Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

BÀI TIỂU LUẬN môn học tư tưởng hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.37 KB, 19 trang )

ĐẠI HỌC DUY TÂN
Khoa Khoa học Xã hội & Nhân văn
…@&?…

BÀI TIỂU LUẬN
Mơn học: Tư tưởng Hồ Chí Minh
Chủ đề 3: Trong tác phẩm Đạo đức cách mạng, Hồ Chí Minh Viết: “Đạo đức
cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ
hằng ngày phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng
càng luyện càng trong. Có gì sung sướng vẻ vang hơn là trau dồi đạo đức cách
mạng để góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và giải
phóng lồi người”.
Giáo viên hướng dẫn : Trần Quốc Huy
Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Thị Thương

Mã số sinh viên

: 25203205620

Số thứ tự

: 250

Lớp

: POS 361 SA


Đà Nẵng, ngày 31 tháng 07 năm 2021



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................................................

A. Mở đầu: Lí do chọn đề tài.........................................................................
B. Nội dung:.....................................................................................................
1. Nhận định quan điểm:.............................................................................
2. Rút ra ý nghĩa đối với bản thân: ............................................................
C. Kết luận:......................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO:.........................................................................................................


LỜI MỞ ĐẦU
Giới thiệu về Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh (tên lúc nhỏ là Nguyễn Sinh Cung, tên khi đi học
là Nguyễn Tất Thành, trong nhiều năm hoạt động cách mạng trước đây lấy tên
là Nguyễn Ái Quốc), sinh ngày 19-5-1890 ở làng Kim Liên, xã Nam Liên,
huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An nơi có truyền thống đấu tranh kiên cường chống
ách thống trị của thực dân phong kiến. Người sinh ra trong một gia đình nhà
nho yêu nước, hoàn cảnh xã hội và sự giáo dục của gia đình đã ảnh hưởng sâu
sắc đến Người ngay từ thời niên thiếu.
Ngày 3-6-1911, Người ra nước ngoài, làm nhiều nghề, tham gia cuộc vận
động cách mạng của nhân dân nhiều nước, đồng thời không ngừng đấu tranh
cho độc lập, tự do của dân tộc mình. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người Việt Nam
đầu tiên ủng hộ Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại và tìm thấy ở chủ nghĩa
Mác-Lênin. Từ đây, Người đã nhận rõ đó là con đường duy nhất đúng đắn để
giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp. Năm 1920, Người tham gia thành lập
Đảng Cộng sản Pháp tại Đại hội Tua. Năm 1921, người tham gia thành lập Hội
Liên hiệp các dân tộc thuộc địa Pháp, xuất bản tờ báo Người cùng khổ ở Pháp
(1922). Năm 1923, Người được bầu vào Ban Chấp hành Quốc tế Nông dân.

Năm 1924, Người tham dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản và
được chỉ định là Uỷ viên thường trực Bộ Phương Đông, trực tiếp phụ trách Cục
Phương Nam. Năm 1925, Người tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc
bị áp bức châu Á, Xuất bản hai cuốn sách nổi tiếng: Bản án chế độ thực dân
Pháp (1925) và Đường kách mệnh (1927).
Năm 1925, Người thành lập Việt Nam thanh niên Cách mạng đồng chí
Hội ở Quảng Châu (Trung Quốc) và tổ chức "Cộng sản đồn" làm nịng cốt cho
Hội đó, đào tạo cán bộ Cộng sản để lãnh đạo Hội và truyền bá chủ nghĩa MácLênin vào Việt Nam.
Ngày 3-2-1930, Người chủ tọa Hội nghị thành lập Đảng họp tại Cửu


Long (gần Hương Cảng). Hội nghị đã thơng qua Chính cương vắn tắt, Sách
lược vắn tắt, Điều lệ Đảng do chính Người soạn thảo. Người ra lời kêu gọi nhân
dịp thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (sau đổi là Đảng Cộng sản Đông
Dương, rồi Đảng Lao động Việt Nam và nay là Đảng Cộng sản Việt Nam ).
Từ năm 1930 đến 1940, Người tham gia công tác của Quốc tế Cộng sản ở
nước ngoài, đồng thời theo dõi sát phong trào cách mạng trong nước và có
những chỉ đạo đúng đắn cho Ban Chấp hành Trung ương Đảng ta.
Năm 1941, Người về nước, triệu tập Hội nghị Ban Chấp hành Trung
ương Đảng lần thứ 8. Quyết định đường lối cứu nước, thành lập Mặt trận Việt
Minh, gấp rút xây dựng lực lượng vũ trang, đẩy mạnh phong trào đấu tranh
cách mạng quần chúng, chuẩn bị tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả
nước.
Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thắng lợi. Ngày 2-9-1945, tại
Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tun ngơn Độc lập
khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày 9/1/1946 cuộc tổng tuyển
cử bầu Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa lần đầu tiên trong cả nước,
bầu Người làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Cùng với Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo toàn Đảng,
toàn quân, toàn dân Việt Nam phá tan âm mưu của đế quốc, giữ vững và củng

