Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Khảo sát ngữ nghĩa thành ngữ, quán ngữ thời hiện đại, những giá trị biểu trưng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (360.23 KB, 22 trang )

Khảo sát ngữ nghĩa thành ngữ, quán ngữ thời
hiện đại, những giá trị biểu trưng
Nguyễn Thị Nguyệt Minh
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn; Khoa Ngôn ngữ học
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học; Mã số: 60 22 01
Người hướng dẫn: GS.TS Lê Quang Thiêm
Năm bảo vệ: 2012
Abstract. Trình bày cơ sở lý luận về thành ngữ, quán ngữ và quan niệm của các nhà
ngôn ngữ học Việt Nam về thành ngữ, quán ngữ. Nghiên cứu toàn cảnh thành ngữ, quán
ngữ thời hiện đại: cấu trúc của thành ngữ, quán ngữ thời hiện đại; thành ngữ có cấu trúc
so sánh; thành ngữ có kết cấu cụm từ; thành ngữ có kết cấu câu. Tìm hiểu ngữ nghĩa thực
tại của thành ngữ, quán ngữ thời hiện đại và giá trị biểu trưng của chúng.
Keywords. Ngữ nghĩa; Thành ngữ; Quán ngữ; Tiếng Việt

Content.
MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Thành ngữ, quán ngữ là những ngữ cố định và chúng là một loại đơn vị mà trong
ngôn ngữ học thừa nhận là tương đương với từ trong chức năng biểu đạt và hoạt động
ngơn từ.
Có thể nói thành ngữ, qn ngữ là một bộ phận quan trọng trong hệ thống từ vựng
tiếng Việt. Ngôn ngữ càng phát triển tất yếu sẽ kéo theo sự xuất hiện của các quán ngữ và
đặc biệt là các thành ngữ mới, chúng xuất hiện cùng với sự biến đổi của đời sống xã hội
và phản ánh chân thực nhất những nét mới, sự thay đổi trong đời sống xã hội của người
Việt.
Vì những lý lẽ trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài luận văn: Khảo sát ngữ
nghĩa thành ngữ, quán ngữ thời hiện đại, những giá trị biểu trƣng
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Trong hệ thống từ vựng tiếng Việt, thành ngữ, quán ngữ là những bộ phận chiếm
số lượng lớn, rất đa dạng và phong phú về mặt nội dung. Trong khảo sát bước đầu chúng
tôi tạm chọn giới hạn là thời hiện đại.




Trên thực tế, số lượng thành ngữ, quán ngữ thời hiện đại là rất phong phú. Song
do những đơn vị này chưa được tập hợp trong các văn bản chính thức và thời gian nghiên
cứu của chúng tôi không cho phép nên việc thu thập thành ngữ, quán ngữ của chúng tơi
cịn rất hạn chế
3. Mục đích nghiên cứu và nội dung nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nguồn ngữ liệu mà chúng tôi điều tra khảo sát, mục đích chính của
luận văn này là cung cấp cho người đọc một vốn ngữ liệu liên quan đến thành ngữ, quán
ngữ mới.
3.2. Nội dung nghiên cứu
Để có thể đạt được một kết quả khả quan cho đề tài, việc đầu tiên của chúng tơi
trong khóa luận này là tiến hành sưu tầm, điều tra và khảo sát các thành ngữ, quán ngữ
mới trong sách báo cũng như trong lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân.
Từ đó dựa trên những đơn vị, thành ngữ quán ngữ mới đã được thu thập, chúng tôi
tiếp tục đào sâu nghiên cứu, khảo sát bình diện nội dung ngữ nghĩa của những đơn vị này
đặc biệt là giá trị biểu trưng của nó .
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Với mong muốn có được một bộ phận thành ngữ, quán ngữ thời hiện đại cũng như
những nhìn nhận ban đầu về chúng, chúng tơi vận dụng các phương pháp nghiên cứu
sau: phương pháp điều tra, khảo sát ngữ liệu và tư liệu, phương pháp phân tích ngữ
nghĩa, phương pháp miêu tả….
5.Nguồn ngữ liệu khảo sát
Thành ngữ, quán ngữ tiếng Việt ra đời từ đầu thế kỷ 20 và đặc biệt từ năm 1945
đến nay được coi là một bộ phận thành ngữ, quán ngữ thời hiện đại. Theo chúng tôi bộ
phận này chưa được mấy ai tập hợp hoặc mới chỉ tập hợp được một phần. Bởi vậy chúng
tôi tiến hành khảo sát thu thập ngữ liệu và phân tích những đặc điểm về hình thức, nội
dung của bộ phận thành ngữ, quán ngữ này.
6. Bố cục luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung của
luận văn gồm 3 chương:
Chƣơng 1: Lịch sử vấn đề, cơ sở lý luận
1. Lịch sử nghiên cứu thành ngữ, quán ngữ


2. Quan niệm của các nhà ngôn ngữ học Việt Nam về thành ngữ, quán ngữ
Chƣơng 2: Toàn cảnh thành ngữ, quán ngữ thời hiện đại
1. Một số khuynh hướng phân loại và tiêu chí phân loại của luận văn
2. Cấu trúc của thành ngữ, quán ngữ thời hiện đại
Chƣơng 3: Ngữ nghĩa thực tại của thành ngữ, quán ngữ thời hiện đại và giá trị biểu
trƣng của chúng
1. Quan niệm về nghĩa của từ, nghĩa của thành ngữ, quán ngữ
2. Quan niệm về nghĩa biểu trưng, nghĩa biểu tượng và giá trị biểu trưng, biểu tượng của
thành ngữ, quán ngữ
3. Ngữ nghĩa thành ngữ, quán ngữ thời hiện đại và giá trị biểu trưng của chún
CHƢƠNG 1: LỊCH SỬ VẤN ĐỀ, CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Lịch sử nghiên cứu thành ngữ, quán ngữ
Từ lâu thành ngữ đã là vấn đề dành được sự quan tâm đặc biệt của các nhà ngơn
ngữ học. Cho đến nay đã có rất nhiều các cơng trình nghiên cứu về thành ngữ ở tất cả các
phương diện hình thái cấu trúc, ngữ nghĩa và văn hóa. Có thể nói nhìn một cách tổng thể,
các tác giả đã có rất nhiều đóng góp quý báu, họ đã có cơng lớn trong việc khai phá
những vấn đề có liên quan đến thành ngữ và có nhiều phát hiện bất ngờ thú vị.
Về phía qn ngữ, có thể thấy trong hàng chục đầu sách nghiên cứu về từ vựng
hiện đại chỉ có độ vài ba tác phẩm viết vài dịng về qn ngữ mà thơi. Nổi bật có các tác
giả như Nguyễn Văn Tu, Nguyễn Thiện Giáp, Đỗ Hữu Châu.
Có thể nói từ trước tới nay, các cơng trình nghiên cứu về thành ngữ, qn ngữ
tương đối nhiều song chưa có cơng trình nào nghiên cứu về vấn đề thành ngữ, quán ngữ
thời hiện đại cũng như những giá trị biểu trưng của nó. Chính vì vậy thiết nghĩ việc khảo
sát thành ngữ, quán ngữ thời hiện đại và giá trị biểu trưng của nó là việc hết sức cần thiết.

