Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

VẬN DỤNG LƯỢC ĐỒ LOGIC ĐỂ XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI “TẠO ĐỘNG LỰC CHÍNH CÓ TÍNH CHẤT PHI KINH TẾ NHẰM THU HÚT SINH VIÊN SAU KHI TỐT NGHIỆP TRỞ VỀ LÀM VIỆC TẠI ĐỊA PHƯƠNG”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.56 KB, 9 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

VIỆN MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
---o0o---

CHUYÊN ĐỀ :

VẬN DỤNG LƯỢC ĐỒ LOGIC ĐỂ XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG ĐỀ
TÀI “TẠO ĐỘNG LỰC CHÍNH CĨ TÍNH CHẤT PHI KINH TẾ
NHẰM THU HÚT SINH VIÊN SAU KHI TỐT NGHIỆP TRỞ VỀ
LÀM VIỆC TẠI ĐỊA PHƯƠNG”

GVHD : TS. LÊ XUÂN HẢI
HVTH : NGUYỄN VŨ LUÂN
LỚP : CN2

TP.HCM, THÁNG 02 NĂM 2010
1


MỤC LỤC
MỤC LỤC............................................................................................................................................2
1. GIỚI THIỆU...................................................................................................................................3
2. TIẾP CẬN HỆ THỐNG CÁC ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU....................................................3
3. VẬN DỤNG LƯỢC ĐỒ LOGIC XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI “TẠO ĐỘNG LỰC
CHÍNH CĨ TÍNH CHẤT PHI KINH TẾ NHẰM THU HÚT SINH VIÊN SAU KHI TỐT
NGHIỆP TRỞ VỀ LÀM VIỆC TẠI ĐỊA PHƯƠNG”....................................................................3
3.1. Giới thiệu chung về lược đồ logic.............................................................................................3
3.2. Vận dụng lược đồ logic xây dựng đề cương đề tài nghiên cứu.................................................6
3.3. Nội dung chính của đề cương....................................................................................................8
4. KẾT LUẬN......................................................................................................................................9



2


1. GIỚI THIỆU
Đề tài là một hình thức tổ chức nghiên cứu khoa học, trong đó có một nhóm người (nhóm
nghiên cứu) cùng thực hiện một nhiệm vụ nghiên cứu. Nhóm nghiên cứu có thể là một
người hoặc nhiều hơn một người.
Trên cơ sở khẳng định rằng tiếp cận hệ thống là một trong những phương pháp luận quan
trọng nhất được sử dụng trong việc nhận thức thiên nhiên và xã hội chuyên đề này trình bày
sự vận dụng lược đồ logic (một số tác vụ tiếp cận hệ thống) để nghiên cứu xây dựng đề
cương đề tài “Tạo động lực chính có tính chất phi kinh tế nhằm nhằm thu hút sinh viên sau
khi tốt nghiệp trở về làm việc tại địa phương”.
2. TIẾP CẬN HỆ THỐNG CÁC ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Tiếp cận hệ thống được đặc trưng bởi sự triển khai quá trình nghiên cứu hoặc thao tác trên
các đối tượng theo lược đồ logic liên kết chặt chẽ các khối công việc : a) phát hiện các vấn
đề cần giải quyết ; b) xác định các mục tiêu cần đạt được ; c) nhận dạng các rào cản ; d) xác
định các tác vụ tiếp cận hệ thống cần thực hiện ; e) thực hiện các tác vụ đã được xác định ;
g) thẩm định kết quả thực hiện ; h) hiệu chỉnh nội dung các khối công việc nếu kết quả thực
hiện không đạt yêu cầu. Với lược đồ logic này kết luận cuối cùng luôn mang tính khách
quan : hoặc khẳng định tiếp cận hệ thống đã thành công cho phép giải quyết hiệu quả các
vấn đề đã đặt ra, hoặc khẳng định vấn đề đặt ra đã khơng giải quyết được và địi hỏi phải có
sự nhìn nhận lại một cách sâu sắc hơn, chuẩn xác hơn.
3. VẬN DỤNG LƯỢC ĐỒ LOGIC XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI “TẠO ĐỘNG
LỰC CHÍNH CĨ TÍNH CHẤT PHI KINH TẾ NHẰM THU HÚT SINH VIÊN SAU
KHI TỐT NGHIỆP TRỞ VỀ LÀM VIỆC TẠI ĐỊA PHƯƠNG”
3.1. Giới thiệu chung về lược đồ logic
Tiếp cận hệ thống với tư cách là một phương pháp luận khoa học ln địi hỏi người sử dụng
phải triển khai công việc theo một lược đồ logic chặt chẽ.
Đương nhiên chúng ta có thể xây dựng các lược đồ khác nhau nhưng về cơ bản có thể chỉ ra

một lược đồ logic sau đây.

