ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------------
Phạm Huy Cường
VỐN XÃ HỘI VỚI TÌM KIẾM VIỆC LÀM
CỦA SINH VIÊN SAU KHI TỐT NGHIỆP
(NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CỰU SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI
VÀ NHÂN VĂN, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI)
Chuyên ngành: XÃ HỘI HỌC
Mã số: 62 31 30 01
DỰ THẢO TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC
Hà Nội - 2015
1
Cơng trình được hồn thành tại:
Khoa Xã hội học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,
Đại học Quốc gia Hà Nội
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Hoa
Phản biện 1: ………………………………….
…………………………………
Phản biện 2: ………………………………….
…………………………………
Phản biện 3: ………………………………….
…………………………………
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cấp Đại học Quốc gia chấm luận
án tiến sĩ họp tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại
học Quốc gia Hà Nội vào hồi … giờ … ngày … tháng … năm 20…
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện quốc gia Việt Nam
- Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội
2
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
- Ngày càng có nhiều bằng chứng khoa học cho thấy bên cạnh nguồn lực
tài chính và nguồn lực con người, một yếu tố kháccũng có vai trị khơng thể
bỏ qua trong mối liên hệ qua lại giữa cung và cầu trong thị trường lao động là
nguồn vốn xã hội (social capital), một dạng nguồn lực “vơ hình” được cấu
thành bởi các mạng lưới quan hệ xã hội, sự tham gia xã hội, lòng tin và sự có
đi có lại giữa các cá nhân.
- Thị trường lao động Việt Nam đã và đang đặt ra rất nhiều vấn đề hóc
búa địi hỏi các giải pháp toàn diện. Cho đến nay các giải pháp chủ yếu chưa
đề cập tới sự tồn tại và tác động của nguồn vốn xã hội xuất phát từ thực tiễn
còn rất ít các nghiên cứu khoa học chuyên sâu về chủ đề này.
2. Mục đích, mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu mối quan hệ giữa vốn xã hội của sinh viên tốt nghiệp với hành
vi tìm kiếm và kết quả tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp.
2.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Mô tả thực trạng việc làm và nhận diện thực tế vốn xã hội của sinh viên
sau khi tốt nghiệp.
- Tìm hiểu sự vận dụng vốn xã hội trong tìm kiếm tìm kiếm việc làm của
sinh viên sau khi tốt nghiệp.
- Xem xét mối liên hệ giữa vốn xã hội và các dạng vốn khác và những
tác động tới kết quả tìm kiếm việc làm của sinh viên tốt nghiệp.
3. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Mối quan hệ giữa vốn xã hội của sinh viên tốt
nghiệp với hành vi tìm kiếm và kết quả tìm kiếm việc làm của họ sau khi tốt
nghiệp.
3
3.2. Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên: Những sinh viên đã tốt nghiệp của Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian: Khung thời gian tiếp cận khách thể nghiên cứu được tiến
hành từ tháng 7/2013 đến tháng 9/2013 đối với điều tra bằng bảng hỏi; từ
tháng 11/2013 đến tháng 4/2014 đối với các phỏng vấn bán cấu trúc.
- Không gian: Do đặc điểm phân tán về địa bàn làm việc và cư trú của
sinh viên sau khi tốt nghiệp, hầu hết các cuộc tiếp cận thu thập thông tin được
tiến hành thông qua liên lạc bằng điện thoại và sự hỗ trợ của hệ thống thư
điện tử và mạng xã hội.
4. Ý nghĩa của luận án
4.1. Ý nghĩa khoa học
- Các kết quả nghiên cứu sẽ góp phần bổ sung thêm những bằng chứng
thực nghiệm góp phần phát triển thêm hai hệ thống lý thuyết lựa chọn hợp lý
và vốn xã hội.
- Tổng quan các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm về chủ đề vốn xã
hội và vốn xã hội trong thị trường lao động có thể hữu ích cho những nghiên
cứu tiếp theo về chủ đề vốn xã hội và vốn xã hội trong thị trường lao động.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Bổ sung nhận thức về nguồn vốn xã hội trong thị trường lao động nói
chung và vai trị của nó với nhóm lực lượng lao động là sinh viên tốt nghiêp
nói riêng.
- Một số gợi ý chính sách.
4
5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu và khung phân tích
5.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Sinh viên tốt nghiệp nhận thức như thế nào về vốn xã hội đối với họ và
đã tích luỹ và vận dụng vốn xã hội ra sao trong quá trình tìm kiếm việc làm?
- Sử dụng vốn xã xã hội có tác động gì đến các quả tìm kiếm việc làm
của sinh viên tốt nghiệp?
- Vốn xã hội có mối quan hệ ra sao với các dạng vốn khác trong tương
quan với tìm kiếm việc làm của sinh viên tốt nghiệp?
5.2. Giả thuyết nghiên cứu
- Sinh viên tốt nghiệp có nhận thức cụ thể về tầm quan trọng của các
mối quan hệ xã hội (như là vốn xã hội) đối với công việc của mình; trên cơ sở
các mối quan hệ truyền thống, họ bắt đầu có ý thức và đã tạo dựng được một
mạng lưới quan hệ xã hội hữu ích cho bản thân.
- Sinh viên tốt nghiệp có xu hướng khai thác tổng hợp các dạng quan hệ
khác nhau trong mạng lưới xã hội của mình để đạt được một cơng việc, trong
đó các mối quan hệ xã hội truyền thống tiếp tục chiếm vai trò chủ đạo. Việc
khai thác các nguồn lực từ vốn xã hội trong tìm kiếm việc làm của sinh viên
tốt nghiệp có ý nghĩa hai chiều: vừa tích cực, vừa tiêu cực.
