Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

TIỂU LUẬN SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.64 KB, 14 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
-------------------------

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM

Đề tài:
“Trên cơ sở phê phán các thời điểm hình thành dân tộc được nêu ra. Anh chị
hãy phân tích và làm sáng tỏ thời điểm hình thành của dân tộc Việt Nam”


Giảng viên:

PGS.TS Nguyễn Văn Đăng

Học viên :

Hồ Văn Chương

Lớp cao học: K41-VNH
MSV:

3184220005

Đà Nẵng, tháng 7 năm 2021
1


MỤC LỤC
Lý do chọn đề tài............................................................................................................................................3


NỘI DUNG......................................................................................................................................................4
PHẦN 1. CÁC QUAN ĐIỂM HÌNH THÀNH DÂN TỘC.........................................................................4
1.1. Về các quan điểm của Chủ Nghĩa Mác-Lênin.................................................................................4
1.2. Xu hướng của người tham gia nghiên cứu.......................................................................................4
1.3. Lý luận của CN Mác-Lênin................................................................................................................4
1.3.1. Về khái niệm...................................................................................................................................5
1.3.2. Về mặt thực tiễn.............................................................................................................................6
PHẦN 2: THỜI ĐIỂM HÌNH THÀNH DÂN TỘC VIỆT NAM..............................................................8
2.1. Bối cảnh lịch sử trong quá trình hình thành nên dân tộc Việt Nam.............................................8
2.2. Một số yếu tố tác động đến quá trình hình thành dân tộc Việt Nam............................................9
2.2.1. Về mặt tộc người............................................................................................................................9
2.2.2. Về mặt lãnh thổ............................................................................................................................10
2.2.3. Về mặt tổ chức nhà nước tập quyền............................................................................................10
2.2.4. Về mặt liên kết kinh tế..................................................................................................................11
2.2.5. Về mặt ngôn ngữ..........................................................................................................................11
2.2.6. Về mặt xã hội................................................................................................................................12
KẾT LUẬN...................................................................................................................................................14

2


Lý do chọn đề tài
Trong tiến trình phát triển lịch sử, Việt Nam là một trong những khu vực được coi là
cái nơi của lồi người và cũng được coi là một trong những trung tâm phát sinh nông
nghiệp sớm với nền văn minh lúa nước, nơi đã từng trải qua các cuộc cách mạng đá mới
và cách mạng luyện kim. Trên nền tảng phát triển kinh tế - xã hội thời Đơng Sơn, trước
những địi hỏi của cơng cuộc trị thủy và chống xâm lăng, Nhà nước Văn Lang - Nhà nước
đầu tiên - đã ra đời vào khoảng thế kỷ thứ VII trước Công nguyên. Bằng sức lao động cần
cù sáng tạo, cư dân Văn Lang, (sau đó là Âu Lạc) đã tạo dựng nên một nền văn minh tỏa
sáng khắp vùng Đông Nam Á. Đi cùng với Nhà nước đầu tiên của lịch sử Việt Nam là

một nền kinh tế phong phú, một nền văn hóa cao mà mọi người biết đến với tên gọi là
văn minh Sơng Hồng (cịn gọi là văn minh Đơng Sơn) với biểu tượng là trống đồng Đông
Sơn - thể hiện sự kết tinh lối sống, truyền thống và văn hóa của người Việt cổ.
Vừa dựng nước người Việt đã phải liên tiếp đương đầu với sự xâm lăng của các thế
lực bên ngoài. Độ dài thời gian và tần suất các cuộc kháng chiến, khởi nghĩa và chiến
tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam rất lớn. Kể từ cuộc kháng chiến chống Tần (thế kỷ
III trước Công nguyên) đến cuối thế kỷ XX, đã có tới 12 thế kỷ Việt Nam phải tiến hành
hàng trăm cuộc chiến tranh giữ nước, khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng. Một điều đã
trở thành quy luật của các cuộc chiến tranh giữ nước của dân tộc Việt Nam là phải "lấy
nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh”.
Xuất phát từ quá trình đấu tranh chống giặc ngoại xâm qua một thời gian dài, từ đó
tác động đến q trình hình thành và phát triển dân tộc Việt Nam. Chính vì điều đó mà
tồn chọn đề tài “Trên cơ sở phê phán các thời điểm hình thành dân tộc được nêu ra.
Anh chị hãy phân tích và làm sáng tỏ thời điểm hình thành của dân tộc Việt Nam”
để làm bài tiểu luận kết thúc học phần

3


NỘI DUNG
PHẦN 1. CÁC QUAN ĐIỂM HÌNH THÀNH DÂN TỘC
1.1. Về các quan điểm của Chủ Nghĩa Mác-Lênin
Trước khi đi vào các đặc điểm của thực tiễn xã hội Việt Nam, từ đó khái quát mặt lý
luận về con đường hình thành dân tộc, chúng ta cần phải xem xét lại quan điểm cuả CN
Marx - Lênin, đặc biệt là định nghĩa dân tộc của Stalin vì nó là xuất phát điểm lý luận cho
tiến trình nghiên cứu mấy chục vạn năm qua.
1.2. Xu hướng của người tham gia nghiên cứu
Xu hướng chung của những người tham gia nghiên cứu thảo luận về vấn đề hình
thành dân tộc Việt Nam đều gần như thống nhất sự hình thành sớm của dân tộc Việt Nam
, và thuộc loại hình dân tộc trước CNTB. Nhưng khi phân tích những điều kiện lịch sử và