3


ĐỐI TƯỢNG
NGHIÊN CỨU
Phát hiện vấn đề
Đặt vấn đề

Hiệu chỉnh hoặc
đặt lại vấn đề

Thẩm định
khâu đặt vấn đề

Xác định các mục
tiêu phải đạt được

Sai

Đúng
Thẩm định
khâu xác định
mục tiêu

Hiệu chỉnh

Sai


Nhận dạng
các rào cản

các mục tiêu

Đúng
Thẩm định
khâu xác định
rào cản

Xác định các tác vụ
tiếp cận hệ thống (và
các điều kiện để thực
hiện)

Hiệu chỉnh
các rào cản

Sai

Đúng

Sai

Hiệu chỉnh
các tác vụ
Thực hiện các tác vụ
để giải quyết các vấn
đề đã đặt ra


Đúng
Thẩm định
khâu thực hiện

Hiệu chỉnh q
trình thực hiện

Sai
Thẩm định kết
quả thực hiện

Đúng

Khơng đạt u cầu

Đạt yêu
cầu
Kết luận

Xác nhận kết quả
và dự kiến phát
triển

Đạt yêu
cầu

Thẩm định mức
độ hồn thành
khâu thực hiện


Hình 3.1 - Lược đồ logic triển khai tiếp cận hệ thống
4

Không đạt yêu cầu

Thẩm định
khâu xác định
tác vụ


Theo lược đồ này khối công việc thứ nhất làm nhiệm vụ phát hiện và khẳng định các vấn đề
cần phải nghiên cứu, giải quyết trên đối tượng công nghệ đã chọn. Các vấn đề được đặt ra có
thể độc lập nhưng cũng có thể liên quan với nhau. Cần phải xác định các vấn đề trọng yếu
và quan hệ logic giữa các vấn đề trọng yếu với các vấn đề còn lại. Bước thứ hai sẽ xác định
các mục tiêu cần đạt được khi giải quyết các vấn đề được đặt ra ở bước thứ nhất. Việc hoàn
thành các mục tiêu này sẽ là tiêu chí đi đến kết luận về sự thành công hay thất bại của việc
triển khai tiếp cận hệ thống. Bước thứ ba phân tích, nhận dạng các rào cản dẫn đến nảy sinh
các vấn đề đã xác định ở bước thứ nhất và cản trở việc giải quyết các vấn đề đó để đạt được
các mục tiêu đặt ra ở bước thứ hai. Ở bước thứ tư xác định các nội dung tiếp cận hệ thống
cần thực hiện (hay còn gọi là các tác vụ) để giải quyết các vấn đề ở bước thứ nhất. Các tác
vụ này có thể thuộc nhóm phân tích hệ thống (ví dụ : xây dựng mơ tả tốn học và mô phỏng
để xác định các đặc trưng động lực học của đối tượng cơng nghệ), nhóm tổng hợp hệ thống
(ví dụ : thiết kế hệ thống thiết bị của khu liên hợp lọc hóa dầu … ) hoặc nhóm điều khiển hệ
thống (ví dụ : thiết kế hệ thống điều khiển và xác định thuật toán điều khiển tối ưu hệ thống
lò nung gián đoạn trong một nhà máy sản xuất vật liệu ceramic … ). Xác định các tác vụ
tiếp cận hệ thống được cụ thể hóa dưới dạng các biện pháp, các điều kiện nhân lực, tài
chính, vật tư, trang thiết bị cần thiết để thực hiện từng tác vụ, kế hoạch tiến độ thời gian thực
hiện, các kết quả dự kiến phải đạt được để đáp ứng các mục tiêu đã xác định ở bước thứ hai.
Lược đồ logic trên hình 3.1 cho thấy giai đoạn tiếp theo bao gồm thực hiện, thẩm định và
hiệu chỉnh các nội dung đã hoạch định trong giai đoạn thứ nhất. Khâu thẩm định vừa nhằm

mục đích đánh giá kết quả vừa xác định các hiệu chỉnh cần thiết ở tất cả các bước thực hiện,
bước xác định tác vụ, bước xác định rào cản, bước xác định mục tiêu và bước xác định vấn
đề phải giải quyết. Kết luận cuối cùng sẽ hoàn toàn khách quan: hoặc khẳng định tiếp cận hệ
thống đã thành công, giải quyết tốt các vấn đề đặt ra, hoặc khẳng định vấn đề đặt ra không
thể giải quyết đạt kết quả mong muốn. Nếu xảy ra trường hợp thứ hai chúng ta sẽ phải nhìn
nhận lại tồn bộ: các vấn đề đặt ra không thể giải quyết được hay tri thức khoa học, công
nghệ chưa đủ để giải quyết vấn đề.
Như vậy tiếp cận hệ thống khơng chỉ đóng vai trị cơng cụ phương pháp luận để giải quyết
các vấn đề mà còn đóng vai trị cơng cụ phát hiện những gì nhân loại cần tiếp tục nghiên cứu
và sáng tạo.