- Mạng lưới quan hệ xã hội (như là vốn xã hội) có mối liên hệ với các
nguồn vốn khác (vốn con người, vốn kinh tế, vốn văn hóa) trong mối quan
hệ với q trình tìm kiếm và kết quả tìm kiếm việc làm của sinh viên tốt
nghiệp.
5
5.3. Khung phân tích
6. Kết cấu của luận án
Luận án được kết cầu gồm 06 phần: Mở đầu; Chương 1 - tổng quan các
nghiên cứu liên quan tới đề tài luận án; Chương 2- Cơ sở lýthuyết và thực
tiễn nghiên cứu; Chương thứ 3 và 4- Trình bày các kết quả nghiên cứu; Kết
luận và các khuyến nghị.
6
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Nghiên cứu về vốn xã hội
- Khoảng hai thập niên trở lại đây, khái niệm “vốn xã hội” được đề cập
ngày càng thường xuyên trong giới khoa học xã hội. Mặc dù còn những tranh
luận xoay quanh cách hiểu thống nhất về vốn xã hội, sự phát triển ngày càng
mạnh mẽ của hệ thống các luận điểm lý thuyết về vốn xã hội cũng như những
vận dụng hệ thống luận điểm này vào nghiên cứu nhận thức, cải biến thực
tiễn đời sống xã hội đã khẳng định vốn xã hội là một khái niệm khoa học
thực thụ.
- Trên thực tế, khái niệm vốn xã hội ra đời chỉ là sự định danh cho một
hiện tượng đã tồn tại từ lâu trong đời sống cộng đồng loài người [Harpel,
2005, tr.3-5].Tuy nhiên, xu hướng nghiên cứu mang tính học thuật về khái
niệm này được ghi dấu vào cuối những năm 1980 bởi các nhà xã hội học tiêu
biểu: Pierre Bourdieu và James Coleman [Harpel, 2005, tr.6]. Từ những năm
90 trở lại đây vốn xã hội trở thành một chủ đề thu hút sự quan tâm nghiên
cứu ở nhiều quốc gia. Có thể nhắc tới các học giả tiêu biểu đã nghiên cứu và
có những đóng góp cụ thể ở góc độ lý luận cũng như thực nghiệm về vốn xã
hội như: Fukuyama, Lin, Portes, Putnam, Burt, Halpern…
- Cũng giống như sự phát triển lý thuyết về vốn xã hội trên thế giới,
trước khi khái niệm vốn xã hội được các học giả du nhập và giới thiệu ở Việt
Nam, những biểu hiện của vốn xã hội cũng đã được nhắc đến dưới những lớp
vỏ khái niệm khác phản ánh lợi ích từ các mối quan hệ liên cá nhân trong đời
sống. Các nhà xã hội học là những người đi đầu giới thiệu khái niệm vốn xã
hội, trước hết, trong cộng đồng học thuật Việt Nam vào cuối những năm
1990 và đầu những năm 2000.
- Các học giả trong nước nghiên cứu về vốn xã hội ở nhiều góc độ, cấp
độ khác nhau: Nguyễn Quang A, Nguyễn Tuấn Anh, Phan Đình Diệu, Trần
7
Hữu Dũng, Phạm Như Hổ, Lê Ngọc Hùng, Nguyễn Vạn Phú, Trần Hữu
Quang, Nguyễn Quý Thanh, Hoàng Bá Thịnh, Lê Minh Tiến…
1.2. Nghiên cứu về vốn xã hội trong thị trường lao động
- Nghiên cứu về vốn xã hội trong thị trường lao động trên thế giới phát
triển từ những năm 80. Tiêu biểu là nghiên cứu của Granovetter về vai trị
của mạng quan hệ xã hội và tìm kiếm việc làm (1974, 1995). Ba giả thuyết cơ
bản của ông đã bắt đầu cho các nghiên cứu kế thừa cũng như phản biện của
các học giả trên thế giới góp phần quan trọng định hình những nhận thức
chung nhất về vốn xã hội trông thị trường lao động (1- Nhiều người tìm kiếm
việc làm thơng qua các mối quan hệ xã hội chứ khơng chỉ các kênh chính
thức; 2- Ý nghĩa của các mạng lưới xã hội là cho phép những người tìm kiếm
việc làm tập hợp được những thơng tin tốt hơn . Điều này tạo điều kiện thuận
lợi cho phép người tìm việc có một sự lựa chọn công việc tốt hơn (thu nhập
cao hơn và khiến bạn hài lịng hơn); 3- Thơng tin về các thị trường lao động
có thể được tạo ra tốt hơn thơng qua các “liên kết yếu” bởi tính mới mẻ của
thơng tin)
- Các học giả tiêu biểu nghiên cứu về vốn xã hội trong thị trường lao
động: Lin, Fernandez, Flap, Franzen,Montgomery, Mouw, Lê Ngọc Hùng,…
1.2.1. Ý nghĩa hai chiều của vốn xã hội
- Ý nghĩa hai chiều của vốn xã hội được thể hiện ở hai khía cạnh: Thứ
nhất,vốn xã hội vừa có tác động tích cực vừa tác động tiêu cực đến thị trường
lao động. Thứ hai,vốn xã hội đồng thời ảnh hưởng tới hai nhóm đối tượng
trong trong quan hệ cung cầu: người laođộng và người sử dụng lao động.