1.2.Quan niệm của các nhà ngôn ngữ học Việt Nam về thành ngữ, quán ngữ
1.2.1. Quan niệm của các nhà ngôn ngữ học Việt Nam về thành ngữ
Việc sưu tập và nghiên cứu thành ngữ lâu nay đã được nhiều nhà ngôn ngữ học
quan tâm tới. Điều đó cũng thể hiện ở sự đa dạng trong quan niệm về thành ngữ: quan
niệm của Nguyễn Văn Tu, Nguyễn Như Ý, Kiều Văn.


Theo quan điểm của chúng tôi, thành ngữ thời hiện đại là tổ hợp từ trước hết phải
mang những đặc trưng cơ bản của thành ngữ, tức là tính ổn định về thành phần từ vựng
và cấu trúc, tính hồn chỉnh và bóng bẩy về nghĩa. Thành ngữ thời hiện đại là những tổ
hợp từ cố định được dùng đi dùng lại nhiều lần do thói quen của người sử dụng, chúng là
đơn vị xuất từ đầu thế kỷ hai mươi trở lại đây, phản ánh phẩm chất đạo đức, tư duy lối
sống và cách nhìn của nhân dân trong thời cuộc mới.
1.2.2. Quan niệm của các nhà ngôn ngữ học Việt Nam về quán ngữ
Trong khi các hiện tượng khác thuộc ngữ cố định được nghiên cứu một cách vừa
hệ thống vừa truyền thống thì quán ngữ mới chỉ được đề cập đến với những nhận định
ban đầu.
Tuy vậy trong luận văn này, chúng tôi chủ yếu quan niệm quán ngữ theo quan
điểm của tác giả Nguyễn Văn Tu. Đó là những từ tổ rất gần với từ tổ tự do nhưng tương
đối ổn định về mặt kết cấu, được quen dùng mà các từ tạo ra chúng còn giữ tính chất độc
lập, có khi một từ có thể thay thế bằng một từ khác. Nghĩa của từ tổ được thể hiện qua
nghĩa đen hay nghĩa bóng của những từ, thành tố của chúng. Sở dĩ có thể quy những từ tổ
này vào từ tổ cố định vì so với các loại từ tổ tự do, quan hệ giữa các từ tương đối cố định.
Theo truyền thống, những từ trong từ tổ này gắn bó với nhau và được quen dùng. Những
từ tổ này được gọi là những quán ngữ.
Tiểu kết
Như vậy trên đây chúng tôi vừa điểm lại lịch sử nghiên cứu thành ngữ, quán ngữ
cũng như các quan điểm khác nhau của các nhà Việt ngữ học về vấn đề này. Có thể thấy
vấn đề thành ngữ, quán ngữ thời hiện đại cũng như giá trị biểu trưng của chúng vẫn chưa
dành được sự quan tâm nhiệt tình của các nhà ngơn ngữ học Việt Nam. Do vậy đi sâu

vào vấn đề này sẽ giúp cho chúng tơi có thể cung cấp cho người đọc một vốn ngữ liệu
liên quan đến thành ngữ, quán ngữ mới cũng như hiểu được những biến chuyển trong đời
sống văn hóa, xã hội của nhân dân trong thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21 bởi đây là thời kỳ
biến động trong lịch sử nước nhà. Đồng thời đưa ra một số lời giải thích mang tính chất
gợi mở về vấn đề này.
Chúng tôi cũng quan niệm rằng thành ngữ thời hiện đại là tổ hợp từ trước hết phải
mang những đặc trưng cơ bản của thành ngữ, tức là tính ổn định về thành phần từ vựng
và cấu trúc, tính hồn chỉnh và bóng bẩy về nghĩa. Thành ngữ thời hiện đại là những tổ
hợp từ cố định được dùng đi dùng lại nhiều lần do thói quen của người sử dụng, chúng là


đơn vị xuất hiện trong khoảng khoảng mấy chục thập kỷ trở lại đây, phản ánh phẩm chất
đạo đức, tư duy lối sống và cách nhìn của nhân dân trong thời cuộc mới. Cịn về phía
qn ngữ, chúng tơi coi quán ngữ là một bộ phận của thành ngữ. Do đó chúng tơi đi đến
quyết định sẽ ghép thành ngữ, quán ngữ lại thành một bộ phận và từ đó sẽ đi tới phân
loại chúng cũng như nêu ra đặc điểm ý nghĩa và giá trị biểu trưng của những thành ngữ,
quán ngữ mới này.
CHƢƠNG 2: TOÀN CẢNH THÀNH NGỮ, QUÁN NGỮ
THỜI HIỆN ĐẠI
2.1. Một số khuynh hƣớng phân loại và tiêu chí phân loại của luận văn
Dựa trên quan điểm riêng của mình, các nhà Việt ngữ học đều có cách phân loại
thành ngữ, quán ngữ riêng. Trong luận văn này như đã nói ở trên chúng tơi quan niệm
quán ngữ là một bộ phận của thành ngữ nên dự định sẽ phân loại cấu tạo thành ngữ,
quán ngữ thời hiện đại thành những kiểu cấu tạo như sau dựa trên quan điểm của các nhà
ngôn ngữ học đi trước.
-

Thành ngữ, quán ngữ có cấu trúc đối xứng

-


Thành ngữ, quán ngữ có cấu trúc so sánh

-

Thành ngữ, quán ngữ có cấu trúc cụm từ

-

Thành ngữ, quán ngữ có cấu trúc câu.

