Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Kết cấu trong tiểu thuyết haruki murakami

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (479.55 KB, 23 trang )


1
Kết cấu trong tiểu thuyết Haruki Murakami

Lê Thị Thanh

Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn; Khoa Văn học
Chuyên ngành: Lý luận văn học; Mã số: 60 22 01 20
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trương Đăng Dung
Năm bảo vệ: 2012

Abstract. Giới thiệu kết cấu tiểu thuyết và Haruki Murakami trong bầu trời văn chương
hậu hiện đại. Tìm hiểu về cốt truyện trong tiểu thuyết của Haruki Murakami. Nghiên cứu
về kết cấu nhân vật trong tiểu thuyết của tác giả Haruki Murakami. Phân tích kết cấu
không gian - thời gian trong tiểu thuyết của nhà văn Haruki Murakami.

Keywords. Lý luận văn học; Nghệ thuật kết cấu; Tiểu thuyết; Văn học Nhật Bản

Content.

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nằm ở phía Đông Châu Á, Nhật Bản được mệnh danh là xứ sở “mặt trời mọc” hay
còn gọi là đất nước Phù Tang (Trong thần thoại, Phù Tang là tên một loại cây thần mọc
ở nơi mặt trời mọc); một xứ sở diệu kỳ của hoa anh đào, tuyết phủ cùng một nền công
nghiệp phát triển đứng trong tốp đầu của thế giới.
Văn hóa Nhật Bản đập vào sự chú ý của người quan sát trước hết, bởi những yếu
tố đối nghịch của nó: Nhân ái và mềm mại như đạo Phật (Trịnh Độ Tông), vụ nghĩa
cứng rắn đến tàn nhẫn như võ sĩ đạo, thực dụng như Khổng giáo và mơ mộng siêu thoát
như Thiền, biết trọng lợi ích vật chất mà cũng biết yêu cái đẹp; khép kín mà cởi mở,
truyền thống mà hiện đại, một dân tộc đầy sức sống nhưng có hẳn một triết lí chết lúc


nào cũng sẵn sàng harakiri (mổ bụng tự sát).
Sự thần kỳ của Nhật Bản cho tới hôm nay vẫn khiến cả thế giới chưa hết ngạc
nhiên. Nghiên cứu Nhật Bản nói riêng và phương Đông nói chung là một việc làm cần
thiết. Hiện nay tại các trường Đại học trên thế giới đều đã hình thành khoa Đông Á học
trong đó lấy việc nghiên cứu Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc làm trung tâm. Và dĩ
nhiên việc nghiên cứu văn học Nhật Bản là một trong những quan tâm hàng đầu.
Chúng ta từng biết đến nền văn học Nhật Bản với hai tượng đài bất tử Kawabata
Yasunary và Oe Kenzaburo - hai nhà văn Nhật Bản đoạt giải Nobel danh giá (vào năm
1968 và 1994), bản đồ văn học Nhật một lần nữa được “cơi nới” bởi “Hình vóc văn
chương của thế kỷ XXI” - Haruki Murakami. Giới phê bình phương Tây đều khẳng
định: Giải Nobel văn chương đang chờ đón ông. Ảnh hưởng của ông giống như sương
sớm hoặc mây chiều, giăng mắc khắp đường to ngõ nhỏ, phiêu diêu vô định, song lại
không nơi nào không có.
Không còn nghi ngờ gì nữa, Haruki Murakami đã trở thành nhà văn Nhật bản
được chờ đợi nhất trên thế giới hiện nay. Sách của Murakami được đón đọc, được xuất
hiện trên những kệ sách “best seller” không chỉ ở tại Nhật mà ở khắp nơi trên thế giới.
Ông đã biến những tác phẩm của mình thành “giấy thông hành” vượt biên giới Nhật
Bản đến với hơn 40 quốc gia trên thế giới nhanh hơn cả chính các đồng nghiệp của

2
mình là Kawabata Yasunary và Oe Kezaburo - những người đã sở hữu “tấm vé đi vào
cõi bất tử” - giải Nobel văn học - trước đó.
Với chúng tôi, “sức hút Murakami” không chỉ hấp dẫn bởi sự đào sâu đến tận cùng
cái gọi là bản ngã của con người, lí giải con người, khám phá con người, tìm ra mọi
chiều sâu và bến bờ của nó mà còn phải kể tới nghệ thuật biểu hiện - cái làm nên phong
cách kiểu Haruki Murakami.
Nhiều người ví von tiểu thuyết của Murakami như “món ăn lạ miệng”, đem lại
hương vị độc đáo khác biệt cho người thưởng thức. Bởi lẽ, với âm sắc duy mỹ Nhật Bản
vừa đủ, thêm một chút kiểu tư duy Âu Mỹ và cả những ngẫu hứng của những điệu jazz
nóng bỏng, Murakami khiến những độc giả khó tính nhất cũng phải gật gù tán thưởng

và thả rông tâm hồn mình theo những câu chuyện tuyệt vời. Khảo sát thế giới nghệ thuật
trong tiểu thuyết của ông, khi thì người ta thấy được một vài dấu ấn của triết học hiện
sinh, lúc lại thấy được nét nào đó của Phân tâm học Freud. Tất cả những học thuyết,
triết học ấy đã được nhà văn dụng công một cách tài tình, khéo léo trong những sáng tác
của mình, lẽ dĩ nhiên là theo cái cách của riêng ông.
Tìm hiểu tiểu thuyết của Murakami, bên cạnh các phương diện được khai thác
như: kiểu con người cô đơn, sex, hay các bình diện nội dung tư tưởng… chúng tôi mạnh
dạn thực hiện đề tài Nghệ thuật kết cấu trong tiểu thuyết của ông nhằm tìm thêm những
kiến giải mới mẻ cho bài toán thủ pháp nghệ thuật - “sức hút Murakami”.
Lựa chọn tìm hiểu tiểu thuyết Murakami từ góc độ kết cấu còn vì lí do, chúng tôi
nhận thấy với Murakami, kết cấu tiểu thuyết giống như một thủ pháp sáng tác, một
phương diện hình thức tạo nên cái gọi là phong cách tiểu thuyết Murakami. Không một
sự vật nào tồn tại mà không kết cấu; sự tồn tại của bản thân sự vật khẳng định sự tồn tại
kết cấu của nó. Ngược lại cũng vậy. Trong nghệ thuật, kết cấu là một hiện tượng chức
năng, chỉ có thông qua phân tích trực tiếp mới phát hiện được giá trị thực sự và vẻ đẹp
độc đáo của nó, cũng chỉ thông qua sự phân tích trực tiếp đó chúng ta mới giải thích
được ý nghĩa của sự tồn tại của kết cấu tác phẩm. Kết cấu là liên hệ cơ bản trong quan
hệ giữa hình thức và nội dung tác phẩm văn học. Trong tác phẩm tự sự, kết cấu là cơ sở
của hình thức truyện mà đồng thời cũng là một cách bao quát của nội dung câu chuyện.
Các loại tài liệu - chất liệu đời sống thông qua sự tổ hợp đa tầng thứ, đa chiều kích của
kết cấu hình thành nên hình thức nghệ thuật mang nội dung tự sự cụ thể. Vì vậy, phân
tích kết cấu tự sự (analyse Structure du récit) là một trọng điểm trong nghiên cứu văn
học tự sự.
Với những lí do trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài luận văn của mình là Nghệ thuật
kết cấu trong tiểu thuyết Haruki Murakami.
2. Lịch sử vấn đề
Do những hạn chế khách quan nên đến sau đổi mới, văn học Nhật mới được giới
thiệu một cách rộng rãi đến bạn đọc Việt Nam qua bản dịch các tác phẩm từ cổ đến hiện
đại và một số công trình nghiên cứu về lịch sử văn học Nhật, về sáng tác của các tác giả
thuộc về vẻ đẹp truyền thống Nhật Bản. Nghiên cứu và tiếp nhận các tác phẩm của

Haruki Murakami là một trong những vấn đề thu hút được nhiều sự quan tâm của các
học giả trên thế giới cũng như Việt Nam trong những năm gần đây. Tuy nhiên, để tập
hợp đầy đủ các bài nghiên cứu, cảm nhận, phê bình về Murakami là một việc hết sức
khó khăn. Chỉ với hai từ khóa “Haruki Murakami”, chúng ta có thể tìm thấy hơn
4.000.000 kết quả trên google. Điều này cho thấy sức hút mạnh mẽ của Murakami đối
với công chúng trên toàn thế giới; một “hiện tượng” đặc biệt của văn học Nhật Bản, một
kiểu sushi không thuần nhất về chất liệu.
Ngay khi những tác phẩm đầu tiên của Murakami được dịch sang tiếng Anh, hàng
loạt các bài phê bình, nghiên cứu đã xuất hiện. Ở trường Đại học Nus (Đại học quốc

3
gia) Singapore, người ta có hẳn một danh mục tập hợp những tác phẩm của Murakami
và những cuốn sách, những luận văn, công trình nghiên cứu, những bài phỏng vấn liên
quan đến ông. Có thể kể đến những tên tuổi như Ihad Hassan với Between the Eagle
and the Sun; Matthew Strecher với Beyond “Pure” Literature: Mimesis Formula, and
the Postmodern in the fiction of Haruki Murakami; Glynne Walley với Two Murakami
and the American influence, Jay Rubin với Haruki Murakami and the music of words,
hay The other world of Murakami Haruki, Celeste Loughman với No Place I was meant
to be: Postmodern Japan in Haruki Murakami’s fictions; Koiti Kato với Presents from
the dead, Yoshio Iwamoto với A voice from Postmodern Japan: Haruki Murakami;
Naomi Matsuoka với Murakami Haruki and Raymond Carver; Kenzaburo Oe với
Japan’s Dual Identity: A winter’s Dilemma… Tất cả đều nhằm góp phần giải mã những
mạch nguồn sáng tạo, những kế thừa và cách tân các yếu tố hậu hiện đại trong tác phẩm
của Murakami.
Ở Việt Nam, mảng nghiên cứu văn chương đương đại Nhật với những đại diện
như Murakami Haruki, Yoshimoto Banana hầu như chỉ mới được khai lộ qua một vài
bài viết trên Internet và vẫn còn đang mở ngõ cho những nghiên cứu tiếp theo. Đó là
những bài viết, những nhận xét, đánh giá của một số nhà nghiên cứu, dịch giả các tác
phẩm của Murakami qua các bản dịch tiếng Anh hoặc tiếng Nga. Tính đến thời điểm
hiện tại, ngoài cuốn Truyện ngắn Murakami Haruki - nghiên cứu và phê bình của

Hoàng Long in thành sách (NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2006) thì chưa có
một quyển sách hay chuyên luận nào về Murakami được in ấn và xuất bản.
Năm 2007, công ty văn hóa Nhã Nam kết hợp với Đại sứ quán Nhật Bản tổ chức
hội thảo về các tác phẩm Haruki Murakami và nữ văn sĩ Yoshimoto Banana tại Hà Nội.
Kỷ yếu hội thảo đã tập hợp rất nhiều bài viết có giá trị về các sáng tác Murakami cũng
như phân tích, giải mã các thủ pháp nghệ thuật ở ông. Trong đó phải kể đến các bài viết
như Cái mà tôi muốn mô tả trong tác phẩm của tôi là NHỮNG CON NGƯỜI (Trần
Tiễn Cao Đăng dịch), Bí ẩn như là thủ pháp kể chuyện (Cao Việt Dũng), Cuộc tìm kiếm
bản thể của con người hiện đại (Nguyễn Hoài Nam), Những vẻ đẹp trong tác phẩm của
Murakami (Dịch giả Lâm Thiếu Hoa)…
Ngoài ra, chúng tôi cũng tiếp nhận thêm những bài viết trên mạng Internet (các
website, diễn đạt văn học…) để có thêm tư liệu cho việc thực hiện luận văn. Chẳng hạn
như trong bài viết Hệ thống biểu tượng trong Biên niên ký chim vặn dây cót, Bức họa
phi lý và phản quang xã hội trong Biên niên ký chim vặn dây cót của Nguyễn Anh Dân;
Rừng Nauy - sex thuần túy hay nghệ thuật đích thực của Phan Quý Bích; Bài phỏng vấn
Murakami là một tấm gương về những nỗ lực tìm tòi và sáng tạo không ngừng của Lê
Tân đối với nhà nghiên cứu Nhật Chiêu - một trong những chuyên gia hàng đầu về văn
học Nhật Bản hay Kiểu con người đa ngã trong tiểu thuyết Haruki Murakami (đăng trên
tạp chí văn học nước ngoài số tháng 3/2010), Trần Thị Tố Loan đã nhận xét: “Những
tác phẩm của ông từ Rừng Nauy, Biên niên ký chim văn dây cót, Phía nam biên giới
phía tây mặt trời, Người tình Sputnik thực sự là những hành trình đầy trăn trở, những
cuộc lãng du kỳ lạ trong hiện thực, những cuộc vượt thoát ra ngoài không, thời gian và
thám hiểm vào cõi nội tâm đầy bí ẩn của con người để truy tìm bản ngã của mình”.
Nhiều bài viết giới thiệu về tác phẩm của Murakami cũng được đăng tải trên các trang
báo mạng như Người tình Sputnik đi sâu vào thế giới đồng tính nữ (Jang P), Những vệ
tinh cô đơn trong vô tận (Nhật Chiêu), Người tình Sputnik - sự cô độc của kiếp người
(Hạnh Linh), Kafka bên bờ biển: Câu trả lời của phương Đông về cái phi lý (Khánh
Phương)…
Bên cạnh đó, chúng tôi còn tham khảo những khóa luận tốt nghiệp, báo cáo khoa
học nghiên cứu về Murakami và các vấn đề liên quan như Yếu tố huyền ảo trong sáng