- Tác động tích cực của vốn xã hội thể hiện ở chỗ nó khơng chỉ là cầu
nối giữa các cá nhân với cơng việc mà cịn: giúp cá nhân đạt được công việc
phù hợp hơn, thu nhập cao hơn, hài lịng hơn [Granovetter, 1995]; giảm thời
gian tìm kiếm và phù hợp hơn với chuyên môn được đào tạo [Franzen, 2006];
8
giảm chi phí tìm kiếm [N.Q.Thanh, 2005, tr.117], [L.N.Hùng, 2003, tr.75]…
Tác động tiêu cực thể hiện ở nguy cơ bất bình đẳng cơ hội giữa các cá nhân
[Granovetter, 1995, tr.141]; giảm cơ hội lựa chọn và giảm thu nhập của
người lao động [Flap và cộng sư, 2001], [Franzen và cộng sự, 2006,tr.361]…
- “Khi mà tuyển dụng nhất thiết là một q trình kép gồm có bên cung
(người lao động) và bên cầu (người sử dụng lao động) thì vốn xã hội cũng có
ý nghĩa hai chiều” [Erickson, 2001 tr.127].
1.2.2. “Kênh” kết nối giữa người lao động và việc làm
- Sử dụng mạng lưới quan hệ được xác nhận như một chiến lược tìm
kiếm việc làm phổ biến của người lao động; đồng thời là cách thức tìm kiếm,
bổ sung nguồn nhân lực hiệu quả đối với những người thuê nhân công. Luận
điểm này được hầu hết các học giả chia sẻ cũng như được khẳng định bằng
các kết quả nghiên cứu thực nghiệm trong thực tiễn[Try, 2005], [Granovetter,
1995].
- Bên cạnh chức năng thông tin, các mối quan hệ xã hội cịn mang lại sự
hỗ trợ, thúc đẩy q trình các cá nhân đạt được công việc.
1.2.3. Tác động của vốn xã hội đến kết quả tìm kiếm việc làm
- Các tranh luận giữa các học giả khi nghiên cứu về vốn xã hội trong thị
trường lao động chủ yếu xoay quanh tác động của nó đến kết quả tìm kiếm,
thể hiện ở các đặc điểm: chi phí tìm kiếm, thời gian tìm kiếm, mức lương, sự
phù hợp với chun mơn được đào tạo…
- Có ba xu hướng quan điểm chủ đạo: (1) Cho rằng vốn xã hội có tác
động tích cực đến khía cạnh kinh tế của cơng việc (Granovetter và những
người ủng hộ ông: Corcoran (1980), Staiger (1990), Wegener (1991),
Coverhill (1994), Jann (2003), 1995, tr.354]. (2) Phủ nhận tác động tích cực
của vốn xã hội đến khía cạnh kinh tế của công việc [Lin, 2001], [Mouw,
2003]. (3) Lý giải các mâu thuẫn giữa (1) và (2) và đưa ra các hướng tiếp cận
9
theo xu hướng đa chiều hơn: Tác động của vốn xã hội đến cách khía cạnh phi
kinh tế của cơng việc [Franzen, 2006], mối liên hệ giữa vốn xã hội và các
dạng vốn khác [Montgomery, 1992]…
1.2.4. Gợi mở từ “sức mạnh của các liên kết yếu”
- Luận điểm của Granovetter về “sức mạnh của các liên kết yếu” gợi mở
các hướng nghiên cứu sâu sắc hơn về vốn xã hội. Các dạng vốn xã hội, ở
từng thời điểm trong sự nghiệp của cá nhân, trong các bối cảnh kinh tế, văn
hóa, chính trị, xã hội khác nhau có tác động thay đổi như thế nào đến công
việc của các cá nhân.
1.3. Các định hướng tiếp tục nghiên cứu
- Tiếp tục bổ sung các bằng chứng thực nghiệm nhận thức về vốn xã hội
trong thị trường lao động trong nước thông qua trường hợp tìm kiếm việc làm
của sinh viên tốt nghiệp.
- Bên cạnh tác động tích cực, vốn xã hội có ảnh hưởng tiêu cực gì đến
tìm kiếm việc làm của sinh viên tốt nghiệp nói riêng và thị trường lao động
nói chung.
- Vốn xã hội có mối quan hệ và có sự chuyển hóa như thế nào với các
loại vốn khác?
- Vốn xã hội biến đổi ra sao trong các bối cảnh kinh tế, văn hóa và
khơng gian, thời gian khác nhau?
10
Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾTVÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU
2.1. Các khái niệm công cụ
2.1.1. Khái niệm “vốn xã hội”
- Trong khn khổ luận án, vốn xã hộicó ý nghĩa “là tổng hợp các nguồn
lực thực tế hoặc tiềm năng được liên kết với sự sở hữu một mạng lưới quan
hệ xã hội bền vững, ít nhiều được thể chế hóa và cơng nhận các mối quan hệ
quen biết lẫn nhau” [Bourdieu, 1986, tr.248].
2.1.2. Khái niệm “việc làm”
Các định nghĩa khái niệm việc làm ít nhiều có sự khác biệt tuy nhiên nội
hàm thống nhất ở hai điểm: (1) Là một hoạt động lao động, có thể là một
cơng việc do người khác tạo dựng và cũng có thể là công việc tự cá nhân tạo
ra cho bản thân; (2) cơng việc đó mang lại thu nhập.
2.1.3. Khái niệm “sinh viên tốt nghiệp”
Khái niệm “sinh viên tốt nghiệp” dùng để chỉ nhóm đối tượng là người
học đã hồn thành chương trình đào tạo ở Trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội và được cấp bằng tốt nghiệp đồng
thời có nhu cầu tham gia vào thị trường lao động.