cố chính quyền cách mạng. Ngày 19-12-1946, Người kêu gọi toàn quốc kháng
chiến chống thực dân Pháp.
Tháng 7-1954, với thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ, Hiệp định
Genève được ký kết. Miền Bắc được giải phóng. Miền Nam bị đế quốc Mỹ xâm
lược biến thành thuộc địa kiểu mới của chúng. Người cùng với Trung ương
Đảng lãnh đạo nhân dân cả nước thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược:
cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân
dân ở miền Nam.
Tháng 9-1960, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ ba của Đảng Lao
động Việt Nam, Hồ Chí Minh được bầu làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung


ương Đảng. Dưới sự lãnh đạo của Người, nhân dân ta vừa xây dựng chủ nghĩa
xã hội ở miền Bắc, vừa tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, bảo vệ miền
Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà, đưa cả nước tiến lên chủ
nghĩa xã hội.
Ngày 2-9-1969, mặc dù đã được các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa
nhưng do tuổi cao sức yếu Người đã từ trần, hưởng thọ 79 tuổi.
Cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh là một cuộc đời trong sáng cao đẹp của
một người cộng sản vĩ đại, một anh hùng dân tộc kiệt xuất, một chiến sĩ quốc tế
lỗi lạc, đã đấu tranh khơng mệt mỏi và hiến dâng cả đời mình cho Tổ quốc, cho
nhân dân, vì lý tưởng cộng sản, vì độc lập, tự do của các dân tộc bị áp bức, vì
hịa bình và cơng lý trên thế giới.
Năm 1987, tại kỳ họp lần thứ 24, Tổ chức Giáo dục - Văn hóa - Khoa học
của Liên hợp quốc (UNESCO) đã ra Nghị quyết tơn vinh Hồ Chí Minh là “Anh
hùng giải phóng dân tộc Việt Nam và nhà văn hóa kiệt xuất” .
A. MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài:
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho dân tộc ta một di sản vơ giá, đó là tư

tưởng của Người, trong đó có tư tưởng về đạo đức. Bản thân Chủ tịch Hồ Chí
Minh là một tấm gương sáng ngời về đạo đức. Người đã để lại rất nhiều tác
phẩm, bài viết về đạo đức. Xuất phát từ truyền thống yêu nước của dân tộc ta và
do yêu cầu của sự nghiệp cách mạng, chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến
vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ đảng viên. Người
cho rằng đạo đức là nền tảng của người cách mạng cũng như gốc của cây, ngọn
nguồn của sông suối. Đạo đức phải gắn với tài năng, đức và tài phải có mối
quan hệ mật thiết với nhau. Đạo đức phải có trên tất cả mọi mặt của đời sống xã
hội, không kể cá nhân nào, lĩnh vực nào. Đạo đức cách mạng chỉ có được qua
rèn luyện, đấu trạnh gian khổ của bản thân người cách mạng.


Nâng cao đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên và mọi tầng lớp
nhân dân ta là chiến lược lâu dài của Đảng ta, là yếu tố làm nên thắng lợi
bền vững cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc, vì một nước Việt Nam
xã hội chủ nghĩa “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Tác phẩm “Đạo đức cách mạng” của Chủ tịch Hồ Chí Minh là những chỉ
dẫn quý báu về việc xây dựng nhân cách, phẩm chất và giá trị cao quý
của người làm cách mạng, cũng là thông điệp về xây dựng một đảng cầm
quyền liêm chính, trong sạch, vững mạnh, trí tuệ và bản lĩnh ngang tầm
nhiệm vụ mà Tổ quốc và nhân dân giao phó “Đạo đức cách mạng khơng
phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày phát
triển và cũng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện
càng trong. Có gì sung sướng vẻ vang hơn là trau dồi đạo đức cách mạng
để góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và giải
phóng lồi người”. Tơi viết bài viết này để thể hiện quan điểm của cá
nhân tơi về đạo đức cách mạng qua câu nói của Bác. Thơng qua câu nói
đó để chia sẻ những kinh nghiệm học hỏi mà tôi biết, truyền đạt một số
lối sống tích cực để góp phần nâng cao giá trị học tập phấn đấu không
ngừng nghỉ. Mặc dù bài viết này chỉ là sự trải qua, nhìn nhận vấn đề đó

từ phía bản thân tơi – một sinh viên cảm thấy được từ những dòng chữ
của Bác.
B. NỘI DUNG
1. Nhận định quan điểm:
Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm sâu sắc đến việc giáo dục về
đạo đức , về nhân cách của người cán bộ cách mạng. Người nói có cán bộ tốt,
việc gì cũng xong. Người khẳng định đó là một chân lý. Chủ tịch Hồ Chí Minh
khẳng định đạo đức có vị trí quan trọng đặc biệt đối với mỗi con người. Đối với
người cách mạng, nó là gốc, cái nền tảng của người cách mạng. Người đã
khẳng định điều này trong tác phẩm” Sửa đổi lề lối làm việc”. Cũng như sông


