Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Phân tích cơ sở khách quan, nội dung và các yêu cầu của quy luật đồng nhất. Bằng các ví dụ, hãy chỉ ra những lỗi Logic khi tư duy vi phạm vào các yêu cầu của quy luật đồng nhất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (465.76 KB, 16 trang )

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI
ooo000ooo

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC KỲ
MÔN: LOGIC HỌC ĐẠI CƯƠNG

Đề 1

Họ và tên: Trần Văn Song
Lớp: K8G
MSSV: 203801010127
SBD: TKS000232

Hà Nội - Tháng 7, năm 2021


MỤC LỤC
A.

MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1

B.

NỘI DUNG................................................................................................... 2
I. Khái quát chung........................................................................................... 2
II. Cơ sở khách quan của quy luật đồng nhất .............................................. 2
III. Nội dung và các yêu cầu của quy luật đồng nhất .................................. 3
1. Nội dung của quy luật đồng nhất ........................................................... 3
2. Yêu cầu của quy luật đồng nhất ............................................................ 4
IV. Một số lỗi vi phạm vào các yêu cầu của quy luật đồng nhất ................ 7


1. Vi phạm ngôn ngữ (đồng âm) ................................................................ 7
2. Đánh tráo khái niệm, tư tưởng (nguỵ biện) .......................................... 8
3. Các đối tượng giống nhau lại xem khác nhau và ngược lại khác nhau
lại xem giống nhau....................................................................................... 8
4. Dùng câu chữ diễn đạt tư tưởng khơng chính xác, hoặc do viết tắt
(viết tắt phải được quy ước trước)............................................................. 9
5. Do tư tưởng ban đầu bị thêm bớt “Tam sao thất bản” ....................... 9

C. KẾT LUẬN ................................................................................................... 10
D.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................. 11


PHẦN 1: LÝ THUYÊT

A. MỞ ĐẦU

Thế kỷ XXI là thế kỷ của văn minh trí tuệ và năng lực tư duy là yếu tố cơ bản
cho sự tồn tại và phát triển của xã hội. Trong sự tồn tại và phát triển của con người có
được của ngày hơm nay thì khơng thể thiếu sự đóng góp khơng nhỏ của Logic học hình
thức. Việc nghiên cứu logic học là điều hết sức quan trọng và có ý nghĩa to lớn trong
việc nâng cao trí tuệ và tư duy con người.
Trong cuộc sống hằng ngày, mọi hoạt động của con người từ đơn giản đến phức
tạp được thông qua tư duy. Cùng với sự phát triển của thực tiễn và nhận thức con người
càng ngày càng cao đòi hỏi sự hiểu biết đầy đủ hơn, sâu sắc hơn, chính xác hơn về bản
thân tư duy.
Với tư cách là khoa học nghiên cứu các hình thức tư duy, Logic học giúp con
người nâng cao ý thức rõ hơn các quy luật tư duy nó “cải thiển” khả ngăn tư duy của
chúng ta giúp cho cá nhân có một tư duy hệ thống, nhất qn, chính xác, và khơng rơi

vào mâu thuẫn.
Quy luật đồng nhất có vai trị khơng nhỏ trong hoạt động nhận thức và nghiên
cứu khoa học, phản ánh tính ổn đinh, xác định của tư duy. Vì nó là các quy luật cơ bản
của tư duy nên chúng có phạm vị tác động rất lớn, mang tính phổ biến đối với q trình
nhận thức con người.
Chính vì những lý do trên, em quyết định chọn đề tài “Phân tích cơ sở khách
quan, nội dung và các yêu cầu của quy luật đồng nhất. Bằng các ví dụ, hãy chỉ ra
những lỗi Logic khi tư duy vi phạm vào các yêu cầu của quy luật đồng nhất” để tìm
hiểu, nghiên cứu. Do tài liệu tham khảo còn hạn chế, bài làm cịn mang tính chủ quan
nên khơng tránh khỏi những thiếu xót. Em rất mong nhận được sự đóng góp từ phía thầy
cơ để bài làm của em được hồn thiện hơn.