2.1.4. Khái niệm “hành vi tìm kiếm việc làm”
Hành vi tìm kiếm việc làm là một hành vi xã hội, ở đây được hiểu như
một quá trình, quá trình này bắt đầu từ thời điểm sinh viên tốt nghiệp ra
trường đến khi có được một công việc.
2.2. Các lý thuyết vận dụng trong luận án
2.2.1. Lý thuyết lựa chọn hợplý
- Luận đề trung tâm của thuyết lựa chọn hợp lý là “các tác viên cá thể và
tập thể suy tính đến ý thích (preferences) của mình và các điều kiện khách
quan và sẽ hành xử để tối đa hóa ích lợi (utility) hoặc lợi thế (advantage) của
họ."[Smelser, 1997 tr.1].
11
- Hành vi lựa chọn hợp lý trong trường hợp tìm kiếm việc làm của sinh
viên sau khi tốt nghiệp được xem như một q trình tích lũy, cân nhắc và ra
quyết định của mỗi cá nhân nhằm đạt được cơng việc phù hợp nhất với tiêu
chí và theo cách cá nhân mong đợi.
2.2.2. Lý thuyết về vốn xã hội
2.2.2.1. Các tác giả quan trọng
Bourdieu (1986), Coleman (1988), Fukuyama (2001), Putnam (1995,
2000), Lin (2001) và Portes (1996)là những học giả quan trọng (key
aouthors) có những đóng góp mang ý nghĩa nền tảng đối với hệ thống lý
thuyết về vốn xã hội. Mỗi học giả tiếp cận vốn xã hội ở một chiều cạnh khác
nhau.
2.2.2.2. Sự thống nhất và khác biệt trong các luận điểm về vốn xã hội
- Sự thống nhất: (1) Vốn xã hội gắn liền với các mạng lưới xã hội;
(2)Vốn xã hội được xem như một nguồn lực (resource): (3)Vốn xã hội gắn
liền với hai yếu tố: lịng tin (trust) và sự có đi có lại (reciprocity); (4) Có thể
đầu tư tích luỹ vốn xã hội; (5) Có thể khai thác, sử dụng vốn xã hội để tìm
kiếm lợi ích; (6) Có sự chuyển đổi giữa vốn xã hội và các dạng vốn khác.
- Sự khác biệt:(1) Mỗi tác giả định nghĩa khác nhau về vốn xã hội; (2)
Mỗi tác giả tiếp cận vốn xã hội ở cấp độ và quy mô khác nhau; (3) Quan
điểm khác nhau vè vốn là hàng hóa cơng, hàng hóa tư, vừa là hàng hóa cơng
vừa là hàng hóa tư.
2.2.2.3. Vận dụng các quan điểm lý thuyết về vốn xã hội trong luận
án
- Vốn xã hội của sinh viên tốt nghiệp được tiếp cận ở cấp độ cá nhân, là
các nguồn lực gắn với mạng lưới quan hệ xã hội và các cơ cấu xã hội, tổ chức
xã hội họ tham gia như một thành viên.
12
- Kích thước của vốn xã hội của sinh viên tốt phụ thuộc vào kích thước
mạng lưới (các mối quan hệ xã hội nhiều hay ít), đặc điểm của các mối quan
hệ (quan hệ gia đình, quan hệ ngồi gia đình, liên kết mạnh, liên kết yếu…),
và “chất lượng” của các đối tác (quy mô và đặc điểm nguồn lực các đối tác
chiếm giữ mà sinh viên tốt nghiệp có thể sử dụng).
- Vốn xã hội của sinh viên tốt nghiệp được nhìn nhận vừa là “hàng hóa
tư”, vừa là “hàng hóa cơng”.
2.3. Quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về vấn đề việc làm
của thanh niên nói chung và sinh viên nói riêng
- Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm tới vấn đề việc làm của
thanh niên nói chung và sinh viên nói riêng. Cụ thể đã ban hành các nghị
quyết và chính sách nhằm hỗ trợ các đối tượng tìm kiếm việc làm.
- Các giải pháp trong thị trường chủ yếu tiếp cận từ góc độ kinh tế học,
chưa thấy rõ vai trị của nguồn vốn xã hội trong thị trường lao động.
2.4. Địa bàn nghiên cứu
- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn là đơn vị đào tạo khoa
học cơ bản và khoa học ứng dụng trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn
có truyền thống và uy tín nhất tại Việt Nam.
2.5. Phương pháp nghiên cứu
2.5.1. Phân tích tài liệu
- Phương pháp phân tích các tài liệu chủ yếu phục vụ nội dung tổng
quan.
2.5.2. Phỏng vấn bán cấu trúc
- Số lượng sinhviên tốt nghiệp được phỏng vấn: 30.
2.5.3. Khảo sát bằng bảng hỏi và xử lý số liệu
- Dung lượn mẫu: 1073 sinh viên tốt nghiệp. Phương pháp chọn mẫu:
phân tầng tỉ lệ..
13
- Xử lý số liệu: Các số liệu được nhập và xử lý bằng phần mềm SPSS.
Bên cạnh các phân tích thống kê mơ tả dạng tần suất và tỉ lệ, để kiểm định
mối liên hệ và tác động giữa các biến số các kiểm định Chi - bình phương ()
và các tính tốn đại lượng thống kê Cramer’V và Gamma; giải pháp kiểm
định giả thuyết về sự bằng nhau giữa trunh bình hai tổng thể (Independentsample T-test); tương quan hạng Spearman; mơ hình hồi quy tuyến tính bội
và hồi quy Binary Logistic.
2.5.4. Phân tích số liệu thứ cấp
- Số liệu thư cấp: Khảo sát thông tin cựu sinh viên tốt nghiệp các năm
2008 đến 2010 của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học
Quốc gia Hà Nội.