có nguồn thì mới có nước, khơng có nguồn thì sơng cạn. Cây phải có gốc,
khơng có gốc thì cây béo. Người cách mạng phải có đạo đức, khơng có đạo dức
thì dù tài giỏi mấy cũng khơng lãnh đạo được nhân dân”
Từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã khẳng định đạo đức là gốc của người cách
mạng. Trong tác phẩm Đường Kách mệnh, Người đã nêu lên 23 điểm thuộc “tư
cách một người cách mệnh”, trong đó chủ yếu là các tiêu chuẩn về đạo đức, thể
hiện chủ yếu trong 3 mối quan hệ: với mình, với người và với công việc.
Người viết: “Làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một
sự nghiệp rất vẻ vang, nhưng nó cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc
đấu tranh rất phức tạp, lâu dài, gian khổ. Sức có mạnh mới gánh được nặng và
đi được xa. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới
hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang”.
Với mỗi người, Hồ Chí Minh ví đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát
triển con người, như gốc của cây, như ngọn nguồn của sông suối. Người viết:
“Cũng như sơng thì có nguồn mới có nước, khơng có nguồn thì sơng cạn. Cây
phải có gốc, khơng có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức,
khơng có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng khơng lãnh đạo được nhân dân”.
Người yêu cầu mỗi cán bộ đảng viên phải không ngừng tu dưỡng rèn

luyện phẩm chất đạo đức. Theo Người, yêu cầu đạo đức người cán bộ cần có:
+ Trung với nước hiếu với dân.
+ Yêu thương con người.
+ Cần, kiệm, liêm chính, chí cơng vơ tư.
+ Tinh thần quốc tế trong sáng.
Đối với Đảng, tổ chức tiền phong chiến đấu của giai cấp công nhân, nhân
dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh yêu cầu phải xây dựng
Đảng ta thật trong sạch, Đảng phải “là đạo đức, là văn minh”. Người thường
nhắc lại ý của V. I. Lênin: Đảng Cộng sản phải tiêu biểu cho trí tuệ, danh dự,
lương tâm của dân tộc và thời đại.


Xuất phát từ thực tiễn cách mạng Việt nam, với tư duy độc lập sáng
tạo, Hồ Chí Minh đã kế thừa có chọn lọc tư tưởng đạo đức truyền thống và vận
dụng sáng tạo tư tưởng nhân văn của Chủ nghĩa Mác – Lê nin. Người đã xây
dựng những nguyên tắc đạo đức cách mạng:
- Nói phải đi đơi với làm, phải nêu gương về đạo đức.
+ Người nói ít làm nhiều, có nhiều vấn đề về đạo đức Người làm mà
khơng nói, phải đi sâu nghiên cứu hành vi đạo đức của Người mới thấy được
bản chất sâu xa của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.
+ Trong cuốn đường cách mệnh, khi nói về tư cách người cách mệnh
Hồ Chí Minh viết: “Nói thì phải làm” “Có lịng bày vẽ cho người” hay trong tác
phẩm nâng cao đạo đức cách mạng quét sạch chủ nghĩa cá nhân, Hồ Chí Minh
yêu cầu Đảng cần thực hiện “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau” . Luận
điểm ấy đã khẳng định rất rõ vấn đề nêu gương có tầm quan trọng đặc biệt
trong đời sống đạo đức, nhất là đối với trách nhiệm của cán bộ, đảng viên.
- Xây đi đơi với chống:
+ Theo Hồ Chí Minh trong đời sống hàng ngày cái tốt, cái xấu, đạo đức,
phi đạo đức ln ln đan xen lẫn nhau. Chính vì vậy vừa phải xây dựng đạo
đức mới, vừa phải chống cái phi đạo đức.

+Muốn xây phải chống, chống nhằm mục đích cho xây. Cũng vì vậy Hồ
Chí Minh căn dặn tồn Đảng: “Phải cương quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân
nâng cao đạo đức cách mạng bồi dưỡng tư tưởng tập thể, tinh thần đồn kết,
tính tổ chức và kỷ luật”.
- Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời
+ Theo Hồ Chí Minh, Người đã nhiều lần chỉ rõ: Mỗi con người phải
thường; xuyên chăm lo tu dưỡng đạo đức như việc rửa mặt hàng ngày đấy cũng
là cơng việc phải kiên trì bền bỉ suốt đời, khơng người nào có thể chủ quan tự
mãn. Theo Người: “Đạo đức cách mạng khơng phải trên trời xa xuống. Nó do
đấu tranh rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển củng cố. Cũng như ngọc
càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”.