1


B. NỘI DUNG
I. Khái quát chung
“Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng sự vật khách quan hàm chứa mâu thuẫn nội
tại không ngừng hoạt động, phát triển và biến hoá. Thế nhưng trong giai đoạn phát triển
nhất định, sự vật khách quan lại có tính quy luật về chất đặc thù. Chính do tính quy luật
về chất này của sự vật mà các sự vật được phân biệt. Luật đồng nhất trong logic học
chính là quy luật cơ bản của tư duy logic được hình thành từ tính quy định về chất của
sự vật khách quan hàng trăm vạn lần phản ánh trong ý thức con người”. 1
Đồng nhất là quy luật quan trọng của tư duy hình thức. Quy luật đồng nhất được
phát biểu như sau: “Một ý nghĩ, một tư tưởng đã đươc định hình phải ln là chính
nó trong quá trình tư duy”.
Theo đó, trong q trình lập luận, một khái niệm, một phán đốn, một suy luận
nào đó phải được dùng theo cùng một nghĩa, luận đề phải được giữ nguyên; nói cách
khác, từ đầu đến cuối tư tưởng phải đảm bảo tính xác định và tính nhất qn, khơng
được lẫn lộn, thay đổi, đánh tráo đối tượng tư tưởng. Quy luật này xuất pháp từ tính chất

tương đối ổn định của các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan.
II. Cơ sở khách quan của quy luật đồng nhất
Tư tưởng ln mang tính xác định vì nó có đối tượng và nội dung phản ánh xác
định. Tính xác định của tư tưởng lại bắt nguồn từ tính ổn định tương đối của đối tượng
mà tư tưởng ấy phản ánh. Các sự vật, hiện tượng, q trình của thế giới ln tồn tại trong
sự thống nhất biện chứng giữa trạng thái đứng im tương đối và trạng thái vận động biến
đổi không ngừng. Tuy nhiên, mặc dù vận động, biến đổi, phát triển là tuyệt đối, vĩnh
viễn, nhưng điều đó khơng có nghĩa là sự vật, hiện tượng luôn thay đổi đến mức chúng
ta khơng thể biết được nó là cái gì? Để nhận thức về sự vật ở một phẩm chất xác định
tức xem xét xem sự vật là cái gì trong một thời gian, một không gian và một quan hệ
xác định, phải trừu tượng hố nó khỏi sự vận động, biến đổi. Với ý nghĩa như vậy, tính
xác định về chất là đặc trưng cơ bản của thế giới vật chất và ở phẩm chất xác định đó sự
vật ln là chính nó. Chỉ có như thế ta mới có thể nhận thức được về sự vật.
Triệu Truyền Đống, Phương pháp biện luận – Thuật hung biện, bản dịch: Nguyễn Quốc Siêu, NXB Giáo dục,
1999, tr. 16.
1

2


Như vậy, có thể khẳng định cơ sở khách quan của quy luật đồng nhất là tính ổn
định tương đối, trạng thái đứng im tương đối của sự vật. Quy luật đổng nhất quy định
tính xác định của ý nghĩ, của tư tưởng về đối tượng nhất định ở phẩm chất xác định, còn
bản thân ý nghĩ tuân thủ quy luật này phản ánh sự đổng nhất trừu tượng của đối tượng
với chính nó.
III. Nội dung và các u cầu của quy luật đồng nhất
1. Nội dung của quy luật đồng nhất
Để đảm bảo tính chính xác và chân thực trong quá trình lập luận thì mọi tư tưởng
trước hết phải được xác định và giữ nguyên (đồng nhất) những nội dung đã được xác
định nó. (Theo giáo trình Logic học đại cương, TS. Nguyễn Như Hải).