2.2. Cấu trúc của thành ngữ, quán ngữ thời hiện đại
2.2.1. Thành ngữ, quán ngữ có cấu trúc đối xứng
Thành ngữ có cấu trúc đối xứng là loại thành ngữ phổ biến nhất trong thành
ngữ tiếng Việt. Có thể nói đặc điểm nổi bật về mặt cấu trúc của thành ngữ đang xét
là có tính chất đối xứng giữa các bộ phận và các yếu tố tạo nên thành ngữ. Thành
ngữ đối xứng có hai vế đối xứng với nhau. Mỗi vế gồm hai yếu tố. Quan hệ đối
xứng giữa hai vế của thành ngữ được thiết lập nhờ vào những thuộc tính nhất định
về ngữ pháp, ngữ nghĩa giữa các yếu tố được đưa vào trong hai vế đó. Phép đối xứng
được xây dựng trên cả hai bình diện, bình diện đối ý và bình diện đối lời.
Nếu ta gọi A là yếu tố đầu của vế thứ nhất, B là yếu tố đầu của vế thứ hai, X là
yếu tố thứ hai của vế thứ nhất, Y là yếu tố thứ hai của vế thứ hai thì ta có mơ hình tổng
qt sau:


AXBY
Ví dụ: Ăn no ngủ kỹ
Có thể thấy hai vế của thành ngữ đối xứng thời hiện đại có sự đối xứng về cấu
trúc, từ loại và nghĩa nên khi xét cấu tạo, chúng tôi chỉ xét một vế và coi đó là phương
thức cấu tạo của cả hai vế cũng như của cả thành ngữ.

2.2.1.1. Vế của thành ngữ có cấu tạo theo cấu trúc: Cụm danh từ
Ở kiểu cấu trúc này chúng tơi nhận thấy có 29/87 thành ngữ và có thể phân chia
thành những cấu tạo nhỏ hơn:
Danh từ + định tố
Định tố là danh từ (Xd, Yd)
Má văn công, mông bộ đội
D

Xd

D

Yd

Định tố là động từ (Xđ, Yđ))
Bom rơi đạn nổ
D

Xđ D Yđ

2.2.1.2.Vế của thành ngữ có cấu tạo theo cấu trúc: Cụm động từ
Qua quá trình nghiên cứu chúng tơi nhận thấy có 29/87 thành ngữ có cấu trúc này.
Cấu trúc này có thể chia thành những cấu tạo nhỏ hơn như dưới đây:
Động từ + Bổ ngữ (Xd, Yd)
Bổ ngữ là danh từ
Bó chân bó tay
Đ

Xd Đ


Yd

2.2.1.3.Vế của thành ngữ có cấu tạo theo kiểu: Cụm số từ
Qua q trình nghiên cứu chúng tơi nhận ra có 10 /87 thành ngữ thuộc kiểu này.
Cấu tạo này chia thành những cấu tạo nhỏ hơn như sau:
Số từ + danh từ
Nhất muối tiêu nhì Việt kiều
S

Xd

S

Yd

2.2.1.4.Vế của thành ngữ có cấu trúc theo kiểu: Cụm tính từ
Có 7/87 thành ngữ được cấu tạo theo kiểu này.
Tính từ + danh từ
Chắc tay súng vững tay cày


T

Xd

T

Y

Ngồi ra có một số thành ngữ đối xứng được cấu tạo theo cấu trúc cụm tính từ:

Mạnh vì gạo, bạo vì tiền
2.2.1.5.Thành ngữ được cấu tạo theo cấu trúc: Chủ ngữ + Vị ngữ
Qua q trình nghiên cứu có thể nhận thấy có 12/87 thành ngữ được cấu tạo theo
cấu trúc: Chủ ngữ + Vị ngữ
Đồn là nhà biên cương là tổ quốc
C

V

C

V

2.2.2. Thành ngữ có cấu trúc so sánh
Thành ngữ có kết cấu so sánh là một tổ hợp từ bền vững, bắt nguồn từ phép so
sánh với nghĩa biểu trưng kiểu: Nhảy như loi choi; Như cá nằm trên thớt…. Những thành
ngữ này đã được các nhà nghiên cứu dành sự quan tâm đặc biệt tới như Trương Đơng
San, Hồng Văn Hành… Ở đây, bên cạnh việc tiếp thu quan điểm của các nhà Việt ngữ
học, chúng tôi cũng coi những tổ hợp từ được dựng theo quan hệ so sánh hơn kém cũng
có thể là thành ngữ có kết cấu so sánh bởi những kiểu thành ngữ này cũng là một tổ hợp
từ bền vững, được xây dựng trên một khuôn mẫu nhất định và nghĩa của chúng cũng
mang đậm giá trị biểu trưng.
2.2.2.1.Thành ngữ so sánh theo quan hệ ngang bằng
Thành ngữ so sánh theo quan hệ ngang bằng là thành ngữ sử dụng những phương
tiện so sánh “như, tựa như, tày, tày như…”chủ yếu là sử dụng từ so sánh như. Trong
cơng trình nghiên cứu khoa học của mình, tác giả Hồng Văn Hành chia thành ngữ so
sánh ra làm hai loại: t như B (như B biểu thị mức độ của t: Rách như xơ mướp; Vui như
Tết…. và như B biểu thị thể cách của t: Nhảy như choi choi; Chạy như bay….) và như B
(Biểu thị thuộc tính của A).
Thành ngữ so sánh dạng: t nhƣ B

+ như B biểu thị mức độ của t:
Buồn như con chuồn chuồn
t

B

như B biểu thị thể cách của t
Bám chuồng lợn như bộ đội bám địch
t
Thành ngữ so sánh dạng nhƣ B

B


Như bom nổ chậm
B
2.2.2.2.Thành ngữ so sánh theo quan hệ hơn kém
Thành ngữ có kết cấu so sánh theo quan hệ hơn kém là thành ngữ sử dụng các từ
so sánh “bằng, khơng bằng, hơn”. Có 15 thành ngữ thuộc loại này từ kết quả khảo sát và
chúng có một số khn hình cấu tạo cố định như sau:
Khn hình: Một A bằng mười B
Một bát nước rau bằng mười thau thuốc bổ
Khn hình: A khơng bằng B
Đẹp trai khơng bằng chai mặt
A