4
tác của Haruki Murakami (Nguyễn Anh Dân, 2010); Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết
Haruki Murakami (Luận văn Trần Thị Thạch Hà); Kiểu nhân vật cô đơn trong một số
tiểu thuyết của Banana Yoshimoto và Haruki Murakami của Hoàng Thị Hiền Lê, 2008;
Ảnh hưởng của J. Rousseau và F. Kafka đối với nhà văn Nhật Bản Haruki Murakami
của Lê Thị Thu Ngọc, 2009; Hình ảnh con người hiện đại trong tiểu thuyết của Haruki
Murakami và Nguyễn Bình Phương của Nguyễn Thúy Hằng, 2010… Các công trình này
đã tập trung nghiên cứu phong cách sáng tạo độc đáo của Haruki Murakami cũng như
đóng góp mới mẻ của ông cho nền văn học hậu hiện đại.
“Hiện tượng” Murakami đã thu hút sự quan tâm rộng lớn của cả giới phê bình lẫn
độc giả với nhiều bài viết trên các báo Văn nghệ, Tuổi trẻ cuối tuần, các trang web như
, Đa phần các bài viết mới tiếp cận tác
phẩm Murakami từ góc độ nhân vật, một số thủ pháp nghệ thuật ở từng tác phẩm riêng
rẽ hoặc tập trung tranh luận về hiện tượng “Rừng Nauy” mà chưa phân tích, mổ xẻ
phương diện kết cấu trong tác phẩm của ông. Vậy với việc tìm hiểu kết cấu trong tiểu
thuyết Murakami là một hướng nghiên cứu phương diện nghệ thuật mới. Đó cũng là
mục đích của người thực hiện luận văn này. Hy vọng cung cấp một cái nhìn đa diện về
phong cách tiểu thuyết Haruki Murakami, đem lại nhiều kiến giải mới mẻ để chúng ta
có thể hiểu sâu hơn về “Hình vóc văn chương của thế kỷ XXI” này.
3. Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
Chúng tôi mong muốn từ góc độ kết cấu phần nào chỉ ra được nét đặc trưng trong
phong cách tiểu thuyết Murakami.
- Đối tượng nghiên cứu: Chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu kết cấu từ các phương
diện: Kết cấu cốt truyện, kết cấu nhân vật, kết cấu không - thời gian
- Phạm vi nghiên cứu: Do những hạn chế, người thực hiện không có cơ hội tiếp
xúc với văn bản gốc, cũng như dung lượng tiểu thuyết lớn với điều kiện thời gian hạn
hẹp nên luận văn chỉ tiến hành khảo sát 04 tác phẩm:
- Biên niên ký chim vặn dây cót, Trần Tiễn Cao Đăng dịch, NXB Hội nhà văn,
2006

- Rừng Nauy, Trịnh Lữ dịch, NXB Hội nhà văn, 2006
- Phía nam biên giới phía tây mặt trời, Cao Việt Dũng dịch, NXB Hội nhà văn,
2007.
- Người tình Sputnik, Ngân Xuyên dịch, NXB Hội nhà văn, 2009.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn được triển khai theo phương pháp thống kê, phân tích kết hợp một số
thao tác chứng minh, đối chiếu, so sánh để làm nổi bật vấn đề. Ngoài ra, để làm nổi bật
“hình vóc văn chương” của Murakami trong nền văn học đương đại, chúng tôi đặt hoàn
cảnh ra đời và thời điểm xuất hiện tác phẩm trong tiến trình phát triển chung của văn
học Nhật Bản, đối chiếu và so sánh tác phẩm của ông với tác phẩm của tác giả cùng
thời. Đồng thời, đặt trên mặt cắt đồng đại văn học chúng ta cần thấy những ảnh hưởng,
tiếp thu văn hóa phương Tây đến những sáng tạo, độc đáo, cá tính riêng biệt của
Murakami.
Ngoài ra, luận văn cũng sử dụng các kiến thức liên ngành: Hệ thống lí thuyết về tự
sự học, Thi pháp học, Phân tâm học… để tìm hiểu nghệ thuật kết cấu trong tiểu thuyết
Murakami.
5. Cấu trúc:
Luận văn thực hiện ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phần nội dung gồm 4
chương:
Chương 1: Kết cấu tiểu thuyết và Haruki Murakami trong bầu trời văn chương hậu
hiện đại

5
Chương 2: Kết cấu cốt truyện trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
Chương 3: Kết cấu nhân vật trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
Chương 4: Kết cấu không - thời gian trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
Cuối cùng là thư mục tài liệu tham khảo.

PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: KẾT CẤU TIỂU THUYẾT VÀ HARUKI MURAKAMI

TRONG BẦU VĂN CHƢƠNG HẬU HIỆN ĐẠI
1.1. Kết cấu tiểu thuyết
1.1.1. Khái niệm kết cấu
Kết cấu là một tiêu chí quan trọng để đánh giá về “chất” của một tác phẩm văn
học. Có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về kết cấu trong các bộ giáo trình Lí luận
văn học và Từ điển thuật ngữ văn học. Sách Lí luận văn học do GS. Hà Minh Đức (chủ
biên) viết: “Kết cấu là sự tạo thành và liên kết các bộ phận trong bố cục của tác phẩm, là
sự tổ chức, sắp xếp các yếu tố, các chất liệu tạo thành nội dung của tác phẩm trên cơ sở
đời sống khách quan theo chiều hướng tư tưởng nhất định”.
Tác giả Lại Nguyên Ân trong cuốn 150 Thuật ngữ văn học đưa ra: Kết cấu là “Sự
sắp xếp, phân bố các thành phần hình thức nghệ thuật; tức là sự cấu tạo tác phẩm, tùy
theo nội dung và thể tài. Kết cấu gắn kết các yếu tố của hình thức và phối thuộc chúng
với tư tưởng. Các quy luật của kết cấu - là kết quả của nhận thức thẩm mỹ, phản ánh
những liên hệ bề sâu của thực tại. Kết cấu có tính nội dung độc lập; các phương thức và
thủ pháp kết cấu sẽ cải biến và đào sâu hàm nghĩa của cái được mô tả.”.
Từ điển Thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi
(đồng chủ biên) thì coi kết cấu, tiếng Pháp (composition) là “toàn bộ tổ chức phức tạp
và sinh động của tác phẩm. Thuật ngữ kết cấu thể hiện một nội dung rộng rãi, phức tạp
hơn bố cục. Tổ chức tác phẩm không chỉ giới hạn ở sự tiếp nối bề mặt, ở những tương
quan bên ngoài giữa các bộ phận, chương đoạn mà còn bao hàm sự liên kết bên trong,
nghệ thuật kiến trúc nội dung cụ thể của tác phẩm. Kết cấu bao gồm bố cục, tổ chức tính
cách, tổ chức thời gian và không gian nghệ thuật của tác phẩm; nghệ thuật tổ chức
những liên kết cụ thể của các thành phần cốt truyện, nghệ thuật trình bày, bố trí các yếu
tố ngoài cốt truyện… sao cho toàn bộ tác phẩm thực sự trở thành một chỉnh thể nghệ
thuật ”.
Qua những khái niệm của nhà lí luận trên để thấy một điều rằng: Mỗi tác phẩm là
một “sinh mệnh”, một “cơ thể sống” nên kết cấu tác phẩm là một kiến trúc, một tổ chức
cụ thể, phù hợp với nội dung cụ thể của tác phẩm. Có thể ví kết cấu giống như một
mạng lưới được đan bện bởi sự cố kết của những đường dây mắt xích mà từ mạng lưới
này tác phẩm sẽ hiện lên trong tính chỉnh thể và sinh động nhất. Kết cấu còn bộc lộ

nhận thức, tài năng, phong cách của người nghệ sĩ.
Vai trò quan trọng nhất của kết cấu là tổ chức tác phẩm sao cho chủ đề tập trung,
tư tưởng thống nhất, sao cho chủ đề tư tưởng thấm sâu vào từng bộ phận của tác phẩm
kể cả những chi tiết nhỏ nhất; Kết cấu đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện sự
thống nhất chặt chẽ giữa chủ đề tư tưởng với hệ thống tính cách; tổ chức bố cục của cốt
truyện thành các phần, chương, đoạn, lớp, cảnh một cách hợp lý. Nhờ kết cấu, tác phẩm
văn học trở nên mạch lạc có “vẻ duyên dáng của sự trật tự” (Horatius).
1.1.2. Kết cấu tiểu thuyết
Khái niệm kết cấu là một công cụ lý luận quan trọng trong phê bình, phân tích tiểu
thuyết. Tiểu thuyết là một hoạt động của nghệ thuật tự sự ngôn từ, do vậy kết cấu tiểu
thuyết phải được tìm hiểu trên cơ sở quan sát cả ba bình diện sáng tác (viết), văn bản
(tác phẩm tri giác bằng sự đọc) và tiếp nhận (đọc hiểu giải mã).

6
“Nhận dạng” kết cấu tiểu thuyết trong quan hệ đối sánh với kết cấu các thể loại
khác. Trong tác phẩm trữ tình - thơ (chủ yếu là kết cấu không có cốt truyện), kết cấu là
“sự tổ chức quá trình vận động bên trong của các trạng thái cảm xúc, là sự phân bố các
đoạn thơ, các khổ thơ, các câu thơ, là cách thức sử dụng các hình ảnh, các hình tượng
thơ trên cơ sở một tứ thơ nhất định, qua đó nêu bật chử đề tư tưởng của tác phẩm và bộc
lộ ở tính cân đối của các đơn vị ngữ điệu, cú pháp, nhịp điệu…”.
Kịch thuộc kết cấu tự sự tuy nhiên việc phân chia tác phẩm thành các hồi và cảnh,
bằng cách đó mỗi thời điểm nối tiếp với các thời điểm khác; thời gian được miêu tả ứng
với thời gian cảm thụ. Người viết kịch không thể xây dựng cốt truyện, tổ chức kết cấu
hoàn toàn theo kiểu tác phẩm văn học. Bởi kịch vừa thuộc về sân khấu, vừa thuộc về
văn học: nó là cơ sở đầu tiên của vở diễn, vừa được cảm thụ bằng việc đọc. Kịch được
hình thành trên cơ sở sự tiến triển của các diễn xướng mang tính sân khấu. Cơ sở của
kịch là những mâu thuẫn xã hội, lịch sử hoặc những xung đột muôn thưở của con người.
Nét chủ đạo của kịch là kịch tính. Truyện kịch thường đơn tuyến. Mỗi vở kịch thường
chỉ tập trung phát triển một tuyến cốt truyện. Chính vì những yêu cầu mang tính đặc
trưng của thể loại mà kết cấu của kịch mang mẫu số chung ở việc phân chia tác phẩm

thành các hồi và cảnh, bằng cách đó mỗi thời điểm nối tiếp với các thời điểm khác; thời
gian được miêu tả ứng với thời gian cảm thụ. Mỗi thời đại, mỗi tác giả lại có cách xử lý
kết cấu kịch khác nhau: về việc miêu tả thời gian và địa điểm của hành động kịch.
Trong sân khấu và điện ảnh có một kiểu kết cấu khá thông dụng, mang tính tích
cực đó là kết cấu lắp dựng (montage); nó cho phép nghệ sĩ thể hiện những liên hệ cốt
lõi, tuy không dễ nhìn thấy giữa các hiện tượng; nó cho phép nghệ sĩ chiếm lĩnh thế giới
trong tính cách đa chất, đa tạp mâu thuẫn, lưu chuyển và thống nhất của nó.
Còn với tiểu thuyết, mặt quan trọng nhất của kết cấu, là trình tự của việc đưa cái
được miêu tả vào văn bản phải khiến cho nội dung nghệ thuật luôn được triển khai. Ở
tác phẩm cỡ nhỏ, truyện ngắn hay thơ trữ tình, kết thúc bao giờ cũng đột ngột, bất ngờ
làm thay đổi thậm chí lật trái ý nghĩa của những điều đã nói trước đó.
Kết cấu trong tiểu thuyết chủ yếu là tổ chức điểm nhìn và trật tự sự kiện để đưa
người đọc đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, là xác lập quan hệ giữa người kể
chuyện với nhân vật và với người đọc. Người đọc bao giờ cũng đọc truyện với sự chờ
đợi nhất định. Khác với truyện kể truyền thống, sử dụng người kể toàn tri, một giọng,
tiểu thuyết hiện đại đã sử dụng điểm nhìn linh hoạt và đa dạng. Ngoài điểm nhìn của
người trần thuật, điểm nhìn nhân vật được sử dụng trong các tiểu thuyết bằng thư, tiểu
thuyết bằng nhật ký, bằng các hình thức ngôn ngữ nửa trực tiếp hoặc độc thoại nội tâm,
làm người đọc dễ dàng xâm nhập vào thế giới nội tâm đầy bí mật của nhân vật.
Kết cấu tiểu thuyết có nhiều dạng thức tùy theo yêu cầu của đề tài, chủ đề hoặc
theo sở trường của người viết. Nó không gò bó trong những chế định chặt chẽ, nó không
có quy phạm cố định và người viết thậm chí có thể phá vỡ những khuôn mẫu sẵn có để
vận dụng một cách linh hoạt và sáng tạo các hình thức kết cấu khác nhau: tiểu thuyết
chương hồi, tiểu thuyết tâm lý, tiểu thuyết luận đề, tiểu thuyết đa thanh…

