Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Luận văn hv chính sách và phát triển giải pháp chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thế hệ mới vào việt nam trong thời kỳ 2021 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 92 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆN ĐÀO TẠO QUỐC TẾ
----------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH THU HÚT ĐẦU TƯ
TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) THẾ HỆ MỚI
VÀO VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ 2021-2030

Giảng viên hướng dẫn

TS. Lưu Minh Đức

Sinh viên thực hiện

Bùi Phan Phương Anh

Lớp

CLC 8.2

Mã số SV

5083106528

HÀ NỘI, THÁNG 6 NĂM 2021


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là bài nghiên cứu của riêng tôi, không sao chép


của bất kỳ ai. Các sớ liệu, kết quả nêu trong Khóa luận là trung thực và chưa
được công bố ở các nghiên cứu khác. Nếu khơng đúng như đã nêu trên, tơi xin
hồn tồn chịu trách nhiệm về đề tài của mình.
Người cam đoan

Bùi Phan Phương Anh


LỜI CẢM ƠN

Trước tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến các
thầy cô của Học viện Chính sách và Phát triển, đặc biệt là các thầy cô của
Viện Đào tạo Quốc tế, đã tạo điều kiện cho em được học hỏi và phát triển toàn
diện trong thời gian học tập tại Học viện và hồn thành Khóa luận tớt nghiệp.
Em xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến thầy giáo hướng dẫn, TS. Lưu Minh Đức,
người đã đồng hành cùng em trong suốt quá trình làm khóa luận và đưa ra
những góp ý q báu từ khi xác định chủ đề nghiên cứu, xây dựng đề cương
cho đến khi hồn thiện Khóa luận. Ći cùng, em xin chân thành cảm ơn các
cô chú, anh chị cơng tác tại Cục Đầu tư nước ngồi thuộc Bộ Kế hoạch và
Đầu tư, đặc biệt là TS. Lê Thị Hải Vân, Phó Cục trưởng, đã tận tình giúp đỡ,
hướng dẫn em thu thập số liệu và thông tin cần thiết để em có thể hồn thành
bản khóa luận này.


MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................1
DANH MỤC BẢNG ...........................................................................................4
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................5
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu .................................................. 6
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................... 7

2.1. Mục đích nghiên cứu .......................................................................... 7
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................... 7
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................... 8
4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 8
5. Kết cấu của Khóa luận ........................................................................ 9
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
THẾ HỆ MỚI....................................................................................................10
1.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài truyền thống ...................................... 10
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm ........................................................................ 10
1.1.2. Vai trò đối với phát triển kinh tế - xã hội........................................ 11
1.2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài thế hệ mới .......................................... 14
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm ........................................................................ 14
1.2.2. Vai trò đối với phát triển kinh tế - xã hội........................................ 15
1.2.3. Các tiêu chí đánh giá FDI thế hệ mới và các nhân tố ảnh hưởng đến
thu hút FDI thế hệ mới ................................................................................ 17
1.3. Kinh nghiệm quốc tế trong thu hút FDI thế hệ mới ...................... 21
1.3.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia trong khu vực............................ 21
1.3.2. Bài học rút ra từ kinh nghiệm quốc tế thu hút FDI thế hệ mới....... 24
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG THU HÚT FDITRUYỀN THỐNG VÀ
TIỀM NĂNG THU HÚT FDI THẾ HỆ MỚI CỦA VIỆT NAM .................26
2.1. Chính sách và kết quả thu hút FDI ở Việt Nam trong thời gian
qua… ......................................................................................................... 26
2.1.1. Chính sách thu hút FDI ở Việt Nam trong thời gian qua ............... 26
2.1.2. Kết quả thu hút FDI ở Việt Nam trong thời gian qua ..................... 33
2.1.3. Những thành tựu và hạn chế chủ yếu trong thu hút FDI thời gian
qua, nguyên nhân của hạn chế .................................................................... 40


2.2. Phân tích SWOT về khả năng thu hút FDI thế hệ mới của Việt
Nam............................................................................................................ 54

2.2.1. Cơ hội .............................................................................................. 54
2.2.2. Thách thức ....................................................................................... 56
2.2.3. Điểm mạnh ...................................................................................... 57
2.2.4. Điểm yếu.......................................................................................... 61
CHƯƠNG III. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH THU HÚT
FDI THẾ HỆ MỚI Ở VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ 2021-2030 ..............65
3.1. Bối cảnh và xu hướng dòng vốn FDI thế hệ mới............................ 65
3.1.1. Bối cảnh quốc tế và xu hướng dịng vốn FDI tồn cầu .................. 65
3.1.2. Bối cảnh trong nước........................................................................ 71
3.2. Quan điểm, mục tiêu thu hút FDI thế hệ mới ................................ 73
3.2.1. Quan điểm ....................................................................................... 73
3.2.2 Mục tiêu ............................................................................................ 74
3.3. Định hướng, chính sách thu hút FDI thế hệ mới ........................... 75
3.3.1. Định hướng tổng quát phát triển đất nước trong thời kỳ đến năm
2030......... .................................................................................................... 75
3.3.2. Định hướng, chính sách thu hút FDI thế hệ mới ............................ 76
3.4. Giải pháp thu hút FDI thế hệ mới ................................................... 77
3.4.1. Triển khai có hiệu quả các giải pháp đã ban hành ........................ 77
3.4.2. Cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh cho phù hợp với bối cảnh
mới……….. .................................................................................................. 77
3.4.3. Xây dựng chiến lược thu hút FDI thế hệ mới trong thời kỳ đến năm
2030… ......................................................................................................... 79
3.4.4. Đổi mới công tác xúc tiến đầu tư, học hỏi kinh nghiệm quốc tế..... 80
3.4.5. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế và vị thế của
Việt Nam trên trường quốc tế ...................................................................... 81
3.4.6. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với FDI .......... 82
KẾT LUẬN .......................................................................................................84
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................86