5


3.2. Vận dụng lược đồ logic xây dựng đề cương đề tài nghiên cứu

ĐỐI TƯỢNG
NGHIÊN CỨU

Phát hiện vấn đề
Đặt vấn đề

Tạo động lực chính có tính chất phi kinh tế nhằm nhằm thu
hút sinh viên sau khi tốt nghiệp trở về làm việc tại địa
phương.
- Phát hiện vấn đề (Lý do nghiên cứu) : Hiện nay sinh viên sau khi
tốt nghiệp ở lại các thành phố lớn tìm việc, chấp nhận thất nghiệp
tạm thời hoặc làm trái ngành chứ không về địa phương công tác
mặc dù các tỉnh đang thiếu rất nhiều cán bộ.
- Đặt vấn đề (Lịch sử nghiên cứu - câu hỏi nghiên cứu): Có nhiều

đề tài nghiên cứu về vấn đề này nhưng chủ yếu nghiên cứu việc tạo
động lực về mặt kinh tế (lương, thưởng, chế độ, nhà ở,…), chưa
nghiên cứu về vấn đề tạo động lực có tính chất phi kinh tế. Từ đó
câu hỏi nghiên cứu đặt ra là : Làm thế nào để tạo được động lực có
tính chất phi kinh tế nhằm thu hút được sinh viên sau khi tốt
nghiệp trở về địa phương công tác.

6


Xác định các mục
tiêu phải đạt được

Mục tiêu nghiên cứu : Tạo động lực có tính chất phi kinh tế nhằm
thu hút sinh viên sau khi tốt nghiệp trở về làm việc tại địa phương.

Nhận dạng
các rào cản

- Không thu thập được các số liệu thống kê lao động tại khu vực
nghiên cứu.
- Phiếu điều tra chưa sát với tình hình thực tế hoặc chưa đáp ứng
được yêu cầu của mục tiêu nghiên cứu.

Xác định các tác vụ
tiếp cận hệ thống (và
các điều kiện để thực
hiện)

Thực hiện các tác vụ

để giải quyết các vấn
đề đã đặt ra

Thẩm định kết quả
thực hiện

- Phạm vi nghiên cứu :
+ Nghiên cứu tại các tỉnh thuộc ĐBSCL.
+ Chỉ xem xét các vấn đề tạo động lực có tính chất phi kinh tế.
- Giả thuyết nghiên cứu : Tạo cho họ cơ hội thăng tiến, phát triển
nghề nghiệp sẽ thu hút được sinh viên sau khi tốt nghiệp trở về địa
phương làm việc.
- Phương pháp chứng minh luận điểm :
+ Lấy số liệu thống kê về lao động và việc làm của Tổng cục Thống
kê và Cục thống kê các tỉnh;
+ Quan sát trực tiếp;
+ Điều tra.
Nội dung nghiên cứu
Tác vụ lý thuyết
Khái niệm:
+ Nhu cầu;
+ Động lực;
+ Tạo động lực;
+ Động lực có tính chất phi kinh tế.
Mối quan hệ:
Nhu cầu
Động lực
Quyết định
Hành động
Tác vụ thực tế

+ Tài liệu thống kê lao động việc làm các tỉnh từ năm 2000 trở lại
đây;
+ Phỏng vấn sinh viên cuối năm tại một số trường đại học lớn trên
địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Phỏng vấn nhân viên trẻ tại các doanh nghiệp, công ty, cơ quan
nhà nước tại các tỉnh ĐBSCL.
+ Phiếu điều tra người tìm việc tại một số trung tâm giới thiệu việc
làm và hội chợ việc làm.
Sử dụng phương pháp tiếp cận phân tích để thẩm định kết quả thực
hiện, cụ thể:
- Phân tích cấu trúc logic của nghiên cứu: Đề tài trên nêu trên có
tính logic từ đối tượng nghiên cứu, phát hiện vấn đề, đặt vấn đề đến
việc xác định các mục tiêu, rào cản cũng như đưa ra các tác vụ để
giải quyết vấn đề đó là làm sao để Tạo động lực chính có tính chất
phi kinh tế nhằm nhằm thu hút sinh viên sau khi tốt nghiệp trở về
làm việc tại địa phương.