B

Khn hình: A ( t ) hơn B (t là thuộc tính đem ra so sánh)
Khn hình: A hơn B

Cắt cổ hơn đổ rượu
A

B

Khn hình: At hơn B
Chân ngồi dài hơn chân trong
At

B

Khn hình: t hơn B
Tệ hơn vợ thằng Đậu
t

B

2.2.3.Thành ngữ có kết cấu cụm từ
Qua quá trình khảo sát chúng tơi nhận thấy thành ngữ có cấu trúc cụm từ chiếm số
lượng khá lớn, có tới 83/315 thành ngữ thuộc loại này.Loại thành ngữ này được cấu tạo
dựa trên hai bộ phận chính có thể mơ hình hóa là Ax (A là yếu tố đứng đầu, là đối tượng
chính cần diễn đạt, x là yếu tố đứng sau A, biểu thị thuộc tính của A).
2.2.3.1. Thành ngữ có có kết cấu cụm danh từ
Qua q trình nghiên cứu có 25/93 thành ngữ có kết cấu cụm danh từ. Chẳng hạn
như:
Công tử Bac Liêu
A

x



2.2.3.2.Thành ngữ có kết cấu cụm tính từ
Thành ngữ có kết cấu cụm tính từ có 23/93 thành ngữ. Ví dụ như:
Ảo tung chảo
A

x

2.2.3.2.Thành ngữ có kết cấu cụm động từ
Thành ngữ có kết cấu cụm động từ có 45/93 thành ngữ như:
Gãi đúng chỗ ngứa
A

x

2.2.4.Thành ngữ có kết cấu câu
Thành ngữ có kết cấu câu là thành ngữ khơng được cấu tạo theo một mơ hình đặc
biệt nào, chúng được cấu tạo như một cấu trúc ngữ pháp bình thường và nghĩa của thành
ngữ này thường được tạo thành bằng con đường ẩn dụ hóa. Qua khảo sát chúng tơi nhận
thấy có 27 thành ngữ thuộc loại này.
Ví dụ:
Muỗi đốt inox
C

V

Tiểu kết
Như đã nói ở trên, do chúng tơi quan niệm quán ngữ là một bộ phận của thành
ngữ nên dựa trên tư liệu chúng tơi đã phân tích thành ngữ thành 4 loại: thành ngữ có
kết cấu đối xứng (87/ 315 thành ngữ = 27 %), thành ngữ có kết cấu so sánh (80/315

thành ngữ = 25%) , thành ngữ có kết cấu là cụm từ (93/315 thành ngữ = 29%) và
thành ngữ có kết cấu câu (27/315 thành ngữ - 8%).
Cách phân loại của chúng tôi chủ yếu là tổng hợp từ cách phân loại của các tác
giả đi trước. Điều quan trọng chúng tôi nhấn mạnh quan tâm là mối quan hệ cấu tạo
hình thức và cấu tạo ngữ nghĩa của thành ngữ. Sở dĩ thành ngữ dễ nhớ, dễ thuộc là ở
mối quan hệ này.
Song phải lưu ý rằng bên cạnh việc cấu tạo theo 4 kiểu trên, thành ngữ, quán
ngữ thời hiện đại còn có một số kết cấu khác cịn cần được nghiên cứu cụ thể chi tiết
hơn trong các cơng trình sau về vấn đề này.


CHƢƠNG 3: NGỮ NGHĨA THỰC TẠI CỦA THÀNH NGỮ, QUÁN NGỮ THỜI
HIỆN ĐẠI VÀ GIÁ TRỊ BIỂU TRƢNG
CỦA CHÚNG
3.1.Quan niệm về nghĩa của từ, nghĩa của thành ngữ, quán ngữ
3.1.1.Quan niệm về nghĩa của từ
Nghĩa của từ là một khái niệm quan trọng nhưng phức tạp và khó xác định. Vì vậy
có thể thấy cho đến nay đã có hàng trăm cách hiểu khác nhau về nghĩa của từ trên thế
giới. Tác giả Lê Quang Thiêm cho rằng: “Nghĩa là một thực thể tinh thần trừu tượng
tồn tại trong mọi biểu hiện, cấp độ của ngôn ngữ để ngôn ngữ thực hiện chức năng công
cụ của giao tiếp và tư duy cũng như mọi loại chức năng cụ thể đa dạng khác, đặc biệt là
trong văn bản, diễn ngôn. Nghĩa của ngơn ngữ thể hiện trong mọi hình thức tồn tại của
tín hiệu nên ngữ nghĩa học và nghĩa của tín hiệu phải được xem xét ở loại đơn vị có
thuộc tính tín hiệu đặc biệt là ở dạng cụ thể trừu tượng của các hình thức thể hiện tín
hiệu. Nghĩa là một thực thể tinh thần do con người và bởi con người cấu tạo, sử dụng
ngôn ngữ như một phương tiện, công cụ nên quan điểm chức năng phải được xem là
nòng cốt trung tâm của kiến giải nghĩa. Nghĩa là nội dung xác định hình thành nhờ chức
năng song không là chức năng riêng rẽ trong hoạt động mà là một loại chức năng thể
hiện qua văn cảnh. Trong phạm vi nghĩa từ vựng là các loại chức năng từ vựng ngữ
pháp. Trong phạm vi ngữ pháp, ngữ dụng cũng là khái quát loại chức năng ngữ pháp và

ngữ dụng. Nội dung của ngữ nghĩa học bao gồm: ngữ nghĩa học từ vựng, ngữ nghĩa học
ngữ pháp, ngữ nghĩa học ngữ dụng” [30, 86].
3.1.2. Quan niệm về nghĩa của thành ngữ, quán ngữ
Có thể nhận thấy trong các cơng trình nghiên cứu về từ vựng, ngữ pháp tiếng Việt
nói chung, về thành ngữ tiếng Việt nói riêng, các nhà ngôn ngữ học Việt Nam đã đi đến
một số điểm khá thống nhất căn bản về nghĩa của thành ngữ. Phần lớn các tác giả trong
những cơng trình nghiên cứu về từ vựng – ngữ nghĩa nói chung đều ghi nhận nghĩa của
thành ngữ là một chỉnh thể được khái quát từ nghĩa của các thành tố cấu tạo. Nghĩa khái
quát được tạo lập không phải bằng phép cộng giản đơn nghĩa của các thành tố trong
thành ngữ