1.2. Haruki Murakami trong bầu văn chƣơng hậu hiện đại
1.2.1. Văn chƣơng đi từ hiện đại tới hậu hiện đại
Chủ nghĩa hậu hiện đại là một hiện tượng văn hóa, có nguyên nhân sâu xa từ cơ sở
xã hội và ý thức của thời đại.
Nền văn hóa hậu hiện đại cũng chứa chất chủ nghĩa tương đối cực đoan về mặt

nhận thức và màu sắc hư vô về mặt nhân sinh. Không tách rời với những đặc điểm đó,
nền văn học hậu hiện đại từ những năm 50, 60 trở đi lan tràn khắp Âu Mỹ và cả Nhật
Bản nữa. Thời đại mà con người giống như nhân vật của Samuel Beckett băn khoăn:

7
Tôi sinh ra hay không sinh ra, tôi đã sống hay không sống, tôi đã chết hay chỉ là đang
chết, tất cả những điều này không quan trọng. Tôi chỉ sẽ làm như từ trước đến nay tôi
vẫn luôn luôn làm trong tình trạng không hay biết gì về những việc tôi làm, về việc tôi
là ai, từ đâu đến, và tôi có tồn tại thực hay không?. Nhật vật chỉ còn như bóng ma.
Chính nhà phê bình Pháp Pierre Boideffre đã phải thừa nhận: “Nhân vật đã bị phế bỏ,
mà không được thay thế Trong cuộc viễn du sang đầu mút của đêm khuya, nhân vật đã
thải bỏ dần tất cả những gì khiến nó nên người, để trở thành bóng ma vô danh mà người
ta chỉ còn nghe được giọng nói”(Tiểu thuyết sẽ đi đến đâu?).
Có lẽ cách dễ nhất để bắt đầu nghĩ về Hậu hiện đại là suy nghĩ về chủ nghĩa hiện
đại, phong trào mà từ đó Hậu hiện đại dường như đã hình thành phát triển. Hậu hiện đại
có hai khía cạnh, hay nói cách khác là có hai phương thức định nghĩa, cả hai đều có liên
quan đến sự hiểu biết hiện đại.
Chủ nghĩa hiện đại là một khái niệm chỉ trào lưu nghệ thuật thuộc phong trào tiên
phong ở nửa đầu thế kỷ XX: Chủ nghĩa biểu hiện, Chủ nghĩa đa đa, Chủ nghĩa siêu
thực, Chủ nghĩa lập thể, Chủ nghĩ vị lai, Chủ nghĩa trừu tượng…
Từ góc độ văn học, ta thấy nghệ thuật chủ nghĩa hiện đại nhấn mạnh vào ấn tượng
và tính chủ quan trong các văn bản. Còn nghệ thuật hậu hiện đại ủng hộ sự phản tỉnh và
tự ý thức, phân mảnh và gián đoạn; nhấn mạnh sự phản cấu trúc và phản trung tâm.
Chủ nghĩa hiện đại, có xu hướng quan tâm đến những mảnh vỡ của con người và
lịch sử được trình bày bằng sự phân mảnh như là một cái gì đó bi thảm, một cái gì đó để
được than khóc và chia buồn như một sự đánh mất (của con người và lịch sử). Hậu hiện
đại, ngược lại, không than thở ý tưởng phân mảnh, tính tạm bợ, hoặc không liên kết, mà
là ăn mừng những điều đó.
Tư duy chủ nghĩa hiện đại cố gắng tạo ra lĩnh vực hợp lý đối lập với không gian,
thời gian đặc thù, với xã hội và cá nhân. Còn tư duy hậu hiện đại lại cho rằng không thể

có tình hợp thức khách quan giống như không thể có sự bảo đảm niềm tin tuyệt đối cho
siêu tự sự
Nếu con người trong chủ nghĩa hiện đại tỏ ra ưu tư chán chường trước trạng thái
tha hóa của nhân sinh, thì con người trong chủ nghĩa hậu hiện đại lại càng dị thường
hóa, ảo giác hóa sự tha hóa đó một cách thản nhiên để lấy làm thú vị, mặc dù có lúc
cũng hoảng sợ. Nếu ý thức về cái tôi rất mãnh liệt trong chủ nghĩa hiện đại, thì trái lại
nó bị hoài nghi về sự tồn tại trong chủ nghĩ hậu hiện đại.
Nhân vật trong văn học hiện đại thường là con người với một khuôn mặt rõ nét,
tính cách cụ thể, các hành động tiếp diễn và “một bản lí lịch cá nhân” thì ở văn học hậu
hiện đại, đặc điểm ấy hầu như không còn. Thời đại hậu hiện đại, cách xây dựng nhân
vật theo các nhà tiểu thuyết trước kia không còn đủ sức để triển khai hiện thực tâm lý:
Trung tâm hứng thú của tiểu thuyết không còn là việc liệt kê ra những tính cách và cảnh
ngộ nữa, không còn là chuyện miêu tả phong tục mà là việc vạch ra những chất liệu tâm
lý mới mẻ. Những hiện thực, chất liệu hay yếu tố tâm lý này bao gồm những tình cảm
mâu thuẫn, mối xúc động nội tâm, những đối thoại tiềm ẩn, những rung động tế vi tất
cả đều là những rung động sâu thẳm nhất của con người. Từ đó trong tiểu thuyết mới,
nhân vật chỉ còn là cái “tôi”, tất cả còn lại chỉ là những mộng tưởng, mộng mơ, ác mộng
của chính tôi.
Một đặc điểm quan trọng của văn học hậu hiện đại là “bành trướng ngôn từ”. Chủ
nghĩa hiện đại coi trọng “cái được biểu đạt”-“cái được phản ánh” (signifié), còn chủ
nghĩa hậu hiện đại lại sùng bái “cái biểu đạt”- “cái phản ánh” (signifiant), phóng đại vai
trò to lớn của nó tới vô hạn, dẫn đến việc tùy tiện trong ghép từ, tạo câu, bất kể sự trống
rỗng trong nội dung. Ngôn từ trở thành ngọn nguồn của mọi thứ, văn bản mà nó đan dệt
lên là tất cả. Trước trạng thái tha hóa của nhân sinh, chủ nghĩa hậu hiện đại càng dị

8
thường hóa, ảo giác hóa sự tha hóa đó để vừa lấy làm thú vị, vừa khiếp sợ. Trong chủ
nghĩa hiện đại, ý thức về cái tôi rất mãnh liệt thì trái lại, nó bị hoài nghi về sự tồn tại
trong chủ nghĩa hậu hiện đại. Con người ở đây bị phân tán thành “một chủ thể phi trung
tâm” bao hàm nhiều mảnh vụn, và tất cả đều bị hòa tan trong bầu xám xịt xung quanh.

Chủ nghĩa hiện đại ít nhiều có cảm quan lịch sử, nhưng đến chủ nghĩa hậu hiện đại chỉ
còn những mối liên hệ không gian mà thôi.
Hình thức nghệ thuật hiện đại chủ nghĩa, mặc dù cũng rất dị thường, nhưng vẫn
gói ghém trong đấy một hàm ý nào đó, và vẫn có khả năng lí giải, trái lại trong tác phẩm
của chủ nghĩa hậu hiện đại, cái biểu đạt hoàn toàn tách rời với cái được biểu đạt, nhằm
cự tuyệt mọi sự lí giải, hoặc muốn lí giải thế nào tùy thích. Tác phẩm hậu hiện đại
thường viết dễ dãi với những sự việc đời thường, mang xu hướng thông tục hóa, thích
ứng với xã hội tiêu dùng.
Lyotard viết: Nói một cách giản dị nhất, người ta coi "postmoderne" là sự không
tin vào những lý thuyết lớn, siêu văn bản (métarécits). Edit Deak tuyên bố: Nghệ thuật
hậu hiện đại sản sinh ra những cú shock của nhận thức chứ không phải những cú shock
của cái mới.
Về văn chương hậu hiện đại nói chung hầu như mọi sự việc và con người đều bị
bóp méo; tính trung thực và lành mạnh bị phế bỏ; nhân vật tùy tiện không thể giải thích
nổi vì chính tác phẩm cũng tồn tại như một ẩn dụ về sự phá vỡ trật tự về thời gian, cấu
trúc và tính hỗn độn:
1.2.2. Haruki Murakami trong nền văn chƣơng hậu hiện đại
Chúng ta biết, văn học Nhật Bản điển hình cho sự liên kết chặt chẽ trong tổ chức
của họ và thể hiện thái độ đóng cửa đối với các tổ chức khác. Khuynh hướng các nhà
văn thống nhất thành những nhóm đã ít nhiều khiến nguồn tư liệu trong văn học Nhật
Bản bị hạn chế. Các nhà văn chuyên nghiệp trở nên rất thống nhất trong nhóm của họ
đến lỗi họ dường như không biết gì về thế giới bên ngoài.
Thế giới quan của người Nhật chuyển biến bởi sự thâm nhập của các hệ thống tư
tưởng nước ngoài khác nhau không nhiều bằng sự bám chặt dai dẳng vào thế giới quan
bản xứ và vào sự tích hợp bản sắc Nhật Bản đến các hệ thống ngoại nhập.
Nhật Bản những năm đầu của thế kỷ XX là một Nhật Bản đang trên đà phát triển
và hội nhập. Những làn gió phương Tây thổi vào đem lại cho Nhật Bản truyền thống
những luồng sinh khí mới. Nét chung của văn học hiện đại Nhật Bản là văn hóa phương
Tây vẫn không ngừng hấp dẫn các nhà văn trong khi truyền thống Nhật Bản lại khơi
nguồn cảm hứng.

Haruki Murakami là một trong những nhà văn mới hứng trọn luồn sinh khí ấy.
Phong cách hành văn trong tác phẩm của ông rõ ràng mang nhiều dấu vết của văn học
phương Tây, đạo cụ và góc nhìn Tây hóa. Văn hóa phương Tây, nhạc jazz, spaghetti là
một phần tạo nên âm sắc riêng cho tiểu thuyết Murakami. Ông bị ảnh hưởng mạnh mẽ
bởi những nhà văn Mỹ như Kurt Vonnegut, Raymond Chandler, Richard Brautigan
cũng như Frank Kafka và Fyodor Dostoyevski. Cho nên Will Slocombe (Anh) kết luận:
“Murakami không hẳn là một nhà văn Nhật mà có khi là một nhà văn phương Tây viết
bằng tiếng Nhật”.
Một mặt, tác phẩm của Murakami bị xem là “lai căng”, mâu thuẫn với thế hệ
những nhà văn gạo cội của Nhật. Mặt khác, theo đánh giá của nhà văn Masatsugu Ono,
Murakami chính là người tạo nên diện mạo văn học Nhật đương đại, bản thân ông là
động lực cho các nhà văn đồng hương; Murakami không hẳn đã phá vỡ bức tường bao
quanh nền văn học Nhật nhưng là người có công đầu đẩy bức tường đó xa khỏi biên
giới Nhật Bản, đưa văn học Nhật đến với thế giới.