Trong quá trình suy nghĩ, lập luận, một tư tưởng đã định hình phản ánh về đối
tượng ở phẩm chất xác định phải là đơn nghĩa và ln đồng nhất với chính nó.
Cơng thức: Quy luật đồng nhất được diễn đạt: a là a, ký hiệu: a = a hay a →a
Trong đó, a là một tư tưởng bất kỳ phản ánh về một đối tượng xác định nào đó.
Luật đồng nhất yêu cầu là khi tư duy phản ảnh về một sự vật ở một phẩm chất
xác định (tồn tại trong một thời gian xác định, trong một không gian xác định và trong
một mối quan hệ nhất định) khi sự vật tồn tại với tư cách là nó thì tư duy phản ánh về
sự vật không được tùy tiện thay đổi đối tượng của tư tưởng, thay đổi nội dung tư tưởng
hay đánh tráo ngơn từ diễn đạt tư tưởng. Chính vì vậy quy luật hiện tính xác định và
nhất quán của tư tưởng khi phản ánh về đối tượng xác định.
Căn cứ của quy luật phản ánh tính ổn định, xác định của tư duy:
- Trong quá trình hình thành, một tư tưởng (khái niệm, phán đốn, lý thuyết, giả
thuyết…) có thể thay đổi, nhưng khi đã hình thành xong thì không được thay đổi nữa.
- Nếu tiếp tục thay đổi thì logic hình thức coi nó là tư tưởng khác.
- Tính ổn định là điều kiện cần cho mọi quá trình tư duy.
- Tuyệt đối hóa mặt biến đổi của tư tưởng thì khơng thể tư duy.

3


- Một ý kiến phải có nội dung khơng đổi ít nhất là trong cùng một quá trình tranh
luận, trình bày ý kiến, chứng minh quan điểm… (một quá trình tư duy), thì mới có thể
căn cứ vào nó để xét đoán đúng sai, hợp lý hay bất hợp lý…
2. Yêu cầu của quy luật đồng nhất

Quy luật đồng nhất yêu cầu là khi tư duy phản ánh về một sự vật ở một phẩm
chất xác định (tồn tại trong một thời gian xác định, trong một không gian xác định và
trong một quan hệ xác định) khi sự vật tồn tại với tư cách là nó thì tư duy phản ánh về
sự vật không được tuỳ tiện thay đổi đối tượng của tư tưởng, thay đổi nội dung tư tưởng
hay là đánh tráo ngôn từ diễn đạt tư tưởng. Chính điều này thể hiện tính xác định và nhất

quán của tư tưởng khi phản ánh về đối tượng xác định. Có thể phân tích sự tác động của
luật đồng nhất trong tư duy thể hiện qua các cụ thể yêu cầu sau:
Yêu cầu 1: Phải có sự đồng nhất của tư duy với sự vật về mặt phản ánh, tức là
trong lập luận về một đối tượng xác định nào đó thì tư duy phải phản ánh về nó với
chính những nội dung xác định đó. Cơ sở của yêu cầu này là:
Thứ nhất, các sự vật khác nhau thì phân biệt với nhau, vì thế, tư duy phản ánh
sự vật nào đó phải chỉ rõ ra được nó là gì? Khơng được lẫn lộn với sự vật khác.
Ví dụ:
Anh L.V. H là công nhân phụ trách sửa chữa và bảo trì máy tại Cơng ty I, trước
đây chưa hề vi phạm nội quy. Một hôm, anh nhận được quyết định sa thải với lí do “tự
ý mang vật tư ra cổng”. Sự việc là vì, chiều hơm trước, sau khi bảo trì cỗ máy quay li
tâm, anh H dọn dẹp vệ sinh nơi làm việc, thấy chỉ có mấy con tán hư, anh tiện tay bỏ
luôn vào túi quần áo bảo hộ lao đơng thay vì cho vào đống phế liếu. Khi ra cổng, lộn
túi quần để kiểm tra thì mấy con đinh tán rơi ra…
Anh H khởi kiện. Ở tồ sơ thẩm, đại diện Cơng ty I định giá trị mấy con tán “vào
khoảng 50.000 đồng”. Toà án nhận định “vi phạm đó cũng chưa đến mức kỷ luật sa
thải” và tuyên Công ty I huỷ bỏ quyết định sa thải, phục hồi mọi quyền lợi vật chất cho
anh H. Công ty I này kháng án. Trong phiên phúc thẩm, Công ty đưa ra lập luận:
“Những con tán đó nằm trong linh kiện mát quay li tâm thuộc dây chuyền của nhà mát
nhập từ nước ngoaì, trị giá hơn 4 triệu USD. Nếu mất phải mua từ nước ngồi tốn kém
rất nhiều chứ khơng phải chỉ 50.000 đồng”. Toà phúc thẩm tuyên huỷ án sơ thẩm về đề

