu
nhà ở trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, do phát sinh nhu
cầu công chứng nên hợp đồng thuê nhà giữa 2 bên chưa có hiệu lực do vi
phạm về điều kiện của nhà ở khi tham gia giao dịch vì nhà ở khơng có giấy
chứng nhận theo quy định của pháp luật theo điểm a khoản 1 điều 118 Luật
Nhà ở 2014. Do đó, hợp đồng được kí vào ngày 28/4/2017 khơng có hiệu lực
Trang 6/12


vì nhà ở khơng đủ điều kiện để tham gia giao dịch theo quy định của pháp
luật.
c. Về giải quyết yêu cầu của nguyên đơn
Có thể thấy rằng, dù hợp đồng được kí vào ngày 28/4/2017 giữa ơng Kim và bên
cho th khơng có hiệu lực do nhà ở khơng đủ điều kiện tham gia giao dịch là lỗi
của bên cho thuê nhà. Tuy nhiên, ông B và bà H đã khắc phục, hoàn tất đầy đủ giấy
tờ về nhà đất theo quy định của pháp luật nhằm kí kết hợp đồng thuê nhà mới hoàn
chỉnh và hợp pháp về mặt pháp luật với ông Kim. Vào ngày 6/12/2017, cả 2 bên đã
kí kết hợp đồng thuê nhà mới tại văn phịng cơng chứng dù trước đó ơng Kim có
khơng hợp tác. Theo thỏa thuận giữa 2 bên, khi hợp đồng thuê nhà mới được xác
lập và có hiệu lực thì ơng Kim sẽ rút đơn khởi kiện tại Tịa án. Do đó, việc ơng Kim
kiện ơng B và bà H là khơng đủ căn cứ vì thực chất hợp đồng đã kí giữa cả 2 bên
khơng có hiệu lực nên không cần tuyên bố vô hiệu và cả 2 bên đã kí hợp đồng mới
có hiệu lực nên ơng Kim u cầu kí hợp đồng mới là vơ lí. Vì vậy, Tịa án khơng
chấp nhận u cầu khởi kiện về việc hủy hợp đồng thuê nhà đã kí vào ngày
28/4/2017 và yêu cầu kí lại hợp đồng mới giữa ông Kim và bên cho thuê là hoàn
toàn phù hợp với những quy định của pháp luật.
5. Nêu rõ những tài liệu tham kháo được sử dụng trong bài nghiên cứu
-


Link bản án: />
-

Bộ Luật Dân Sự 2015

-

Trường Đại học Luật Hà Nội (2018). Giáo trình Luật dân sự Việt Nam tập II,
NXB Công an Nhân dân, Hà Nội.

-

/>
TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN
Bài nghiên cứu này được hoàn thành vào ngày 15 /10/2018

BÀI NGHIÊN CỨU
Trang 7/12


I.

Nội dung vụ án:
Nguyên đơn: Ông Lê Tùng C, sinh năm 1964
Bị đơn: Anh Trương Thành H, sinh năm 1972 (vắng mặt)
Chị Phạm Thị Diễm T, sinh năm 1977 (vắng mặt)
Theo đơn kiện và trong quá trình giải quyết vụ án, ngun đơn ơng Lê Tùng
C trình bày:
Anh Trương Thành H và vợ là chị Phạm Thị Diễm T có 2 lần đến mượn ông
Lê Tùng C tổng số tiền là 10 triệu đồng (8 triệu đồng vào ngày 06/01/2017

và 2 triệu đồng vào ngày 13/01/2017).Vợ chồng anh H và chị T có làm giấy
mượn nợ và hứa 1 tháng sẽ trả số tiền là 10 triệu đồng cho ông C. Nhưng đến
nay anh H và chị T vẫn lẩn trốn không chịu trả nợ. Mặc cho ông C đã nhiều
lần đến nhà anh H và chị T, nhưng anh chị vẫn lẩn trốn không gặp ông C để
giải quyết. Nên ơng C đã khởi kiện u cầu tịa án giải quyết. Ngồi ra khơng
cịn u cầu nào khác.
Link bản án: />
II.