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

AFTA
APEC

ASEAN

Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (ASEAN Free Trade Area)
Diễn đàn Hợp tác châu Á - Thái Bình Dương (Asia - Pacific
Economic Cooperation)
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of South East
Asian Nations)

Bộ KHĐT

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

BĐS

Bất động sản

BOP

Cán cân thanh tốn q́c tế (Balance of Payment)

BTA

Hiệp định thương mại song phương Việt - Mỹ (Bilateral Trade
Agreement)


CNCBCT

Công nghiệp chế biến, chế tạo

CNHT

Cơng nghiệp hỗ trợ CNHT

CPTPP

Hiệp định Đới tác tồn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương
(Comprehensive and Progressive Trans-Pacific Partnership)

CSHT

Cơ sở hạ tầng

CTHĐ

Chương trình hành động

DNNVV

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

ĐTNN

Đầu tư nước ngoài

EPC


Hợp đồng tổng thầu thiết kế, mua sắm và xây dựng (Engineering,
procurement and construction)

EVFTA

Hiệp định thương mại tự do EU - Việt Nam

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment)

FTA

Hiệp định thương mại tự do (Free Trade Agreement)

GDĐT

Giáo dục - đào tạo

GATS

Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ (General Agreement on
Trade in Services)
1


GPN

Mạng sản xuất toàn cầu (Global Production Netwwork)


GSC

Chuỗi cung ứng toàn cầu (Global Supply Chain)

GTGT

Giá trị gia tăng

GVC

Chuỗi giá trị tồn cầu (Global Value Chain)

HNQT

Hội nhập q́c tế

HNKTQT

Hội nhập kinh tế quốc tế

IMF

Quỹ Tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund)

KCHT

Kết cấu hạ tầng

KHCN


Khoa học - công nghệ

IFW
IPA
JETRO

Viện Kinh tế thế giới Kiel (Kiel Institute for the World
Economy)
Cơ quan xúc tiến đầu tư (Investment Promotion Agency)
Tổ chức Ngoại thương Nhật Bản (Japan External Trade
Organisation))

M&A

Sáp nhập và mua lại (Merger & Acquisition)

MFN

Quy chế tối huệ quốc (Most Favoured Nations)

MNC

Công ty đa quốc gia (Multi-National Corporation)

NNL

Nguồn nhân lực

NSNN


Ngân sách nhà nước

NSLĐ

Năng suất lao động

NTR
OECD
PDC

PNTR
QLNN

Quy chế quan hệ thương mại bình thường (Normal Trade
Relations)
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế
Cơ quan Phát triển bang Penang, Ma-lai-xi-a (Penang
Development Corporation)
Quy chế quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn (Permanent
Normal Trade Relations)
Quản lý nhà nước

2


SNA
RCEP

Hệ thống tài khoản quốc gia (System of National Accounts)

Hiệp định đới tác tồn diện khu vực (Regional Comprehensive
Economic Partnership

TNC

Cơng ty xuyên quốc gia (Trans-National Corporation)

UKVFTA

Hiệp định thương mại tự do Anh - Việt Nam

UNCTAD

UNIDO

Hội nghị của Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển
(United Nations Conference on Trade and Development)
Tổ chức Phát triển công nghiệp của Liên hợp quốc (United
Nations Industrial Development Organization)

WEF

Diễn đàn Kinh tế thế giới (World Economic Forum)

WTO

Tổ chức Thương mại thế giới (World Trade Organisation)

XTĐT


Xúc tiến đầu tư

3


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả FDI thế hệ mới so với FDI truyền
thống/thế hệ cũ……………………………………………………………...17
Bảng 2. Số dự án đăng ký mới, tổng vốn FDI đăng ký và thực hiện tại Việt
Nam thời kỳ 2010 - 2020..…………………………………….…………....38
Bảng 3. Phân tích SWOT về thu hút FDI thế hệ mới vào Việt Nam.............61

4


DANH MỤC HÌNH

Hình 1. Sớ dự án đăng ký mới, tổng vốn FDI đăng ký và thực hiện tại Việt
Nam thời kỳ 2010-2020……………………………………………………39
Hình 2. Tình hình thu hút FDI từ năm 1988 đến năm 2019…………….....41
Hình 3. Đóng góp của khu vực FDI trong GDP cả nước thời kỳ 19892019……………………………………………………………….………..42
Hình 4. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thời kỳ 1990-2020 (%)………………44
Hình 5. Chuyển dịch cơ cấu lao động thời kỳ 2005-2020 (%)……………..45
Hình 6. Các yếu tớ thu hút FDI theo đánh giá của các doanh nghiệp FDI…58