4


nghị công ti I “cần tham khảo ý kiến cơ quan chun mơn để xác định rõ giá trị, tính
năng, tác dụng của những con tán”. (Theo Tuổi trẻ, tr.12)
Nhận xét: Mẫu truyện trên cho thấy, ở phiên toà phúc thẩm này, những người xử án đã
vi phạm quy luật đồng nhất: mấy con tán phế liệu khơng thể có giá trị vật chất như những
con tán đang nằm trong cỗ máy quay li tâm; sự sơ ý bỏ quên mất con tán phế liệu trong

túi quần không thể đánh đồng với hành vi “tự ý mang vật tư ra cổng”.
Thứ hai, các sự vật, hiện tượng luôn vận động, biến đổi; bản thân một sự vật có
nhiều hình thức, có nhiều giai đoạn phát triển. Cho nên tư duy khi phản ánh sự vật phải
xác định được là phản ánh sự vật ở hình thức nào, giai đoạn nào.
Thực chất, yêu cầu này đòi hỏi tư duy phải phản ánh đúng về sự vật. Vi phạm
yêu cầu này, tư duy sẽ mắc lỗi:
Lỗi ngộ biện (sai mà không biết): Lỗi này xảy ra khi trong tư duy do vô tình
hoặc khái quát những hiện tượng ngẫu nhiên thành tất nhiên hoặc do trình độ nhận thức
cịn thấp (chẳng hạn như chưa đủ điều kiện, phương tiện, cơ sở để nhận thức, đánh giá,
xem xét sự vật) nên phản ánh sai hiện thực khách quan.
Ví dụ:
Vào ngày xưa khi trời trăng thanh, gió mát mà có ai đi qua nghĩa địa thì rất sợ
những đốm lửa xanh lơ lững trong khơng gian và người ta gọi đó là “ma trơi” và hay
đuổi theo những người xung quanh đó. Nhận thức sai lầm đó do sự hạn chế về trình độ
nhận thức cịn thấp.
Nhưng giờ đây dưới góc nhìn khoa học thì nó là sự phản ứng khố học: Trong
xương và não người có nhiều photpho, sau khi chết, các vi khuẩn sẽ phân hủy xác và
sinh ra photphin (PH3) và điphotphin (P2H4). PH3 chỉ có thể bốc cháy trong khơng khí
ở nhiệt độ 150 độ C, tuy nhiên, do có lẫn P2H4 nên cả hai sẽ tự bốc cháy trong khơng
khí ở điều kiện thường. Ở nghĩa địa, những chất độc hại này len lỏi theo đất thoát ra và
bốc cháy ngay khi tiếp xúc với khơng khí trên mặt đất. Đó chính là ngun nhân tạo nên
ngọn lửa đốm xanh. Phản ứng hóa học này xuất hiện cả ngày lẫn đêm, tuy nhiên ánh
sáng ban ngày làm ta không nhìn thấy được, mà chỉ có thể hiện rõ vào ban đêm. Còn về
việc ma trơi đuổi theo người, các nhà khoa học cho rằng đó là do luồng gió được tạo ra
khi thân người chuyển động (chạy vì quá sợ hãi)