Quyết định của tòa án:
Tòa án tuyên xử chấp nhận tồn bộ u cầu khởi kiện của ơng Lê Tùng C,
buộc anh Trương Thành H và vợ là chị Phạm Thị Diễm T có trách nhiệm trả
cho ơng Lê Tùng C số tiền nợ gốc là 10.000.000 (mười triệu đồng).

III. Vấn đề pháp lý cần nghiên cứu:
-

Hợp đồng vay tài sản giữa ông Lê Tùng C và vợ chồng anh Trương Thành H,
chị Phạm Thị Diễm T.
Quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng vay tài sản giữa ông C và anh H, chị T.
Căn cứ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa ông C và anh H, chị T.

IV. Căn cứ pháp lý:
-

Điều 463 BLDS 2015 quy định cụ thể về hợp đồng vay tài sản
Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao
tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay
tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có
thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.


-

Khoản 1 Điều 275 BLDS 2015 Căn cứ phát sinh nghĩa vụ là hợp đồng.

Trang 8/12


-

Theo quy định tại Điều 401 Bộ luật dân sự năm 2015 về Hiệu lực của hợp
đồng như sau:
“1. Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ
trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.
2. Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa
vụ đối với nhau theo cam kết. Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ
theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật.”

-

Điều 464 BLDS 2015. Quyền sở hữu đối với tài sản vay
Bên vay trở thành chủ sở hữu tài sản vay kể từ thời điểm nhận tài sản đó.

-

Khoản 1 Điều 465 BLDS 2015. Nghĩa vụ của bên cho vay
1. Giao tài sản cho bên vay đầy đủ, đúng chất lượng, số lượng vào thời điểm
và địa điểm đã thoả thuận.
2. Bồi thường thiệt hại cho bên vay, nếu bên cho vay biết tài sản không bảo
đảm chất lượng mà không báo cho bên vay biết, trừ trường hợp bên vay biết

mà vẫn nhận tài sản đó.
3. Khơng được yêu cầu bên vay trả lại tài sản trước thời hạn, trừ trường hợp
quy định tại Điều 470 của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan quy định
khác.

-

Khoản 1, Khoản 4 Điều 466 BLDS 2015. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay
1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì
phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả
thuận khác.
2. Trường hợp bên vay khơng thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá
của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng
ý.
3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ
trường hợp có thoả thuận khác.
4. Trường hợp vay khơng có lãi mà khi đến hạn bên vay khơng trả nợ hoặc
trả khơng đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi
suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả
tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc
luật có quy định khác.
Trang 9/12


5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay khơng trả hoặc trả khơng
đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời
hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì cịn phải trả lãi theo
mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;

b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng
tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
V. Quan điểm cá nhân:
Theo quan điểm cá nhân, tôi đồng ý với quyết định của tòa án. Và để làm rõ
cho quan điểm của tôi, tôi sẽ đi làm rõ những vấn đề sau: Hợp đồng vay tài
sản là gì ? Khi một hợp đồng được thiết lập thì quyền và nghĩa vụ giữa các
bên như thế nào? Căn cứ nào làm phát sinh quyền và nghĩa vụ đó?
1. Hợp đồng vay tài sản:
Ngày nay, để giải quyết những khó khăn kinh tế tạm thời , cần vốn để sản
xuất, kinh doanh, thì chúng ta phải vay tiền, vàng của người khác; thì hợp
đồng vay tài sản là phương tiện pháp lý để thỏa mãn nhu cầu đó.
Căn cứ Điều 463 BLDS 2015 , khái niệm về hợp đồng. Hợp đồng vay tài
sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên
vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại
theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc
pháp luật có quy định. Trong vụ án trên, hợp đồng giữa ông C và vợ chồng
anh H chị T là hợp đồng vay tài sản với hình thức bằng văn bản (tờ giấy
mượn nợ) do hai bên tự lập.
2. Căn cứ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong hợp đồng:
Căn cứ khoản 1 Điều 275 BLDS 2015 căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ, khi
một hợp đồng được thiết lập giữa các chủ thể nó sẽ làm phát sinh nghĩa vụ
giữa các bên tham gia hợp đồng đó. Đồng thời kết hợp theo căn cứ Điều 401
BLDS 2015 về hiệu lực của hợp đồng thì hợp đồng vay tài sản giữa ơng C và
vợ chồng anh H, chị T có hiệu lực tời thời điểm giao kết. Khi vợ chồng anh
H, chị T đến mượn tiền ông C và được ông C chấp nhận, thêm vào đó là cả
ba người đã làm giấy nợ với nhau. Bởi vậy, hợp đồng vay tài sản trên là có
hiệu lực. Mà theo Khoản 2 Điều 401 BLDS 2015, từ thời điểm hợp đồng có
hiệu lực, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo cam
Trang 10/12