9
Theo chúng tôi, bản sắc dân tộc Nhật Bản và diện mạo Murakami - nhà văn đương
đại Nhật Bản, là sự hòa quyện thống nhất. Trong một bài phê bình năm 2005, trên tờ
The New Yorker, tác giả John Updike từng viết: "Dù tác phẩm của ông nhan nhản sự
tham khảo văn hóa đương đại Mỹ, đặc biệt là âm nhạc bình dân; dù ông miêu tả chi tiết
sự sáo rỗng, tầm thường của giới trẻ phương Tây, lối kể chuyện của ông vẫn rất đáng
mơ ước và gần với tính chất siêu thực mềm dẻo, linh hoạt của Kobo Abe hơn là tính
chất cứng nhắc, mãnh liệt của Yukio Mishima và Jun'ichirō Tanizaki”.
Đối với sáng tác của Murakami cái vị Nhật Bản ấy, không nguyên chất, đậm đặc
như các bậc tiền bối trước ông mà nó được gia giảm, trộn lẫn trong một hỗn hợp “nhiều
dư vị”.
Nhân vật trong tác phẩm của Murakami là những con người luôn sống cuộc đời
độc lập, phóng khoáng như là một bản nguyên. Họ không phải là một sự sao chép theo
một khuôn mẫu nào. Tính hậu hiện đại thể hiện ở điểm này vì tin theo một đại tự sự nào
đó thì đánh mất bản nguyên của mình. Vấn đề ở đây là nhân vật từ biệt đại tự sự để cho

cuộc sống của mình bộc lộ cái bản nguyên vốn có. Vấn đề là Murakami đưa ra một chân
dung thuyết phục, sống động của đời thường chứ không nên khuôn định nó bằng những
mô thức sẵn có. Ông là người luôn luôn chống lại những mô thức tiền giả lập: Kimono,
hoa anh đào, kịch Nol
Văn học Nhật thường chú trọng đến vẻ đẹp ngôn từ, do đó có thể khiến cho khả
năng diễn đạt bị giới hạn và trở nên cứng nhắc, trong khi phong cách của Murkami
tương đối thoáng đạt và uyển chuyển
Với các tác phẩm quan trọng lần lượt được giới thiệu ở Việt Nam và các nước trên
thế giới: Rừng Nauy. Biên niên ký chim vặn dây cót, Phía nam biên giới phía tây mặt
trời, và Kafka bên bờ biển, Haruki Murakami trở thành sự xuất hiện ấn tượng, tên tuổi
ông nổi lên với phong cách tiểu thuyết độc đáo, đại diện cho một “nước Nhật mới” được
khai phóng mãnh liệt năng lượng của cảm giác, dục tính và tâm linh, một thể loại văn
chương thách thức lối viết duy lý và vượt ra ngoài sự bế tắc của các trường phái tri thức
trong lối kể chuyện hậu hiện đại.
Người đọc có thể cảm thức một cách sâu sắc những ảnh hưởng của chủ nghĩa hậu
hiện đại, tư duy phương Tây thể hiện rõ nét trong tác phẩm của ông: kỳ ảo, lắp ghép, ám
ảnh và sex Ở đó, chúng ta có thể phát hiện những vết tích phi lý của Kafka, tìm thấy
triết lí hiện sinh của F. Nietzsche, A. Camus, huyền ảo của Market hay nhiều nhà hiện
đại khác

CHƢƠNG 2: KẾT CẤU CỐT TRUYỆN TRONG TIỂU THUYẾT HARUKI
MURAKAMI
2.1. Kết cấu cốt truyện phân mảnh
Cốt truyện là một yếu tố thuộc nội dung của tác phẩm, là chuỗi sự kiện liên tiếp;
thực hiện diễn biến cuộc sống và xung đột xã hội; bộc lộ chủ đề, tư tưởng của tác phẩm.
Một tác phẩm văn học muốn thực hiện chủ đề, tư tưởng một cách khái quát, rộng lớn và
có sức thuyết phục thì phải thể hiện sinh động cốt truyện.
Nếu cốt truyện là yếu tố của nội dung thì kết cấu là một yếu tố của hình thức. Kết
cấu cốt truyện chính là cách tổ chức, xây dựng bố cục cốt truyện, nói cách khác là cách
tổ chức hệ thống sự kiện sao cho hợp lý, khẳng định được chủ đề tư tưởng của tác

phẩm. Cốt truyện tồn tại ở nhiều dạng thức khác nhau. Trong khuôn khổ tiểu thuyết
Haruki Murakami, chúng tôi đề cập tới hai dạng thức (nghệ thuật) kết cấu tổ chức cốt
truyện là cốt truyện phân mảnh và cốt truyện mở.
Kết cấu phân mảnh được hiểu là kiểu kết cấu được tạo nên từ hệ thống các mảng
có tính độc lập tồn tại bên cạnh nhau. Đây là một kết cấu lắp ghép mang hơi hướng của

10
tư duy hội họa lập thể. Ở đây, cốt truyện đã bị nghiền nát, đập vỡ thành từng mảnh vụn
rời rạc, không theo một trình tự thời gian hay mối liên hệ nhân quả nào và mỗi mảnh
vụn chính là một mảnh của hiện thực. Việc sử dụng cốt tuyện phân mảnh đã phá vỡ
khung tự sự truyền thống.
Tiểu thuyết truyền thống đề cao tính truyện rõ ràng, rành mạch, do đó cốt truyện
luôn giữ một vị trí không thể thay thế, cốt truyện chính là một trong những yếu tố quan
trọng tạo nên tính hấp dẫn cho tác phẩm. Đó là một trong những yếu tố khu biệt tác
phẩm tự sự với tác phẩm trữ tình Nhờ có cốt truyện, truyện mới có thể tóm tắt được
trong khi điều này đối với một bài thơ, một bản nhạc là hoàn toàn vô nghĩa. Đề cao
tuyệt đối vai trò của cốt truyện, quan niệm cũ cho rằng tiểu thuyết nhất thiết phải tồn tại
và được xây dựng trên một cốt truyện. Không có cốt truyện, không thể có tiểu thuyết.
Thông thường, cốt truyện trong tiểu thuyết thường có 5 phần: trình bày, thắt nút, phát
triển, cao trào, mở nút Mặc dù không phải bất cứ tác phẩm nào cũng có một cốt truyện
với đầy đủ các thành phần như vậy nhưng hầu như trong các tiểu thuyết truyền thống,
tính tuyến tính, nhân quả vẫn thường nổi lên rất rõ. Việc phá vỡ khuynh hướng tuyến
tính, đề cao tính bất định, đứt đoạn phân mảnh trong việc xây dựng kết cấu cốt truyện là
một trong những biểu hiện của chất hậu hiện đại trong tiểu thuyết Haruki Murakami.
Nhật Bản những năm đầu của thế kỷ XX đang trên đà phát triển và hội nhập.
Những làn gió phương Tây thổi vào đem lại cho Nhật Bản truyền thống những luồng
sinh khí mới. Tuy nhiên, nhịp sống tư bản đã đẩy con người ta rơi vào trạng thái hoài
nghi cô đơn, trống rỗng. Giữa lúc giá trị đạo đức bị tấn công nhiều phía con người tìm
đến thế giới ẩn dụ như một giải pháp thăng bằng tâm linh giữa xã hội đầy biến động.
Thế giới ấy trước tiên như tiếng chuông cảnh tỉnh con người về sự đổ vỡ những giá trị

đạo đức truyền thống, tập trung tô đậm tình cảm tha hóa sâu sắc của con người thời hiện
đại, thời bùng nổ công nghệ thông tin, sự lạnh lùng vô cảm của con người. Văn chương
dẫn ta đi đến tận cùng của sự thực trần trụi để ta có thể ngộ ra một điều gì khác so với
những ý nghĩ hàng ngày. Nó làm cho ta cảnh giác hơn với những sự thực giả dối quanh
ta cũng như tự chiêm nghiệm, tự nhận thức lại những việc mình làm. J.G.Ballard đã nói:
Chúng ta sống trong một thế giới do mọi thứ giả tưởng thống trị - thương mại, quảng
cáo, chính trị thuộc cơ chế quảng cáo và màn ảnh truyền hình làm rỗng trước mọi phản
ứng độc đáo đối với kinh nghiệm đời….
Murakami đã xây dựng những câu chuyện của mình theo lối cốt truyện phân mảnh
kiểu hậu hiện đại ấy. Chúng ta có thể thấy tiểu thuyết của ông là câu chuyện rời rạc,
những mảnh ghép số phận khác nhau, được ghép lối bởi dòng ý thức của nhân vật, được
lắp ghép không theo một trật tự nào.
Murakami lấp đầy khoảng trống tiểu thuyết của mình những câu chuyện mang hơi
hướng siêu thực, những văn bản báo chí: Bài báo về căn nhà có dớp (Biên niên ký chim
vặn dây cót); sự cắt dán, lồng ghép và tiếp nối các chương tiểu thuyết đôi khi không liên
quan, ăn nhập gì với nhau. Đưa ra các vấn đề và cách giải quyết vấn đề rất xa nhau; Các
tuyến nhân vật tưởng chừng không liên quan đến nhau, nhưng thật ra gắn bó rất chặt chẽ
với nhau. Ông đưa vào tiểu thuyết các cuộc đối thoại và thư như một sự cắt dán, gá
ghép nhiều mảng đời vào với nhau. Bằng cách này, Murakami không những thể hiện
cuộc đời của nhân vật chính một cách toàn diện dưới nhiều góc nhìn, mà còn đề cập
được số phận của biết bao con người khác, tạo bức tranh ghép hoàn chỉnh.
Với việc sử dụng cốt truyện phân mảnh, Haruki Murakami thể hiện một quan niệm
mới về hiện thực. Đó là một hiện thực không toàn vẹn, một hiện thực rời rạc, đổ vỡ, rạn
nứt, một cuộc sống đang tan ra dần dần, một cuộc sống không dễ tìm mối tương giao,
liên kết. Thế giới là tập hợp của những mảnh vụn hiện thực, mỗi mảnh vụn nằm ở một
chỗ riêng của nó - mỗi mảnh vụn tự nó là một tâm điểm, nó có giá trị tự thân của nó.

11
Bằng cách đó, Murakami đào sâu vào những ẩn ức trong sâu thẳm con người. Nó có ý
nghĩa “Một thế giới đã đổ vỡ thành từng mảnh, con người không thể tạo dựng lại nổi”.

Thế giới con người đã đánh mất cái chìa khóa của mình; Người ta chỉ có thể đặt câu hỏi
“ta là ai?” chứ không thể đặt câu hỏi “tại sao”.

2.1.2. Kết cấu cốt truyện mở
Không thừa nhận “một vũ trụ ổn định, ăn khớp, liên tục, bao quanh, hoàn toàn có
thể cắt nghĩa, lí giải được” (A.R.Grillet), tin rằng cuộc sống là những biến thiên mặc
định cùng với những vấp ngã, khúc quanh trong tính sống động, Murakami đã xây dựng
tiểu thuyết của mình theo lối cốt truyện mở.
Cốt truyện đóng được hiểu: “Một tác phẩm khép lại chính nó, cái kết thúc gặp gỡ
cái mở đầu” hay “Một truyện kể, được kết thúc bởi tác giả của nó, có một kết luận rõ
ràng”. Còn với cốt truyện mở, Umberto Eco viết: Mọi tác phẩm nghệ thuật, ngay cả khi
nó là một hình thức đã hoàn tất về tổ chức đã được định cỡ một cách chính xác, đều là
mở, ít ra là trong những gì mà nó có thể được diễn giải từ những cách khác nhau Nói
cách khác, cốt truyện mở được hiểu là câu chuyện khép lại nhưng số phận của nhân vật
chưa rõ hồi kết hay vấn đề đặt ra trong tác phẩm chưa được giải quyết một cách triệt để.
Lối kết thúc này như một sự bỏ lửng tạo khoảng trống lớn để người đọc đồng sáng tạo.
Rộng hơn, chính cách viết này mở ra tối đa con đường để người đọc từ đi vào văn học
Haruki Murakami viết chương một, không biết rằng những chương tới sẽ đi tới
đâu. Ông thả nhân vật ra cho nó sống và dường như ông chiều theo nhân vật hơn là
nhân vật chiều theo ông. Ông để cho sự tưởng tượng của mình đi theo nhân vật chứ
không đặt định cho nó theo một cấu trúc tiền lập. Ông thả rong nhân vật đi giữa đồng cỏ
như những du tử, ông viết bằng ngòi bút rất tự do… Văn chương của ông cố nhiên là
“trần trụi” hay “trong suốt”, nhưng câu chuyện của ông lại tầng lớp điệp trùng, khó nắm
bắt. Nhân vật của ông tự do đi về, hành động trong những không gian giấc mộng mà lí
trí cùng những lôgic vật chất không thể can thiệp, lí giải. Bước chân vào ranh giới của
tiềm thức, vô thức sâu kín (với phương Đông là khái niệm tâm linh) cũng đồng nghĩa
với trở về ngọn nguồn, điểm xuất phát của cái đã có và sẽ được phóng chiếu thành toàn
bộ “thế giới quan” bao quanh con người. Sự huỷ diệt, cái chết, cái phi lí của tồn tại…
những vấn đề thực tiễn, làm đau đầu các nhà tư tưởng qua các thời, thật giản dị lại xuất
phát từ bản thể tâm linh sâu thẳm từ chính con người.

