Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

KẾ HOẠCH BÀI DẠY HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.88 KB, 5 trang )

BÀI . KHÁM PHÁ BẢN THÂN
Điểm mạnh, điểm yếu của em
(Thời gian thực hiện: 02 tiết)
Đối tượng: Học sinh lớp 10
Số tiết: 2 tiết.
I. Mục tiêu
Yêu cầu cần đạt:
- Phát hiện được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân; phát huy điểm mạnh, khắc phục
điểm yếu của mình.
1. Về kiến thức:
- Phát biểu được điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân.
- Nhận biết được hình ảnh của mình trong mắt người khác.
2. Về năng lực
- Phát hiện ra điểm mạnh, điểm yếu của bản thân;
- Biết mỗi người đều có điểm mạnh, điểm yếu riêng.
- Xây dựng được lộ trình ni dưỡng điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân.
- Tự tin thể hiện được điểm mạnh của bản thân.
- Phát triển kỹ năng tự nhận thức bản thân, lắng nghe tích cực, kỹ năng trình bày suy nghĩ, ý
tưởng.
3. Về phẩm chất: Góp phần rèn luyện phẩm chất nhân ái như thể hiện sự tôn trọng sự khác biệt
với người khác, rèn luyện đức tính chăm chỉ, trách nhiệm khi chủ động thực hiện nhiệm vụ học
tập và trung thực của học sinh khi tự khám phá, nhận thức về bản thân.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
– Phiếu học tập số 1: In hình như ở mục Nội dung của Hoạt động 1 (có thể thay thế các kiểu
hình tương tự): Mỗi HS một hình (có thể cho các hình ảnh khác nhau).
– Giấy bìa màu, giấy A0, bút dạ, bút màu.
– SGK Hoạt động trải nghiệm.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Điểm mạnh, điểm yếu của em (khoảng 25 phút)
a) Mục tiêu: HS phát hiện được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân; biết được mỗi người có
điểm mạnh, điểm yếu khác nhau.




b) Nội dung: Trong 5 phút, mỗi HS hãy liệt kê những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân và
nêu một điểm mạnh, điểm yếu ở người bạn của em.

Điểmyếu của em
...........................................
...........................................
...........................................
.....................................

Điểmmạnh của em
...............................................
...............................................
...............................................
...........................................

Tên emlà:
............................................

Bạn emtên là:
............................................

Điểmmạnh của bạn em
...............................................
...............................................
...............................................
...........................................

Điểmyếu của bạn em

...........................................
...........................................
...........................................
.....................................

Hết thời gian hoàn thành phiếu, GV yêu cầu HS trong vịng 2 phút nhanh chóng đi tìm các bạn
trong lớp có điểm mạnh hoặc điểm yếu giống mình và tập hợp thành các nhóm.
Mỗi nhóm có thêm 3 phút để tổng hợp ý kiến tất cả các thành viên về những điểm mạnh hay
điểm yếu chung của nhóm.
c) Sản phẩm: (i) HS nêu được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân; (ii) HS kể được điểm mạnh,
điểm hạn chế của bạn mình.
d) Tổ chức thực hiện
#1: GV phát cho HS phiếu học tập số 1 và giao cho HS nhiệm vụ như mục Nội dung.
#2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS tự suy nghĩ, ghi kết quả vào phiếu học tập. GV quan sát, nhắc
nhở thời gian, trình tự hoạt động và động viên, hỗ trợ HS hồn thành nhiệm vụ.
#3: GV mời đại diện từng nhóm HS trình bày điểm mạnh, điểm hạn chế chung của nhóm.
- GV mời 2 - 3 bạn HS trong lớp nhận xét sự đa dạng các điểm mạnh, điểm yếu của các thành
viên trong lớp; điểm mạnh, điểm hạn chế nào có nhiều thành viên giống nhau nhất; điểm mạnh,


điểm hạn chế nào nào ít nhất. (Lưu ý, khơng phán xét điểm mạnh, điểm hạn chế của HS theo
quan điểm cá nhân).
- GV gợi ý HS tìm ra điểm chung về những điều thú vị, điều bất lợi mà mỗi nhóm tìm thấy ở
điểm mạnh, điểm hạn chế của mình. GV cho các nhóm trình bày.
#4: GV kết luận và yêu cầu HS ghi vào vở: Ai cũng có những điểm mạnh, điểm hạn chế riêng.
Điểm mạnh, điểm hạn chế của em có thể giống hoặc khơng giống với những người khác. Những
điểm mạnh, điểm yếu làm nên sự độc đáo của riêng em. Em nên biết phát huy điểm mạnh và
khắc phục những điểm yếu để hoàn thiện bản thân.
2. Hoạt động 2: Làm thế nào để phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân?
(khoảng 15 phút)