kết. Chính vì vậy, mà giữa ơng C và vợ chồng anh H, chị T phát sinh quyền
và nghĩa vụ với nhau trong hợp đồng vay tài sản. Vậy khi đó, quyền và nghĩa
vụ giữa ơng C và vợ chồng anh H, chị T trong hợp đồng vay trên là gì?
3. Quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong hợp đồng vay tài sản:
3.1 Bên cho vay:
Theo bản án trên, hợp đồng vay tài sản giữa ông C và vợ chồng anh H, chị T
là hợp đồng có kỳ hạn và không lãi; khi hết hạn hợp đồng ông C có quyền
yêu cầu bên vay là vợ chồng anh H, chị T trả cho mình số tiền 10 triệu đồng
đã vay. Đồng thời căn cứ khoản 1 Điều 465 BLDS 2015, ơng C có nghĩa vụ
giao tài sản vay là 10 triệu đồng cho bên vay. Và ông C đã thực hiện đầy đủ
nghĩa vụ của mình cho bên vay là đưa cho bên vay số tiền 10 triệu đồng.
Từ những căn cứ trên, việc tòa án quyết định chấp nhận tồn bộ u cầu khởi
kiện của ơng Lê Tùng C là hồn tồn đúng và có cơ sở.
3.2 Bên vay:
Căn cứ Điều 465 BLDS 2015, vợ chồng anh Trương Thành H và chị Phạm
Thị Diễm T có quyền sở hữu đối với tài sản vay là 10 triệu đồng.Và cả hai đã
nhận và sở hữu số tiền vay đó nên vợ chồng anh H và chị T có nghĩa vụ trả
số tiền 10 triệu đồng đã vay. Bởi lẽ hầu hết các quyền lợi đều đi đôi với
nghĩa vụ.
Căn cứ khoản 1 Điều 466, khi vay tài sản là tiền thì bên vay phải trả đủ tiền
khi đến hạn. Vì vậy, vợ chồng anh H và chị T có nghĩa vụ trả đủ số tiền đã
vay là 10 triệu đồng vay từ ơng C. Ngồi ra theo khoản 4 Điều 466, vợ chồng
anh H và chị T còn phải trả tiền lãi suất theo quy định Khoản 2 Điều 468 của
Bộ Luật nay trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ
trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác nếu như kể từ
ngày có đơn u cầu thi hành của ơng Lê Tùng C mà anh Trương Thanh H
và chị Phạm Thị Diễm T chưa hoàn trả đủ số tiền.
4. Tổng kết:
Từ những phân tích trên tơi khẳng định một lần nữa quan điểm của mình. Tơi

hồn tồn đồng ý với quyết định của tòa án là: “Tòa án tuyên xử chấp nhận
tồn bộ u cầu khởi kiện của ơng Lê Tùng C, buộc anh Trương Thành H và
chị Phạm Thị Diễm T có trách nhiệm trả cho ơng Lê Tùng C số tiền nợ gốc là
10.000.000 (mười triệu đồng)”. Việc tịa án tun xử như vậy là hồn tồn
đúng, có cơ sở và có căn cứ.
Trang 11/12


Qua việc phân tích và bình luận trên, chúng ta còn thấy được một tầm quan
trọng của hợp đồng vay tài sản. Nó giúp cho bên vay giải quyết được những
khó khăn trong cuộc sống. Và ta cịn nhìn nhận thấy được một vấn đề. Đó là
bao giờ quyền lợi cũng đi đôi với nghĩa vụ, là hai mặt của một vấn đề.
VI. Tài liệu tham khảo:
-

Bộ Luật Dân sự 2015

-

Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam tập II của Trường Đại học Luật Hà
Nội, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.

Trang 12/12



×