lý giải bản chất của loại hình dân tộc đó về mặt lý thuyết thì xuất hiện nhiều quan điểm
khác nhau. Sự khác nhau đó xuất phát từ 2 khuynh hướng lý luận sau :
 Một là, khuynh hướng vận dụng lý thuyết về DTTS để chứng minh sự hình thành
sớm của dân tộc Việt Nam, coi như một dân tộc trước CNTB. Cách làm đó bộc lộ mâu
thuẫn giữa quan điểm lý thuyết và kết quả vận dụng, khơng tránh khỏi tính chất khiên
cưỡng lấy tiêu chuẩn của cái này làm thước đo so sánh với cái kia khác nhau về tính chất
(Nguyễn Văn Huy).
 Hai la, khuynh hướng mạnh dạn vượt ra khỏi quan điểm DTTS là loại hình dân tộc
đầu tiên, đặt vấn đề các nhà kinh điển có nói đến sự tồn tại của dân tộc trước CNTB, tiêu
biểu là 2 tác giả Đào Duy Anh và Hà Văn Tấn. Về mặt lý thuyết, 2 ý kiến trên đều không
muốn ràng buộc vào quan điểm của Stalin đặt thành vấn đề có sự khác nhau trong quan
điểm của các nhà sáng lập CN Marx - Lênin; Nhưng có thể nói rằng về thực chất quan
điểm của 4 ông Marx, Engels, Lênin, Stalin về vấn đề dân tộc đều không khác nhau.
Quan điểm của 4 ông đều là dân tộc có nội dung tư sản, do giai cấp tư sản đóng vai trị
chính xuất hiện đầu tiên trong thời kỳ CNTB đang lên. Suy cho cùng tuy có mạnh dạn,
linh hoạt nhưng vẫn khơng thốt khỏi tình trạng bế tắt.

1.3. Lý luận của CN Mác-Lênin
Cần nhận thấy rằng Marx và Engels chưa chú ý nhiều đến vấn đề hình thành dân tộc;
đến thời Lênin, vấn đề dân tộc được đặt ra một cách thực tế trong Cách mạng vô sản cũng
4


như trong lý luận của 2 ơng. Từ đó lý luận về dân tộc mới hình thành một cách có hệ
thống. Trên cơ sở phân tích đặc điểm chế độ kinh tê - xã hội của Nga và Tây âu thời kỳ
hình thành CMTS, người đã viết Dân tộc là sản vật tất nhiên và hình thức tất nhiên của
thời đại phát triển của CNTB, Sự thành lập những nhà nước dân tộc, điều thỏa mãn tốt
nhất những yêu cầu ấy của CNTB hiện đại, là cái khuynh hướng đặc biệt của mọi cuộc
vận động dân tộc (Tác phẩm về quyền dân tộc tự quyết, năm 1914); Một điều không thể
chối cải được là trong khi làm cho châu Á thức tỉnh thì CNTB đã gây ra ở đây nữa

những phong trào dân tộc...là những phong trào có xu hướng thành lập những quốc gia
dân tộc ở châu Á (sdd, tr73). Sau đó, trong tác phẩm Chủ nghĩa Mác với vấn đề dân tộc ,
Stalin khẳng định sự gắn liền vấn đề hình thành dân tộc với vấn đề phát triển của CNTB
Trong khi các dân tộc Tây Âu phát triển thành những nhà nước thì ở Đơng Âu lại hình
thành một số nhà nước nhiều dân tộc ...; những dân tộc dồn ấy thức tỉnh để yêu cầu một
cuộc sống độc lập lại khơng thể hình thành những nhà nước dân tộc độc lập được
nữa...cuộc đấu tranh nổ ra kịch liệt, nói cho đúng thì khơng phải giữa các dân tộc với
nhau, mà là giữa các giai cấp thống trị của dân tộc lãnh đạo và các dân tộc bị dồn
ép...Đóng vai trị chính là giai cấp tư sản...
Điều rõ ràng là các ông viết các tác phẩm trên trong hoàn cảnh phát triển của CNTB
đang lên giai đoạn đế quốc chủ nghĩa , nhiệm vụ chính là để đáp ứng các địi hỏi về chính
trị lúc đó. Kể từ Quốc tế I đến Quốc tế II, những người phản bội CN Marx đã xuyên tạc
khá nhiều về nội dung của những phong trào giải phóng dân tộc cũng như những lý luận
biện hộ cho CNTB ở châu Âu thời bấy giờ. Từ đó các ơng đã gắn vấn đề dân tộc với vấn
đề dân tộc thức tĩnh, coi phong trào dân tộc thực chất là phong trào giải phóng thuộc địa;
gắn vấn đề giải phóng dân tộc với phong trào Cách mạng chống Chủ nghĩa đế quốc.
Stalin trên cơ sở gắn vấn đề dân tộc với việc giải quyết nhiệm vụ chính trị đương thời đã
khái quát thành định nghĩa dân tộc với 4 đặc trưng sau đây : Dân tộc là một cộng đồng
người ổn định, được thành lập trong quá trình lịch sử, dựa trên cơ sở cộng đồng tiếng nói,
về lãnh thổ. về sinh hoạt kinh tế và về tâm lý biểu hiện trong cộng đồng văn hóa . Quan
điểm về dân tộc với 4 đặc trưng đó đã trở thành bất di bất dịch khi người ta dùng để xem
xét sự hình thành dân tộc Việt Nam - một cộng đồng về chính trị, cư dân trong một nước
mà có nhiều tộc người cư trú. Đối với khái niệm nguyên thủy của Stalin trên đây, một
điều dễ nhận thấy là không chỉ ngày nay mà các học giả của Liên xô trước đây đã từng
nhận thấy tính thiếu khái qt của nó.
1.3.1. Về khái niệm.
Dân tộc là một cộng đồng người được thành lập trong quá trình lich sử, mặt đúng nhất
và cũng là đóng góp lớn nhất của Stalin là ở đây. Dân tộc là một phạm trù lịch sử, có
nghĩa là đến một thời điểm nào đó mới xuât hiện. Và trước hết dân tộc là một cộng đồng
5