14
Chương 3: THỰC TRẠNG VIỆC LÀMVÀ THỰC TẾ VỐN XÃ
HỘICỦA SINH VIÊN SAU KHI TỐT NGHIỆP
3.1. Thực trạng việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp
- Trong vòng 1 đến 2 năm sau khi tốt nghiệp đa số sinh viên đã tìm được
việc làm (90,2%). Sinh viên tốt nghiệp có nhiều kinh nghiệm làm việc, các
ngành khoa học ứng dụng, có thời gian tốt nghiệp ra trường dài hơn có tỉ lệ
tìm được một cơng việc cao hơn các nhóm cịn lại.
3.1.1. Thời gian tìm kiếm việc làm
- 41,0% sinh viên tốt nghiệp có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp; trong
khoảng thời gian từ 1 đến 6 tháng tiếp theo, 48,8% sinh viên tốt nghiệp cịn lại
tìm kiếm được việc làm. Sinh viên từng làm thêm công việc đúng chuyên môn
ở đại học, tốt nghiệp các ngành khoa học ứng dụng tìm được việc làm sớm
hơn.
3.1.2. Khu vực làm việc
- Sinh viên tốt nghiệp hiện đang làm việc chủ yếu thuộc hai khu vực:
Nhà nước và tư nhân.Những sinh viên tốt nghiệp các ngành khoa học cơ
bản(45,0%),có kêt quả học tập “Giỏi, Xuất sắc” (44,2%), có cha với trình độ
học vấn “đại học và trên đại học” làm việc nhiều hơn trong các cơ quan nhà
nước. Trong khi môi trường làm việc tư nhân lại phù hợp với những sinh viên
có kinh nghiệm làm việc đúng chun mơn được đào tạo.
3.1.3. Mức thu nhập
- Trong vòng 1 đến 2 năm sau khi tốt nghiệp, đa số sinh viên tốt nghiệp
có mức thu nhập thấp và trung bình (81,5%), mức thu nhập tăng dần theo
thời gian tốt nghiệp.Những sinh viên tốt nghiệp từng làm thêm các công việc
phù hợp với chuyên môn, đạt kết quả học tập “Giỏi, Xuất sắc” đạt được mức
thu nhập cao hơn.
15
3.1.4. Mức độ phù hợp giữa chuyên môn được đào tạo và việc làm
- 55,7% sinh viên tốt nghiệp đang làm các công việc phù hợp và khá phù
hợp với chun mơn được đào tạo.Nững sinh viên có kết quả học tập tốt hơn,
có kinh nghiệm làm việc chun mơn nhiều hơn, và cha có trình độ học vấn
cao hơn, sinh viên tốt nghiệp là nam có xu hướng đạt được các công việc phù
hợp với chuyên môn nhiều hơn.
3.1.5. Mức độ ổn định của cơng việc
- Trên ½ sinh viên tốt nghiệp chưa tìm được cơng việc ổn định, xu
hướng công việc của họ ổn định dần theo thời gian tham gia thị trường lao
động. Những sinh viên có kinh nghiệm làm việc phù hợp với chuyên môn, đã
lập gia đình có tỉ lệ ổn định cơng việc cao hơn.
3.2. Vốn xã hội của sinh viên tốt nghiệp
3.2.1. Nhận thức của sinh viên tốt nghiệp về vốn xã hội
- Sinh viên tốt nghiệp có ý thức về tầm quan trọng của các mạng lưới
quan hệ xã hội (như là vốn xã hội) đối với đời sống và tìm kiếm việc làm của
họ.
3.2.2. Quy mô mạng quan hệ xã hội của sinh viên tốt nghiệp
- Quy mô mạng quan hệ xã hội (network size) được hiểu là số người mà
sinh viên tốt nghiệp có thể tìm đến như nguồn hỗ trợ đầu tiên khi cần giúp đỡ
các vấn đề trong cuộc sống[Nguyễn Quý Thanh, 2006, tr.36-37]. Trung bình
số đầu mối quan hệ trong mạng của sinh viên tốt nghiệp có khoảng 8 thành
viên (8,44, bao gồm các thành viên trong gia đình, nhóm bạn, thành viên
cùng tham gia tổ chức xã hội) có thể sẵn sàng hỗ trợ sinh viên giải quyết các
vấn đề của họ, trong đó có mục tiêu tìm kiếm một cơng việc. So với quy mơ
trung bình mạng quan hệ xã hội của người Việt là 5,9, tức là mỗi người Việt
có khoảng 6 người bạn được coi là thân [Nguyễn Quý Thanh, 2006, tr.37] là
phong phú hơn.
16
3.2.2.1.Các mối quan hệ trong gia đình
- Các mối quan hệ trong gia có vai trị hỗ trợ các nguồn lực có ý nghĩa
quyết định đến sự thành cơng trong tìm kiếm việc làm của sinh viên tốt
nghiệp.Những sinh viên có cha đạt trình độ học vấn cao hơn, tốt nghiệp các
ngành khoa học cơ bản, xuất thân từ khu vực đơ thị có quy mơ mạng quan hệ
trong ra đình rộng hơn.
3.2.2.2. Các mối quan hệ trong nhóm bạn bè
- Thành viên trong nhóm bạn chiếm tỉ trọng lớn nhất cấu thành quy mô
mạng quan hệ của sinh viên tốt nghiệp.Những sinh viên có cha với trình độ
học vấn cao, đạt kết quả học tập giỏi và tích cực tham gia các tổ chức xã hội
có mạng quan hệ bạn bè rộng hơn.