Qua tìm hiểu về đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ có thể thấy, nghĩa của các
thành ngữ là một chỉnh thể hồn chỉnh, khơng phải do nghĩa các yếu tố tạo nên nó cộng
lại, nó biểu thị phản ánh khái niệm và có tính bóng bẩy, gợi cảm.
3.2.Quan niệm về nghĩa biểu trƣng, nghĩa biểu tƣợng và giá trị biểu trƣng, biểu
tƣợng của thành ngữ, quán ngữ.
3.2.1. Quan niệm về nghĩa biểu trưng, nghĩa biểu tượng
3.2.1.1. Một số quan niệm về biểu trưng, biểu tượng
. Nghĩa là nghĩa biểu tượng là loại nghĩa dành cho nội dung nghĩa những từ mà
hình thức ngữ âm (mơ phỏng âm thanh) hoặc hình thức cấu âm (mơ phỏng cấu hình) như
có liên hệ đến nội dung được biểu hiện của từ. Đó chính là các từ tượng thanh, tượng
hình như: meo meo, ha hả, ào ào…
Còn nghĩa biểu tượng là phần nội dung có được do hình dung, tưởng tượng của
con người. Mà trí tưởng tượng thì vơ cùng phong phú và kỳ lạ, không theo một quy tắc
nào cả. Cho nên, để nắm bắt được tầng nghĩa này, người nghiên cứu phải tìm cách đi vào
thế giới tưởng tượng ấy mà tìm ra những đặc điểm, tính chất của thế giới viễn tưởng mà
người nói đã gán vào nội dung tín hiệu.
3.2.1.2. Tính biểu trưng của thành ngữ, quán ngữ
Tính biểu trưng trong thành ngữ như chúng ta đã biết đã được nhiều nhà Việt ngữ

học đề cập đến. Hoàng Văn Hành (1976), Phan Xuân Thành (1992) ….
3.3. Ngữ nghĩa thành ngữ, quán ngữ thời hiện đại và giá trị biểu trƣng của chúng
Khi tìm hiểu về thành ngữ, quán ngữ thời hiện đại, chúng tôi nhận thấy thành ngữ,
quán ngữ trong thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21phản ánh những vấn đề sau:
- Thành ngữ, quán ngữ phản ánh cuộc sống vất vả của người dân Việt Nam
- Thành ngữ, quán ngữ thể hiện công cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc
- Thành ngữ, quán ngữ thể hiện những tiêu cực của xã hội
3.3.2. Thành ngữ, quán ngữ phản ánh cuộc sống vất vả của người dân Việt Nam
Khi bị thực dân Pháp đơ hộ nước ta sau đó phát xít Nhật nhảy vào dây máu ăn
phần, cuộc sống của người dân Việt Nam lúc đó quả là “một cổ hai tròng”, bị đè nén, áp
bức nặng nề. Điều đó đã được thể hiện trong những sáng tác văn học của nước ta thời
bấy giờ. Đến thời kỳ bao cấp, cuộc sống của người dân vất vả, đạm bạc, chỉ có hai bữa
chính thì đều phải ăn cơm độn với khoai, sắn và ngơ. Chính cuộc sống vất vả như vậy đã
khiến cho người dân Việt Nam mỗi lần ra nước ngồi học tập hay cơng tác phải thường


xuyên đi mua hàng đóng hàng thùng gửi về trong nước. Từ đó xuất hiện thành ngữ vai
mang áp suất, chân đi bàn là.
3.3.3. Thành ngữ, quán ngữ thể hiện công cuộc chiến đấu bảo vệ tổ quốc
Trong thế kỷ 20, người dân Việt Nam đã phải trải qua hai cuộc chiến tranh khốc
liệt, chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Chính vì vậy có thể nói cơng cuộc chiến đấu
bảo vệ tổ quốc đã được thể hiện rõ trong những thành ngữ, quán ngữ thời bấy giờ.
Có thể nói ý niệm quyết tâm giải phóng đã được hiện lên rõ nét trong những thành
ngữ, quán ngữ sau:
Xe chưa qua, nhà khơng tiếc
Chính trong những năm tháng khốc liệt đó, hình ảnh người lính đã trở nên nổi bật
và cuộc sống lao động chiến đấu của họ luôn dành được sự quan tâm mạnh mẽ của quần
chúng nhân dân.
Những người lính đã được nhân dân trìu mến gọi là “bộ đội cụ Hồ” và hình ảnh
của họ được phản ánh trong cách nói ví von, giàu biểu cảm:

Nhất chân chì, nhì bốn túi
Má văn cơng, mơng bộ đội
Chính trong hai cuộc chiến tranh đó đã hình thành nên biểu tượng về chiến tranh
như:
Chiếc gậy Trường Sơn
Cuộc chia ly màu đỏ
Dáng đứng Bến Tre
Mùa lá đỏ
Chính trong những năm tháng khốc liệt đó, hình ảnh người lính đã trở nên nổi bật
và cuộc sống lao động chiến đấu của họ luôn dành được sự quan tâm mạnh mẽ của quần
chúng nhân dân.
Những người lính đã được nhân dân trìu mến gọi là “bộ đội cụ Hồ” và hình ảnh
của họ được phản ánh trong cách nói ví von, giàu biểu cảm:
Nhất chân chì, nhì bốn túi
Má văn cơng, mơng bộ đội
Đầu binh cuối cán
Gắn liền với người lính là mơi trường sống hay môi trường lao động chiến đấu ác
liệt của họ:


Tên bay đạn lạc
Bom rơi đạn nổ
Mưa bom bão đạn
Mũi tên hịn đạn
Bắn như vãi đạn
Đạn lạc bom rơi
Hình ảnh của họ còn gắn liền với người dân:
Quân dân như cá với nước
Đi dân nhớ ở dân thương
Chính trong hồn cảnh chiến tranh, tinh thần vì miền Nam ruột thịt, sẵn sàng cống

hiến hết sức mình để giải phóng đất nước đã hiện lên rõ nét trong đời sống lao động sản
xuất.
Chân đồng vai sắt
Cái khó ló cái khơn
Chắc tay súng vững tay cầy
Bàn tay thép
Bàn tay vàng
Lấy ngắn nuôi dài
Đất đá là chiến trường, cuộc xẻng là vũ khí
Nghiêng đồng đổ nước ra sông
3.3.4. Thành ngữ, quán ngữ thể hiện những tiêu cực của xã hội
Thời nào cũng vậy, tiêu cực của xã hội ln là vấn đề cịn tồn đọng. Nếu như ở
thời phong kiến, tiêu cực xã hội thể hiện ở chỗ: Mua quan bán tước, Con ông cháu
cha…. thì ở thời hiện đại, tiêu cực thể hiện ở mọi nơi, mọi lúc. Chẳng hạn như thời bao
cấp đến công sở gặp các sếp (thủ trưởng) việc đầu tiên là phải chìa ra gói thuốc lá mời
hút rồi mới đặt vấn đề công việc xin chữ kỹ. Lúc ra về nhớ phải quên bao thuốc trên bàn
(hay ngăn kéo) thủ trưởng nếu muốn được việc.
Tùy theo giá trị bao thuốc (kể cả giá trị tiền và mốt xài) mà có thể đốn định được
kết quả cơng việc phải cầu cạnh đến sếp. Thứ tự giá trị cao dần với các tên Trường Sơn,
Tam Đảo, Sông Cầu, Điện Biên, Samit,555 (còn gọi là Ba số). Do vậy xuất hiện thành
ngữ Sơng Cầu nói đâu bỏ đấy, Samit nói ít hiểu nhiều, Ba con Năm vừa nằm vừa ký…


Bên cạnh đó, tiêu cực cịn thể hiện trong cơng việc như: Chân ngoài dài hơn chân
trong. Thời bao cấp, thực phẩm gạo, mắm đều phải mua bằng tem phiếu. Khi đó dân
"phe tem phiếu" chỉ con bn chun đi mua tem phiếu của những người vì hồn cảnh eo
hẹp khơng có tiền tiêu mà phải bán cả ơ phiếu thịt đi để lấy tiền mua rau. Hoặc những
cán bộ đi công tác dài ngày không dùng đến tem phiếu nên bán đi cho khỏi phí.
Dân "phe" tem phiếu cứ đứng đón lõng trước cửa hàng thực phẩm gạ gẫm khách: Chị( anh) có "gì" bán khơng? ( từ "gì" này hiểu ý là tem phiếu thịt cá, đậu phụ, trứng,
nước mắm) .Gặp phải người khách đáo để, những bà đanh đá thì bị mắng cho xa xả:- Có

gì, có cái thân tơi có mua thì mua. Biết gặp phải người không vừa mấy bà phe tản đi hết.
Dân phe phẩy này cũng tồn là cơng nhân, hay nhân viên nhà nước tranh thủ một
ít thời gian trong 8 giờ vàng ngọc của nhà nước, hoặc giờ nghỉ trưa la cà ngoài mấy cái
cửa hàng thực phẩm mua đi bán lại ít tem phiếu kiếm lời ni con chứ họ cũng chả sung
sướng gì. Nhưng ngày xưa, cái thời bao cấp thì cho rằng dân phe phẩy là khơng tốt.
Những người nào đi phe mà cán bộ lãnh đạo của cơ quan họ bắt gặp thì rất lơi thơi. Sẽ bị
ghi vào lí lịch cán bộ là làm ăn bn bán bất hợp pháp. Nên họ phải lén lút, họ phải kín
đáo để khơng bị phát hiện.
Khơng phải ai cũng có tài phe phẩy. Khơng phải người nào cũng có gan đi bn.
Những người nhìn mặt cũng phải ghê gớm, dữ dằn một chút mới có thể làm ăn bn bán
mà không bị các con buôn khác bắt nạt. Nhiều khi họ coi "mảnh đất làm ăn" chỗ này là
của họ thì cấm ai được bén mảng đến. Họ cũng có hội hè kết bè phái để đàn áp bắt nạt
những người ho he mới vào nghề. Thế nên con phe nào mới vào nghề cũng phải nịnh các
đàn anh đàn chị.
Có người khơng bn tem phiếu thì tranh thủ bán thúng xôi buổi sáng ở các cơ
quan, trường học cũng kiếm kha khá. Bán hết thúng xơi thì về đi làm. Hơm nào đắt hàng
thì về sớm đi làm đúng giờ. Hơm nào ế về muộn thì đi làm muộn, lại xin ít giờ nhà nước
kiếm tiền ni các con ăn học. Những công dân tranh thủ giờ nhà nước đi buôn được gọi
là "đi đánh quả" hoặc là"chân ngồi dài hơn chân trong".
Ngồi ra tiêu cực cịn thể hiện trong cách suy nghĩ của mọi người như:
Thủ kho to hơn thủ trưởng
Làm thì láo báo cáo thì giỏi
Có tiền mua tiên cũng được
Hạ cánh an toàn


Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn
Lương tâm không bằng lương tháng
Sạp báo lớn không bằng sạp báo nhỏ
Ban đêm cả nhà lo việc nước, bên ngày cả nước lo việc nhà

Cắt cơm, bơm xe, nghe thời tiết, liếc đồng hồ
Chưa đủ đô
Giao thông đến đâu, tiền thông đến đó
Thứ nhất ngồi ỳ, thứ nhì đồng ý
Thậm chí tiêu cực còn thể hiện ở trong lĩnh vực giáo dục như
Dốt như chuyên tu, ngu như tại chức
Kiến thức ăn đong
Lấy cơm chấm cơm
Ngồi ra cũng thể hiện cái nhìn tiêu cực của người học như:
Học cho lắm cũng mắm với cà
Học tài thi lý lịch
Văn hay chữ tốt không bằng thằng dốt lắm tiền
Thủ khoa thua xa hoa hậu
Lấy cơm chấm cơm
Chính những tiêu cực như vậy đã dẫn đến hiện tượng chảy máu chất xám khi
những nhân lực chất lượng cao ở lại nước ngoài sau khi hoàn thành việc học.
Bên cạnh đó, tình u hạnh phúc thời hiện đại cũng bị ảnh hưởng bởi những yếu
tố tiêu cực, tiền tài vật chất như:
Một trăm lời nói khơng bằng là khói Honđa
Trăm lời anh nói khơng bằng làn khói A cịng
Nhất muối tiêu, nhì Việt kiều
Đại gia chân dài
Chán cơm thèm phở
Chán phở thèm sushi
Tiền lương đưa đủ tối ngủ ở nhà
Một trăm của ngon không bằng một gam của lạ
Như vậy có thể thấy tiêu cực của xã hội là một trong những vấn đề khá nhạy cảm
và thường xuyên nhận được sự quan tâm của các giai tầng trong xã hội. Qua những thành