người chứ không phải là một cộng đồng tộc người. Ở đây có mối quan hệ giữa dân tộc và
tộc người. Dân tộc là một hình thái của tổ chức cộng đồng người sau thị tộc bộ lạc và bộ
tộc, nhưng dân tộc không phải là cộng đồng tộc người. Có thể có dân tộc gồm một tộc
người (Nhật bản, Triều tiên), có thể có dân tộc có đến 2,3 tộc người hoặc nhiều hơn.
Trong đó có thể có một tộc người đa số đứng ở vị trí trung tâm có vai trị tập hợp các tộc
người khác thành một quốc gia - dân tộc ...Sau khái quát đó, Stalin có nêu dân tộc thống
trị, dân tộc bị trị nhưng không chú ý đầy đủ đến quan hệ này trong khuôn khổ một quốc
gia đa dân tộc.
Nêu ra các khái niệm dân tộc nhưng không đề cập đến nhà nước là thiếu sót, có thể
coi đây là thiếu sót lớn nhất. Các dân tộc sở dĩ bị mất nước vì bị giai cấp thống trị dân tộc
khác tướt đoạt mất nhà nước dân tộc của mình. Từ nhà nước thống trị đó mà tổ chức cơng
cuộc thống trị và áp bức chia rẽ, phá hoại khối đoàn kết dân tộc trong nước thuộc địa. Từ
đó một trong những mục tiêu đấu tranh chống áp bức dân tộc là giành lại nhà nước dân
tộc . Nói đến sự hình thành tồn tại của dân tộc mà không gắn với một nhà nước, khơng
có yếu tố nhà nước là khơng đủ, đặc biệt là ở phương Đông.
Stalin không đề cập dến kết cấu kinh tế - xã hội của một dân tộc. Một cộng đồng
người được hiểu là một cộng đồng lịch sử, chính trị - xã hội và quốc tế (theo nghĩa hẹp)
biểu hiện một thể thống nhất không tách rời của các giai cấp và các tầng lớp trong xã
hội . Không đề cập đến cơ cấu các giai tầng xã hội cũng là một thiếu sót của ơng.
Stalin khẳng định có 2 loại dân tộc là đúng trong thời kỳ đó và chỉ đúng trong thời đó
mà thơi, cịn khẳng định dân tộc Xơ viết là khơng chính xác, điều này các học giả Liên xô
đã chỉ ra từ lâu.
Như vậy về mặt lý thuyết, các thiếu sót của lý thuyết dân tộc chỉ là hoàn toàn dựa trên
các dân tộc ở châu Âu và do hồn cảnh chính trị thời bấy giờ là nhằm góp phần nêu cao
phong trào giải phóng dân tộc
1.3.2. Về mặt thực tiễn
Ngay ở châu Âu hiện nay vấn đề dân tộc phải được xem xét lại. Thực tế những gì đã
và đang diễn ra ở Đông Âu trong những năm 1988, 1989 đến nay buộc chúng ta phải suy

nghĩ và cần có cách nhìn mới. Sự khủng hoảng về mặt chính trị - xã hội ở Liên xô và các
nước XHCN Đông Âu khơng chỉ là sự sụp đổ của một mơ hình xây dựng xã hội XHCN ,
mà thực chất là các mối mâu thuẩn về dân tộc diễn ra gay gắt, là sự tan rã của sự cố kết
dân tộc theo kiểu cũ. Vấn đề dân tộc trở thành tối quan trọng khơng chỉ trong nội bộ các
nước đó mà cả ở những nơi khác, trở thành vấn đề nóng bỏng của thời đại chúng ta.