Tác phẩm của Murakami được xây dựng một phần trên sự từ chối giải thích, nó
phải ngược lại ham muốn soi sáng của tiểu thuyết. Lẽ ra, như thông thuờng, vẫn vậy,
nhà văn phải giải thích - nếu không phải tất cả thì cũng là một phần, và nếu không ít
nhất cũng có những gợi ý cho sự tưởng tượng của người đọc, như nguyên nhân dẫn đến
tình trạng của Shimamoto-san, người đàn ông đưa phong bì tiền cho Hajime, hoặc cuộc
đời của Izumi. Có vẻ như là cuốn tiểu thuyết nhất quyết không tạo ra sự hợp tác giữa
nhà văn và người đọc.
Các nhân vật tiểu thuyết của ông một mặt hết sức thờ ơ với mọi thứ chuyện thời
cuộc, mặt khác lại không ngừng khao khát một điều gì đó từ những sự kiện đời sống xã
hội. Điều này cho phép chúng ta thấy rõ thời mà, có sự kết hợp đáng ngạc nhiên giữa
tình trạng thiếu tự do (về chính trị) và có tự do (trong âm nhạc) lại sinh ra một thứ chủ
nghĩa hư vô buông thả bề ngoài, với một nỗi thất vọng sâu xa bên trong. Đó là xúc cảm
buồn bã của dân đô thị chính hiệu. Cái nỗi sầu muộn giống như khi một gã buổi sáng soi
gương, cạo râu mà biết chắc rằng những cái mầm đen kia sẽ luôn luôn mọc lại. Đứa con
siêu đô thị (Metropolitant), hiểu qúa rõ sự có mặt của “cái địa ngục hỗn độn” thời hiện
đại luôn đối kháng với cái “địa ngục cá thể” của gã. Cho dù gã có thể sống sót một cách
sung sướng qua sự hỗn độn ấy thì khi màn đêm buông xuống, sự đối lập ấy sẽ tiếp tục,

12
cắt rời gã khỏi nơi bấu víu và sẽ rút kiệt sức lực gã. Hajime, Roru Wantanabe… là
những đứa con của “siêu đô thị” ấy.

CHƢƠNG 3. KẾT CẤU NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT HARUKI
MURAKAMI
3.1. Kết cấu nhân vật dƣới góc độ phân tâm học
3.1.1. Kết cấu nhân vật dƣới dạng thức của giấc mơ
Trong tác phẩm của Murakami, giấc mơ là biểu hiện rõ nhất cho những ẩn ức,
vùng vô thức của con người. Bởi giấc mơ là tưởng tượng được giải phóng khỏi sự kiểm
soát của lý trí, của nỗi lo phải giống như thật, đi vào những quang cảnh mà suy tưởng lý
tính không thể với tới được. Freud có nói: mỗi tác phẩm văn học là một giấc mơ. Cuộc

sống đi sau những giấc mơ. Nhà nghiên cứu Nhật Chiêu cũng nhận xét: “Mỗi tác phẩm
của Murakami là một dạ yến linh đình của những giấc mơ và tưởng tượng đầy ma ảo ”.
Ẩn ức của con người được chuyển hóa, ám ảnh trong những giấc mơ.
Giấc mơ khám phá những cơ tầng sâu thẳm, chìm lấp trong bản năng của nhân vật,
đánh thức những vùng ký ức không thể nguôi ngoai. Giấc mơ là biểu tượng trọn vẹn
cho sự tiếp dẫn, cho khoảng trống mênh mông của tâm thức giúp con người thỏa mãn
mọi ước nguyện. Giấc mơ trở thành cơm ăn, nước uống của tâm hồn, người ta làm tình
khi mơ, yêu khi mơ và cả giết người khi mơ. Nó là cứu cánh để con người thoát khỏi
những bế tắc của đời sống hiện thực.
Thế giới giấc mơ lôi cuốn chúng ta đọc các tác phẩm của Murakami. Trong cuộc
sống thiếu giấc mơ, hiện thực trở lên trống rỗng và nghèo nàn; trong nghệ thuật, thiếu
giấc mơ, tác phẩm trở nên rỗng tuyếch. Tiểu thuyết của ông với tinh thần chơi đùa và tự
do tưởng tượng được kể bằng bút pháp sống động và đam mê như Nghìn lẻ một đêm
thời hiện đại. Nghệ thuật của ông trở về với ngọn nguồn tiểu thuyết, thời mà tiểu thuyết
còn đầy tự do, không bó buộc sao chép hiện thực. Văn chương đi trước triết học và cuộc
sống, hay nói cách khác, cuộc sống đi sau những giấc mơ, mà văn chương là một dạng
thức rất khác của giấc mơ. Giấc mơ là cái gì đó rất chân thực. Trái lại, có bao nhiêu thứ
là giả tưởng và nguỵ tạo cho xã hội. Nói như J.G.Ballard: “Chúng ta sống trong thế giới
do mọi thứ giả tưởng thống trị - thương mại, quảng cáo, chính trị thuộc cơ chế quảng
cáo và màn ảnh truyền hình làm trống rỗng trước mọi thứ phản ứng độc đáo đối với
kinh nghiệm đời. Chúng ta sống trong một bộ tiểu thuyết khổng lồ. Giờ thì cần chi nhà
văn phát minh ra một nội dung giả tưởng cho tiểu thuyết của mình nữa - giả tưởng đã có
sẵn đó mà. Công việc của nhà văn là phát minh ra hiện thực”(dẫn theo Aristodemou on
law and literature, Oxford, 2001. p1).
3.1.2. Kết cấu nhân vật với cảm thức về chứng bệnh Hysteria
Theo thuyết Phân tâm học Freud nghiên cứu: “Bệnh nhân mắc Hysteria bị dày vò
chủ yếu bởi những hồi ức” (ông và Breuer kết luận). Điều này có nghĩa là: Bệnh nhân
Hysteria bị dày vò vì những ký ức đau đớn, khó chịu mang bản chất gây chấn thương.
1. Những ký ức gây chấn thương là tác nhân gây bệnh. Đây là một ý niệm có
tính cách mạng, chống lại quan điểm cơ giới luận vốn cho rằng một tác nhân thuần tâm

lí gây ảnh hưởng trực tiếp lên các quá trình sinh lí của cơ thể.
2. Các ký ức gây chấn thương thường không tự chúng “phai nhạt” đi mà vẫn
tiếp tục là một lực chuyển động và vô thức chi phối hành vi của người bệnh.
3. Sự xua đuổi những hồi ức đau đớn đó ra khỏi ý thức đòi hỏi phải có một cơ
chế dồn nén, cơ chế này hoạt động ở cấp độ vô thức của đời sống tâm hồn.
4. Vì những ký ức tiêu cực nằm ở vô thức không thể được biểu hiện ra bằng
cách bình thường, nên năng lượng cảm xúc hay tác động của chúng bị bóp nghẹt.

13
5. Cảm xúc bị bóp nghẹt này được chuyển hóa thành các triệu chứng Hystera
bởi tác nhân kích thích vô thức.
6. Các triệu chứng được kích thích bởi vô thức sẽ biến mất khi diễn ra thao tác
khơi mở, khơi mở là tiến trình giải toả một cảm xúc bị dồn nén về một biến cố trong quá
khứ mà bệnh nhân đã quên. Để chữa trị các bác sĩ phải làm sao để bệnh nhân trải qua
một lần nữa kinh nghiệm chấn thương nguyên thuỷ đó, vốn là nguồn gốc của triệu
chứng.
Như vậy nếu nhìn từ góc độ Phân tâm học của Freud, thì nhân vật Hajime trong
Phía nam biên giới phía tây mặt trời là một bệnh nhân chịu chứng Hysteria mà căn
nguyên của triệu chứng này mang tên “hồi ức Shimamoto-san”. Triệu chứng trên là một
mệnh đề khó giải thích cả với người bệnh, và đó cũng là nguồn gốc cho những bi kịch,
những bất hạnh triền miên của kiếp người.
Trong thế giới tiểu thuyết Biên niên ký chim vặn dây cót, mọi thứ trở nên hư vô và
mờ nhạt hơn bao giờ hết. Ranh giới giữa cõi thực và cõi mộng, giữa hữu thức và vô
thức mỗi lúc càng mong manh và có xu hướng xóa nhòa. Con người chới với, bơ vơ và
lạc lõng. Họ suy tưởng về thân xác mình và cõi đời này như là một chốn nương thân, cái
tạm thời hữu hạn. Bởi vậy họ luôn khát khao tìm kiếm cảm giác xác thực ở một thế giới
khác - một ngôi nhà thực sự chỉ dành cho riêng họ. Để thực hiện được điều đó, các nhân
vật của Haruki Murakami ai nấy đều chọn cho mình những con đường khác biệt, bằng
những cách thức riêng. Những con người ấy tin rằng, giữa chốn nhân gian này không ai
là người có thể hiểu và đồng cảm cùng họ, vì thế họ bỏ trốn tất cả, khép kín mình trong

những cái hộp đậy chặt nắp, trong vương quốc ngự trị của bóng tối. Nấp vào trong cái
đen tối sâu hút của đời mình, những kẻ ấy suy tư, chiêm nghiệm về bản thể, số kiếp và
rồi, phía cuối những cuộc hành trình, tất cả họ đều nhận ra một điều lớn lao: họ chỉ thực
sự tồn tại, thực sự hiện hữu khi đặt mình giữa đồng loại.
3.1.3. Kết cấu nhân vật kiểu dị biệt “méo mó về tinh thần”
Trong tác phẩm của Murakami, nhân vật dị biệt chiếm đa số. Họ đều không bình
thường. Đó là những mảnh vỡ được chắp nối một cách vô hình hóa. Điều đó không hẳn
là tiểu thuyết mang tính siêu thực thì phải có các nhân vật dị thường, quái đản hoặc
ngược lại, các kiểu nhân vật này thuộc về trường phái siêu thực. Đây chỉ là cách lựa
chọn tài tình, khôn ngoan của Murakami nhằm thể hiện ý đồ nghệ thuật, ông sử dụng
thủ pháp này một cách nhuần nhuyễn. Chúng đều là những mắt xích quan trọng, không
thể thiếu trong cả một hệ thống những nhân vật, những tình tiết kiểu như thế. Các nhân
vật thậm chí bình thường nhất cũng luôn mang những nét riêng biệt, bất thường.
Bên cạnh đó, Murakami còn trải dài trong tiểu thuyết của mình những nhân vật bị
tổn thương tâm hồn sâu sắc. Nhân vật bị tẩy trắng “méo mó về tinh thần”. Đa phần
trong số họ hiện diện trong hình hài của những ký ức, diện mạo không toàn vẹn, thậm
chí có nhân vật chỉ là tiếng nói vang vọng trong tâm tưởng của những nhân vật khác.
Có thể nói, yếu tố bất thường ở các nhân vật đã dự báo bao hàm là nguyên nhân
của những sự kiện bí hiểm như trong thần thoại. Một hệ thống những điều bí ẩn diễn ra
không được giải thích/ không thể giải thích. Lẽ thông thường tác giả sẽ lí giải hay gợi ý
cho độc giả ngầm hiểu nguyên nhân, nhưng Murakami đã bỏ rơi độc giả chết chìm trong
một đống sự kiện bí ẩn, buộc độc giả phải mặc nhiên chấp nhận và suy ngẫm. Thế giới
nhân vật dị thường cùng với chuỗi sự kiện được các nhân vật này thực hiện bằng con
đường giấc mơ, con đường vô thức đã tô đậm màu sắc siêu thực của tiểu thuyết, mang
đến sự sâu sắc và hấp dẫn đặc biệt cho tác phẩm của ông.




14


3.2. Kết cấu nhân vật dấn thân - tìm kiếm cái tôi đích thực
3.2.1. Kết cấu nhân vật đa phiến và cảm giác xác thực về sự tồn tại
Trong tác phẩm của Murakami, các nhân vật kiếm tìm cảm giác xác thực về tồn
tại. Tôi đang sống đây, trên mặt đất này giữa những người đồng loại của tôi nhưng có
thực sự tôi đang tồn tại? Các nhân vật của Haruki Murakami đã luôn tự đặt ra cho mình
những câu hỏi như thế.
Haruki Murakami đã bình thường hoá những điều kì lạ, xoá bỏ khoảng cách giữa
không gian thực tại và tưởng tượng, ông cho phép nhân vật của mình có thể cùng một
lúc sống ở nhiều thế giới khác nhau.
Thế giới này vốn hỗn mang, con người có nhiều bản thể. Điều quan trọng là ta
phải lựa chọn bản thể nào trong số đó. Thông điệp giản dị nhưng cách biểu đạt ảm ảnh.
Tất cả họ đều rất mơ hồ về bản thể, họ mong muốn có một ai đó nói thật lớn vào mặt họ
rằng anh hay chị thực sự là đang hiện hữu. Nói một cách ngắn gọn, họ đều là những con
người bất bình thường. Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Murakami, họ “Là những
sinh linh cô độc, họ khép mình trước thế giới, tự dựng lên những hàng rào tâm lí, tự
buộc mình cách ly với cộng đồng. Nhìn bên ngoài, cuộc sống của họ chẳng có gì không
ổn, nhưng vẫn thiếu một cái gì đó”. Nhà nghiên cứu Patricia Welch đã viết như vậy
trong bài Thế giới truyện kể của Murakami (Bản dịch của Trần Tiễn Cao Đăng). Chính
sự “thiếu một cái gì đó” này đã tạo thành những nét bất bình thường ở các nhân vật của
Haruki Murakami. Họ thiếu một niềm tin đầy đủ và chắc chắn - một xác tín - về ý nghĩa
của sự tồn tại của chính mình trong tư cách một con người giữa xã hội loài người.
Nhân vật kiếm tìm sự xác thực về tồn tại xuất hiện với mật đồ dày đặc trong hầu
hết các tiểu thuyết của Haruki Murakami như là một hiện tượng của thời đại - cái vô
thức tập thể trong xã hội hậu công nghiệp. Sự thất bại thảm hại trong chiến trận, những
bước phát triển thần kì rồi tiếp đến là những suy giảm nhịp độ phát triển của kinh tế
Nhật Bản khiến người ta ngày càng khó nhắm mắt làm ngơ trước sự phân mảnh và
trống rỗng của xã hội Nhật ngày nay. Những trận động đất kinh hoàng, những thảm kịch
đẫm máu,… tất cả những điều đó đã xảy đến với nước Nhật hiện đại, nó cũng chính là
sự khởi đầu cho một quá trình tập thể của người dân xứ sở Phù Tang tìm kiếm lại linh

hồn mình.