ngữ, quán ngữ trên, người đọc, người nghe có thể hiểu được những vấn đề tiêu cực của
xã hội hiện đại ngày nay: cơng việc, giáo dục, tình u…Tóm lại có thể thấy thành ngữ,
quán ngữ thời hiện đại đã tập trung miêu tả những vấn đề sau: Cuộc sống vất vả của
người dân đất Việt, công cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, những tiêu cực của xã hội.
3.3.5. Những hình ảnh biểu trưng của thành ngữ, quán ngữ
Biểu trưng là một hiện tượng khá lí thú và phổ biến ở các dân tộc. Biểu trưng là
lấy một sự vật, một hiện tượng nào đó để biểu hiện một cách tượng trưng, ước lệ cho cái
gì đó có tính khái quát, trừu tượng.
Gà, ngan được sử dụng làm biểu tượng cho cuộc sống, tính cách của con người
Ấm ớ gà mờ
Gà cơng nghiệp
Tê giác được sử dụng làm hình ảnh biểu trưng cho tính cách của con người:
Ác như con tê giác
Khơng chỉ những hình ảnh động vật biểu trưng cho tính cách, cuộc sống, thân
phận của con người mà những vũ khí trong chiến tranh như bom, đạn, súng cũng có thể
biểu hiện cho cuộc sống của người dân Việt lúc bấy giờ:
Bắn như đổ đạn
Bắn như vãi đạn
Tiểu kết
Như vậy có thể thấy thành ngữ, quán ngữ hiện đại ra đời đã phản ánh được những
thay đổi trong đời sống của người dân nước ta trong thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21. Những
thay đổi trong đời sống hiện đại đã ảnh hưởng sâu sắc đến quan điểm, suy nghĩ của người
dân Việt Nam trong suốt thời kỳ đó.
Bắt đầu từ thời kỳ thực dân Pháp xâm lược đất nước ta cho đến khi phát xít Nhật
nhảy vào dây máu ăn phần khiến cho dân ta phải chịu cảnh một cổ hai tròng, cho tới khi
đế quốc Mỹ tiến hành xâm chiếm Việt Nam. Tất cả đều được thể hiện rõ trong những
thành ngữ, quán ngữ thời hiện đại. Và nổi bật lên trên tất cả là tinh thần dốc hết sức vì
miền Nam ruột thịt,xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước, sẵn sàng hy sinh tất cả để bảo vệ
đất nước. Chính tinh thần thép, quyết tâm ấy đã khiến cho những bà má Hậu Giang,
dáng đứng Bến Tre, chiếc gậy Trường Sơn… đã trở nên bất tử. Trong hai cuộc chiến

tranh chống Pháp và chống Mỹ, hình ảnh người lính, bộ đội cụ Hồ đã in đậm trong lịng
những người dân Việt Nam vì tinh thần quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh, sẵn sàng vượt


qua mọi gian khổ để hoàn thành nhiệm vụ: Mỗi viên đạn một quân thù, Thức là ngày ngủ
là đêm, Địch đánh ta cứ đi… và tình quân dân đã trở nên như cá với nước, đi dân nhớ ở
dân thương. Để chu cấp cho tiền chiến, hậu phương cũng trở nên thật vững chắc và ở đó
đất đá là chiến trường, cuốc xẻng là vũ khí; những người ở lại cũng sẵn sàng nghiêng
đồng đổ nước ra sông; chân đồng vai sắt; vắt đất ra nước, thay trời làm mưa; vừa giỏi
việc nước, vừa đảm việc nhà… dốc hết sức lực để sản xuất ra của cải vật chất, đảm bảo
cho cuộc kháng chiến trường kỳ.
Sau chiến tranh, đất nước chuyển sang thời kỳ bao cấp, phải đối mặt với muôn vàn thử
thách do thiên tai, thù trong giặc ngoài, kinh tế yếu kém… khiến cho đời sống người dân trở
nên vơ cùng vất vả, khó khăn. Chính những khó khăn ấy khiến cho ngay cả mì chính cánh
cũng trở nên quý hiếm hay chỉ mất sổ gạo thôi đã khiến cho tâm trạng của người dân trở nên
vô cùng buồn bã. Không những vậy cuộc sống với mỳ khơng người lái; nước mắm đại dương,
bát canh tồn quốc…đã khiến cho những tiêu cực của xã hội phát triển: Samit nói ít hiểu
nhiều; Sơng Cầu nói đâu bỏ đó, Ba con năm vừa nằm vừa ký; Làm thì láo, báo cáo thì giỏi;
Lương tâm khơng bằng lương tháng; Sạp báo lớn không bằng sạp báo nhỏ; Thứ nhất ngồi ý,
thứ nhì đồng ý….Ngay cả trong lĩnh vực giáo dục, tiêu cực cũng được phản ánh đậm nét: Dốt
như chuyên tu, ngu như tại chức; Lấy cơm chấm cơm; Văn hay chữ tốt không bằng thằng dốt
lắm tiền; Học tài thi lý lịch… Thậm chí chuyện tình u đơi lứa cũng bị ảnh hưởng bởi vật
chất: Trăm lời anh nói khơng bằng làn khói A cịng, một trăm của ngon không bằng một gam
của lạ; Đại gia chân dài; Chán cơm thèm phở…..
Đến thời kỳ mở cửa, xã hội phát triển, nền kinh tế thị trường có định hướng đã
mang lại những thay đổi rõ rệt. Người dân bắt đầu chú ý đến cạnh tranh kinh tế, mang lại
lợi nhuận bằng việc nhất giá nhì mẫu mã, đối xử với khách hàng như với thượng đế…
Người dân còn biết đầu tư vào lĩnh vực bất động sản để làm giàu: Mua vàng thì lỗ, mua
thổ thì lời. Chính cuộc sống phát triển tại các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ
Chí Minh… đã dẫn đến tình trạng người dân tại các vùng nghèo đói, xa xơi đổ xơ về