6


Đứng trước tình hình như vậy, về mặt lý luận cũng như mặt thực tiễn, buộc chúng ta phải
đặt lại vấn đề hình thành dân tộc .
Ở Liên xơ, Nam tư cũ, sự tan rã của hệ thống liên bang thành các nước không chỉ thực
hiện bằng việc phân chia lại lãnh thổ của các dân tộc khác nhau mà cịn xảy ra sự tranh
chấp sắc tộc trên tồn bộ lãnh thổ của các nước cộng hòa.
Trong giai đoạn đầu, các dân tộc ở Liên xô hợp nhất lại trong phong trào chống đế
quốc Nga và sau đó phát xít Đức, đồng thời cũng dựa trên uy tín của Lênin và Stalin. Các
dân tộc này, trên cơ sở giải quyết mâu thuẫn chung với bọn đế quốc, phát xít, họ cùng
thống nhất các quyền lợi và mục đích của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa cũng
như các đặc điểm chung về đạo đức, sinh hoạt truyền thống hướng tới xã hội cộng sản.
Nhưng như thế không phải là vấn đề dân tộc đã được giải quyết thỏa đáng trong tiến trình
lịch sử. Cùng với quá trình đó các mâu thuẫn dân tộc vẫn tiềm ẩn trong nội bộ tồn liên
bang cho đến khi có điều kiện để bùng nổ. Không phải ngẫu nhiên mà các nhà khoa học
Xô viết từ đầu những năm 70 đã dùng khái niệm nhân dân Xô viết để thay cho dân tộc
Xơ viết được dùng phổ biến trước đó. Tình hình đó cũng diễn ra tương tự như ở Nam Tư,
trong đó nổi lên vấn đề mục đích chung đấu tranh chống phát xít và uy tín lớn lao của
lãnh tụ Ti-tơ.
Ở Đức, vấn đề thống nhất 2 nước Đức có chế độ chính trị khác nhau thực chất là sự
thống nhất của một dân tộc đã hình thành trước đó trong Cách mạng DTTS. Ở đây vấn đề
dân tộc được đặt ra một cách nóng hổi. Giai đoạn đầu vào cuối năm 60, đầu năm 70 là sự
đấu tranh để được công nhận 2 nhà nước Đức theo 2 chế độ khác nhau. Sau đó tiến lên

một bước nưã trên cơ sở 2 nhà nước đó là việc thừa nhận 2 dân tộc Đức (cuối những năm
70 đầu những năm 80). Một dân tộc TS và một dân tộc XHCN, trong đó dân tộc XHCN,
tất yếu, theo các nhà lý luận dân tộc Đức, có bước phát triển cao hơn. Thực tế gần đây, lý
luận đó đã bị sụp đổ với việc thống nhất 2 nước Đức thành một dân tộc thống nhất như
cũ. Rõ ràng khi cộng đồng dân tộc đã hình thành ổn định vững chắc thì sự thiết lập các
nhà nước dựa trên lãnh thổ theo các hệ tư tưởng chính trị có ảnh hưởng nhất định đến sự
phát triển và biến đổi các dân tộc, chứ hồn tồn khơng thể chia cắt dân tộc đó được . Ở
đây vấn đề dân tộc không đơn giản chỉ là vấn đề chế độ chính trị, gắn với chế độ chính
trị.
Thực tế ở nước Tiệp khắc cũng vậy; 2 cộng đồng dân tộc Chez và Slovakia có tiếng
nói và văn hóa riêng khác biệt nhau, hợp nhất lại thành Tiệp khắc nhưng với hoàn cảnh
mới cũng tách ra về mặt lãnh thổ và chính quyền như hiện nay.

7


Như vậy, vấn đề dân tộc đang trở thành vấn đề có tính chất thời sự nóng hổi; do đó
cần có sự nghiên cứu và khái quát cao hơn. Vấn đề dân tộc, sự hình thành dân tộc khơng
đơn giản là đã được giải quyết mà đó là một quá trình lâu dài cần phải ln ln được
củng cố, vun đắp. Vấn đề dân tộc có cội nguồn sâu xa từ trong lịch sử hình thành của mỗi
cộng đồng; và chúng ta không dễ dàng chấp nhận một khái niệm q đơn giản của Stalin.
Đứng trước tình hình đó, về lý luận và cả thực tiễn đặt ra khá rõ ràng vấn đề hình
thành dân tộc. Về mặt lý thuyết, ngồi sự hình thành dân tộc ở các nước Tây Âu trong
thời kỳ phát sinh CNTB, quá trình hình thành dân tộc cụ thể của phương Đông chưa hề
được nghiên cứu; nên các khái quát của CN Marx - Lênin chưa phản ánh được lịch sử
phương Đơng. Cách nhìn nhận của chúng ta là có thể tiếp thu những quan điểm chung về
dân tộc, phương hướng nghiên cứu chung về dân tộc và khơng thể coi lịch trình, mơ hình
đó là khái quát cho toàn bộ thế giới. Trên tinh thần cơ bản đó chúng ta mới thốt khỏi bế
tắc trong nghiên cứu thảo luận và góp phần đưa ra những khái qt có tính chất đặc thù
của phương Đơng, tức là góp phần sáng tạo mạnh mẽ về mặt lý thuyết vào vấn đề hình

thành dân tộc.

PHẦN 2: THỜI ĐIỂM HÌNH THÀNH DÂN TỘC VIỆT NAM
Bằng tất cả những đặc điểm đã phân tích ở trên, chúng ta đã có thể xem xét được một
thời điểm hình thành sớm của dân tộc Việt Nam .
2.1. Bối cảnh lịch sử trong quá trình hình thành nên dân tộc Việt Nam
Cần nhắc lại rằng, dân tộc Việt Nam hình thành từ một q trình lâu dài. Nó được đặt
cơ sở ban đầu vào thời dựng nước ơ những thế kỷ tr.CN . Sự hợp sức của 15 bộ lạc buổi
đẫu đã xây dựng nên một nhà nước sơ khai là nhà nước Văn Lang. Sau đó nhà nước Âu
Lạc ra đời trên cơ sở sự thống nhất của 2 khối người Âu việt và Lạc việt, 2 phức hợp của
nhiều cộng đồng người nhỏ. Cư dân Văn Lang - Âu lạc lúc đó đã là một cộng đồng cư
dân cố kết với nhau trên một địa bàn khá ổn định ở miền Bắc ngày nay. Họ đã có một lối
sống riêng, một nền văn hóa riêng dựa trên nền tảng của một nền văn minh nông nghiệp
trồng lúa nước phát triển khá cao trên cơ sở sớm thuần dưỡng cây trồng và sử dụng kim
khí. Đó là một nhà nước có một dân số khá phát triển và đã tiến hành kháng chiến chống
quân Tần thắng lợi. Đó là những cơ sở tồn tại đầu tiên hết sức quan trọng để rồi sau đó,
nhân dân Văn Lang - Âu Lạc đã có thể vượt qua hơn một nghìn năm đơ hộ và đồng hóa
của chủ nghĩa Đại Hán, bảo trì được cuộc sống và đặc thù văn hóa riêng của mình cho
đến ngày củng cố và phát huy nó dưới thời độc lập tự chủ. Có thể nói thành quả dựng
8