5


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Việt Nam bắt đầu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ năm
1988, sau khi Luật Đầu tư nước ngồi (ĐTNN) tại Việt Nam được Q́c hội
ban hành vào ngày 29/12/1987, tạo cơ sở pháp lý quan trọng nhất cho việc
tiếp nhận ĐTNN vào Việt Nam, đồng thời đánh dấu một bước chuyển đổi hết
sức quan trọng về thể chế kinh tế thị trường, khơi thông các nguồn lực phát
triển, đồng thời thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của các thành phần kinh tế.
Trải qua hơn 32 năm hình thành và phát triển, khu vực kinh tế có vốn
FDI đã trở thành một bộ phận quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, có tác
động lan tỏa đến sự phát triển của mọi thành phần trong nền kinh tế. Mặc dù
đạt được nhiều thành tựu quan trọng nhưng việc thu hút và sử dụng vốn FDI
thời gian qua còn nhiều hạn chế và phát sinh những vấn đề mới. Liên kết giữa
khu vực có vớn FDI với khu vực doanh nghiệp trong nước và hiệu ứng lan tỏa
chưa cao. Việc thu hút và chuyển giao công nghệ từ khu vực FDI sang khu
vực doanh nghiệp trong nước chưa đạt được hiệu quả như kỳ vọng; FDI từ
các công ty xuyên quốc gia (TNC), đa quốc gia (MNC) vào các lĩnh vực sử
dụng công nghệ cao, công nghệ mới và tiên tiến cịn hạn chế.
Ngày 20/8/2019, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết sớ 50-NQ/TW về
định hướng hồn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp
tác ĐTNN đến năm 2030 trong đó nêu rõ việc thu hút, hợp tác ĐTNN cần
hướng tới có chọn lọc, lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ và bảo vệ mơi trường
(BVMT) là tiêu chí đánh giá chủ yếu; ưu tiên các dự án sử dụng công nghệ tiên
tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, công nghệ sạch, quản trị hiện đại, có giá
trị gia tăng (GTGT) cao, có tác động lan toả, chuyển giao công nghệ, kết nối
mạng sản xuất toàn cầu (GPN) và chuỗi cung ứng toàn cầu (GSC).
Hiện nay nước ta đang bước vào một thời kỳ phát triển mới với bối cảnh
6


phát triển, cả trong nước và quốc tế, khác nhiều so với trước đây. Cạnh tranh

về vốn FDI trên thị trường tài chính q́c tế ngày càng gay gắt trong khi nhu
cầu của nước ta đới dịng vớn FDI thế hệ mới (với hàm ý FDI chất lượng cao,
góp phần tạo ra việc làm bền vững và GTGT cao cho nền kinh tế, tăng cường
nền tảng kỹ năng cho các thành phần kinh tế nước tiếp nhận đầu tư) trong thời
kỳ đến năm 2030 vẫn rất lớn. Để có thể thu hút hiệu quả FDI thế hệ mới, cần
có những giải pháp chính sách mới, tồn diện, phù hợp với bối cảnh mới để
tận dụng các cơ hội, phát huy điểm mạnh, đồng thời giảm thiểu những bất cập,
vượt qua thách thức. Vì lý do này, em lựa chọn chủ đề Khóa luận tớt nghiệp
“Giải pháp chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thế hệ mới
vào Việt Nam trong thời kỳ 2021-2030” với mong muốn đề xuất một sớ giải
pháp chính sách thu hút FDI thế hệ mới trong thời kỳ 10 năm 2021-2030.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1.

Mục đích nghiên cứu

Từ phân tích về thực trạng thu hút FDI, dự báo bối cảnh quốc tế và
trong nước tác động đến việc thu hút FDI thế hệ mới thời gian tới và yêu cầu
đặt ra cho nước ta trong việc thu hút FDI thế hệ mới trong thời kỳ 2021-2030,
đề tài kiến nghị một sớ giải pháp chính sách thu hút FDI thế hệ mới trong thời
kỳ đến năm 2030.
2.2.

Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đáp ứng được mục đích nghiên cứu đề ra, Khóa luận tập trung thực
hiện các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau:
- Tổng quan cơ sở lý luận về FDI thế hệ mới, trong đó đi từ khái niệm,
đặc điểm, vai trị của FDI truyền thớng và so sánh FDI thế hệ mới với FDI
truyền thống; tổng quan về kinh nghiệm quốc tế (tập trung vào một số quốc

gia trong khu vực) về giải pháp thu hút FDI thế hệ mới.
- Phân tích, tổng kết chính sách thu hút FDI và thực trạng thu hút FDI
trong 32 năm qua (1988-2020) để đưa ra nhận định về thành tựu, hạn chế,
nguyên nhân của hạn chế; tiềm năng thu hút FDI thế hệ mới của Việt Nam
7


trong thời kỳ 2021-2030 và phân tích SWOT về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội
và thách thức đối với thu hút FDI thế hệ mới trong thời kỳ này.
- Đề xuất định hướng và giải pháp thu hút FDI thế hệ mới trong thời kỳ
2021-2030 trên cơ sở: (i) những kết quả đạt được từ hai nhiệm vụ nêu trên;
(ii) dự báo bối cảnh trong nước và quốc tế tác động đến thu hút FDI thế hệ
mới trong thời kỳ này; và (iii) quan điểm, mục tiêu thu hút FDI thế hệ mới
trong thời kỳ 2021-2030
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đới tượng nghiên cứu của Khóa luận là FDI thế hệ mới với hàm ý FDI
chất lượng cao, gắn với việc thực hiện các cam kết theo các hiệp định thương
mại tự do (FTA) thế hệ mới, sử dụng cơng nghệ hiện đại thân thiện với mơi
trường, có khả năng tạo GTGT cao cho nền kinh tế, tạo việc làm bền vững, có
tính lan tỏa lớn hơn về công nghệ, tạo điều kiện để Việt Nam tham gia sâu
hơn vào các GSC và GVC.
Phạm vi nghiên cứu của Khóa luận bao gồm: (i) Phạm vi khơng gian:
Chủ yếu là Việt Nam, một số quốc gia trong khu vực (phần kinh nghiệm quốc
tế về thu hút FDI thế hệ mới) và thế giới (những yếu tố quốc tế tác động đến
thu hút FDI thế hệ mới trong thời kỳ 2021-2030); và (ii) Phạm vi thời gian:
Từ năm 1988 đến năm 2020 (có đề cập sơ bộ đến những tháng đầu năm 2021)
đới với phân tích, đánh giá thực trạng và đến năm 2030 đới với phân tích, dự
báo bới cảnh trong nước và quốc tế tác động đến thu hút FDI thế hệ mới và
giải pháp thúc đẩy thu hút FDI thế hệ mới.
4. Phương pháp nghiên cứu