5


Lỗi nguỵ biện (biết mà cố tình sai): Lỗi này xảy ra khi chỉ vì một lý do, một

động cơ, mục đích nào đó, người ta cố tình phản ánh sai hiện thực khách quan, nhằm
biến sai thành đúng, vô lý thành có lý.
Ví dụ:
“Ivanka Trump (con gái Tổng Thống Mỹ Donald Trump) tuyên bố ‘Chúng ta cần
phải đẩy mạnh bình đẳng giới và trao cho phụ nữ quyền được nhận giáo dục và việc
làm đầy đủ’. Tuy nhiên, bố cô ta là kẻ xem thường phụ nữ. Vậy lời nói của cơ ta khơng
đáng tin.”
Nhận xét: Tương tự như thế, dẫn chứng về cách cư xử của Donald Trump khơng liên
quan tới tính đúng/sai trong lập luận của Ivanka Trump; chính vì vậy, nó khơng làm yếu
đi tun bố của Ivanka Trump. Việc cơng kích cá nhân Ivanka Trump và phủ nhận lời
nói của cơ ấy là nguỵ biện.
Có những trường hợp nguỵ biện được sử dụng như những thủ thuật nhằm đạt
được mục địch mà người sử dụng đặt ra.
Ví dụ:
“Giáo sư X nói rằng chính phủ cần đầu tư thêm ngân sách cho các dự án khoa
học trong nước để có thể thu hút các nhà khoa học trẻ triển vọng quay về cống hiến.
Nhưng giáo sư X giữ chức vụ chủ chốt trong Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam, dĩ
nhiên ông ta sẽ kêu gọi đầu tư cho khoa học. Do vậy, chúng ta nên bỏ qua lời nói của
giáo sư X”.
Nhận xét: Cách đưa ra lí lẽ của dạng nguỵ biện này là: X thiên vị hoặc có động cơ gây
tranh cãi. Cho nên, chúng ta nên phủ nhận những gì X nói.
u cầu 2: Phải có sự đồng nhất giữa tư tưởng với ngôn ngữ diễn đạt tư tưởng.
Cơ sở khách quan của yêu cầu này là mối liên hệ giữa tư duy và ngôn ngữ diễn đạt. Một
tư tưởng, một ý nghĩ bao giờ cũng phải được "vật chất hố" ngơn ngữ. Vì thế, tư tưởng,
ý nghĩ thế nào, về cái gì thì ngơn ngữ diễn đạt phải thể hiện đúng như vậy, tránh tạo ra
trường hợp tư tưởng, ý nghĩ phản ánh về đối tượng này, nhưng ngôn ngữ diễn đạt lại
cho thấy không phải đối tượng ấy mà là đối tượng khác hay có thể là đối tượng này mà
cũng có thể là đối tượng khác (tức khơng xác định).

6



Ví dụ:
Người ta cho biết rằng, tác giả bài thơ Sóng là người sinh ra ở xã Văn Khê, thị
xã Hà Đông, tỉnh Hà Nam (nay là phường La Khê, quận Hà Đông, Hà Nội) và khi hỏi
quê quán của nhà thơ Xuân Quỳnh nếu ta không đồng nhất nhà thơ Xn Quỳnh với tác
giả của bài thơ Sóng thì ta không thể trả lời được câu hỏi này.
Vi phạm yêu cầu này, tư duy sẽ mắc lỗi:
+ Sử dụng từ đa nghĩa: “Vợ cả, vợ hai đều là vợ cả”.
+ Sử dụng từ không rõ nghĩa: “Công an bắt gọn bọn cướp giật bằng xe máy”
+ Sử dụng sai cấu trúc ngữ pháp: “Uống Kremil - S hết đau bụng, đầy hơi, dễ
tiêu”.
Yêu cầu này được thể hiện rõ hơn trong tranh luận. Trong tranh luận chúng ta
phải tránh việc sử dụng các thuật ngữ không đồng nhất, không rõ ràng và không làm rõ
dối tượng tranh luận mới mang lại kết quả có ý nghĩa.
Yêu cầu của quy luật này rất đơn giản. Tuy nhiên, để tuân thủ yêu cầu này không
phải là dễ. Đồng nhất những cái gì và khơng đồng nhất những cái gì là dựa vào sự hiểu
biết, dựa vào trình độ văn hóa của chủ thể tư duy, và dựa vào bối cảnh tư duy. Bởi vì,
xét cho cùng, quy luật này địi hỏi phải đồng nhất những thứ khơng đồng nhất. Chính
điều này giải thích tại sao khi nghe một câu chuyện vui thì nhiều người bật cười nhưng
một số người khác thì khơng. Người ta cười vì đã đồng nhất được những cái mà người
kể muốn đồng nhất, cịn nếu khơng làm được điều đó thì người ta khơng cười.
IV. Một số lỗi vi phạm vào các yêu cầu của quy luật đồng nhất
1. Vi phạm ngôn ngữ (đồng âm)
Vi phạm ngôn ngữ: trong lập luận dùng cùng một từ hay cụm từ nhưng có nội dung
khác nhau.
Ví dụ:
Câu chuyện cười kể về một anh chàng đi khám viện. Bác sĩ cẩn thận nhắc nhở
anh ta: “Khi ăn cơm không được uống rượu”.


