Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Pháp luật đại cương 2 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.3 KB, 14 trang )

MỤC LỤC

A. LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................1
B. GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG............................................................................2
Ⅰ. Căn cứ pháp lý......................................................................................................2
Ⅱ. Tình huống 1.......................................................................................................4
1. Nêu tình huống......................................................................................................4
2. Giải quyết tình huống............................................................................................5
Ⅲ. Tình huống 2......................................................................................................8
1. Nêu tình huống......................................................................................................8
2. Giải quyết tình huống............................................................................................9
C. KẾT LUẬN CHUNG.........................................................................................12


A. LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, nền kinh tế của Việt Nam ngày càng phát triển và kéo theo đó con
người rất quan tâm đến tài sản của mình cũng như cách mà họ bảo vệ quyền lợi của
chính mình. Việc tranh chấp tài sản không chỉ xảy ra đối với những người xa lạ
như cùng cơ quan, tổ chức mà nó cịn nảy sinh trong mỗi gia đình, giữa anh em
trong một gia đình hay bố mẹ - con cái,…Vì vậy, nhà nước đã ban hành những quy
định phân chia tài sản rõ ràng điển hình như quyền thừa kế để đảm bảo tính cơng
bằng, tiến bộ phù hợp với xã hội hiện nay. Những quy định này không những bảo
vệ được quyền thừa kế của cơng dân mà cịn thể hiện chủ trương đường lối phù
hợp với thực tiễn đời sống xã hội. Tuy nhiên, phân chia di sản thừa kế là vơ cùng
phức tạp và có rất nhiều tình huống xảy ra. Để tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề phân chia
di sản thừa kế, nhóm 5 chúng em xin phép được tìm hiểu thơng qua bài tập thảo
luận được trình bày dưới đây.

1



Ⅰ. Căn cứ pháp lý

B. GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG

1. Điều 33 Luật Hơn nhân gia đình 2014 về tài sản chung trong hôn nhân quy
định: “Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do
lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng
và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân.”
2. Điều 66 Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014 quy định về giải quyết tài sản của
vợ chồng trong trường hợp một bên chết hoặc bị tòa án tuyên bố là đã chết quy
định:
- Thứ nhất, khi một bên vợ, chồng chết hoặc bị tòa án tuyên bố là đã chết thì
bên cịn sống quản lý tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp trong di chúc có
chỉ định người khác quản lý di sản hoặc những người thừa kế thỏa thuận cử người
khác quản lý di sản.
- Thứ hai, khi người vợ hoặc người có quyền thừa kế yêu cầu chia di sản thì
tài sản chung của vợ chồng được chia đơi, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận
khác về việc chia tài sản từ trước khi chồng qua đời. Phần tài sản của người chồng
đã chết được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế.
3. Điều 629 Bộ luật Dân sự 2015: “Sau 3 tháng, kể từ thời điểm lập di chúc miệng
mà người lập di chúc cịn sống, minh mẫn, sáng suốt, thì di chúc miệng mặc nhiên
bị hủy bỏ.”
4. Điều 644 Bộ Luật dân sự 2015 quy định về những người thừa kế không phụ
thuộc vào nội dung di chúc quy định:
- Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một
người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp
họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản
ít hơn hai phần ba suất đó:
2



 Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
 Con thành niên mà khơng có khả năng lao động.
- Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản
theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người khơng có quyền hưởng di sản
theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.
5. Điều 650 Bộ Luật dân sự 2015 về những trường hợp thừa kế theo pháp luật quy
định:
- Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
 Khơng có di chúc;
 Di chúc không hợp pháp;
 Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với
người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc khơng
cịn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
 Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà khơng có
quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
- Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:
 Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
 Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc khơng có hiệu lực pháp luật;
 Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ
khơng có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng
thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng
di sản theo di chúc, nhưng khơng cịn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

6. Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người thừa kế theo pháp luật và
nguyên tắc hưởng thừa kế theo pháp luật quy định:
- Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

3



 Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi,
con đẻ, con nuôi của người chết.
 Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột,
chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là
ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.
 Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú
ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà
người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cơ ruột, dì ruột; chắt ruột của
người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
- Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
- Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu khơng cịn ai ở
hàng thừa kế trước do đã chết, khơng có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng
di sản hoặc từ chối nhận di sản.
7. Điều 652 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thừa kế kế vị quy định: “Trường hợp
con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di
sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu
còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di
sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu cịn
sống.”