3.2.2.3. Các mối quan hệ thành viên trong các tổ chức xã hội
- Sau khi tốt nghiệp sinh viên tham gia rất ít các tổ chức xã hội, 78,0%
sinh viên tốt nghiệp chỉ tham gia 01 tổ chức xã hội, thâm chí có thiểu số các
trường hợp không tham gia vào bất kỳ tổ chức xã hội nào.
3.2.3. Các nguồn lựccó thể huy động từmạng quan hệ xã hội của sinh
viên tốt nghiệp
3.2.3.1. Nguồn lực thông tin
- Một trong những nguồn lực quan trọng đối với quá trình tìm kiếm việc
làm của sinh viên tốt nghiệp là thông tin về các công việc. Mạng quan hệ xã
hội là kênh mang lại nguồn thông tin phong phú và hữu ích bên cạnh các kênh
thơng tin chính thức.
3.2.3.2. Nguồn lực kinh tế
- Sinh viên tốt nghiệp có tiềm năng huy động nguồn lực kinh tế từ tất cả
các nhóm thành viên trong mạng quan hệ.Xét về quy mô mạng lưới số lượng
thành viên trong nhóm bạn có vẻ chiếm ưu thế.Tuy nhiên, ở những thời điểm
quyết định sự thành bại trong tìm kiếm việc làm thì các mối quan hệ trong gia
đình là nguồn hỗ trợ đắc lực đối với thành viên.
17
3.2.3.3. Nguồn vốn xã hội và các nguồn lực khác
- Trong quá trình tìm kiếm việc làm của sinh viên tốt nghiệp, việc huy
động mạng quan hệ xã hội của các thành viên khác, đặc biệt của các thành
viên trong gia đình là khá phổ biến.Các mối quan hệ xã hội tạo điều kiện cho
sinh viên có thể tận dụng các nguồn lực khác: uy tín xã hội, niềm tin, sự có đi
có lại.
18
Chương 4: VẬN DỤNG VỐN XÃ HỘI
TRONG TÌM KIẾM VIỆC LÀM
4.1. Sinh viên tốt nghiệp sử dụng vốn xã hội để tìm kiếm việc làm
4.1.1. Khai thác nguồn lực thơng tin
- Đa số sinh viên tốt nghiệp đã đạt được công việc của họ nhờ nguồn
thông tin từ các mối quan hệ xã hội, trong đó nhiều nhất từ các thành viên
trong gia đình.
- Những sinh viên có cha đạt trình độ học vấn cao hơn, làm các nghề
nghiệp địi hỏi bằng cấp chuyên môn, xuất thân từ khu vực đơ thị có tỉ lệ khai
thác nguồn thơng tin việc làm từ mạng quan hệ cao hơn.Sinh viên tốt nghiệp
tích luỹ được mạng lưới quan hệ càng phong phú thì cơ hội khai thác thông
tin việc làm từ các mối quan hệ xã hội càng nhiều.
4.1.2. Sự hỗ trợ từ mạng quan hệ xã hội
- 64,7% sinh viên tốt nghiệp đã nhận được sự hỗ trợ từ các mối quan hệ
xã hội khác nhau để đạt được công việc. Những sinh viên có cha đạt trình độ
học vấn cao hơn, sinh viên tốt nghiêp các ngành khoa học cơ bản, sinh viên
khơng có kinh nghiệm làm các cơng việc chun mơn có xu hướng tìm kiếm
và nhận được sự hỗ trợ nhiều hơn từ các thành viên trong mạng quan hệ cao
hơn.
- Sinh viên tốt nghiệp càng tích luỹ được nhiều mối quan hệ trong mạng
lưới càng nhận được nhiều hơn sự hỗ trợ từ các mối quan hệ xã hội trong tìm
kiếm việc làm.
- Sinh viên tốt nghiệp có thể khai thác một cách thuận lợi và vô điều
kiện các nguồn lực từ các thành viên trong gia đình. Trong khi đó các mối
quan hệ bên ngồi đơi khi đòi hỏi những điều kiện đi kèm: nguồn vốn con
người, sự có đi có lại.
19
4.1.3. Vốn xã hội vớithời gian tìm kiếm việc làm
- Sử dụng vốn xã hội làm giảm thời gian tìm kiếm việc làm. Tuy nhiên
sự hỗ trợ từ các mối quan hệ truyền thơng lại khiến thời gian tìm kiếm tăng
lên. Những sinh viên có kinh nghiệm làm việc, tốt nghiệp các ngành khoa
học ứng dụng tìm được việc làm sớm hơn.Vốn con người có tác động mạnh
mẽ hơn đến thời gian tìm kiếm việc làm của sinh viên tốt nghiệp và theo xu
hướng tích cực, trong khi nguồn vốn xã hội (gia đình) khiến thời gian tìm
kiếm tăng lên.
4.2. Vốn xã hội với đặc điểm công việc
4.2.1. Vốn xã hội với mức thu nhập
- Đa số sinh viên mới tốt nghiệp có mức thu nhập thấp, những sinh viên
tốt nghiệp tìm kiếm việc làm nhờ các mối quan hệ xã hội gặp bất lợi hơn về
thu nhập. Tác động chủ yếu tới mức thu nhập thuộc về vốn con người
4.2.2. Vốn xã hội với đặc điểm chuyên môn của cơng việc
- Tìm kiếm việc làm thơng qua các mối quan hệ bên ngồi gia đình giúp
tăng khả năng tìm được các công việc phù hợp với chuyên môn được đào
tạo.Sinh viên có kinh nghiệm làm việc phù hợp với chun mơn, đạt kêt quả
học tập giỏi sẽ tìm được công việc phù hợp chuyên môn hơn.