3.2.2. Kết cấu nhân vật tìm kiếm bản thể của con ngƣời hiện đại
Theo Milan Kundera: Tất cả mọi tiểu thuyết của thời đại đều chăm chú vào bí ẩn
của cái tôi. Từ lúc anh bắt đầu sáng tạo một con người tưởng tượng, một nhân vật, tức
thì anh đối mặt với câu hỏi: Cái tôi là gì? Bằng cách nào nắm bắt được cái tôi?. Đây là
một trong những câu hỏi cơ bản, trên đó tiểu thuyết được hình thành với tư cách là tiểu
thuyết. Với tinh thần “nhận thức lại”, các nhà tiểu thuyết quan tâm đến những vấn đề
bản thể. Với nhiều nhà tiểu thuyết, viết tác phẩm trở thành một hành trình tìm kiếm
chính mình, chăm chú vào bí ẩn cái tôi, lật xới vấn đề muôn thưở Cái tôi là gì? Bằng
cách nào nắm bắt được cái tôi? Xuất hiện kiểu người kể chuyện tự kể về mình bằng
giọng điệu trải nghiệm, với những suy ngẫm triết lí về bản thể. Tiểu thuyết Haruki
Murakami là những tác phẩm như thế - những cuốn sách êm ái đưa người đọc từ những
mối bận tâm thường nhật đến chứng tâm thần tiềm ẩn, như thể thách thức niềm tin của
mỗi chúng ta vào thế giới vật chất (tạp chí The New York Observer nhận xét).
Những con người này họ đang sống, song dường như họ không thể xác định mình
trong những quy ước thông thường của đời sống, trong cái toạ độ của các mối quan hệ
bình thường. Một nỗi bất an ngấm ngầm nào đó luôn tồn tại và gây xao xuyến trong họ.
Nỗi bất an ấy có thể bắt nguồn từ những xung động chưa được cắt nghĩa trong vô thức

15
tập thể của cả dân tộc mà họ cũng có thể là hệ quả trực tiếp của sự phát triển kinh tế đại
công nghiệp, nơi mà con người bị cuốn đi trong vòng xoáy của công việc - ăn uống -
làm tình - mua sắm… Và như thế họ khao khát tìm thấy con người đích thực của mình,
con người bản thể khác với thực tại nhàm chán mà họ đang sống.
Chúng ta cũng như nhân vật của Murakami, đều băn khoăn tìm kiếm “cái gì đó”
đủ sức lấp đầy cái giếng hun hút của cuộc sống. Và rồi cuối cùng chúng ta đều nhận ra
rằng, cái giếng ấy không thể lấp đầy, cái giếng ấy là vô tận. Bởi điểm mà ta tưởng là
đáy giếng - thực tại lại là cách cửa mở ra một thế giới mới mà ta chỉ có thể biết khi rơi
xuống đó. Cuộc sống này, hạnh phúc này, khoảnh khắc này mới là cái thực tại ta nắm

bắt được trong tay. Còn cuộc sống phía sau kia, cũng giống như cái ở phá sau đường
biên giới phía Tây đối với người Xibêri mà thôi.
Tình yêu như là nơi trú ngụ của tâm hồn ướt lạnh, run rẩy. Những quan hệ tình dục
vừa là biểu hiện tự nhiên của tình yêu nam nữ vừa là nơi trú ngụ của con người trong xã
hội hiện đại để giải thoát stress và nỗi cô đơn. Phải chăng đó là giá trị đích thực của
cuộc sống. Tình yêu là nơi trú ngụ cho nỗi cô đơn nhưng không giải thoát con người
hoàn toàn khỏi nó. Đó là điều cần thiết nhưng không đủ trong cuộc sống.
Sự trái cực của các yếu tố văn hóa, tồn tại cạnh nhau mà không bị pha trộn, khiến
người Nhật trong cuộc sống phải chạy từ cực này sang cực kia. Một mặt, tạo nên tính
năng động; mặt khác cũng dễ gây cú sốc tâm lí, sự mất ổn định xã hội trong tính cách
của người Nhật.
Tất cả những con người ấy đều tự tìm cho mình một cái đích đến, đều tự tin trên
chính con đường định số phải đi qua, không thể khác. Hajime lúc nào cũng đi tìm “một
cái gì đó” cho riêng mình. Bao câu hỏi hiện ra trong tâm trí họ về ý nghĩa cuộc đời cũng
như sự trải nghiệm dù nhỏ đến đâu, sự hoang mang về ranh giới giữa thực và hư, chân
thành và giả tạo… Giống như trong một bức thư tác giả viết cho một độc giả Trung
Quốc năm 2001 với tiêu đề “Căn phòng bí mật” có đoạn: “Bất kỳ người nào trong cuộc
đời cũng đang đi tìm một vật quý giá, nhưng người tìm lại được không nhiều. Dù may
mắn tìm thấy thì vật đó trên thực tế rất nhiều khi đã bị tổn hại đến cùng. Dẫu rằng như
thế chúng ta vẫn tiếp tục tìm kiếm. Bởi vì nếu không làm như vậy, ý nghĩa cuộc sống sẽ
không còn tồn tại”. Họ tiếp tục đi trên con đường định số của chính họ, họ đi tìm “cái
gì đó” thuộc về chính họ bằng cách này hay cách khác. Cuộc tìm kiếm bản thể của con
người hiện đại là như thế đó.

CHƢƠNG 4. KẾT CẤU KHÔNG - THỜI GIAN TRONG TIỂU THUYẾT
HARUKI MURAKAMI
4.1. Kết cấu thời gian
4.1.1. Kết cấu thời gian đồng hiện
Thời gian là một phạm trù đặc trưng của văn học, Trần Đình Sử trong Dẫn luận thi
pháp học cho rằng: “văn học là nghệ thuật thời gian”. Nói theo nhà nghiên cứu Đặng

Anh Đào: Một định nghĩa đơn giản về kể chuyện, người ta cho rằng đó chính là nghệ
thuật xếp đặt các chuỗi tình tiết hoặc nghệ thuật trình bày các sự biến trong mối liên hệ
với thời gian. Thời gian không là “linh hồn”, không là “cột sống”, “cốt tủy” nhưng là
sợi dây sâu chuỗi và kết nối các sự kiện, các dòng tâm tưởng, các nhân vật, hành động
trong tính chỉnh thể của tác phẩm. Không nhất thiết phải theo một trật tự cố định tuyến
tính, nó hoàn toàn có thể được đảo lộn quay chiều về quá khứ hoặc hướng tới tương lai,
có thể “dồn nén” một khoảng thời gian trong chốc lát hay “kéo dài” cái chốc lát thành
cái vô tận. Và độ biến chuyển, vận động linh hoạt của yếu tố thời gian được coi là một
trong những thước định giá tài năng và kỹ thuật thao tác của người nghệ sĩ.

16
Văn học tái hiện sự vật theo chiều biến thiên của thời gian. Sự vận động của thời
gian trong tác phẩm là sự vận động của cuộc sống. Nếu như Franz Kafka có xu hướng
xóa nhòa những mốc thời gian cụ thể trong những sáng tác của mình thì Murakami, mọi
mốc thời gian đều rất rõ ràng, cụ thể. Nhân vật của ông luôn ý thức được thời gian, đặc
biệt độ tuổi của mình.
Trong tiểu thuyết của Murakami có nhìu cấp độ thời gian khác nhau: thời gian
hiện tại, thời gian quá khứ, thời gian phi tuyến tính và siêu thời gian chúng đan bện
vào nhau. Bên cạnh thời gian thực tế, theo chiều diễn tiến của sự việc, cuộc đời nhân
vật, Murakami còn sử dụng nghệ thuật thời gian đồng hiện trong tiểu thuyết của mình.
Thời gian đồng hiện trong tác phẩm văn học khiến cho nhiều không gian khác
nhau được thể hiện trong cùng một đơn vị thời gian, các mảnh vỡ ký ức cùng hiện lên
trong tâm trí của nhân vật.
Với thủ pháp thời gian đồng hiện, khiến ranh giới thời gian bị xóa nhòa. Quá khứ
hiện về như những mảnh ghép vô hình đi sâu vào tâm thức người còn sống, còn day dứt
trong hiện tại và cả tương lai. Để cuối cùng, con người vẫn không thể thoát khỏi nỗi ám
ảnh của chính bản thân mình. Thời gian, với đôi mắt nhìn của nhà nghệ sĩ, như dòng
sông băng lạnh lùng chảy ngang cuộc đời, lấy đi bao mùa xuân, tuổi trẻ, tình yêu.
Nhưng mặt khác, nó chắt lọc và nâng niu những giá trị thuộc về vĩnh cửu, những tia
nắng thắp lửa nơi trái tim người.

4.1.2. Kết cấu thời gian dòng ý thức
Dòng ý thức là một trong những khuynh hướng văn học tiêu biểu của thế kỷ XX,
chủ yếu là hướng tới thể hiện đời sống nội tâm của con người. Nói như W. James (nhà
Tâm lý học Mỹ, XIX): Ý thức là một dòng chảy, một dòng sông mênh mông các ý nghĩ,
cảm giác các liên tưởng bất chợt thường xuyên chen nhau, thay nhau, đan bện vào
nhau Vì vậy dòng ý thức đã trở thành một cấp độ thời gian đặc biệt. Dòng ý thức (tiếng
Anh: Stream of consciousness) là một dòng chảy, dòng sông trong đó có các ý nghĩ,
cảm giác, các liên tưởng bất chợt thường xuyên chen nhau, thay nhau và đan bện vào
nhau một cách lạ lùng “phi logic”. Dòng ý thức là trường hợp cực đoan của độc thoại
nội tâm, khi mà các mối liên hệ khách quan với môi trường thực tại khó bề khôi phục
lại.
Tiểu thuyết dòng ý thức viết về tâm lí và ý thức nhân vật không giống như tiểu
thuyết truyền thống xuất phát từ phương diện tác giả mà để nhân vật tự bộc lộ thông qua
độc thoại nội tâm, tự do liên tưởng, phân tích tâm lí, tác giả lui vào hậu trường. Đi tìm
thời gian đã mất của Marcel Proust dài 300 vạn chữ, tất cả được hợp thành bởi hồi ức
và mộng ước, phản tỉnh, nghị luận, cảm tưởng của nhân vật, ý thức, tình cảm, tinh thần
của nhân vật phiêu hốt bất định, không liên quan nhau.
Nói tới dòng ý thức là nói tới ý thức hướng nội, tái hiện ý nghĩ của nhân vật. Nó
phá vỡ cấu trúc trần thuật truyền thống và trung thành với những rung động thầm kín
nhất của nhân vật. Trong văn học hiện đạị “dòng ý thức” là biến thái “điểm nhìn ở ngôi
thứ nhất”. Người ta thường đi sâu nghiên cứu kỹ thuật dòng ý thức gắn liền với ngôi kể
thứ nhất. Dựa vào kỹ thuật này nhà văn - Murakami lột tả được chân xác cảm xúc nhân
vật. Trong ý thức nhân vật cùng lúc xuất hiện nhiều loại ký ức, có sự chen lấn của nhiều
tiếng nói, có sự tham gia của nhiều bức tranh đồng hiện. Nói cách khác, các nhân vật
“chủ động” phơi bày đời sống nội tâm của mình trên từng trang viết của tác phẩm. Tiểu
thuyết lúc này chỉ có nhiệm vụ “ghi lại chính tả của những ý nghĩ nhân vật”.
Haruki Murakami đã phát huy tích cực tính biểu hiện của thủ pháp này trong tiểu
thuyết của mình. Ông luôn sử dụng ngôi kể thứ nhất xưng tôi và để cho nhân vật chính
kể lại câu chuyện của mình. Chính mình kể lại câu chuyện của mình là cách tái hiện
sinh động nhất đời sống tâm lí bên trong. Tâm hồn con người cũng giống như dòng