7


Vài tháng sau bệnh tình càng suy kiệt hơn, anh ta liền tái khám. Bác sĩ liền
trách anh ta tại sao khơng nghe lời mình.
Anh ấy trả lời: “Dạ em làm đúng y chang lời bác sĩ dặn. Em ăn cơm không và
tiếp tục tục uống rượu một vài tháng, kiệt sức, ăn không được cơm nữa…”.
Anh ta tiếp tục nói: “Nhưng vẫn phải uống rượu vì bạn em giải thích lời bác sĩ
dặn là khi ăn cơm khơng được thì uống rượu!”.
2. Đánh tráo khái niệm, tư tưởng (nguỵ biện)
Ví dụ: Câu chuyện Vạc đồng
Một anh học trị đến hàng cơm mượn một cái vạc rồi đem đi bán mất. Bị người
chủ đòi, anh ta bèn đi kiếm hai con cò đưa đến khất, xin để cho vài bữa nữa.
Nhưng rồi mãi mãi vấn chẳng thấy anh ra trả, nhà hàng đành phải kiện lên quan.
Quan cho mời người học trị đến hỏi.
Anh ta thưa rằng: - Tơi mượn bác có một vạc mà đã trả đến hai cị rồi. Bác cịn
địi gì nữa?
Nhà hàng cãi: - Ngun vạc của tơi là vạc đồng kia mà.
Người học trị liền đáp: - Thì cị tơi đâu phải là cị ở trong nhà!
Nhận xét: Anh học trò đã nguỵ biện bằng cách đánh tráo khái niệm “cái vạc” (cái chảo
lớn) với “con vạc” (một thứ chim chân cao thuộc loại cò) và “đồng” (ruộng) với “đồng”
(kim loại), làm cho chủ nhà hàng lúng túng.
3. Các đối tượng giống nhau lại xem khác nhau và ngược lại khác nhau lại xem
giống nhau
Ví dụ 1:
Có ơng vua nằm mơ có người nhổ hết răng của ông ta đi. Khi tỉnh dậy, ông ta
triệu tập các cận thần đến giải mộng.
Tể tướng nói: “Cả nhà bệ hạ sẽ chết trước bệ hạ”.
Nhà vua giận dữ, giết chết tể tướng. A-van-ti nói: “Bệ hạ sẽ trường thọ hơn hết
thảy mọi người trong giá quyến”.

Vua liền vui vẻ hẳn lên, thưởng cho A-van-ti một áo gấm.

8


Nhận xét: Cách trả lời của tể tương và A-van-ti đều có chung một nghĩa là người thân
của nhà Vua sẽ chết trước nhà Vua. Nhưng nhà Vua lại hiểu theo một cách khác, cách
trả lời A-van-ti lại dễ nghe hơn nên được nhà Vua trọng thưởng.
Ví dụ 2:
Một cậu bé hỏi:
- Mẹ ơi! Tại sao luật sự khi làm việc ở toà lại được dùng sách luật, kĩ sư đi làm
cũng có sách tra cứu, vậy mà học sính đi thi khơng được mang sách vào phịng thi vậy?
4. Dùng câu chữ diễn đạt tư tưởng khơng chính xác, hoặc do viết tắt (viết tắt phải
được quy ước trước)
Ví dụ:
Trên tờ Nghề báo (Hội Nhà báo TP Hồ Chí Minh) số 103+104, 5-2011, trong bài
“MC truyền hình sau những sự cố”, tác giả Phan Tùng Sơn đã kể tới một sự cố “điếng
người”. Đó là khi giới thiệu đại biểu trong một cuộc họp quan trọng, thay vì xướng danh
“Trợ lý Tổng Bí thư” thì người dẫn chương trình nọ lại dõng dạc giới thiệu là “Trợ lí
Tổng biên tập”. Nguyên do là người cung cấp thông tin cho MC (trước giờ khai mạc)
đã viết tắt mấy chữ “TBT” để MC phải suy đốn theo thói quen thường gặp (Tổ hợp
“TBT” dùng chỉ “tổng biên tập” là chủ yếu trong giao tiếp, nó hồn tồn hợp lý trong
một cuộc gặp mặt lãnh đạo các cơ quan báo chí). (Theo Tạp chí của Ban tuyên giáo
trung ương, Hai câu chuyện viết tắt, PGS. TS. Phạm Văn Tình, 19/7/2021)
5. Do tư tưởng ban đầu bị thêm bớt “Tam sao thất bản”
Ví dụ:
Có một anh Trâu hơm nay làm việc hơi mệt nên nằm lăn ra đất nghỉ, thở phì phị.
Anh chó đi ngang quá thấy thế thì liền kể cho chị Mèo rằng: “Anh trâu than mệt muốn
nghỉ làm một ngày. Kể ra cũng tội cho anh trâu, chủ nhân bắt anh ấy làm việc quá nhiều
rồi”. Chị mèo liền kể lại cho chị chuột “Anh trâu trách chủ nhân cho làm việc quá sức