Ⅱ. Tình huống 1
1. Nêu tình huống
Anh Minh lấy chị Hoa và có con chung là Khơi và Vĩ. Năm 2017 Khôi 25
tuổi, đã đi làm và có thu nhập cao, Vĩ 8 tuổi. Do cuộc sống vợ chồng khơng hịa
4


thuận, vợ chồng anh đã ly thân. Khôi và Vĩ sống với mẹ, cịn anh Minh sống với cơ
bồ tên Lan. Ở q anh Minh cịn có một người cha là ông An và em ruột là Nam.

Đầu năm 2018, anh Minh về quê đón cha lên chơi, dọc đường hai cha con anh bị
tai nạn phải vào bệnh viện. Một ngày trước khi chết trong viện, anh Minh có di
chúc miệng trước nhiều người làm chứng là để lại tồn bộ tài sản của mình cho
Lan. Vài ngày sau đó, ơng An cũng qua đời khơng để lại di chúc.
Ngay khi tang lễ hồn thành, cơ Lan và chị Hoa có xơ xát với nhau do tranh
chấp khi phân chia di sản. Biết tài sản chung của Minh và Hoa là 1 tỷ 8, tài sản của
ông An trị giá 900 triệu, anh (chị) hãy:
1. Giúp họ giải quyết vụ việc trên?
2. Chia di sản trong trường hợp Minh và ơng An chết cùng thời điểm, anh
Minh có di chúc miệng trước nhiều người làm chứng để lại ½ tài sản của mình cho
Lan, ơng An khơng để lại di chúc?
2. Giải quyết tình huống
Trường hợp 1: Anh Minh chết, để lại tồn bộ tài sản của mình cho Lan. Ơng An
mất vài ngày sau đó, khơng để lại di chúc.
Chia tài sản của anh Minh:
Vì anh Minh và chị Hoa mới chỉ ly thân nên khi anh Minh mất, hai người
vẫn là vợ chồng hợp pháp. Thế nên tài sản chung của anh Minh và chị Hoa sẽ được
chia đôi. (Căn cứ theo Điều 33 Luật Hôn nhân gia đình 2014 về tài sản chung
trong hơn nhân và Điều 66 Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014 quy định về giải
quyết tài sản của vợ chồng trong trường hợp một bên chết hoặc bị tòa án tuyên bố
là đã chết)
Vậy số di sản của anh Minh để lại sau khi chết là: 1800/2 = 900 (triệu đồng)
Ta quy ước rằng: Nếu di chúc được lập khi có sự chứng kiến của nhiều
người thì di chúc sẽ có hiệu lực.  Di chúc của anh Minh có hiệu lực.
5


Khi anh Minh mất, anh Minh đã để lại thừa kế cho bồ là Lan. Tuy nhiên,
trong trường hợp này có Hoa, Vĩ và ơng An thuộc đối tượng được hưởng thừa kế
không phụ thuộc vào nội dung di chúc là 2/3 một suất thừa kế theo luật nên trường

hợp này phải giải quyết căn cứ theo Điều 644 Bộ Luật dân sự 2015 quy định về
những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc như sau:
Trong tình huống trên, hàng thừa kế thứ nhất của Minh bao gồm: vợ Minh Hoa, bố ruột – ông An và các con đẻ của Minh: Khôi và Vĩ.
Vậy một suất thừa kế theo luật sẽ là: 900/4= 225 (triệu đồng)
Hoa, Vĩ và ông An sẽ được hưởng 2/3 một suất thừa kế theo luật là:
H = 2/3x225= 150 (triệu đồng)
V = 2/3x225= 150 (triệu đồng)
A = 2/3x225 = 150 (triệu đồng)
Số tiền này sẽ được lấy từ phần tài sản mà cô Lan được hưởng.
Vậy nên phần tài sản cô Lan sẽ được nhận từ anh Minh là:
900 – 150x3 = 450 (triệu đồng)
Chia di sản của ông An
Sau đó 1 ngày thì ơng An mất khơng có di chúc nên phần di sản ông An để
lại sau khi mất được chia theo quy định của pháp luật.
Di sản ông An để lại sau khi mất là 900+150 = 1050 (triệu đồng)