Khóa luận sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, trong đó
tập trung vào những phương pháp chủ yếu sau:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết: Phương pháp này được
áp dụng cho nghiên cứu Chương I của Khóa luận nhằm làm rõ cơ sở lý luận
về FDI nói chung (hay cịn gọi là FDI truyền thớng) và FDI thế hệ mới.
- Phương pháp phân tích thống kê: Phương pháp này được áp dụng để
8


đánh giá thực trạng thực trạng chính sách thu hút FDI và thực trạng thu hút
FDI vào Việt Nam trong hơn 32 năm qua dựa trên chuỗi số liệu thống kê từ
năm 1988 đến năm 2020, chia ra hai thời kỳ 1988-2005 và 2006-2020 (trước
và sau khi ban hành Luật Đầu tư (chung) năm 2005) để đưa ra nhận định về
thay đổi chính sách thu hút FDI qua hai thời kỳ, những thành tựu và hạn chế
chủ yếu, nguyên nhân của hạn chế;
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: Phương pháp này được áp dụng để
so sánh chính sách, mức độ ưu đãi đối với nhà đầu tư FDI và năng lực thu hút
FDI của Việt Nam qua các giai đoạn;
- Phương pháp tổng hợp tài liệu có liên quan: Ngồi các phương pháp
nêu trên, Khố luận cịn sử dụng một sớ tài liệu, sách báo trong và ngồi nước
liên quan đến chủ đề của khoá luận.
5. Kết cấu của Khóa luận
Với mục đích, đới tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu nêu trên,
ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, Khóa luận được kết cấu theo ba
chương:
Chương I. Cơ sở lý luận về FDI thế hệ mới
Chương II. Thực trạng thu hút FDI truyền thống và tiềm năng thu hút
FDI thế hệ mới của Việt Nam
Chương III. Định hướng và giải pháp chính sách thu hút FDI thế hệ mới
trong thời kỳ 2021-2030


9


CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI THẾ HỆ MỚI

1.1. Đầu tư trực tiếp nước ngồi truyền thống
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm
Có nhiều khái niệm khác nhau về đầu tư trực tiếp nước ngoài (viết tắt
theo tiếng Anh là FDI) xuất phát từ những cách tiếp cận khác nhau. Có thể kể
đến một sớ khái niệm điển hình sau đây.
Định nghĩa đầu tiên về FDI được Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế
(OECD) đề cập trong ấn phẩm Định nghĩa định chuẩn của OECD về đầu tư
trực tiếp nước ngoài xuất bản lần đầu tiên vào năm 1983, đó là “Đầu tư trực
tiếp nước ngồi (FDI) là một loại hình đầu tư phản ánh mục tiêu thiết lập lợi
ích lâu dài của một doanh nghiệp đặt tại một nền kinh tế (nhà đầu tư trực tiếp)
tại một doanh nghiệp (doanh nghiệp đầu tư trực tiếp) đặt tại một nền kinh tế
khác với nền kinh tế của nhà đầu tư trực tiếp đó”1. Về bản chất, định nghĩa
này hồn tồn giớng với định nghĩa trong ấn phẩm Sổ tay Cán cân thanh toán
và luận điểm đầu tư quốc tế phiên bản 6 (BPM6) năm 2009 của Quỹ Tiền tệ
quốc tế (IMF) “Đầu tư trực tiếp là một loại hình đầu tư xuyên biên giới gắn
với một thực thể thường trú trong một nền kinh tế có quyền kiểm sốt hoặc có
mức độ ảnh hưởng đáng kể đến việc quản lý một doanh nghiệp đặt tại một nền
kinh tế khác” 2. Ngoài ra, định nghĩa này cũng phù hợp với những khái niệm

1

OECD Benchmark Definition of Foreign Direct Investment, first edition (1983), trang 234. Nguyên bản
tiếng Anh: “Foreign direct investment (FDI) is a category of investment that reflects the objective of

establishing a lasting interest by a resident enterprise in one economy (direct investor) in an enterprise (direct
investment enterprise) that is resident in an economy other than that of the direct investor.”
2
International Monetary Fund’s (IMF) Balance of Payments and International Investment Position Manual
6th edition (BPM6), 2009, trang 100. Nguyên bản tiếng Anh: “Direct investment is a category of cross-border
investment associated with a resident in one economy having control or a significant degree of influence on
the management of an enterprise that is resident in another economy.”