+ Theo quan điểm của Hồ Chí Minh thì mỗi con người đều có cái tốt,
cái xấu vấn đề là khơng tự lừa dối mình mà nhìn thẳng vào mình thấy rõ cái tốt,
cái thiện để phát huy, thấy cái xấu, cái ác để khắc phục. Vì vậy việc tu dưỡng
rèn luyện phải được thực hiện trong hoạt động thực tiễn. Hồ Chí Minh là một
tấm gương suốt đời tự rèn luyện và trở thành tấm gương tuyệt vời về con người
mới. Những đức tính q báu của người khơng phải là bẩm sinh có được mà do
q trình tu dưỡng rèn luyện học tập, từng bước hấp thụ tinh hoa đạo đức dân
tộc và nhân loại mà đã trở thành tư tưởng bất tử.
1) Tầm quan trọng của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
Đạo đức là sức mạnh của con người. Làm cách mạng là một việc lớn nên
càng phải có sức mạnh.  Người viết: “Làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành
xã hội mới là một sự nghiệp vẻ vang, nhưng nó cũng là một nhiệm vụ rất nặng
nề, một cuộc đấu tranh rất phức tạp, lâu dài, gian khổ. Sức có mạnh mới gánh
được nặng và đi được xa. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền
tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang”.
Theo Hồ Chí Minh, có đạo đức cách mạng thì gặp khó khăn, gian khổ,
thất bại, cũng khơng sợ sệt, rụt rè, lùi bước. Khi cần, thì sẵn sàng hi sinh cả tính

mạng của mình cũng khơng tiếc. Có đạo đức cách mạng thì gặp thuận lợi và
thành cơng vẫn giữ vững tinh thần gian khổ, chất phác khiêm tốn, “lo trước
thiên hạ, vui sau thiên hạ”, lo hoàn thành nhiệm vụ cho tốt chứ không kèn cựa
về mặt hưởng thụ; không công thần, không quan liêu, không kiêu ngạo, khơng
hủ hóa. Hồ Chí Minh chỉ rõ "tuy năng lực và công việc của mỗi người khác
nhau, người làm việc to, người làm việc nhỏ; nhưng ai giữ được đạo đức đều là
người cao thượng".
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức ln ln có ý nghĩa lý luận và thực
tiễn hết sức sâu sắc, là động lực, là sức mạnh thắng lợi của cách mạng Việt
Nam trong suốt 78 năm qua. Tư tưởng Hồ Chí Minh đã soi sáng con đường
cách mạng Việt Nam:


+ Tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng lý luận và định hướng để Đảng
Cộng sản Việt Nam xây dựng đường lối cách mạng đúng đắn
+ Tư tưởng Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần to lớn, quý giá của Đảng và
dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta trên
hành trình kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
+ Cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư
tưởng và là kim chỉ nam cho hành động của Đảng, tiếp tục dẫn dắt, soi đường
cho Đảng và nhân dân Việt Nam trên con đường xây dựng một nước Việt Nam
“dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Đạo đức là một đặc trưng cơ bản của xã hội xã hội chủ nghĩa, là sức
mạnh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, liên quan đến sự thành bại
của cách mạng. Người nêu yêu cầu đạo đức đối với các giai cấp, tầng lớp và các
nhóm xã hội, trên mọi lĩnh vực hoạt động, trong mọi phạm vi, từ gia đình đến
xã hội, trong cả ba mối quan hệ của con người: đối với mình, đối với người, đối
với việc. Tư tưởng Hồ Chí Minh đặc biệt được mở rộng trong lĩnh vực đạo đức
của cán bộ, đảng viên, nhất là khi Đảng đã trở thành Đảng cầm quyền.


2. Rút ra bài học cho bản thân:
2.1.

Thực trạng đạo đức của thanh niên sinh viên ngày nay:

Ở thế kỉ 21, tất cả hướng tới một tương lai tốt hơn và để hội nhập quốc tế nước
ta chuyển sang nền kinh tế thị trường. Nhưng từ khi có bước chuyển mình này
việc giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống cũng như việc xây
dựng hệ giá trị đạo đức mới ở nước ta đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải
được giải quyết. Thực tế cho thấy, trong đời sống xã hội đã có những biểu hiện
xem nhẹ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, chạy theo thị hiếu
không lành mạnh. Cuộc đấu tranh giữa cái tiến bộ và cái lạc hậu, giữa lối sống
lành mạnh trung thực, có lý tưởng với lối sống ích kỉ, thực dụng đang diễn ra
hàng ngày. Bên cạnh những hệ giá trị mới được hình thành trong quá trình hội


nhập, những cái tiêu cực cũng đang xâm nhập vào đạo đức, lối sống của nhiều
tầng lớp nhân dân, đặc biệt là đội ngũ thanh niên sinh viên.
Vậy đạo đức là gì?
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội , là tập hợp những nguyên tắc,
quy tắc , chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con
người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, chúng được thực hiện bởi
niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội.
a. Hạn chế:
Do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường hội nhập quốc tế, của lối sống
thực dụng chạy theo danh lợi bất chấp đạo lý, đã dẫn đến những tiêu cực trong
xã hội. Những biểu hiện xa rời mục tiêu của chủ nghĩa xã hội chưa được khắc
phục chống phá của các thế lực phản động nhằm thực hiện âm mưu “diễn biến
hịa bình” đã tác động không nhỏ dến đời sống đạo đức cơng dân, ảnh hưởng
lớn đến tâm tư, tình cảm, ý chí phấn đấu của sinh viên, thanh niên tri thức. Dẫn