Trong đó: 900 triệu đồng là số tài sản ban đầu của ơng An có được.
150 triệu đồng là số tài sản ông An được thừa hưởng từ con là anh
Minh sau khi anh Minh mất.
Hàng thừa kế thứ nhất của ông An bao gồm anh Minh và anh Nam. (Điều
651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người thừa kế theo pháp luật và nguyên tắc
hưởng thừa kế theo pháp luật).

6


Tuy nhiên, anh Minh chết trước ông An, nên phần di sản lẽ ra anh Minh
được hưởng nếu còn sống sẽ được thừa kế kế vị cho con của anh Minh cũng là
cháu của ông An là Khôi và Vĩ (căn cứ theo Điều 652 Bộ luật Dân sự 2015 quy
định về thừa kế kế vị).

Do đó:
Anh Nam được hưởng 1050/2 = 525 (triệu đồng)
Khôi được hưởng: 1050/4 = 262,5 (triệu đồng)
Vĩ được hưởng: 1050/4 = 262,5 (triệu đồng)
Trường hợp 2: Minh và ông An chết cùng thời điểm, anh Minh có di chúc miệng
trước nhiều người làm chứng để lại ½ tài sản của mình cho Lan, cịn ơng An khơng
để lại di chúc.
Chia di sản của Minh
Vì anh Minh và chị Hoa mới chỉ ly thân nên khi anh Minh mất, tài sản chung
của anh Minh và chị Hoa sẽ được chia đôi. Vậy số di sản của anh Minh để lại sau
khi chết là: 1800/2 = 900 (triệu đồng). (Căn cứ theo Điều 33 Luật Hôn nhân gia
đình 2014 về tài sản chsung trong hơn nhân và Điều 66 Luật Hơn nhân và gia đình
năm 2014 quy định về giải quyết tài sản của vợ chồng trong trường hợp một bên
chết hoặc bị tòa án tuyên bố là đã chết)
Trước khi mất một ngày, anh Minh có để lại di chúc miệng trước nhiều
người làm chứng.
Ta quy ước: “Nếu di chúc được lập khi có sự chứng kiến của nhiều người thì
di chúc sẽ có hiệu lực”.  Di chúc anh Minh để lại có hiệu lực.
Anh Minh mất có di chúc, với nội dung của di chúc là để lại 1/2 di sản của
mình cho bồ là Lan.

7


Giả sử: Chia theo di chúc
Khi anh Minh mất, anh Minh đã để lại ½ di sản cho bồ là Lan.
 Cô Lan được hưởng số tiền thừa kế là 900/2 = 450 (triệu đồng).
Vậy số di sản còn lại còn chưa được quyết định của anh Minh sẽ là: 900 –
450 = 450 (triệu đồng). Số tài sản này sẽ được chia theo pháp luật căn cứ theo
Điều 650 Bộ Luật dân sự 2015 về những trường hợp thừa kế theo pháp luật.