10


kinh tế chung do Hệ thống tài khoản quốc gia (SNA) đưa ra vào năm 20083.
Cho đến nay, khái niệm được sử dụng phổ biến nhất đối với FDI là khái
niệm do Hội nghị của Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD)
đưa ra vào năm 1998 trong ấn phẩm “Báo cáo đầu tư thế giới” được xuất bản
lần đầu tiên vào năm này: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là đầu tư liên
quan đến mối quan hệ lâu dài và phản ánh lợi ích và sự kiểm soát lâu dài của
một thực thể đặt tại một nền kinh tế (nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài hoặc
công ty mẹ) trong một doanh nghiệp đặt tại một nền kinh tế khác với nền kinh
tế của nhà đầu tư trực tiếp nước ngồi đó (doanh nghiệp FDI hoặc doanh
nghiệp liên kết hoặc chi nhánh nước ngoài)”4.
Tại Việt Nam, khái niệm FDI được nêu trong Luật Đầu tư nước ngoài
tại Việt Nam (2005) là “việc nhà ĐTNN (bao gồm tổ chức kinh tế, cá nhân)
cung cấp vốn bằng tiền hoặc bất kỳ một tài sản nào (kiến thức, công nghệ,
việc làm...) được Chính phủ Việt Nam chấp thuận vào Việt Nam để tiến hành
các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này”.
Như vậy, FDI có hai đặc trưng cơ bản là:
- Thứ nhất, FDI là sự dịch chuyển vốn từ nước/lãnh thổ này sang
nước/lãnh thổ khác.
- Thứ hai, FDI được huy động để phục vụ mục đích thực hiện các hoạt

động kinh tế và kinh doanh nhằm mang lại lợi nhuận lâu dài cho nhà đầu tư.
1.1.2. Vai trò đối với phát triển kinh tế - xã hội
(a) FDI đóng góp trực tiếp, quan trọng vào phát triển kinh tế - xã
hội, thể hiện qua những đóng góp cụ thể sau:
3

(System of National Accounts 2008). SNA do Ủy ban Cộng đồng Châu Âu, IMF, OECD, Liên hợp
quốc và WB xây dựng nên.
4
UNCTAD, “World Investment Report 1998”, 1998, trang 350. Nguyên bản tiếng Anh: Foreign direct
investment (FDI) is defined as an investment involving a long-term relationship and reflecting a lasting
interest and control of a resident entity in one economy (foreign direct investor or parent enterprise) in an
enterprise resident in an economy other than that of the foreign direct investor (FDI enterprise or affiliate
enterprise or foreign affiliate).

11


- FDI góp phần gia tăng vớn đầu tư phát triển toàn xã hội và do vậy là
một động lực tăng trưởng kinh tế do tác động tăng vốn dẫn đến tăng năng suất.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng trong một sớ trường hợp, FDI có thể gây ra hiệu
ứng lấn át (crowding-out effect) đối với khu vực doanh nghiệp trong nước nếu
được thu hút vào những ngành, lĩnh vực mà doanh nghiệp trong nước đã có
sự hiện diện đáng kể rồi.
- FDI góp phần thực hiện chính sách phát triển sản xuất trong nước, cả
về phương diện thúc đẩy xuất khẩu và thay thế nhập khẩu. Trong trường hợp
quốc gia theo đuổi chính sách thu hút FDI nhằm sản xuất để xuất khẩu (export
promotion), FDI có thể đóng góp quan trọng vào gia tăng kim ngạch xuất khẩu
(KNXK) và nguồn thu ngoại tệ của quốc gia. Trường hợp ngược lại, nếu quốc
gia thu hút FDI với mục tiêu thay thế nhập khẩu (import substitution), tức là

sản xuất cho thị trường trong nước, FDI sẽ góp phần tiết kiệm ngoại tệ dùng
để nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ; đồng thời tạo ra áp lực cạnh tranh đối với
doanh nghiệp trong nước. Trong cả hai trường hợp, FDI đều thúc đẩy phát
triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT) trong nước để cung ứng đầu vào/sản phẩm
trung gian cho các doanh nghiệp FDI, góp phần nâng cao năng lực sản xuất,
nâng cao trình độ công nghệ và quản lý của khu vực doanh nghiệp trong nước.
- FDI tạo việc làm, cải thiện thu nhập của người lao động, nhất là trong
những ngành sử dụng nhiều lao động như điện tử, dệt - may, giày dép, du lịch,
khách sạn - nhà hàng.
- Nhìn chung, FDI đóng góp đáng kể cho ngân sách nhà nước (NSNN).
Trong một sớ trường hợp, Chính phủ nước tiếp nhận đầu tư áp dụng ưu đãi
miễn, giảm thuế cho nhà ĐTNN trong một số năm đầu hoạt động nhằm thu
hút FDI vào những lĩnh vực hoặc địa bàn khuyến khích đầu tư thì đóng góp
cho NSNN của FDI trong những năm đầu có thể ít hoặc rất ít nhưng bù lại,
tác động về mặt kinh tế và xã hội lại lớn hơn nhiều.