đến có một bộ phận sinh viên phai nhạt niềm tin lý tưởng . mất phương hướng
phấn đấu, khơng có chí lập thân, lập nghiệp, chạy theo lối sống thực dụng, sống
thử, sống dựa dẫm, thiếu trách nhiệm thờ ơ với gia đình và xã hội.
Là một sinh phần chúng ta có thể thấy rõ nhưng thực trạng của chính
mình. Khi nhắc đến hai chữ “Sinh viên’’ mọi người đều biết đó là tầng lớp tri
thức cao của mỗi quốc gia – là tương lai của đất nước là những người quyết
định sự phồn thịnh của dân tộc vì chính họ là những “ mùa xuân của xã hội” .
Để có thể là một cơng dân có ích cho xã hội và giúp nước nhà phát triển về mọi
mặt, một sinh viên không chỉ mang theo vốn kiến thức được học tại những buổi
học trên giảng đường mà phải là người có đạo đức tốt, xứng đáng cương vị là
một sinh viên, hay nói đúng hơn “Trước khi thành tài thì phải thành nhân”. Chủ
tịch Hồ Chí Minh kính u đã từng nói: “Có tài mà khơng có đức thì là người
vơ dụng, có đức mà khơng có tài thì làm gì cũng khó” qua đó cũng đủ hiểu
Người coi trọng như thế nào về đạo đức lối sống .Yếu tố đó khơng những quyết
định kết quả học tập mà quyết định đến tương lai và cuộc đời của mỗi bạn.


“Giới trẻ là tương lai của giáo hội và nhân loại”. Nhưng thực tế, thì nó
lại khơng hề tốt đẹp như người ta tưởng. Nhân loại sẽ đi tới đâu, khi giới trẻ có
lối sống thực dụng chỉ chạy theo những giá trị vật chất mà bỏ quên những giá
trị tinh thần. Tình trạng giới trẻ sống bng thả, khơng coi trọng giá trị đạo đức
đã và đang diễn ra ở nhiều nơi. Bằng chứng là các phương tiện truyền thông đã
đăng tải các bài viết phản ánh về thực trạng này. Chúng lôi bè kéo cánh để đánh
nhau (cả trai lẫn gái), thậm chí hành hung cả thầy cơ giáo, con giết cha, anh giết
em, trẻ vị thành niên cũng gây ra nhiều vụ án mạng. Những hành vi tàn bạo này
được đăng trên mặt báo chỉ là những tảng băng nổi, thực tế còn nhiều hơn nữa.
Cách đây khơng lâu người ta chống váng vì một đoạn video clip nữ sinh
đánh bạn đăng tải trên Internet. Trong clip này một cơ bé đang bị nữ sinh tóc
ngắn vừa đánh tới tấp vào mặt vừa chửi tục với kiểu “dạy dỗ” rất anh chị. Trong
khi đó nhiều học sinh khác ngồi chễm chệ ở ghế đá và thản nhiên nhìn vụ đánh

hội đồng này. Một thái độ vơ cảm khơng thể ngờ được! Sau đó, dư luận lại đau
lịng trước
tình trạng gia tăng bạo lực học đường của nữ sinh Việt Nam được phản
ánh liên tục trên các phương tiện truyền thông. Đáng báo động hơn nữa hiện
tượng sinh viên, học sinh đánh giáo viên cũng gia tăng. Có những giáo viên
đang giảng bài, bất ngờ bị học trò lấy mã tấu trong cặp xông lên bục giảng
chém trọng thương.
Bên cạnh đó, tình trạng sống thử và quan hệ tình dục trước hơn nhân
ngày càng tăng cao. Theo tiến sĩ Tâm lí Huỳnh Văn Sơn, Đại học Sư phạm TP
HCM, việc các bạn trẻ quan hệ trước hôn nhân khơng chỉ ảnh hưởng của văn
hóa phương tây mà cịn do lối sống quá dễ dãi, đánh mất truyền thống tốt đẹp
của người Á Đơng, đó là: tơn trọng lễ nghĩa gia phong, công dung ngôn hạnh,
hiếu tiết lễ nghĩa,... Đồng thời tình trạng nạo phá thai cũng đang ở mức báo
động. Theo GS.BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng – giám đốc Bệnh viện phụ sản
Từ Dũ, TP.HCM – cho biết: “Thực trạng nạo phá thai rất đáng lo ngại. Mỗi
năm, tại Việt Nam, có khoảng 700.000 phụ nữ nạo phá thai. Riêng ở TP.HCM
với khoảng 7 triệu dân mỗi năm có khoảng hơn 100 nghìn ca sinh nhưng số ca