a) Mục tiêu: HS đưa ra giải pháp phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu của bản thân.
b) Nội dung: Trong 5 phút, hãy thảo luận và ghi lại
1. Hãy nêu các giải pháp phát huy điểm mạnh của nhóm?
2. Nêu các cách khắc phục điểm yếu của nhóm?
c) Sản phẩm
1. Một giải pháp phát huy một điểm mạnh.
2. Một giải pháp khắc phục một điểm yếu.
d) Tổ chức thực hiện
#1: GV giữ nguyên các nhóm có chung điểm mạnh, điểm yếu như hoạt động 1, phát cho mỗi nhóm
4 - 5 miếng bìa màu. GV quy định màu bìa viết về giải pháp phát huy điểm mạnh, màu bìa giải
pháp khắc phục điểm yếu.
#2: HS thảo luận. GV quan sát, hỗ trợ HS thảo luận và ghi từ khoá ra giấy.
#3: GV tổ chức báo cáo, thảo luận và kết luận:
1. GV chia bảng thành hai cột: Cột 1: Các điểm mạnh. Cột 2: Điểm yếu
2. GV mời tất cả các nhóm lên dán kết quả thảo luận của nhóm vào cột tương ứng.
3. GV yêu cầu HS tổng hợp và nêu ý kiến nhận xét kết quả thảo luận trong lớp theo từng cột.
4. GV mời HS nêu ý kiến về các giải pháp phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu của bản
thân.
GV kết luận:
– Không phải điểm yếu nào cũng là xấu.
– Cách xác định điểm mạnh, điểm yếu:
+ Điểm mạnh là kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm mà bản thân làm tốt.
+ Điểm yếu là những kĩ năng, kiến thức bạn làm chưa tốt cần cải thiện để hoàn thiện bản thân.
Mọi người nên phát huy những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu khơng có lợi cho
bản thân, người khác và toàn xã hội.


3. Hoạt động 3: Luyện tập (khoảng 35 phút)
a) Mục tiêu: HS được rèn kỹ năng làm việc nhóm, đưa ra các bước cụ thể để phát huy điểm
mạnh, khắc phục điểm yếu bản thân thông qua sơ đồ.

b) Nội dung: Trong 15 phút, các nhóm thực hiện những việc sau đây:
- HS thảo luận nhóm về các bước thực hiện một giải pháp cụ thể.
- HS làm việc nhóm: phân công thành viên, trao đổi cách làm và tiến hành vẽ sơ đồ các bước.
c) Sản phẩm
Vẽ được sơ đồ chi tiết thể hiện các bước cần thực hiện để phát huy một điểm mạnh và khắc
phục một điểm yếu nào đó của nhóm.
d) Tổ chức thực hiện
#1: GV giữ nguyên cá nhóm như ở hoạt động 1, 2. Giao nhiệm vu như mục Nội dung.
#2: HS thực hiện nhiệm vụ.
#3: GV mời từng nhóm lên trình bày sản phẩm, các nhóm khác tập trung lắng nghe.
Kết thúc phần trình bày, GV gợi ý câu hỏi thảo luận cho HS về q trình thực hiện sản phẩm, khó
khăn/ thuận lợi khi thực hiện hoạt động (chia sẻ cảm xúc, bài học thu nhận và kỹ năng được hình
thành).
Sau đó, GV phát cho mỗi HS một tờ miếng bìa hình hoa, lá, quả các màu. GV yêu cầu HS viết
điều HS yêu thích nhất đối với sản phẩm của một nhóm khác ngồi nhóm HS là thành viên.
GV chuẩn bị sẵn một “Cây lời khen”, có thân cây và các nhánh cây, dán lên trên bảng hoặc cửa
lớp. HS viết xong lời khen sẽ lần lượt lên dán/ đính trên “cây lời khen”. Cây lời khen sẽ được
lưu lại trong lớp học để HS đọc sau khi kết thúc buổi học.
GV nhận xét nỗ lực và thái độ làm việc của các nhóm.
GV kết luận: Được thể hiện điểm mạnh sẽ đem lại niềm vui, cảm giác tích cực cho bản thân mọi
người. Hãy tự tin thể hiện điểm mạnh của em trong cuộc sống, bởi đó cũng là cơ hội để em
được làm điều em muốn, thể hiện bản thân mình, chia sẻ niềm vui của em với mọi người và tìm
được những người bạn có cùng điểm mạnh để chia sẻ. Cảm giác lo lắng khi thể hiện điểm yếu
của em với người khác là chuyện hoàn toàn tự nhiên. Hãy tự tin với bản thân mình và hồn
thiện bản thân mình hơn nữa.
4. Hoạt động 4: Vận dụng (khoảng 10 phút giao nhiệm vụ; làm ở nhà)
a) Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức và kĩ năng đã học về lập kế hoạch nuôi dưỡng điểm
mạnh, khắc phục điểm yếu.
b) Nội dung: Nhiệm vụ về nhà: HS về nhà làm bảng trang trí với nội dung như sau:
1. Một điểm mạnh, điểm yếu của bản thân

2. Thời gian thực hiện điểm mạnh, khắc phục điểm yếu (ngày, giờ cụ thể theo thời gian biểu mỗi cá
nhân).


3. Quay phim/ chụp ảnh/ viết bài giới thiệu sự thay đổi của HS đã thực hiện trong tuần của một điểm
mạnh, điểm đã liệt kê.
c) Sản phẩm
- Bảng trang trí (vẽ bảng, sơ đồ mind-map, hình vẽ…. ) với đầy đủ nội dung 1,2.
- Ảnh chụp/ video/ viết bài giới thiệu sản phẩm đã thực hiện trong tuần của điểm mạnh, điểm yếu
HS đã liệt kê.
d) Tổ chức thực hiện
#1: GV giao nhiệm vụ như mục Nội dung.
#2: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà
#3: GV yêu cầu HS nộp bài làm vào đầu buổi học tiếp theo; GV nhận xét vào bài làm (có thể
cho điểm q trình đối với một số HS).
– GV trả bài, chọn một số bài làm tốt của HS để giới thiệu và tuyên dương trước lớp vào thời
điểm thích hợp.



×