4.2.3. Vốn xã hội với khu vực làm việc của sinh viên tốt nghiệp
- Những sinh viên tìm kiếm việc làm thơng qua các mối quan hệ xã hội
có xu hướng làm việc trong các cơ quan nhà nước nhiều hơn, đặc biệt thông
qua các mối quan hệ trong gia đình và với thầy/ cơ giáo.
- Xu hướng khép kín các lng thơnng tin việc làm thuộc khu vực nhà
nước phù hợp với định hướng giá trị việc làm tới khu vực này từ phía các
thành viên trong gia đình đối với sinh viên tốt nghiệp.
20
4.2.4. Vốn xã hội với mức độ ôn định công việc
- Tìm kiếm việc làm thơng qua các mối quan hệ xã hội giúp sinh viên tốt
nghiệp đạt được các công việc ổn định hơn ngoại trừ các mối quan hệ bạn bè.
- Thông qua các mối quan hệ trong gia đình, với thầy cơ để hướng tới
các cơng việc thuộc khu vực công với mức thu nhập thấp nhưng là những
công việc ổn định và phù hợp hơn với chuyên môn được đào tạo.
21
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở khẳng định các giả thuyết được
đặt ra là phù hợp với thực tiễn trường hợp tìm kiếm việc làm của sinh viên tốt
nghiệp.
Thứ nhất, sinh viên tốt nghiệp đã có những nhận thức cụ thể vềtầm quan
trọng của mạng quan hệ xã hội và các nguồn lực có thể huy động từ đó (như
là vốn xã hội) đối với quá trình tìm kiếm việc làm của họ sau khi tốt nghiệp.
Vốn xã hội của sinh viên tốt nghiệp trước hết được tạo lậptrên cơ sở các mối
quan hệ truyền thống gắn bó với các thành viên trong gia đình. Bên cạnh đó
sinh viên tốt nghiệp đã có ý thức phát triểncác mối quan hệ xã hội hữu ích
với các đối tác bên ngồi gia đình (nhóm bạn, thầy cơ, các thành viên cùng
tham gia các tổ chức xã hội…).
Thứ hai, bên cạnh các phương pháp tìm kiếm việc làm thơng qua các
kênh chính thức (tìm kiếm thơng tin qua các kênh truyền thống đại chúng,
thông qua các đơn vị dịch vụ, tự ứng tuyển) sinh viên tốt nghiệp đã khai thác
hiệu quả tổng hợp các mối quan hệ trong và ngồi gia đình của họ để đạt
được các công việc. Trong mạng quan hệ của sinh viên tốt nghiệp, các nguồn
lực khai thác từ thành viên trong gia đình vẫn chiếm vai trị chủ đạo, có ý
nghĩa quyết định đối với sinh viên tốt nghiệp.Các mối quan hệ chức năng với
các thành viên bên ngồi gia đình có ý nghĩa hỗ trợ thêm giúp sinh viên gặp
thuận lợi hơn trong quá trình đạt được cơng việc của mình.
Bên cạnh ý nghĩa tích cực, vốn xã hội cũng có những ảnh hưởng tiêu cực
trong thị trường lao động. Tìm kiếm việc làm thơng qua các mối quan hệ xã
hội mang lại các lợi ích:giảm thời gian tìm kiếm, đạt được cơng việc một
cách thuận lợi hơn, công việc phù hợp hơn với chuyên môn được đào tạo và
22
là lựa chọn phù hợp nếu định hướng công việc là khu vực nhà nước. Tuy
nhiên, tìm kiếm việc làm thông qua các mối quan hệ xã hội mang lại bất lợi
về thu nhập, sự thiếu năng động trong lựa chọn cơng việc, sự bất bình đẳng
nguồn lực thơng tin và cơ hội việc làm giữa các cá nhân …
Thứ ba, có sự tương tác giữa vốn xã hội với các dạng vốn khác, đặc biệt
là vốn con người trong mối quan hệ với tìm kiếm và kết quả tìm kiếm việc
làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Mối quan hệ giữa vốn xã hội và các
dạng vốn khác có lúc là tương hỗ, có lúc là xung đột, cũng có sự chuyển đổi
giữa các dạng vốn với tầm ảnh hượng thay đổi trong từng điều kiện xã hội,
hay từng khía cạnh đặc điểm cơng việc thực tế của sinh viên tốt nghiệp.
Thực tiễn cho thấy khinghiên cứu về mạng quan hệ xã hội như làvốn xã
hội trong thị trường lao động cần được tiếp cận dưới góc nhìn đa chiều. Xét
về mức độ tương tác đó có thể là các liên kết yếu và liên kết mạnh.Xét về
quan hệ xã hội đó là các quan hệ trong gia đình và ngồi gia đình gắn với
dạng vốn xã hội kế thừa và vốn xã hội đạt được.Xét ở các đầu mối tương tác
có các quan hệ trực tiếp và gián tiếp.Các nguồn lực cá nhân có thể huy động
được phản ánh ở các đặc điểm (kinh tế, văn hoá, biểu trưng…) và quy mô lớn
nhỏ khác nhau.Ở các thời điểm khác nhau và gắn với các mục đích cơng việc
khác nhau từng dạng quan hệ và mỗi dạng nguồn lực sẽ có ý nghĩa tương
ứng. Các mối quan hệ gắn với các nguồn lực nào đó khơng phải ln có ý
nghĩa tích cực hay tiêu cực trong mọi tình huống.