nạo phá thai cũng tương đương. Tại bệnh viện Từ Dũ, mỗi năm tổng số sinh
khoảng 45 nghìn người nhưng nạo phá thai hơn 30 nghìn người và tổng số 1,21,6 triệu ca mỗi năm. Cả nước có 5% em gái sinh con trước 18 tuổi và 15%
sinh con trước 20 tuổi”.
Cụm từ “sống thử” đã trở nên quá quen thuộc với các bạn sinh viên hiện
nay. Hai người sống chung với nhau như vợ chồng, nếu cảm thấy không hợp thì
chia tay một cách nhẹ nhàng. Tình u hơn nhân là một vấn đề nghiêm túc, tại
sao các bạn lại có những quan niệm sai lầm và dễ dãi như vậy? Sau này, nếu
đến với một người con trai khác chưa chắc họ sẽ chấp nhận qua khứ của bạn ?
Những hậu quả đáng tiếc thì người phụ nữ ln phải chịu thiệt thịi, phải chịu
những cái nhìn khắt khe hơn từ gia đình và xã hội. Khi tình u tan vỡ thì người
ơm nỗi đau và mất mát nhiều hơn là người con gái. Vậy nên hãy sáng suốt trong

quyết định của mình.
Hơn nữa, một số đơng bạn trẻ đang chạy theo vịng xốy của “văn hóa
tốc độ”. Từ những sách báo không lành mạnh, đến những băng đĩa phim sex
được trao cho nhau cách dễ dàng, từ những quán Karaoke buổi tối đến những
vũ trường, quán bar thâu đêm, rồi vào những ngôi nhà nghỉ. Mặt khác, tình
trạng đua xe cũng là một trong những vấn đề nổi cộm đang được diễn ra ở
nhiều nơi.
Hiện nay ngày càng đơng sinh viên Việt Nam chưa có thái độ nhận thức
đúng đắn đối với việc học tập. Theo một cuộc khảo sát của Phó GS-Tiến sĩ
Phạm Cơng Khanh-Trường Sư phạm Hà Nội: “64% sinh viên chưa tìm được
phương pháp học tập phù hợp với đặc điểm nhận thức cá nhân. 36,1% sinh
viên bộc lộ phong cách thụ động, ngại nêu lên thắc mắc và ý kiến của mình để
đóng góp vào việc học tập trên lớp mà chỉ thích giảng viên cho nghe. Mặc dù
trong các cuộc chơi nhậu nhẹt số đông trong họ là người tiên phong, sôi nổi,
chơi hết mình. 50% sinh viên khơng thực sự tự tin vào năng lực, trình độ của
mình. 40% sinh viên cho rằng mình khơng có khả năng tự học. 70% sinh viên
cho rằng mình khơng có khả năng nghiên cứu. 55% sinh viên không thực sự
hứng thú với việc học tập” (theo tuổi - trẻ online).


Những con số đó thật bất ngờ. Đáng buồn thay cho một thế hệ tương lai
đang ngày càng xuống dốc. Khơng những vậy, có những sinh viên cịn tỏ thái
độ vô lễ với giảng viên, làm ồn trong lớp, phát biểu linh tinh, huýt sáo... Do họ
nghĩ mình đã lớn, có thể bày tỏ ý kiến thoải mãi. Sinh viên ngày nay tiếp cận
quá nhiều phương tiện truyền thông hiện đại như điện thoại di động, mạng xã
hội, internet... nên dễ bị tiêm nhiễm những tư tưởng xấu.
Các bạn nam thì vùi mình trong nhậu nhẹt, cờ bạc. Số khác lại lao vào
các trị vơ bổ trong thế giới ảo (như Freefire, Liên quân, Liên minh, PUBG...).
Nguy hiểm hơn là các phim ảnh đồi trụy có tác động tiêu cực đến nhân cách các
bạn. Đau lịng hơn nữa số đơng trong những bạn đó gia đình đâu có khá giả gì.