7


Sử dụng phương pháp tiếp cận phân tích để thẩm định mức độ khâu thực
hiện, cụ thể:

Thẩm định mức
độ khâu thực hiện

Xác nhận kết quả
và dự kiến phát
triển
Kết luận


- Phát hiện vấn đề (lý do nghiên cứu): Có dựa trên quan sát khách
quan hay khơng? “câu trả lời : có”.
- Đặt vấn đề : có thực sự bức thiết và có tồn tại mâu thuẫn giữa lý
thuyết và thực tế hay khơng?
- Giả thuyết nghiên cứu : có dẫn đến một luận điểm khoa học mới
mẻ hay không?
- Phương pháp nghiên cứu: Các phương pháp được sử dụng có đủ
đảm bảo cho luận cứ đáng tin cậy hay không?

- Kết quả dự kiến là: Tạo động lực có tính chất phi kinh tế nhằm thu hút
sinh viên sau khi tốt nghiệp trở về làm việc tại địa phương.

Đề tài có tính thực tiễn, có tư tưởng khoa học và tính logic.

3.3. Nội dung chính của đề cương
1. Tên đề tài
Tạo động lực chính có tính chất phi kinh tế nhằm thu hút sinh viên sau khi tốt nghiệp trở về
làm việc tại địa phương.
2. Lý do chọn đề tài
Hiện nay sinh viên sau khi tốt nghiệp ở lại các thành phố lớn tìm việc, chấp nhận thất nghiệp
tạm thời hoặc làm trái ngành chứ không về địa phương công tác mặc dù các tỉnh đang thiếu
rất nhiều cán bộ.
3. Lịch sử nghiên cứu
Có nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề này nhưng chủ yếu nghiên cứu việc tạo động lực về
mặt kinh tế (lương, thưởng, chế độ, nhà ở,…), chưa nghiên cứu về vấn đề tạo động lực có
tính chất phi kinh tế.
4. Mục tiêu nghiên cứu
Tạo động lực có tính chất phi kinh tế nhằm thu hút sinh viên sau khi tốt nghiệp trở về làm
việc tại địa phương.

8


5. Phạm vi nghiên cứu
+ Nghiên cứu tại các tỉnh thuộc ĐBSCL.
+ Chỉ xem xét các vấn đề tạo động lực có tính chất phi kinh tế.
6. Phương pháp nghiên cứu
+ Lấy số liệu thống kê về lao động và việc làm của Tổng cục Thống kê và Cục thống kê các
tỉnh;
+ Quan sát trực tiếp;
+ Điều tra;
+ Phương pháp chuyên gia.
7. Nội dung nghiên cứu
Thực hiện các tác vụ lý thuyết
Khái niệm:
+ Nhu cầu;
+ Động lực;
+ Tạo động lực;
+ Động lực có tính chất phi kinh tế.
Mối quan hệ:
Nhu cầu
Động lực
Quyết định
Hành động
Thực hiện các tác vụ thực tế
+ Tài liệu thống kê lao động việc làm các tỉnh từ năm 2000 trở lại đây;
+ Phỏng vấn sinh viên cuối năm tại một số trường đại học lớn trên địa bàn Thành phố Hồ
Chí Minh.
+ Phỏng vấn nhân viên trẻ tại các doanh nghiệp, công ty, cơ quan nhà nước tại các tỉnh
ĐBSCL.

+ Phiếu điều tra người tìm việc tại một số trung tâm giới thiệu việc làm và hội chợ việc làm.
8. Sản phẩm của nghiên cứu
- Các động lực có tính chất phi kinh tế nhằm thu hút sinh viên sau khi tốt nghiệp trở về làm
việc tại địa phương.
9. Dự tốn kinh kinh phí thực hiện đề tài.
4. KẾT LUẬN

Từ các phân tích từ lược đồ logic nêu trên nhận thấy rằng đề cương đã tiến hành bám sát vào
lược đồ logic, từ đó đưa ra được luận điểm có ý nghĩa thực tiễn cao và có thể áp dụng triển
khai vào thực tiễn tại các khu vực nghiên cứu cũng như các khu vực khác.
Với những nội dung như đã được trình bày, đề cương đã vận dụng tiếp cận hệ thống với tư
cách một phương pháp luận hữu hiệu, đủ mạnh để nghiên cứu những vấn đề đặt ra.
9



×