nước lúc ban đầu đó đã chứa đựng một số yếu tố mầm mống của quá trình hình thành dân
tộc.
Sau đó, trãi qua hơn một nghìn năm Bắc thuộc, những yếu tố mầm mống đó đã chịu
những thủ thách khốc liệt. Kẻ thù phương Bắc không từ một âm mưu thâm độc nào để
chia rẽ các thành phần cư dân, đè bẹp ý chí phản kháng của cả cộng đồng non trẻ này,
nhằm tiến tới xóa bỏ ranh giới Bắc Nam, nhằm biến nước ta thành quận huyện, biến dân
ta thành dân nội thuộc Trung quốc. Thế nhưng, cả cộng đồng mới bắt đầu cố kết ấy đã
nêu cao tinh thần đồn kết đấu tranh vì lợi ích chung và sự tồn vong của cả cộng đồng.

Điều đó thể hiện rõ trong quá trình đấu tranh giành độc lập ngày càng mạnh mẽ với qui
mô ngày càng lớn. Những cuộc khởi nghĩa có qui mơ đã tập hợp được mọi thành phần xã
hội và tộc người tham gia như khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40-43), khởi nghĩa Lý Bí (542 602).
Bước sang thế kỷ X , với sự trỗi dậy của ý thức độc lập tự chủ sau một cuộc đấu tranh
lâu dài giành độc lập dân tộc, được mở đầu bằng việc tự xưng làm Tiết độ sứ của Khúc
Thừa Dụ (905), trãi qua triều Ngô, Đinh, Tiền Lê thì nền độc lập dân tộc đã giành lại
được một cách vững chắc với một nhà nước trung ương tập quyền được xác lập, xu
hướng cát cứ của một số thủ hào địa phương với loạn 12 sứ quân nhanh chóng bị chế ngự
hồn tồn...
Trên cơ sở của những thành quả thế kỷ X , nước Đại Việt thời Lý, Trần, Lê là một nhà
nước tập quyền, một quốc gia thống nhất được xây dựng trên một nền tảng vững chắc. Và
trên cơ sở đó, cư dân Đại việt lúc bấy giờ mới trở thành một cộng đồng người ổn định và
bền chặt. Đó là một cộng đồng người gồm nhiều tộc người gắn bó với nhau trên một lãnh
thổ chung trong một quốc gia thống nhất, có một nhà nước trung ương tập quyền mạnh,
một cơ sở kinh tế xã hội liên kết vì những lợi ích chung, một tiếng nói đang trở thành
cơng cụ giao tiếp chung và một nền văn hóa chung biểu hiện tâm lý, ý thức chung của cả
cộng đồng
2.2. Một số yếu tố tác động đến quá trình hình thành dân tộc Việt Nam
2.2.1. Về mặt tộc người
Hiện nay chưa có đủ tư liệu xác định chính xác thành phần tộc người của nước Đại
Việt trong các thế kỷ XI - XV . Nhưng trên cơ sở một số thành tựu của các ngành khoa
học xã hội, đặc biệt là dân tộc học, thì có thể nói rằng các tộc người sống ở miền Bắc, bắc
miền Trung hiện nay đều có mặt từ thời đó. Đặc biệt các đợt thiên di của người Thái,
nhóm Tạng - Miến, người Dao, Hoa, Nùng... đều diễn ra liên tục đến thế kỷ VIII - XV.
Thành phần đó khá ổn định cho quá trình Nam tiến tiếp tục sau đó, một số thanh phần ở
9


Tây nguyên và Nam bộ lại gia nhập vào cộng đồng dân tộc Việt Nam . Mặc khác trong
quá trình dựng nước và giữ nước lâu dài, các tộc người vừa có mặt phân hóa thành những