Để có tiền gửi lên thành phố cho con ăn học cha mẹ các bạn ở quê đã phải bòn
từng gánh rau, đấu thóc, đã làm việc hết mình mơng một ngày được nhìn thấy
con thành đạt. Thương con họ còn cố giành giùm mua cho con điện thoại, xe
máy, máy tính xách tay để tiện học tập và đi lại. Ngờ đâu, tất cả đều vào tiệm
cầm đồ chỉ sau vài cuộc ăn chơi trác tán hoặc sau vài địn thất thủ trong các trị
cá độ hoặc lơ đề.
Các bạn nữ thì bị ảnh hưởng quá nhiều của những bộ phim lãng mạn Hàn
Quốc. Từ cách ăn mặc đến đầu tóc hay phong cách thời trang các bạn đều thể
hiện sao cho giống thần tượng của mình. Cũng như những các bạn nam các bạn
nữ cũng nhấn mình trong những cuộc nhậu nhẹt bar, pub. Nghiêm trọng hơn
nữa, các bạn cịn chạy theo một kiểu tình cảm phương Tây chớp nhống khơng
giới hạn. Một vấn đề nổi cộm gần đây chính là " Sugar Daddy". Sugar Daddy là
những người đàn ơng già và giàu có, thích hẹn hị, chi phối những cô gái trẻ
bằng quà và tiền. Chạy theo những "ông bố tài phiệt" đánh đổi tuổi trẻ và bản
thân để có được cuộc sống sung sướng khơng dài lâu mà dễ đi vào con đường
lạc lối bất cứ lúc nào.
Một con thuyền sẽ mãi trôi lênh đênh trên biển nếu không biết đâu là bến
bờ cần đến. Cũng như các bạn đang có lối sống sa đoạ, sống khơng biết ngày
mai nếu khơng kịp thời thay đổi thì chuyện không được ra trường hoặc bị đuổi
học là điều tất nhiên. Có nhiều sinh viên bị ám ảnh bởi quan niệm “trẻ không


chơi - già hối hận”. Nhưng không phải họ đang tận dụng tuổi trẻ mà đang liều
lĩnh phí phạm tuổi xuân thì đúng hơn. Rồi một ngày khi tất cả đã quá muộn các
bạn phải đau đớn khi rơi vào hồn cảnh: “ Ngước nhìn tương lai mồ hơi tốt,
quay đầu quá khứ nước mắt rơi”.
b. Tích cực:
Phần lớn sinh viên, thanh niên tri thức vẫn giữ được lối sống tình nghĩa,
trong sạch, lành mạnh, khiêm tốn, ln cần cù và sáng tạo trong học tập, sống
có bản lĩnh, có chí lập thân, lập nghiệp, năng động, nhạy bén , dám đối mặt với

những khó khăn , thách thức , dám chịu trách nhiệm , không ỷ lại , chầy lười ;
ln gắn bó với nhân dân , đồng hành cùng dân tộc , phấn đấu cho sự nghiệp
dân giàu , nước mạnh dân chủ , công bằng , văn minh .
Bên cạnh những xuống dốc ấy vẫn có những có những điều tốt đẹp của thế hệ
sinh viên:
- Chính từ những hoạt động tình nguyện, sinh viên được tạo cơ hội và
môi trường để rèn luyện nhân cách, đạo đức, nâng cao bản lĩnh, kỹ năng thực
hành xã hội, thỏa khát vọng cống hiến của tuổi trẻ. Không chỉ mang ý nghĩa
nhân văn sâu sắc, các hoạt động tình nguyện trong sinh viên đã đóng góp đáng
kể vào sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội góp phần thực hiện nhiệm vụ
chính trị của địa phương, đơn vị.
- Hay những thành tích học tập mang lại sự rạng danh cho đất nước.
Minh chứng cụ thể chính trong ngơi trường Đại học Duy Tân của chúng ta:
+ Sinh viên Khoa Đào tạo Quốc tế đã giành được nhiều giải thưởng lớn.
Trong đó Kỳ thi Olympic Tin học sinh viên Việt Nam lần thứ 20 tổ chức
tại Đại học Cần Thơ năm 2011 đã vinh danh sinh viên Đỗ Bảo Linh với
thành tích đoạt giải Ba tại Kỳ thi. Năm 2012, sinh viên Khoa Đào tạo
Quốc tế liên tiếp được xướng tên tại các sự kiê ̣n lớn với Nguyễn Thu
Quỳnh - 1 trong 20 nữ sinh viên tiêu biểu toàn quốc trong lĩnh vực Công
nghê ̣ Thông tin năm 2012 và Nguyễn Hùng Phi - thí sinh duy nhất của
miền Trung lọt vào top 30 của Cuộc thi quốc tế Microsolf Office
Specialist Champion. Trong Kỳ thi Olympic Vật lý sinh viên toàn quốc


lần thứ 16 diễn ra tại Đại học Mỏ - Địa chất Hà Nô ̣i năm 2013, 2 sinh
viên Phạm Quang Trung và Nguyễn Châu Thành của Khoa Đào tạo Q́c
tế đã đoạt giải Nhì cùng với đồn dự thi Olympic Đại học Duy Tân được
trao giải Ba toàn đoàn.
+ Về sáng tạo thì Duy Tân cũng đã có rất nhiều giải thưởng ví dụ như sản
phẩm Robot dẫn người qua đường” được Trung Ương Đoàn trao tặng