Trong tình huống trên, hàng thừa kế thứ nhất của Minh bao gồm: vợ Minh Hoa, bố ruột – ông An và các con đẻ của Minh: Khôi và Vĩ (căn cứ theo Điều 651
Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người thừa kế theo pháp luật). Tuy nhiên, ông An
mất cùng lúc với anh Minh nên ông An sẽ không được nằm trong diện được hưởng
thừa kế.
Vì những người thừa kế cùng hàng sẽ hưởng phần di sản bằng nhau
nên số tài sản mà Hoa, Khôi và Vĩ mỗi người nhận được sẽ là: 450/3 = 150 triệu
đồng (1)
Tuy nhiên, trong trường hợp này chị Hoa và Vĩ thuộc đối tượng hưởng thừa
kế không phục thuộc vào nội dung của di chúc, do đó: chị Hoa và Vĩ được hưởng ít
nhất 2/3 một suất thừa kế.
Hàng thừa kế thứ nhất của anh Minh hiện tại bao gồm: chị Hoa, Khôi và Vĩ
(ông An đã mất).
 Một suất thừa kế có giá trị: 900/3 = 300 (triệu đồng)
2/3 một suất thừa kế là: 2/3 x 300 = 200 (triệu đồng)
Vậy chị Hoa và Vĩ mỗi người được hưởng ít nhất 200 triệu đồng (2)
So sánh (1) và (2) có: 150 < 200.
 Hoa và Vĩ mỗi người hưởng thừa kế 200 (triệu đồng). Phần di sản không được
anh Minh định đoạt trong di chúc khi chia theo pháp luật không đảm bảo cho
bảo chị Hoa và Vĩ được hưởng 2/3 suất thừa kế theo pháp luật nên phần
8


thiếu của mỗi người (50 triệu) sẽ được lấy từ phần cô Lan được hưởng theo
nội dung di chúc.
Cô Lan hưởng 450 – (50+50) = 350 (triệu đồng)
Kết luận:
Chị Hoa và Vĩ mỗi người được hưởng 200 triệu đồng.
Khôi được hưởng 150 triệu đồng.
Cô Lan được hưởng 350 triệu đồng.
Chia di sản của ơng An

Ơng An mất khơng để lại di chúc nên di sản của ông chia theo pháp luật.
Di sản của ông An là 900 triệu đồng
Hàng thừa kế thứ nhất của ông An là Minh và Nam. Tuy nhiên, anh Minh
mất cùng lúc với ông An nên phần tài sản của anh Minh lẽ ra được hưởng được
chia cho con của của anh Minh là Khôi và Vĩ. (căn cứ theo Điều 652 Bộ luật Dân
sự 2015 về thừa kế kế vị).
Vậy
Nam được hưởng: 900/2 = 450 (triệu đồng)
Khôi được hưởng: 900/4 = 225 (triệu đồng)
Vĩ được hưởng: 900/4 = 225 (triệu đồng)
Ⅲ. Tình huống 2
1. Nêu tình huống
Anh Vinh và chị Hằng là vợ chồng có tài sản chung là 950 triệu đồng. Họ có
hai con là Phú (sinh năm 1996, bị liệt đã nhiều năm) và Phúc (sinh năm 2001). Đầu
năm 2017, anh Vinh bị bỏng nặng. Tưởng mình khơng qua khỏi, ngày 10/01/2017
anh Vinh lập di chúc miệng trước nhiều người làm chứng là để lại 2/3 tài sản cho
bé Na (con gái riêng với người yêu cũ, 8 tuổi), 1/3 tài sản cho Bách là cháu ruột.

9


Sau đó anh Vinh đã ra viện và khỏe mạnh bình thường. Ngày 20/5/2017 anh Vinh
gặp tai nạn giao thơng chết đột ngột.
1. Hãy chia di sản thừa kế trong trường hợp trên?
2. Giả sử anh Vinh chết cuối tháng 1/2017, sau khi điều trị bỏng trong Viện
20 ngày, việc chia thừa kế có gì khác?
2. Giải quyết tình huống
Trường hợp 1: Ngày 20/5/2017, anh Vinh gặp tai nạn giao thông chết đột ngột.
Di sản của anh Vinh trong khối tài sản chung là: 950/2 = 475 (triệu đồng)
Thời điểm anh Vinh chết là ngày 20/5/2017, sau thời điểm có di chúc miệng