12


(b) FDI góp phần ổn định kinh tế vĩ mơ
Do có khả năng tạo ra nguồn thu ngoại tệ, nhất là đối với các dự án FDI
theo định hướng xuất khẩu, FDI là nguồn bù đắp thâm hụt cán cân thương
mại, góp phần ổn định tài chính - tiền tệ, gia tăng dự trữ ngoại hới của q́c
gia.
(c) FDI góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao
năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế
Do trong hầu hết các trường hợp, mục tiêu cao nhất của nhà đầu tư nước
ngoài là lợi nhuận nên phần lớn FDI sẽ được thu hút vào những ngành, lĩnh
vực có khả năng mang lại GTGT, tỷ suất lợi nhuận cao. Nhờ vậy, FDI thúc
đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, gia tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ - hai

khu vực có khả năng mang lại lợi nhuận cao nhất cho nhà đầu tư FDI và GTGT
cao cho nước/lãnh thổ tiếp nhận FDI. Đồng thời, cùng với việc thúc đẩy
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, FDI góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động theo
ngành kinh tế, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (NNL) do phần lớn các
dự án FDI đều đòi hỏi lao động có kỹ năng, ý thức tổ chức kỷ luật tớt để đáp
ứng được yêu cầu của những phương thức sản xuất - kinh doanh hiện đại.
Trường hợp FDI được thu hút vào những ngành, lĩnh vực sử dụng nhiều lao
động, tác động về mặt chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế cũng như cơ cấu lao
động theo ngành kinh tế không lớn. Tuy nhiên, những ngành này thường
chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng GTGT do khu vực FDI tạo ra. Ngoài ra, trong
5-10 năm trở lại đây, tỷ trọng FDI vào những ngành này có xu hướng giảm đi
do chi phí lao động và chi phí nguyên liệu đầu vào tăng lên nên lợi nhuận mà
nhà đầu tư thu được thấp hơn kỳ vọng. Đặc biệt, đại dịch COVID-19 từ ći
năm 2019 đến nay có ảnh hưởng tiêu cực nhất đến các ngành, lĩnh vực sử dụng
nhiều lao động do các quy định về giãn cách xã hội, cách ly buộc nhiều doanh
nghiệp phải đóng cửa, giảm đáng kể sớ lượng lao động. Nhìn chung, FDI tạo
hiệu ứng lan tỏa về năng suất và cơng nghệ, góp phần phát triển CNHT, nâng
13


cao năng suất lao động (NSLĐ) và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
(d) FDI thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế (HNKTQT) và cải thiện
môi trường đầu tư: Q trình HNKTQT của một q́c gia/lãnh thổ gắn liền
với việc tham gia ký kết nhiều hiệp định song phương và đa phương, hình thành
và phát triển quan hệ đới tác với nước ngoài. FDI mang lại nhiều động lực cho
q́c gia/lãnh thổ, doanh nghiệp tham gia vào tiến trình HNKTQT về ba
phương diện chủ yếu sau: (i) cải thiện khả năng tiếp cận nguồn lực và thị trường
nước ngoài; (ii) tăng cường cơ hội kinh tế cho cộng đồng doanh nghiệp và người
dân trong nước; và (iii) tạo sức ép để cải cách trong nước theo những thông lệ
quốc tế tốt (bao gồm cả một số thông lệ quốc tế tốt nhất).

Để thu hút FDI một cách hiệu quả với chất lượng ngày càng cao trong bối
cảnh mức độ cạnh tranh về dịng vớn này trên thế giới ngày càng gia tăng, các
quốc gia/lãnh thổ tiếp nhận FDI luôn chịu áp lực không ngừng cải thiện môi
trường đầu tư về nhiều phương diện (khung pháp lý và chính sách, cơ sở hạ
tầng (CSHT), chất lượng nhân lực…).
1.2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài thế hệ mới
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm
Khái niệm FDI thế hệ mới hay còn gọi là FDI chất lượng cao được đề
cập đến nhiều ở Việt Nam trong vài năm gần đây trong bới cảnh dịng vớn
FDI tồn cầu có những thay đổi về loại hình, tính chất so với trước đây và
quan trọng nhất là Việt Nam đã tham gia một số FTA thế hệ mới. Thực tế,
khơng có một định nghĩa chính thức nào đối với thuật ngữ này và các tổ chức
quốc tế từng đưa ra các khái niệm được thừa nhận rộng rãi về FDI trước đây
như OECD, UNCTAD, IMF cũng không sử dụng khái niệm này để phân biệt
với FDI truyền thớng (hay cịn gọi là FDI thế hệ cũ). Nói cách khác, khái niệm
FDI thế hệ mới chỉ chủ yếu được sử dụng ở Việt Nam nhằm phân biệt với FDI
truyền thống/thế hệ cũ trước đây.
FDI thế hệ mới hàm ý làn sóng FDI thứ tư - từ khoảng năm 2017 đến
14


nay khi Việt Nam tham gia nhiều FTA thế hệ mới và dịng vớn FDI tồn cầu
dịch chuyển khác với xu thế trước đây do tác động của các FTA này cũng như
của đại dịch COVID-19. Việc làn sóng FDI thứ tư này xuất hiện gần như cùng
thời điểm với việc ra đời các FTA thế hệ mới là một trong những lý do khiến
nó được gọi là FDI thế hệ mới ở Việt Nam và trong một số bài viết quốc tế.
Xét về bản chất, FDI thế hệ mới là FDI đi kèm với công nghệ hiện
đại, mang lại GTGT cao, nhất là GTGT nội địa, cho nền kinh tế, góp phần
tạo việc làm bền vững và tăng cường nền tảng kỹ năng cho các thành phần
kinh tế của nước tiếp nhận đầu tư, qua đó nâng cao đáng kể năng lực cạnh