giải thưởng Sáng Tạo Trẻ,…
Một nhà văn lớn đã từng nói “Sống hay khơng sống - đó là vấn đề”. Là
một người sinh viên đồng thời cũng là một người thanh niên thuộc thế hệ trẻ,
chúng ta hãy sống sao cho có mục đích, có lí tưởng, hãy sống sao để khi nhìn
lại những gì đã qua ta khơng phải xót xa ân hận những tháng năm đã sống hồi
sống phí.
2.2. Phương pháp, định hướng của sinh viên trong việc học tập tư tưởng
Hồ Chí Minh
Tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh có vai trị rất tích cực đối với việc
nâng cao lý tưởng, nhận thức và đạo đức của sinh viên hiện nay. Đạo đức Hồ
Chí Minh khơng chỉ giúp cho các bạn trẻ nâng cao thế giới quan, nhân sinh
quan mà cịn có lý tưởng, nhận thức, lối sống phù hợp. Chẳng hạn, đạo đức Hồ
Chí Minh về lịng u thương con người giúp cho các bạn trẻ có thái độ sống
tích cực hơn, giàu lịng nhân ái hơn, quan tâm hơn đến người khác, sống có
trách nhiệm hơn với bản thân, gia đình và xã hội. Hay đạo đức Bác Hồ về “Cần,
Kiệm, Liêm, Chính” là nền tảng của “đời sống mới”, nền tảng của thi đua ái
quốc. Vì vậy ta cần nêu ra những phương pháp cũng như những định hướng của
sinh viên trong việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh:
a. Phương pháp:
- Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
+ Một là, học trung với nước, hiếu với dân, suốt đời đấu tranh cho sự
nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.


+ Hai là, học cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vô tư, đời riêng trong
sáng, nếp sống giản dị và đức khiêm tốn phi thường.
+ Ba là, học đức tin tuyệt đối vào sức mạnh của nhân dân, kính trọng
nhân dân và hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân; luôn nhân ái, vị tha,
khoan dung và nhân hậu với con người.
+ Bốn là, học tấm gương về ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, quyết tâm

vượt qua mọi thử thách , gian nguy, để đạt được mục đích cuộc sống.
Người đã

làm thơ để tự răn:

"Muốn nên sự nghiệp lớn
Tinh thần cần phải cao"

b. Định hướng:
- Xác định đúng vị trí, vai trị của đạo đức đối với cá nhân.
- Tu dưỡng đạo đức theo các phẩm chất đạo đức Hồ Chí Minh.
+ Yêu Tổ quốc, yêu nhân dân.
+ Cần cù, sáng tạo trong học tập.
+ Sống nhân nghĩa, có đạo lý.
- Kiên trì tu dưỡng đạo đức theo các phẩm chất đạo đức Hồ Chí Minh. Yêu
Tổ quốc.
+ Yêu nhân dân.
+ Yêu chủ nghĩa xã hội.
+ Yêu lao động.
+ Yêu khoa học và kỹ luật.

C. KẾT LUẬN
Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà hoạt động cách mạng thực tiễn vĩ đại, nhà
tổ chức kiệt xuất, đồng thời là nhà lý luận, nhà chiến lược thiên tài của cách
mạng Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống các quan điểm toàn
diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, kết quả của
những năm bôn ba, lăn lộn trong hoạt động thực tiễn, nghiên cứu, học tập, vận


dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào điều kiện cụ thể của

Việt Nam. Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là một tấm gương vơ cùng trong
sáng và cao thượng, kết tinh của tinh hoa văn hóa Việt Nam. Cuộc sống của
Người, những việc làm bình thường hằng ngày của Người là hiện thân của nền
văn hóa Việt Nam, là mẫu mực của con người Việt Nam. Tư tưởng, tâm hồn,
cốt cách của Người là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chủ nghĩa yêu nước chân
chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng, kết tinh những giá trị văn hóa Phương
Ðơng và Phương Tây. Người để lại cho chúng ta một tấm lòng nhân hậu, một
tình cảm chan chứa yêu thương, vì nước, vì dân, vì Ðảng, một trí tuệ anh minh,
một tầm nhìn xa rộng, sâu sắc, một mẫu mực tuyệt vời về cách sống, cách nghĩ,
cách viết, cách nói, cách làm việc. Vì vậy, mỗi học sinh viên, cần nâng cao ý
thức, tinh thần, trách nhiệm với công việc cũng như học tập. Học và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, cố gắng nổ lực hoàn thành tốt chức trách,
nhiệm vụ. Ngồi ra, cán bộ phải học tập, nâng cao trình độ về mọi mặt, phải tự
nguyện, tự giác, xem công tác học tập cũng là nhiệm vụ mà người cán bộ cách
mạng phải hoàn thành cho được. Người từng dạy rằng: “Cán bộ là người đầy tớ
trung thành và tận tụy của nhân dân”. Tóm lại, phải thấm nhuần lời dạy của
người để hồn thiện bản thân, sống có ích cho gia đình và xã hội.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Chính phủ Việt Nam 1945-1998, NXB, Chính trị Quốc gia, 1999
khanhhoa.gov.vn
tuyenquang.gov.vn
khcncaobang.gov.vn
Duytan.edu.vn
tuyengiao.vn
Tư vấn học
Tailieu.vn




×