nhóm nhỏ hơn, vừa có mặt hịa hợp và liên kết lại trong một quốc gia thống nhất. Trong
quá trình này, tộc Việt do có số lượng chiếm ưu thế tuyệt đối và có trình độ phát triển khá
cao về mọi mặt nên ln giữ vai trò trung tâm tập hợp các tộc thiểu số. Quan hệ giữa
triều đình trung ương với các tộc thiểu số chủ yếu là xu hướng liên kết vì lợi ích chung,
cụ thể là để bảo vệ cuộc sống và an ninh vùng biên giới được biểu hiện qua chính sách
nhu viễn của các vương triều và thành quả của chính sách đó. Hơn nữa, giữa các thành
phần tộc người tuy có khác biệt về tiếng nói và lối sống nhưng lại có sự gần gũi về nhân
chủng, văn hóa, về sự cộng cư, và trên hết là tinh thần gắn bó với nhau trong chống ngoại
xâm. Điều đó chứng tỏ giữa các tộc người đã có sự liên kết với nhau khá chặt chẽ trong
một quốc gia thống nhất.
2.2.2. Về mặt lãnh thổ
Dân tộc Việt Nam vốn là một dân tộc có một cộng đồng lãnh thổ được qui định bởi
một biên giới đã từng được xác lập cụ thể từ rất sớm. Đến thời Đại Việt, biên giới đó
ngaỳ càng được qui hoạch một cách cụ thể, ổn định và chặt chẽ, đặc biệt là ở mặt Bắc,
mặt Tây và phía Nam đã vào đến tận Phú Yên. Sự mở mang lãnh thổ sau đó vào Nam chỉ
phát triển thêm các lãnh thổ căn bản đã được ổn định qua tiến trình lịch sử từ trước đến
lúc đó. Lãnh thổ đó trở thành thiêng liêng đối với mọi cư dân. Điều đó được phản ảnh
qua mọi cuộc chiến đấu bảo vệ từng tất đất của tổ quốc và qua công việc biên soạn những
tập bản đồ và sách địa lý đương thời. Tập bản đồ Nam Bắc phân giới đồ được vẽ từ thế
kỷ XII dưới triều Lý. Sau đó thế kỷ XV, triều Lê đã tiến hành một cơng trình điều tra
cơng phu để xây dựng tập bản đồ cả nước mang tên Hồng Đức bản đồ và ra lệnh “người
nào dám đem một thước, một tất làm mồi cho giặc ngồi thì người ấy phải bị trừng trị
nặng . Cũng thế kỷ XV, Nguyễn Trãi viết cuốn Dư địa chí, tác phẩm địa lý học lịch sử
đầu tiên trình bày nhận thức tổng quát và sâu sắc về lãnh thổ thống nhất và toàn vẹn của
đất nước. Có thể nói rằng cư dân tất cả các tộc người đều có lãnh thổ chung bất khả xâm
phạm vượt lên trên giới hạn làng bản, xóm thơn của mình.
2.2.3. Về mặt tổ chức nhà nước tập quyền
Phải nói rằng nhà nước phong kiến đến thế kỷ XV đã được xây dựng hoàn thiện với
mức độ tập quyền cao, có qui cũ. Lúc này, giai cấp phong kiến đóng vai trị tích cực truớc
lịch sử, cịn đại diện cho dân tộc, nên quyền lợi của giai cấp phong kiến thống trị chưa

đối lập với quyền lợi của quần chúng nhân dân. Vì thế nhà nước phong kiến chính là nhà
nước dân tộc . Bộ máy nhà nước từ trung ương đến cơ sở được tổ chức chặt chẽ. Vua Lê
Thánh Tông chia nước làm 13 Thừa tuyên, kéo dài đến tận Phú Yên. Hoạt động của nhà
10


nước được thể chế hóa thành những qui chế và bộ luật khá hồn chỉnh như Hình thư đời
Lý, Hình luật đời Trần và tiêu biểu là bộ luật Hồng Đức gồm 722 điều luật. Nhà nước Lê
sơ với bộ máy tổ chức chặt chẽ, với luật lệ hoạt động được qui định, với chế độ thi cử để
tuyển lựa nhân tài phát triển cao, với một giai cấp phong kiến đang lên đóng vai trị đại
diện cho dân tộc, thực sự là một nhà nước quân chủ, chuyên chế hùng mạnh thời bấy giờ
ở Đông nam Á. Nhà nước thống nhất tập quyền đó là sự thống nhất chính trị cơ bản, là
nền tảng để các yếu tố cộng đồng khác được củng cố và phát triển.
2.2.4. Về mặt liên kết kinh tế
Phải nói rằng dưới tác động khách quan của chính quyền tập trung của bọn quan lại
đơ hộ thời Bắc thuộc, mối liên hệ trao đổi sản phẩm giữa các khu, các vùng, các châu
quận và thủ phủ (Liên Lâu, Long Bình và Tống Bình) đã bước đầu được thực hiện . Sang
thời phong kiến tự chủ, dưới sự thống nhất quyền lực chính trị, những liên hệ kinh tế giữa
các địa phương được củng cố và phát triển. Nói chung kinh tế tự nhiên vẫn chi phối,
nhưng kinh tế hàng hóa - tiền tệ đã ra đời và có tác dụng mở rộng mối liên kết kinh tế
giữa các địa phương. Hệ thống chợ làng - trung tâm thị trường địa phương - mọc lên ở
nông thôn. Thành thị và thương cảng ra đời, tiêu biêu là Thăng Long và Vân Đồn. Thăng
Long có 61 phường với chợ Đồng xuân họp hàng tháng có phố bán. Vân Đồn là một
thương cảng biển nổi tiếng có thuyền buôn nhiều nước tới trao đổi, buôn bán. Tất nhiên,
dưới chế độ phong kiến, nền kinh tế chủ yếu vẫn cịn mang tính chất tự nhiên nên kinh tế
hàng hóa giản đơn bấy giờ chưa thể hình thành thị trường cả nước và xác lập sự thống
nhất quốc gia. Nhưng ở nước ta thì khơng cần một thị trường dân tộc mới có thể hình
thành dân tộc như ở phương Tây thời cận đại; mà sự phát triển nhất định của kinh tế hàng
hóa - tiền tệ đã góp phần tạo nên những liên hệ kinh tế cần thiết cho sự tồn tại của quốc
gia thống nhất.