tranh của nước tiếp nhận đầu tư. Doanh nghiệp FDI chất lượng cao sẽ tạo
điều kiện chuyển giao cơng nghệ, kiến thức và bí quyết, tăng khả năng cạnh
tranh của các doanh nghiệp nước tiếp nhận đầu tư, cho phép họ tiếp cận thị
trường. Bên cạnh đó, doanh nghiệp FDI chất lượng cao sẽ hoạt động một cách
có trách nhiệm với xã hội và mơi trường ở quốc gia tiếp nhận đầu tư.
Điểm khác biệt cơ bản giữa FDI truyền thống với FDI thế hệ mới là
trong khi FDI truyền thống dựa nhiều vào khai thác tài ngun thiên nhiên, sử
dụng cơng nghệ thấp hoặc trung bình, mang lại GTGT thấp, mức độ liên kết
với các GPN, GSC, GVC yếu do chủ yếu là gia công, lắp ráp thì FDI thế hệ
mới lại dựa chủ yếu vào tri thức, sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, thân
thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng, mang lại GTGT cao hơn do được
đầu tư vào các công đoạn sản xuất có hàm lượng chế biến, chế tạo cao hơn,
hoặc vào các dịch vụ mang lại GTGT lớn hơn.
1.2.2. Vai trò đối với phát triển kinh tế - xã hội
Ngồi những vai trị giớng với FDI truyền thớng đã đề cập trước đó,
FDI thế hệ mới cịn có những vai trị quan trọng khác.
(a) Góp phần nâng cao đáng kể năng lực cạnh tranh của khu vực sản
xuất trong nước và đẩy mạnh liên kết giữa khu vực này với khu vực FDI với
tác động lan tỏa về công nghệ lớn hơn nhiều.
15


(b) Góp phần giúp q́c gia/lãnh thổ tiếp nhận FDI thực hiện hiệu quả
hơn các FTA thế hệ mới như Hiệp định đới tác tồn diện và tiến bộ xun
Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định đới tác tồn diện khu vực (RCEP), FTA
Việt Nam - EU (EVFTA), FTA Anh - Việt Nam (UKVFTA).
Đới với Việt Nam, tính đến hết tháng 5/2021, nước ta đã tham gia 14
FTA đang có hiệu lực; 01 FTA đã ký kết và sẽ có hiệu lực trong năm nay; và
02 FTA chờ ký kết5.
(c) Giúp quốc gia/lãnh thổ tiếp nhận FDI tiến lên nhanh hơn trong GVC,

nhờ đó thu được GTGT cao hơn.
Mới tương quan giữa FDI và ngoại thương trên thế giới nói chung và
trong nền kinh tế của nước tiếp nhận FDI thể hiện ngày càng rõ nét: tỷ trọng
KNXK có nguồn gớc từ doanh nghiệp FDI hoạt động tại nền kinh tế tiếp nhận
FDI trong tổng KNXK của nền kinh tế đó ngày càng lớn (ở Việt Nam hiện
vào khoảng 70%); và tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu (KNNK) của khu vực
doanh nghiệp FDI trong tổng KNNK của nền kinh tế tiếp nhận FDI cũng lớn
(ở Việt Nam là khoảng 58%). Việc hình thành chuỗi liên kết trong nước giữa
doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước sẽ làm gia tăng tác động lan
tỏa của dịng vớn FDI, nâng cao GTGT của hàng xuất khẩu, giúp tận dụng tới
đa các lợi ích mà các FTA thế hệ mới mang lại, từ đó giúp doanh nghiệp trong
nước tham gia sâu hơn vào các GVC.
(d) Nâng tầm HNKTQT
FDI thế hệ mới được kỳ vọng tạo điều kiện tăng cường hợp tác kinh
doanh với các đối tác phát triển hàng đầu trên thế giới (như Mỹ, EU) và các
đới tác mới ngồi các đới tác truyền thớng đã có (trong trường hợp của Việt
Nam là Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan); tạo điều kiện thu hút các MNC, TNC
hàng đầu của thế giới vào quốc gia/lãnh thổ tiếp nhận FDI. FDI thế hệ mới

5

Theo Trung tâm WTO và hội nhập, VCCI, tháng 5/2021.

16


song hành với việc thực thi các FTA thế hệ mới sẽ địi hỏi các q́c gia/lãnh
thổ tiếp nhận đầu tư và tham gia FTA cải cách mạnh mẽ hơn nữa, tự do hóa
các ngành, lĩnh vực (mở cửa thị trường) của mình ở mức cao hơn, hay nói
cách khác tham gia HNKTQT ở mức độ cao hơn.

1.2.3. Các tiêu chí đánh giá FDI thế hệ mới và các nhân tố ảnh hưởng đến thu
hút FDI thế hệ mới
(a). Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả FDI thế hệ mới
Bảng 1 dưới đây cho thấy các tiêu chí chủ yếu được sử dụng để đánh
giá FDI thế hệ mới tại Việt Nam, có so sánh với các tiêu chí đánh giá FDI
truyền thống/thế hệ cũ trước đây.
Bảng 1. Các tiêu chí đánh giá FDI thế hệ mới so với FDI truyền thống/
thế hệ cũ
FDI truyền thống/
thế hệ cũ

FDI thế hệ mới
Thu hút FDI có chọn lọc theo
quy hoạch chung của các
ngành với trọng tâm là bền
vững, chất lượng và hiệu
quả phát triển kinh tế - xã hội,

Thu hút FDI vào
Tiêu chí chung

những ngành, lĩnh vực
thiếu vớn, cần FDI để
phát triển.