17
sông bất tận, không ai có thể đo đếm được chiều sâu và bến bờ của nó. Con người lại
mang nhiều trạng thái, cảm xúc đan xen trong một thời gian nhất định. Đọc tiểu thuyết
Murakami là đọc lên những dòng suy nghĩ đầy ám ảnh của con người. Tác giả không
dùng lời dẫn chuyện mà để cho nhân vật trực tiếp đi sâu vào cảm xúc của mình.
Thứ nhất, ông để nhân vật - người kể chuyện xuất hiện trong hành động đang diễn
ra ở hiện tại để kể về cuộc đời mình. Thứ hai, ông đã có một độ lùi cần thiết, để cho
nhân vật của mình đứng vị trí nào đó trong hiện tại để nghĩ - hồi tưởng về quá khứ (do
tác động nào đó)… Hầu hết các tác phẩm của Murakami, được đan dệt bằng hàng loạt
những giấc mơ đứt nối, những hồi tưởng gấp khúc, tưởng như hỗn loạn nhưng lại thống
nhất trong một dòng chảy, dòng ý thức của nhân vật.
Thời gian dòng ý thức gắn liền với nghệ thuật đồng hiện vì những dòng tâm tư của
con người không bao giờ liền mạch. Ký ức thì phai nhạt theo tháng năm, những gì còn
lại trong sâu thẳm con người chỉ là những mảnh vỡ. Thời gian trong tác phẩm của
Murakami thường không phải là thời gian của hành động mà là thời gian hiện tại của sự
cảm nhận. “Hồi tưởng là quay về quá khứ nhưng đồng thời cũng là sống lại cái “hiện
tại” của quá khứ, mơ ước tương lai chính là sống lại với cái “hiện tại” của tương
lai”[37; tr.70].
Trong tác phẩm của Murakami, dòng ý thức của các nhân vật có nhiều đối thoại,
nhưng tác giả đã xóa bỏ hẳn những quy ước chuyển tiếp ngôn ngữ của văn học truyền
thống (gạch đầu dòng, cú pháp), để tạo dòng ý thức liên tục. Ông để cho dòng suy nghĩ
của nhân vật hiện lên như một dòng chảy, tạo dòng suy nghĩ được hình dung lại ngay
trên lối viết. Đôi khi, dòng ý thức của người kể chuyện lại được chuyển sang dòng ý
thức của nhân vật thông qua đối thoại, thư từ. Đó là lúc không gian và thời gian trong
tác phẩm được giãn nở. Với cách viết này, Murakami làm nổi bật những vùng mờ của
vô thức, tiềm thức được khai lộ trước mắt người đọc.
4.2. Kết cấu không gian
4.2.1. Kết cấu không gian thực
Không gian là khoảng không lưu giữ, định vị sự tồn tại của con người và sự vật.

Không gian thực tồn tại hoàn toàn khách quan với ý thức con người Không gian trong
tác phẩm văn học còn gọi là không gian nghệ thuật, nó thuộc về cấu trúc nội tại của tác
phẩm văn học góp phần xây dựng hình tượng trong tác phẩm văn học. Nhiều không
gian trở thành một đặc trưng song hành khi ta nhắc tới nhân vật. Không gian là sự tương
tác của nhân vật với thế giới.
Murakami sử dụng không gian như một yếu tố nghệ thuật để khắc họa nhân vật.
Đó là không gian hoàn cảnh lẫn không gian tâm lí, không gian thực - ảo đan xen, không
gian rộng - hẹp tương phối, chúng kết hợp với nhau tạo thành mê cung trong tác phẩm
của ông. Nói về mê cung, người ta hình dung ngay tới một mạng chằng chịt những lối đi
quanh co rắc rối. Đồng thời khi nhắc đến mê cung, người ta không chỉ hình dung ra
những tầng không gian địa lý mà còn liên tưởng đến những tầng không gian của thế giới
nội tâm con người. Mê cung cũng dẫn vào nội tâm của bản thân tới một thứ điện thờ ẩn
giấu bên trong con người, nơi tọa lạc cái phần huyền bí nhất của nhân tính.
Không gian trong tiểu thuyết Murakami, đó là không gian thực sống của nhân vật:
những khu học xá, đường phố, quán bar, không gian âm nhạc, không gian tràn ngập
bóng tối quẩn quanh trong những hành lang dài. Kết thúc mỗi tác phẩm, có không gian
mưa
Không gian tâm lý thể hiện qua sự đồng cảm của con người, với con người, sự
nhận biết thế giới của những cá nhân. Murakami đi sâu vào không gian nội tâm của
nhân vật, bám sát nỗi sợ hãi, nỗi ám ảnh và niềm khát khao đổi thay của họ. Ông để họ
tự đi vào chiều sâu của nội tâm, để tìm con người trong con người. Xen vào đó là không

18
gian âm nhạc: nhạc jazz, không lời, rock tạo chiều sâu tâm lí, tâm trạng nhân vật được
biển hiện sâu sắc hơn.
Không gian âm nhạc trong tiểu thuyết của Murakami, thứ âm nhạc đưa họ vào một
thế giới khác, êm dịu nhưng đầy bí ẩn chỉ có họ mới biết cách tìm vào.
Các nhân vật trong tiểu thuyết của Murakami, họ bị bó hẹp trong khoảng không
gian tù túng, chật hẹp của xã hội tựa như ngôi nhà hoang, như cái ngõ cụt. Đó là một
không gian thiếu sức sống, bị bỏ quên giữa dòng đời ồn ào, náo nhiệt. Con người hiện

đại cũng đang bị lãng quên như thế, họ cũng đang lãng quên người khác như thế, và
cuối cùng số phận của họ cũng như cái tượng chim không tâm hồn, bất động trong ngôi
nhà hoang ấy mà thôi.

4.2.2. Kết cấu không gian huyền ảo
Cái kỳ ảo trong tiểu thuyết của Murakami không “chừng mực” như một thủ pháp,
theo cách của châu Mỹ Latinh, mà trở thành một nhãn quan nhuần nhị bao trùm. Nhân
vật của ông tự do đi về, hành động trong những không gian giấc mộng mà lí trí cùng
những lôgic vật chất không thể can thiệp, lí giải. Bước chân vào ranh giới của tiềm thức,
vô thức sâu kín (với phương Đông là khái niệm tâm linh) cũng đồng nghĩa với trở về
ngọn nguồn, điểm xuất phát của cái đã có và sẽ được phóng chiếu thành toàn bộ “thế
giới quan” bao quanh con người. Sự huỷ diệt, cái chết, cái phi lí của tồn tại… những
vấn đề thực tiễn, làm đau đầu các nhà tư tưởng qua các thời, thật giản dị lại xuất phát từ
bản thể tâm linh sâu thẳm từ chính con người.
Murakami đã miêu tả trong tác phẩm: không gian tâm linh - thế giới của những
giấc mơ và tưởng tượng không biên giới; không gian thực - ảo đan xen, không gian rộng
- hẹp tương phối chúng kết hợp với nhau tạo thành mê cung trong tiểu thuyết. Không
gian đậm màu sắc kỳ bí huyền ảo
Các nhân vật luôn di chuyển từ không gian thực sang không gian ảo, từ lúc tỉnh
vào lúc mơ. Ranh giới giữa không gian thực và ảo là “một cánh cửa”. Họ cứ sống trong
cảm giác thực - hư, xuất - nhập giữa hai thế giới để tìm lại tình yêu, bản ngã của bản
thân mình.
Không gian trong tác phẩm của Murakami tràn ngập bóng tối và quẩn quanh trong
những hành lang dài, có hương hoa, xô đá, Cutty sark Hàng loạt chi tiết nghệ thuật kỳ
lạ được nhà văn tạo ra đôi khi khiến người đọc lạc vào vô số mê cung: Toru Okada có
khả năng đi xuyên qua lòng đất, những căn phòng khách sạn mờ ảo, người không mặt,
những con người dị biệt (Kasahara May, Kano Malta, Kano Creta, Nhục Đậu Khấu,
Quế, Mamiya ).
Không gian mưa cũng mang màu sắc huyền ảo. Những cơn mưa trở thành điểm
kết nối, khơi gợi những ký ức của con người.

Tính kỳ ảo trong những không gian mà Murakami tạo ra mang màu sắc phi lí rõ
rệt. Các nhân vật luôn di chuyển từ không gian thực sang không gian ảo, từ lúc tỉnh vào
những giấc mơ. Ranh giới giữa hai không gian thực - ảo là “một cánh cửa”- cánh cửa
chỉ dành riêng cho một người vào: đối với Toru Okada cánh cửa đó là thành giếng mà
chỉ có anh mới đi xuyên tường được để vào thế giới bên kia. Sự tồn tại của cánh cửa là
một điều phi lí, bất khả tri đối với nhân vật. Họ cứ sống trong cảm giác thực - hư, xuất -
nhập giữa hai thế giới để tìm lại tình yêu, lý tưởng và bản ngã của mình.
Đôi khi những nhân vật trong tiểu thuyết của Murakami, họ bị giằng co trong cảm
giác lấp lửng không biết mình ở đâu trong thế giới thực - ảo lẫn lộn này.
Không gian trong tác phẩm Murakami là một thế giới nhập nhằng giữa thực và ảo,
nơi tác giả tìm thấy những mảnh vỡ của CON NGƯỜI, nơi con người bỏ quên bản thể
giữa một không gian vô định, thời gian vô hướng, nơi các huyền thoại giá trị bị lật đổ và

19
niềm tin không còn khả năng cứu rỗi linh hồn. Một thế giới thực ảo chứa nhiều thế giới,
như trong núi lại có núi, ngoài trời lại có trời là thế giới hư cấu nào đó mà cũng là thế
giới của chính chúng ta: tin là có núi thì có núi, ảo hay thực, thực hay ảo là cách mỗi
người tự cảm nhận khi bước vào không gian trong tiểu thuyết Murakami.
Không gian trong tiểu thuyêt của Murakami Haruki đó là không gian lưỡng tính:
có thực có ảo, có tâm lý song lại phi tâm lí, có nhạc, có mùi hoa Con người trong
không gian ấy cứ thoắt ẩn thoắt hiện, xuất nhập để khám phá thế giới, tìm lại niềm khát
khao yêu thương, ý nghĩa đích thực của cuộc sống. Và hơn hết, họ muốn tìm lại chính
mình trong mê cung nội tâm ấy.

KẾT LUẬN
Haruki Murakami là một trong những nhà văn Châu Á nói chung và Nhật Bản nói
riêng đã góp phần to lớn trong việc nâng tầm văn học phương Đông lên vị thế mới trên
văn đàn quốc tế giai đoạn hậu hiện đại. Ông là một tiểu thuyết gia bậc thầy; một “người
kể chuyện” bằng trí tưởng tượng và huyền thoại bậc thầy, ông tự nhận mình là “người
kể chuyện khá cừ”. Cùng với tên tuổi của Ryu Murakami, Banana Yoshimoto, Haruki

Murakami xuất hiện với một vị thế quan trọng trong các công trình nghiên cứu lịch sử
văn học hiện đại Nhật Bản như một minh chứng cho sự “khuôn mẫu” của tác phẩm
Murakami ngay từ khi tác giả còn sinh thời.
Với đề tài Kết cấu trong tác phẩm của Haruki Murakami, người viết đã lần lượt
tìm hiểu một số kết cấu trong tiểu thuyết của ông qua 4 chương: chương 1 như để khái
quát kết cấu tiểu thuyết và tác giả Murakami trong bầu trời văn chương hậu hiện đại; ba
chương còn lại đi sâu vào phân tích một số kết cấu trong tác phẩm của Murakami ở ba
phương diện cốt truyện - nhân vật và không - thời gian. Với việc sử dụng lối kết cấu của
tiểu thuyết hậu hiện đại, Murakami đã thực sự đi vào địa hạt của văn chương hậu hiện
đại.
1. Ở phương diện cốt truyện, các tác phẩm của Murakami không viết đến hết, có
dành khoảng trống cho độc giả tự suy luận, ông thích để ngỏ kết luận cho độc giả tự tìm
lấy. Đó dường như vẫn còn là ẩn số để giới phê bình cũng như độc giả tiếp tục “khai mở
vùng đất Murakami”. Độc giả đang băn khoăn, muốn được giải thích, vì thể cần phải
nhìn vào sự thật là họ tìm đọc tác phẩm của ông. Murakami đã biết biến những câu
chuyện trong tác phẩm của mình trở thành “câu chuyện cuộc sống” thường nhật trong
xã hội hiện đại. Độc giả say sưa, mê đắm tác phẩm của ông không ngoài lí do gì khác,
đó là họ đang đọc câu chuyện của chính mình, bắt gặp chính mình. Ông đã thổi được
một luồng gió mới vào văn học Nhật Bản thuần túy trên đường hồi phục, đã thể hiện
cuộc sống của lớp trẻ không quan tâm hoặc bất mãn về chính trị, bằng lòng sống trong
một thứ văn hóa trẻ muộn hoặc chết trẻ.
Murakami cho rằng: “Tiểu thuyết suy cho cùng chính là ngụ ngôn, chính là làm
cho ngụ ngôn có tính hiện thực hơn”. Với quan niệm đó, cốt truyện trong tác phẩm của
ông là những câu chuyện điệp trùng khó nắm bắt, những câu chuyện tưởng chừng chẳng
đâu vào đâu, không ăn nhập gì với nhau: có vô số so sánh tinh diệu, những ẩn dụ như
lời đố xuất hiện với mật độ dày dặc trong mỗi tác phẩm đã thành điều lý thú thu hút độc
giả. Ông nói: Tôi cảm thấy viết truyện không phải là lấy những thứ nguyên mẫu quanh
mình để thêm thắt vào, mà giống như không nghĩ gì cả nuốt trọn một hòn đá, cứ thể viết
ra. Cảm giác đó truyền tới người đọc đến mức độ nào bản thân tôi cũng không rõ
2. Ở phương diện nhân vật, tác giả tỏ rõ sự thấu hiểu chân xác những vùng sâu ẩn