nên muốn nghỉ một ngày, mai không ra làm nữa đấy”. Chị Chuột liền kể lại cho chị Heo
nghe: “Anh trâu sắp nghỉ việc rồi, anh trâu muốn tìm một chủ nhân khác”. Chị Heo liền
đi kể lại cho bà chủ nghe: “Anh trâu không muốn làm ở đây nữa, chê trách chủ nhân độc
ác, tàn bạo, còn muốn kiện chủ nhân nữa”. Bà chủ liền kể lại cho ơng chủ nghe: “Mình
ơi con trâu nó tạo phản, nó định đổi chủ, khơng làm cho mình nữa”.

9


C. KẾT LUẬN
Việc nhận thức đầy đủ và vận dụng đúng đắn quy luật đồng nhất có ý nghĩa rất
lớn lao rất quan trọng trong việc rèn luyện và phát triển tư duy Logic. Bởi vì, chính
việc xác định và đồng nhất nội dung của tư tưởng tạo điều kiện đầu tiền và cơ bản
quyết định việc hình thành tính nhất quán, rõ ràng, chính xác, mạch lạc và khúc triết
trong quá trình lập luận tránh được những sự mập mờ, không cụ thể, không xác định
trong tư duy. Đồng thời nó giúp mỗi cá nhân nói chung và cán bộ Viện kiểm sát nói
riêng nhanh chóng phát hiện ra những lỗi logic của mình và của đối phương trong
quá trình tranh luận. Vạch trần các âm mưu xuyên tạc của các thế lực phản động về
tính chân lý của các luận điểm “nhân quyền”. “hồ bình”, “tự do”, “dân chủ”…,
nhằm bảo vệ những giá trị chân chính của nhân loại.

10


D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Lơgic học đại cương, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, NXB Chính trị
Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, năm 2014.
2. Giáo trình Logic học nhập mơn, Trường Đại học sư phạm Hà Nội, NXB Chí trị quốc
gia, năm 2014.
3. Giáo trình Logic học đại cương, TS. Nguyễn Như Hải, NXB giáo dục, năm 2007.

4. Logic Chương 2 - Các quy luật cơ bản của Logic học hình thức – P2, Cường Phạm
Thanh, Youtube.

11


PHẦN 2: BÀI TẬP ỨNG DỤNG (7 điểm)
Bài 1:
a. Với a = 0; b = 0; c = 1; d = 1, ta có:
{[(a Λ c) v (b Λ d) Λ (7a Λ 7b)]} → 7c
= {[(0 Λ 1) v (0 Λ 1) Λ (1 Λ 1)]} → 0
= (0 v 0 Λ 1) → 0
=0→0=1
b. Đặt: I= (a  c)  (b  d)

II=I  (7a  7b)
III=II→ 7c

a

b

c

d

7a

7b


7c (a  c)

(b  d)

(7a  7b)