2. Khuyến nghị
Mặc dù đã có khơng ít các nỗ lực đáng ghi nhận của các nhà xã hội học,
tuy nhiên một lần nữa cần nhấn mạnh sự cần thiết tiếp tục nghiên cứu đầy đủ
các cơ sở lý thuyết về vốn xã hội.Đó sẽ là tiền đề cho việc vận dụng nghiên
cứu vào môi trường xã hội Việt Nam.Từ các nghiên cứu thực nghiệmtrong
thực tiễn xã hội Việt Nam sẽ là cơ sở khái quát hoá những đặc trưng vốn xã
23
hội riêng có trên nền tảng văn hố phương Đơng vốn khác biệt với cái nơi
văn hố phương Tây, nơi khái niệm vốn xã hội lần đầu được đình hình. Các
nguồn lực có vai trị chi phối gắn với các mối quan hệ trong gia đình đã
bước đầu được khẳng định trong trường hợp tìm kiếm việc làm của sinh viên
tốt nghiệp và một số nghiên cứu trong nước là minh chứng khẳng định triển
vọng cho hướng đi này.
Cần tiếp tục nghiên cứu về vốn xã hội trong thị trường lao động ở quy
mơ rộng lớn hơn, tồn diện và sâu sắc hơn, để có cái nhìn đầy đủ nhất về thực
trạng thị trường lao động trong nước. Các mạng quan hệ xã hội có vai trị gì
trong sự vận hành của thị trường lao động?Cách thức và tâm thế các cá nhân
tham gia vào các hoạt động xã hội, tổ chức xã hội có tác động gì đến khả
năng huy động các nguồn lực ở khía cạnh hàng hố tư cũng như hàng hố
cơng?Điều đó có ảnh hưởng gì tới sự thành đạt nghề nghiệp của mỗi cá nhân
và hiệu quả vận hành của thi trường lao động? Niềm tin giữa các cá nhân,
niềm tin tập thể, cộng đồng và xã hội có tác động như thế nào tới các chi phí
giao dịch trong thị trường? Việc trả lời các câu hỏi này có ý nghĩa quan trọng
bởi nó đề cập tới hiện tượng xã hội tưởng như vô hình nhưng có ý nghĩa như
chất bơi trơn cho sự vận hành của cỗ máy xã hội nói chung và thị trường lao
động nói riêng vốn được cấu trúc phức tạp.
Các kết quả nghiên cứu của luận án phản ánh sự tồn tại yếu tố niềm tin
và sự tham gia xã hội của các cá nhân vào các hoạt động chung cũng như các
tổ chức xã hội có ảnh hưởng ra sao đến quy mô mạng lưới và nguồn lực của
sinh viên tốt nghiệp.Tuy nhiên những phát hiện này mới chỉ là sự gợi mở cho
một nguồn lực thực tế mà các học giả trên thế giới đã nghiên cứu từ lâu. Đã
đến lúc chúng ta quan tâm đánh giá các “chỉ số niềm tin”, “chỉ số tham gia xã
hội”, “chỉ số đoàn kết xã hội”…bên cạnh các chỉ số kinh tế, phát triển xã hội
hay con người như hiện nay.
24
Mạng quan hệ xã hội là kênh kết nối nhanh chóng và hiệu quả giữa
người lao động với các cơng việc phù hợp.Tuy nhiên điều này chỉ đúng với
cá mối quan hệ chức năng bên ngồi gia đình.Các mối quan hệ truyền thống
hiện vẫn chiếm ưu thế ngoài ý nghĩa tích cực khơng thể phủ nhận đang tạo
nên sự bất bình đẳng cơ hội và duy trì trạng thái đó giữa các cá nhân. Khía
cạnh này của vốn xã hội rõ ràng sẽ khơng cịn phù hợp với mơi trường kinh tế
xã hội hiện đại địi hỏi sự chun mơn hóa và phân hóa chức năng cao độ.Cơ
hội giành cho các cá nhân là đồng đều như nhau trong mối liên hệ với các
mối quan hệ ngồi gia đình.Các mối quan hệ chức năng bên ngồi gia đình
ngồi ý nghĩa là dạng nguồn lực cá nhân còn là sản phẩm của một q trình
tích luỹ nguồn lực tập thể, tạo cơ hội tiếp cận khai thác đồng đều cho các
thành viên.Vì vậy việc tích luỹ, gia tăng nguồn vốn xã hội bên cạnh nỗ lực cá
nhân cịn có vai trị của các tập thể. Khuyến khích sự tham gia xã hội của các
thành viên, gia tăng “bán kính niềm tin” giữa các cá nhân, tăng cường mối
quan hệ giữa các nhóm, tổ chức xã hội dự báo khả năng tích luỹ và gia tăng
nguồn vốn xã hội của tập thể, tạo cơ hội khai thác ngày càng lớn hơn cho các
thành viên.
Sự tồn tại và ý nghĩa của vốn xã hội trong đời sống nói chung và trong
thị trường lao động nói riêng là một thực tế. Vốn xã hội có ý nghĩa với tất cả
các cá nhân, tổ chức có từ ít nhất một mối liên hệ bất kỳ với đối tác khác
trong đời sống hàng ngày. Vấn đề đặt ra là phải làm sao để mỗi cá nhân, các
nhóm xã hội, các tổ chức xã hội và lớn hơn là quốc gia có thể phát triển
nguồn vốn xã hội từ cấp độ vi mô đến vĩ mô và có cơ chế tạo điều kiện phát
huy ngày càng nhiều các khía cạnh tích cực của vốn xã hội càng tốt. Bên
cạnh các mối quan hệ trong gia đình, trong dịng họ, được duy trì bởi mối
ràng buộc huyết thống, rõ ràng sự chủ động của từng cá nhân, nhóm, tổ chức
tăng cường các tương tác giữa các thành viên, củng cố niềm tin giữa các cá
25