tập trung vào các lĩnh vực
công nghệ cao, thân thiện với
môi trường và tiêu thụ ít năng
lượng, phát triển và sử dụng
năng lượng sạch và năng

lượng tái tạo, có giá trị gia
tăng cao nhằm đạt được các
mục tiêu phát triển

17


- Số dự án cấp mới

- Số dự án cấp mới

Tiêu chí cụ thể

- Sớ vớn đăng ký

- Sớ vớn đăng ký

về số lượng

- Tỷ lệ vốn thực hiện/

- Tỷ lệ vốn thực hiện/vốn

vốn đăng ký

đăng ký
Quy mô dự án lớn (vài trăm
triệu USD)
- Cơng nghệ tiên tiến, hiện


- Trình độ cơng nghệ

đại, cơng nghệ mới (cơng

trung bình/khơng

nghệ được phát triển không

quá lạc hậu, gây ô

quá 10 năm trở lại đây, ưu

nhiễm môi trường ở

tiên công nghệ ra đời trong

mức thấp hoặc không

cuộc CMCN 4.0)

gây ô nhiễm

- Công nghệ sạch (thân thiện
với mơi trường), tiết kiệm
năng lượng

Tiêu chí cụ thể

Chuyển giao cơng nghệ cho


về chất lượng

doanh nghiệp trong nước
nhằm góp phần tăng cường
Chuyển giao cơng
nghệ là tiêu chí ưu tiên
thu hút dự án FDI
nhưng không bắt buộc

năng lực cạnh tranh của khu
vực này là tiêu chí quan
trọng, trong đó doanh
nghiệp 100% vốn FDI phải
có cam kết về chuyển giao
cơng nghệ hoặc đào tạo kỹ
năng cho kỹ sư, lao động
người Việt Nam.

Có tác động lan tỏa đới Có tính liên kết và tác động
với các ngành, lĩnh

18

lan tỏa đối với các ngành, lĩnh


vực và các doanh

vực và các doanh nghiệp khác,


nghiệp khác

đảm bảo suất đầu tư..

Khơng tiêu tớn nhiều
năng lượng

Tiêu thụ ít năng lượng, phát
triển và sử dụng năng lượng
sạch và năng lượng tái tạo

Mang lại giá trị gia
tăng

Mang lại giá trị gia tăng cao
nhằm đạt được các mục tiêu
phát triển
Sản phẩm có khả năng cạnh

Nâng cao khả năng

tranh cao, tiếp tục tận dụng

cạnh tranh trong nước

lợi thế so sánh nhưng cần

và quốc tế của sản

hướng tới tạo dựng lợi thế


phẩm

cạnh tranh dựa vào đào tạo
nhân lực.

Tạo việc làm cho lao

Tạo việc làm bền vững và

động Việt Nam (ưu

nâng cao kỹ năng cho lao

tiên dự án nâng cao kỹ

động Việt Nam, đáp ứng yêu

năng cho lao động)

cầu của CMCN 4.0.

Giúp Việt Nam tham
gia vào chuỗi giá trị
toàn cầu, nâng cao
năng lực cạnh tranh
quốc gia

Giúp Việt Nam nâng cao vị
thế trong mạng sản xuất,

chuỗi giá trị toàn cầu và chuỗi
cung ứng toàn cầu, góp phần
nâng cao năng lực cạnh tranh
q́c gia
Thu hút được FDI từ các

Ưu tiên thu hút FDI từ

TNC, MNC trong tốp 500

các TNC, MNC

TNC, MNC lớn nhất thế giới
(theo xếp hạng của Forbes) có

19


năng lực công nghệ và sẵn
sàng chuyển giao công nghệ
thông qua các hoạt động
nghiên cứu và phát triển
(R&D) và đào tạo nhân lực
hướng tới CMCN 4.0
Đảm bảo q́c phịng - Đảm bảo q́c phịng - an
ninh ở mức cao

an ninh

(b). Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI thế hệ mới

Nhìn từ góc độ nước/lãnh thổ tiếp nhận FDI thế hệ mới, các nhân tớ
sau đây có ảnh hưởng quan trọng đến khả năng thu hút FDI:
- Mức độ ổn định về chính trị: Chính trị ổn định là một trong những điều
kiện đầu tiên mà các nhà ĐTNN yêu cầu khi xem xét cơ hội đầu tư vào
một q́c gia/lãnh thổ;
- Luật pháp và chính sách liên quan đến FDI (Luật Đầu tư, Luật Doanh
nghiệp, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp…): Khung pháp lý, chính
sách minh bạch, thơng thống, nhất qn đóng vai trị quyết định đới
với việc thu hút FDI thế hệ mới, trong đó Chiến lược thu hút FDI thế
hệ mới có vai trị rất quan trọng, đưa ra tầm nhìn, định hướng, giải pháp
rõ ràng cho thu hút FDI thế hệ mới trong tương lai;
- CSHT của nước tiếp nhận đầu tư: CSHT tốt là một trong những nhân
tố ảnh hưởng quan trọng nhất đến quyết định đầu tư của nhà ĐTNN.
Một q́c gia có hệ thống giao thông kết nối thuận lợi, nhất là hệ thống
sân bay, cảng biển; khu công nghiệp (KCN) cung cấp các điều kiện
thuận lợi cho sản xuất - kinh doanh, đặc biệt có thể thúc đẩy đổi mới
sáng tạo (ĐMST) chắc chắn là mong muốn của tất cả các nhà ĐTNN;

20


×