I

II

III

1

1

1

1

0

0

0

1

1


0

1

0

1

1

1

1

0

0

0

0

1

0

0

1


0

1

1

1

0

1

0

0

1

0

1

0

1

0

1


1

1

0

0

0

0

1

0

0

0

0

0

1

1

0


1

1

0

1

0

1

0

0

1

0

1

1

0

1

0


0

1

0

1

0

0

1

0

1

1

0

0

1

0

1


1

0

0

0

0

0

1

1

0

0

0

0

1

1

0


0

0

0

0

1

0

1

1

1

1

0

0

0

1

0


1

0

1

0

1

1

0

1

0

0

0

0

0

0

0


1

0

1

0

1

1

0

1

0

1

0

1

0

1

12



0

1

0

0

1

0

1

0

0

0

0

0

1

0

0


1

1

1

1

0

0

0

1

0

0

1

0

0

1

0


1

1

0

0

0

1

0

0

1

0

0

0

1

1

1


1

0

0

1

0

0

1

0

0

0

0

1

1

1

0


0

1

0

0

1

Dựa vào bẳng Logic trên ta thấy công thức trên là Đúng.Vì kết quả cuối cùng cho ra
có kết quả chân thực ở tất cả các dòng.
Bài 2: Cho mệnh đề sau: “Việt Nam phấn đấu đảm bảo vừa phòng chống dịch COVID
- 19 vừa phát triển kinh tế - xã hội”
Đặt:
a = Việt Nam phấn đấu đảm bảo phòng chống dịch COVID – 19
b = Việt Nam phấn đấu đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội
Phán đoán trên có dạng: a Λ b. Dựa vào tính chất đẳng trị của phán đốn phức, ta có thể
suy ra các kết luận sau:
= 7(a → 7b) = Khơng có chuyện Việt Nam phấn đấu đảm bảo phòng chống dịch COVID
– 19 thì khơng phấn đấu đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội.
= 7(b → 7a) = Không có chuyện Việt Nam phấn đấu đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội
thì khơng phấn đấu đảm bảo phòng chống dịch COVID – 19.
= 7(7a v 7b) = Khơng có chuyện Việt Nam hoặc khơng phấn đấu đảm bảo phịng chống
dịch COVID – 19 hoặc khơng phấn đấu đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội.
Bài 3: Cho lập luận sau: “Một số giảng viên là nhà tốn học nên có nhà tốn học là
giáo sư”.

a. Khơi phục suy luận trên về dạng tam đoạn luận đầy đủ? Cho biết loại hình suy

luận? Xác định tính chu diễn của các thuật ngữ trong suy luận trên?
13


Mọi giáo sư đều là giảng viên.
P+
MMột số giảng viên là nhà tốn học.
MS├ Có nhà tốn học là giáo sư.
SPĐây là tam đoạn luận loại (IV).
b. Mơ hình hóa quan hệ thực giữa các thuật ngữ của suy luận trên?
Các thuật ngữ:
S: Nhà toán học.
S

M: Giảng viên.

P
M

P: Giáo sư.

c. Thực hiện phép đổi chất, đổi chỗ và đổi chất kết hợp với đổi chỗ với tiền đề
lớn của suy luận trên?
Tiền đề lớn là: Mọi giáo sư đều là giảng viên.
- Đổi chất: Mọi giáo sư không thể không là giảng viên.
- Đổi chỗ: Một số giảng viên là giáo sư.
- Đối lập vị từ: Mọi người không phải giảng viên không là giáo sư.
- Đối lập chủ từ: Có giảng viên khơng thể là giáo sư.
d. Suy luận trên khơng hợp logic vì:
Vi phạm quy tắc chung số 2: Thuật ngữ giữa phải chu diện ít nhất một lần.

Vi phạm quy tắc riêng của loại hình (IV): Nếu một tiền đề là phán đốn phủ định thì tiền
đề lớn là phán đốn tồn thể. Nếu tiền đề lớn là phán đốn khẳng định thì tiền đề nhỏ là
phán đốn tồn thể. Nếu tiền đề nhỏ là phán đốn khẳng định thì kết luận là phán đốn
bộ phận.

14



×