Cũng cần thấy rằng thời Lý Trần có kinh tế Điền trang thái ấp phát triển nhưng đặc
điểm khác xa với kinh tế lãnh địa phương Tây. Những thế lực Điền trang thái ấp này có
tính chất phân tán nhưng do triều đình trung ương khống chế và kiểm soát về mọi mặt
kinh tế, chính trị, qn sự nên hồn tồn khơng có điều kiện phát triển thành cơ sở cát cứ
đối lập với chính quyền trung ương . Đến cuối đời Trần thì kinh tế Điền trang tan rã. Mặt
khác, cơ sở kinh tế - xã hội chủ yếu của quốc gia thống nhất bấy giờ là kinh tế nông
nghiệp trồng lúa nước với chế độ sở hửu nhà nước về ruộng đất và mối quan hệ hữu cơ
giữa làng và nước. Chế độ sở hửu nhà nước về ruộng đất và những yêu cầu về trị thủy,
thủy lợi, chống ngoại xâm đã làm cho quyền lực của nhà nước được tăng thêm, củng cố
mối liên kết quốc gia thống nhất. Chính những mối liên kết kinh tế trên cơ sở chế độ sở
hữu nhà nước về ruộng đất mà nhà Trần đã huy động được lực lượng cả nước kháng
11


chiến chống ngoại xâm, hay Lê Lợi đã dùng cả miền Thanh - Nghệ - Thuận Hóa làm căn
cứ để giải phóng dân tộc.
2.2.5. Về mặt ngơn ngữ
Những đóng góp của các nhà ngôn ngữ học cho thấy : Tiếng Việt gốc của chúng ta dù cho nó thuộc nguồn gốc, dịng họ nào - đã từng có vai trị quan trọng trong chức năng
làm công cụ giao tiếp, công cụ đấu tranh và phát triển xã hội ở thời đại các vua Hùng.
Trãi qua thời Bắc thuộc, trong sự đối chọi với tiếng Hán, cuối cùng tiếng Việt vẫn sống
và phát triển trong lòng dân tộc, trong các làng xã...Đến thời độc lập tự chủ, trong các
triều đại phong kiến sử dụng chữ Hán làm chữ chính thức của triều đình nhưng tiếng Việt
vẫn phát triển.
Những thành quả nghiên cứu gần đây cho biết, các ngôn ngữ ở Việt Nam ngaỳ nay
thuộc các họ Nam Á (Autro - Asiatique), Nam đảo (Autronésien hay Malayo-polynésien),
Hán Tạng và gồm 7 nhóm ngôn ngữ : Việt - Mường, Môn - Khơme, Tày Thái, Kađai,
Chăm, Tạng Miến, Hán. Trong các ngơn ngữ đó, tiếng Việt là tiếng nói của tộc người đa
số. Trải qua tiến trình lịch sử từ tiếng TiềnViệt - Mường đến tiếng Việt-Mường, rồi phân
hóa thành tiếng Việt và tiếng Mường. Tiếng Việt đã được định hình với sự ra đời của chữ
Nôm như là một hệ thống văn tự vào thế kỷ XII, đến thế kỷ XIV nó đã được sử dụng

trong việc sáng tác văn học (văn học tiếng Việt, văn học chữ Nôm). Trong các tác phẩm
chữ Nơm có Quốc âm thi tập của Chu Văn An; Thiên Vơ Dật và Kinh Thi của Hồ Q Ly;
Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi. Hiện tượng song ngữ hay đa ngữ trở thành phổ biến ở
các vùng dân tộc thiểu số nhưng q trình giao tiếp ngơn ngữ, tiếng Việt dần dần được
xác lập như là công cụ giao tiếp chung giữa các dân tộc. Tuy nhiên, trong điều kiện kinh
tế thời đó, thì việc sử dụng tiếng Việt như là một thứ tiếng phổ thông ở vùng núi có nhiều
tộc người thiểu số cịn hạn chế nhiều.
2.2.6. Về mặt xã hội
Nước Đại Việt thời Lý Trần Lê là một nước có nền văn hóa dân tộc phát triển rực rỡ
mang tên văn hóa Thăng Long
Nền văn hóa có nguồn gốc từ một nền văn minh cổ đại rực rỡ : Nền văn minh sông
Hồng với đỉnh cao là nền văn hóa đồ đồng Đơng sơn nổi tiếng. Đó là một nền văn hóa
thống nhất trên một địa bàn rộng từ biên giới phía bắc đến đèo Hải vân trên cơ sở thống
nhất của nhiều dạng địa phương mang dấu ấn văn hóa của các bộ lạc. Đó là một nền văn
hóa nơng nghiệp đạt đến trình độ cao thời bấy giờ và sự phát triển của một số nghề thủ
công, đặc biệt là nghề luyện kim - đúc đồng. Trãi qua thời kỳ Bắc thuộc, văn hóa của tổ
tiên đã được nhào nặn trong một cuộc dung hòa mật thiết và sâu sắc những yếu tố văn
12


hóa Lạc Việt với những yếu tố văn hóa xung quanh, đặc biệt với văn hóa Hán tộc. Đáng
kể là sự du nhập của thiết chế nhà nước phong kiến và những yếu tố Nho, Phật, Đạo giáo.
Những phong tục chung như nhuộm răng, ăn trầu, búi tóc; những tập truyền chung như
truyền thuyết Rồng Tiên, Sơn Tinh, Nõ Thần...đã hình thành .
Trong thời tự chủ, đặc biệt thời Lý Trần Hồ, nền văn hóa Thăng Long có những đặc
sắc riêng trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt nổi lên tinh thần độc lập bất khuất vốn bắt đầu từ
cuộc kháng chiến chống Tần năm 208 tr.CN và được rèn luyện trong một quá trình đấu
tranh bền bỉ hơn 10 thế kỷ. Tinh thần ấy tiêu biểu cho một trạng thái tâm lý chung và
chứng tỏ rằng thời bấy giờ cộng đồng cư dân đã có ý thức dân tộc mạnh mẽ. Trãi qua các
cuộc kháng chiến chống giặc do các vị anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt, Trần Quốc