ức, đánh thức những cơ tầng sâu thẳm nơi (vùng) vô thức của con người. “Haruki
Murakami bị ám ảnh bởi những thực tại nằm trong tầm sâu kín, những câu chuyện của
ông thường quanh co trong những địa tầng thể xác và tâm lí”(Dennis Lim). “Bức họa”

20
trong tác phẩm của ông là nơi con người quẫy đạp nhiều khi đến tuyệt vọng để mong
tìm thấy đâu ý nghĩ đích thực của cõi sống này: “Tôi là ai trong thế giới này?” - những
con người dị biệt ở những nơi “trái khoáy” như xuống đáy giếng để suy nghĩ, đi tới một
nơi nào đó để nhìn nhận lại con người mình hay tự làm mình đau để tìm cảm giác, tất
cả, tất cả đều quẩn quanh trong những mối băn khoăn muôn thưở: Sở dĩ người ta suy
nghĩ nghiêm túc về chuyện họ sống trên đời để làm gì là bởi họ biết một lúc nào đó
mình sẽ chết. Việc gì phải nghĩ ngợi xem ý nghĩ cuộc sống là gì nếu ta cứ sống hoài,
những câu chuyện tưởng tượng như muôn chuyện chẳng ra đâu vào đâu, nhưng chính sự
lan man suy tưởng ấy mà tiểu thuyết của ông thành hình. Độc giả thực sự biết đến
“thương hiệu tiểu thuyết Haruki Murakami” - tiểu thuyết hậu hiện đại.
3. Ở phương diện không gian, chúng ta thấy không gian trong tiểu thuyết của
Murakami là những mảng màu tối – sáng đan xen, rộng – hẹp tương phối. Khiến các
nhân vật, họ bị giằng co trong cảm giác lấp lửng không biết mình ở đâu trong thế giới
thực ảo lẫn lộn này. Trong thế giới huyền ảo ấy họ cứ thoắt ẩn thoắt hiện, xuất nhập để
khám phá thế giới.
4. Thời gian trong tiểu thuyết Murakami không phải là thời gian hành động mà là
thời gian hiện tại của sự cảm nhận. Đó là những dòng ý thức gắn liền với nghệ thuật
đồng hiện bởi dòng tâm tư con người không bao giờ liền mạch…. Với thủ pháp này,
nhiều không gian khác nhau được thể hiện trong cùng một đơn vị thời gian, các mảnh
vỡ ký ức cùng hiện lên trong tâm trí nhân vật, ranh giới thời gian bị xóa nhòa. Nhờ vậy,
Haruki Murakami lột tả chân xác cảm xúc nhân vật, khiến những vùng mờ của vô thức
được khai lộ trước mắt người đọc.
Cuối cùng, chúng ta có thể thấy trong tác phẩm của Haruki Murakami những câu
chuyện mang hơi hướng siêu thực; nhưng con người dị biệt của thời đại khác nhau ở
khắp mọi nơi; những mảng không gian tối - sáng huyền ảo như mê cung; những dòng

hồi tưởng; những mảnh đời chắp vá, tất cả đều được liên kết bởi “nghệ thuật kết cấu”.
Kết cấu giống như những mắt xích xuyên suốt kết nối nhân vật, sự việc, không – thời
gian thành một khối thống nhất, hoàn chỉnh. Hơn nữa, thông qua kết cấu những giá trị
nghệ thuật đặc sắc của ngòi bút “hình vóc văn chương thế kỷ XXI” được thể hiện rõ nét
- là cơ sở nền tảng đưa Murakami thực sự bước vào địa hạt của văn chương hậu hiện
đại.
Luận văn mới dừng lại ở những tiếp cận ban đầu lối kết cấu trong tiểu thuyết của
Murakami; một phương thức nghệ thuật thể hiện tài nghệ của tác giả cũng như việc thể
hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Trong chặng đường nghiên cứu và học tập tiếp theo,
chúng tôi mong muốn sẽ mở rộng phạm vi đối với toàn bộ vấn đề nghệ thuật tiểu thuyết
nói chung trong tác phẩm của Murakami.
Với đề tài này, chúng tôi đã mạnh dạn nghiên cứu mảng văn chương Nhật Bản
nói chung và nền văn học hiện đại Nhật nói riêng vẫn còn nhiều mới mẻ ở Việt Nam.
Đối với chúng tôi, đó còn là sự mong muốn được thử sức mình với nền văn học hậu
hiện đại nói chung và những nhà văn tên tuổi như Murakmi vẫn còn nhiều ẩn số.
Hy vọng, với những gì đã làm được, chúng tôi mong luận văn sẽ mang tới những
kiến giải mới mẻ cho bài toán “sức hút Murakami” cũng như một hướng khai thác mới
đối với vùng đất Haruki Murakami vẫn còn nhiều khải mở.







21
References.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Sách Lí luận phê bình, các luận văn, báo cáo:

1. Lại Nguyên Ân biên soạn (2004), 150 thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc
gia, Hà Nội.
2. Nhật Chiêu (2003), Văn học Nhật Bản từ khởi thủy đến 1868, Nxb Giáo dục, Hà
Nội.
3. Trương Đăng Dung, Khoa học văn học hiện đại, hậu hiện đại, Tạp chí nghiên
cứu văn học số 8, 2011.
4. Trương Đăng Dung, Khoa học văn học tiền hiện đại, Tạp chí nghiên cứu văn
học số 6, 2011.
5. Đặng Anh Đào (2001), Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại,
NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
6. Hà Minh Đức chủ biên (2003), Lí luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
7. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên (2004), Từ điển
thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
8. Nguyễn Thúy Hằng (2009), Báo cáo khoa học sinh viên: Hình ảnh con người
hiện đại trong tiểu thuyết Haruki Murakami và Nguyễn Bình Phương, Khoa Văn học
trường Đại học KHXH&NV Hà Nội
9. Đào Duy Hiệp (2008), Phê bình văn học từ lí thuyết đến hiện đại, NXB Giáo
dục, Hà Nội.
10. Haruki Murakami (2006), Biên niên ký chim vặn dây cót, Trần Tiễn Cao Đăng
dịch, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.
11. Haruki Murakami (2006), Rừng Nauy, Trịnh Lữ dịch, NXB Hội nhà văn, Hà
Nội.
12. Haruki Murakami (2007), Phía nam biên giới phía tây mặt trời, Cao Việt
Dũng dịch, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.
13. Haruki Murakami (2009), Người tình Sputnik, Ngân Xuyên dịch, NXB Hội
nhà văn, Hà Nội.
14. Haruki Murakami (2007), Kafka bên bờ biển, Dương Tường dịch, NXB Hội
nhà văn, Hà Nội.
15. Trần thị Thạch Hà (2011), Luận văn thạc sĩ Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết
Haruki Murakami, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế.

16. Hoàng Thị Hiền Lê (2008), Khóa luận tốt nghiệp Kiểu nhân vật cô đơn trong
một số tiểu thuyết của Banana Yoshimoto và Haruki Murakami, Khoa Văn học trường
Đại học KHXH&NV Hà Nội
17. Phương Lựu (2002), Lí luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
18. Trần Thị Tố Loan, Kiểu con người đa ngã trong tiểu thuyết Người tình
Sputnik, Bài đã đăng trên Tạp chí Văn học nước ngoài số tháng 3- 2010.
19. IU.M. Lotman (2004), Cấu trúc văn bản nghệ thuật, Nxb Đại học Quốc gia,
Hà Nội.
20. Jean Francois Lyotard (2007), Hoàn cảnh hậu hiện đại, Nxb Trí thức.
21. M. Bakhtin (2003), Lí luận và thi pháp tiểu thuyết, Phạm vĩnh Cư dịch và
tuyển chọn, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.
22. Milan Kundera, Nghệ thuật tiểu thuyết, Nguyên Ngọc dịch, Thư viện online.
23. Misuyshi Numano (2009), Thế giới thơ và tiểu thuyết – Từ truyện Genji đến
Haruki Murakami, Trung tâm giao lưu văn hóa Nhật Bản.

22
24. Lê Văn Mẫu, Không gian nghệ thuật trong sáng tác của Franz Kafka, Tạp chí
Nghiên cứu văn học, số 6/2009.
25. Nhiều tác giả (2003), Văn học hậu hiện đại thế giới những vấn đề lí thuyết,
Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.
26. Nhiều tác giả (2005), Văn học phương Tây, NXB Giáo dục, Hà Nội.
27. Hữu Ngọc chủ biên (2006), Dạo chơi vườn văn Nhật Bản, NXB Văn nghệ,
Thành phố Hồ Chí Minh.
28. Nguyên Ngọc, Còn nhiều nhà văn có tâm huyết, nguồn www.vietbao.vn.
29. Lê Thu Ngọc (2009), Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của J. Rousseau và F.
Kafka đối với nhà văn Nhật Bản Haruki Murakami, Khoa Văn học trường Đại học
KHXH&NV Hà Nội.
30. Mai Hải Oanh, Nghệ thuật tổ chức điểm nhìn trong tiểu thuyết Việt Nam thời kì
đổi mới, Tạp chí Nghiên cứu Văn học số 10/2007.
31. Nguyễn Hưng Quốc, Chủ nghĩa hậu hiện đại và văn học Việt Nam, nguồn

www.tienve.org.
32. Sinde Gregory, Murakami Haruki: tôi tự tạo ra quy tắc cho mình, nguồn
www.evan.com.
33. Simund Freud (2005), Các bài viết về giấc mơ và giải thích giấc mơ: Nhập đề
của Hermann Beland, Ngụy Hữu Tâm dịch, NXB Thế giới, Hà Nội.
34. Trần Đình Sử chủ biên (2008) Lí luận văn học (tập 2) Tác phẩm và thể loại
văn học, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.
35. Trần Đình Sử chủ biên (2007) Tự sự học một số vấn đề lí luận và lịch sử, NXB
Đại học sư phạm, Hà Nội.
36. Trần Đình Sử chủ biên (2008) Tự sự học (phần 2) một số vấn đề lí luận và lịch
sử, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.
37. Bùi Việt Thắng biên soạn (2000), Bàn về tiểu thuyết, NXB Văn hóa thông tin,
Hà Nội.
38. Đỗ Lai Thúy (2007), Phân tâm học và tính cách dân tộc, NXB Trí thức, HN.
39. Tzevan Todorov (2008), Dẫn luận về văn chương kỳ ảo, Nxb Đại học sư
phạm, Hà Nội.
40. Nguyễn Thị Kim Thanh (2007), Báo cáo khoa học: Kết cấu trong tiểu thuyết
Chân dung cát của Inrasara Khoa Văn học trường Đại học KHXH&NV Hà Nội.
41. Richard Appignanesi và Oscar Zarate (2006), Nhập môn Freud (Trần Tiễn
Cao Đăng dịch), Nxb Trẻ, HN.
42. Virginia Woolf (1986), Bàn về tiểu thuyết và người viết tiểu thuyết, NXB dịch
văn Thượng Hải.
43. Yasưnari Kawabata, Đất nước Phù Tang, cái đẹp và cái tôi (Cao Ngọc
Phượng dịch), Sài Gòn, Lã Bối, 1969.
B. Tài liệu mạng:
Các trang website:
www.vnexpress.net
www.vietbao.vn
www.phongdiep.net
www.vienvanhoc.org.vn

www.khoavanhoc-ngonngu.edu.vn
www.evan.vn
www.tienve.org
www.japanest.com


23
Trang website tìm kiếm:
www.vi.wipedia.org
www.google.com











×