(10/01/2017) là hơn 3 tháng nhưng anh Vinh vẫn khỏe mạnh bình thường, do đó di
chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ. (Theo Điều 629 Bộ luật Dân sự 2015: “Sau 3
tháng, kể từ thời điểm lập di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh
mẫn, sáng suốt, thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ”). Sau đó, anh Vinh chết
đột ngột khơng có di chúc nên tài sản sẽ được chia theo pháp luật như sau (căn
cứ vào điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thừa kế theo pháp luật):
Hàng thừa kế thứ nhất của anh Vinh gồm: chị Hằng (vợ), Phú và Phúc (con
trai), Na (con riêng với người yêu cũ trong trường hợp chắc chắn xác định được
quan hệ cha con với anh Vinh).
Mỗi phần di sản sẽ bằng: 475/4 = 118,75 (triệu đồng)
Theo “Nguyên tắc và trình tự hưởng di sản đối với các hàng thừa kế” thì
những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
Vậy Hằng, Phú, Phúc và Na mỗi người sẽ được hưởng 118,75 triệu đồng.
Trường hợp 2: Anh Vinh chết cuối tháng 1/2017

10


Anh Vinh chết cuối tháng 1/2017, tức là chết trong khoảng thời gian 3 tháng
sau khi có di chúc miệng.
Ta quy ước rằng: Nếu di chúc được lập khi có sự chứng kiến của nhiều
người thì di chúc sẽ có hiệu lực → Di chúc miệng của anh Vinh có hiệu lực
Về nguyên tắc, nếu người chết để lại di chúc thì phải tơn trọng ý nguyện của
người chết và phân chia di sản.
Tuy nhiên, trong trường hợp này, Hằng, Phúc, Phú, Na là đối tượng được
hưởng thừa kế bắt buộc không phụ thuộc vào nội dung di chúc là 2/3 một suất thừa
kế theo luật nên trường hợp này phải được giải quyết theo luật thừa kế. (căn cứ
theo Điều 644 Bộ Luật dân sự 2015 quy định về những người thừa kế không phụ
thuộc vào nội dung di chúc)
Cụ thể như sau:

Di sản của anh Vinh là : 950/2 = 475 (triệu đồng)
Trong trường hợp này, hàng thừa kế thứ nhất của anh Vinh gồm: chị Hằng
(vợ), Phú (con thành niên mà khơng có khả năng lao động do bị liệt nhiều năm) và
Phúc (con chưa thành niên) và Na (con riêng với người yêu cũ đã được pháp luật
công nhận).
Một suất thừa kế theo pháp luật là : 475/4 = 118,75 (triệu đồng)
Tuy nhiên, Na đã được chia 2/3 tài sản của anh Minh theo di chúc nên những
người thuộc diện được 2/3 một suất tài sản của anh Minh chỉ còn Hằng, Phú và
Phúc. Vậy Hằng, Phú và Phúc sẽ được hưởng 2/3 một suất thừa kế theo luật là:
Hằng = 118,75 × 2/3 = 79,17 (triệu đồng)
Phú = 118,75 × 2/3 = 79,17 (triệu đồng)
Phúc = 118,75 × 2/3 = 79,17 (triệu đồng)

11


Phần tài sản mà Hằng, Phú và Phúc được hưởng sẽ lấy từ phần tài sản mà Na
và Bách được hưởng.
→ Na và Bách chỉ được hưởng : 475 – 79,17×3 = 237,49 (triệu đồng)
Mặt khác, theo di chúc thì bé Na được hưởng 2/3 tài sản, Bách được hưởng
1/3 tài sản. Như vậy:
→ Tài sản thừa kế của Na là : 2/3× 237,49 = 158,33 (triệu đồng)
→ Tài sản thừa kế của Bách là : 1/3 × 237,49 = 79,16 (triệu đồng)

12


C. KẾT LUẬN CHUNG
Qua bài thảo luận trên, chúng em nhận thấy việc phân chia tài sản rất quan
trọng. Có thể nói : “Di sản thừa kế là yếu tố quan trọng hàng đầu trong các án kiện

và thừa kế”. Vì thế, mỗi người nên tìm hiểu kĩ về quyền thừa kế của cơng dân để
tránh những xơ xát, xích mích có thể xảy ra.
Do kiến thức cịn hạn hẹp nên bài làm của nhóm cịn nhiều thiếu sót, em hi
vọng cơ và các bạn có thể góp ý và đưa lời nhận xét để bài làm của nhóm em ngày
càng hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!

13



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×