Tuấn, Lê Lợi lãnh đạo, tinh thần ấy lại được rèn luyện và thử thách thêm.
Cũng cần nói thêm về tính giai cấp trong văn hóa xã hội có giai cấp. Như đã nói trên,
thời kỳ này xã hội phân hóa chưa gay gắt, giai cấp phong kiến vẫn đóng vai trị lãnh đạo
tồn thể cộng đồng cư dân các dân tộc nên văn hóa chưa bộc lộ sự đối lập giữa văn hóa
chính thống với văn hóa dân gian của nhân dân lao động. Chỉ đến nửa sau thế kỷ XV trở
đi, do sự phát triển của chế độ chuyên chế quan liêu và sự phân hóa giai cấp thống trị- bị
trị gay gắt, văn hóa mới mang tính chất đối lập giữa hai nền văn hóa trong một văn hóa
là văn hóa cung đình và văn hóa dân gian.
Nền văn hóa Thăng Long là một nền văn hóa thống nhất trong tính đa dạng. Sự thống
nhất biểu hiện ở những nét chung nhất do những tinh hoa của các thành phần dân tộc xây
đắp nên trên cơ sở coi nhau cùng nguồn gốc, cùng ý thức tự giác trước hết là người Việt
Nam. Sự thể hiện một ý thức chung, tâm lý chung trong các biểu hiện văn hóa là xu thế
phát triển cơ bản của cộng đồng dân tộc . Sự đa dạng được tạo thành bằng vốn văn hóa
phong phú của mỗi tộc người thể hiện một tâm lý, một ý thức về tộc người mình. Ý thức
chung được phản ảnh trong kho tàng văn hóa dân gian như cuốn Lĩnh nam chích quái,
được thể hiện trong thơ văn đương thời, nhất là những tác phẩm văn học yêu nước như
Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ, Bình ngơ đại cáo của Nguyễn Trãi...
Tóm lại, nước Đại Việt đã có một lãnh thổ thống nhất ổn định, có văn hóa Thăng
Long mang tính dân tộc phát triển rực rỡ có bản sắc riêng biểu thị một tâm lý, một ý thức
dân tộc sâu sắc. Cơ sở kinh tế có những hạn chế của nó nhưng khơng mang tư tưởng cát
cứ kiểu kinh tế lãnh địa phương Tây và đã đạt được những liên hệ kinh tế nhất định do
yêu cầu liên kết mạnh mẽ giữa các địa phương để xây dựng, bảo vệ hệ thống đê điều, các
cơng trình thủy lợi, đồng thời có sự phát triển nhất định của kinh tế hàng hóa do việc hình
thành một mạng lưới chợ địa phương và một số thành thị phát đạt. Tiếng Việt là tiếng nói
của các thành phần dân tộc đa số, đã trở thành ngôn ngữ văn học phong phú và đang
13


được mở rộng dần phạm vi, sử dụng trong các thành phần dân tộc ít người. Từ những yếu
tố đó, có thể nói nước Việt Nam lúc đó mang tên Đại Việt đã tồn tại với tư cách là một

dân tộc - Một cộng đồng dân tộc Việt Nam đã hình thành và đến nửa đầu thế kỷ XV với
chiến thắng vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Minh, với sự ra đời của bản anh hùng ca
Đại cáo bình ngơ thì dân tộc Việt Nam kết thúc q trình hình thành dân tộc.
KẾT LUẬN
Nhìn lại tiến trình hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam, điểm nổi bật chiếm
vị trí hàng đầu và trở thành chuẩn mực đạo lý Việt Nam là tinh thần yêu nước, ý chí tự
lập, tự cường, truyền thống đồn kết vì đại nghĩa dân tộc. Cuộc sống lao động gian khổ
đã tạo ra truyền thống lao động cần cù, sáng tạo và kiên nhẫn; yêu cầu phải liên kết lại để
đấu tranh với những khó khăn, thách thức đã tạo ra sự gắn bó giữa con người với thiên
nhiên, giữa con người với nhau trong mối quan hệ gia đình, láng giềng, dòng họ của
người Việt cũng như trong cộng đồng nhà – làng - nước - dân tộc. Lịch sử cũng cho con
người Việt Nam truyền thống tương thân tương ái, sống có đạo lý, nhân nghĩa; khi gặp
hoạn nạn thì đồng cam cộng khổ, cả nước một lịng; tính thích nghi và hội nhập; lối ứng
xử mềm mỏng và truyền thống hiếu học, trọng nghĩa, khoan dung. Đây chính là sức mạnh
tiềm tàng, là nội lực vô tận cho công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam vì mục tiêu dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.

14



×