mong kiếm miếng cơm manh áo. Cuộc sống chật chội đã khiến cho nhà nước phải tìm
cách giải tỏa, quy hoạch lại đô thị: Đền bù đến đâu, giải tỏa đến đó; Giao thơng đến đâu,
tiền thơng đến đó… Song đôi khi do vấn đề giải tỏa, đền bù không được thuận lợi, khơng
đảm bảo được lợi ích của người dân, dẫn đến bức xúc đền bù trả thù doanh nghiệp.
Xã hội phát triển cũng dẫn đến hình thành một thế hệ gà cơng nghiệp thường
xun thất bại vì ngại thành công hay sống vô cảm, một con ngựa đau, cả tàu được ăn cỏ,


sẵn sàng ném tiền qua cửa sổ, chạy theo mốt, chạy theo thời thường để thỏa mãn mong
muốn của mình.
Có thể nói như vậy mọi vấn đề trong cuộc sống thời hiện đại đều được phản ánh rõ
nét qua thành ngữ, quán ngữ mới này. Tìm hiểu về những thành ngữ, quán ngữ này sẽ giúp
cho người đọc hiểu sâu sắc hơn về những năm tháng đã qua, đưa ra được bức tranh toàn
cảnh về xã hội lúc bấy giờ… Do đó, việc nghiên cứu về những thành ngữ, quán ngữ này có
tính thời sự, ý nghĩa lịch sử và giá trị tinh thần sâu sắc.

KẾT LUẬN
Có thể nói thành ngữ, quán ngữ là sản phẩm ngôn từ của nhân dân, đi vào lời ăn
tiếng nói hàng ngày của nhân dân một cách tự nhiên. Do đó thành ngữ, quán ngữ trở
thành vốn từ vựng quan trọng của mỗi người cũng như trong kho từ vựng dân tộc.
Việc hình thành của thành ngữ, quán ngữ bộc lộ rõ dấu ấn chủ quan bắt nguồn từ
những quan sát, cảm nhận và mang đặc trưng văn hóa, tư duy riêng của người bản ngữ.
Chính vì vậy, đó là một kho báu lưu giữ những trầm tích văn hóa đặc sắc và phong phú
của dân tộc. Thành ngữ, quán ngữ là những tổ hợp từ cố định được sử dụng rộng rãi
trong giao tiếp hàng ngày. Nội dung của thành ngữ chính là tiếng nói và tâm linh của
người dân được bộc bạch qua đó. Do đó nội dung của nó gắn bó với cuộc sống hàng
ngày, những kinh nghiệm về sản xuất, về cách nhìn nhận đánh giá con người.
Thành ngữ, quán ngữ thời hiện đại ra đời vào khoảng đầu thế kỷ 20 và kéo dài cho
tới tận bây giờ. Do đó nó thể hiện rõ những biến chuyển trong đời sống văn hóa, xã hội
của nhân dân thời kỳ này. Chính vì vậy nghiên cứu về thành ngữ, qn ngữ thời hiện đại

và những giá trị biểu trưng của chúng là hướng nghiên cứu mới, cần được phát triển. Do
đó trong luận văn này chúng tôi mới chỉ đưa ra được một số giải thích mang tính chất gợi
mở, cần được bổ sung thêm.
Luận văn cũng tổng hợp quan điểm của các nhà nghiên cứu tiếng Việt về thành
ngữ, quán ngữ song có thể thấy vấn đề thành ngữ, quán ngữ thời hiện đại và giá trị biểu
trưng của chúng vẫn chưa dành được sự quan tâm nhiệt tình của các nhà ngơn ngữ học
Việt Nam. Do đó chấp nhận hay không chấp nhận tư cách thành ngữ, quán ngữ cho các
đơn vị cần được sự nghiên cứu thêm.


Bên cạnh việc điểm lại quan điểm của các nhà ngôn ngữ học Việt về thành ngữ,
quán ngữ, luận văn của chúng tôi đã tổng hợp các cách phân loại của các tác giả đi
trước để đưa ra cách phân loại của mình. Ở đây chúng tơi đã quan niệm rằng quán ngữ
là một bộ phận của thành ngữ. Do đó chúng tơi phân định thành ngữ ra thành thành
ngữ có kết cấu đối xứng, thành ngữ có kết cấu so sánh, thành ngữ có kết cấu cụm từ
và thành ngữ có kết cấu câu. Điều quan trọng chúng tơi nhấn mạnh quan tâm là mối
quan hệ cấu tạo hình thức và cấu tạo ngữ nghĩa của thành ngữ. Sở dĩ thành ngữ dễ
nhớ, dễ thuộc là mối quan hệ này.
Sau khi đi vào nghiên cứu toàn cảnh thành ngữ, quán ngữ thời hiện đại chúng
tôi nhận thấy rằng những thành ngữ, quán ngữ này đã phản ánh được những thay đổi
trong đời sống của người dân nước ta trong thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21. Những thay
đổi đó đã ảnh hưởng sâu sắc đến quan điểm suy nghĩ của người dân Việt Nam suốt
thời kỳ đó. Tựu trung lại những thành ngữ, quán ngữ thời hiện đại đã tập trung vào
miêu tả cuộc sống vất vả của người dân Việt Nam, công cuộc chiến đấu bảo vệ tổ
quốc đồng thời phản ánh những tiêu cực của xã hội. Do đó chúng có ý nghĩa rất lớn
trong việc giúp người đọc hiểu được cuộc sống của người dân Việt Nam thời bấy giờ.
Có thể nói thành ngữ, quán ngữ thời hiện đại và giá trị biểu trưng là hướng đi
mới cần nhận được sự quan tâm nhiệt tình của các nhà ngơn ngữ học. Do vậy có thể
nói những vấn đề mà chúng tôi nêu ra ở đây chỉ là hướng gợi mở và cịn có rất nhiều
sai sót. Bên cạnh đó, do hạn chế về mặt thời gian và kiến thức, luận văn của chúng tôi

chắc chắn cịn rất nhiều khiếm khuyết. Vì thế chúng tơi hy vọng sẽ nhận được nhiều
đóng góp để cho luận văn của chúng tơi trở lên hồn hảo hơn.

References.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Ba, 2007, Những quán ngữ có sắc thái tiêu cực trong tiếng Việt, Khóa
luận tốt nghiệp, Trường Đại học KHXH & NV (ĐHQG Hà Nội)
2. Đỗ Hữu Châu. 1999. Từ vựng – ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội
3. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hồng Trọng Phiến. 2005. Cơ sở ngơn ngữ học
và tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội


4. Nguyễn Thị Kim Dung. 2007. Khảo sát các thành ngữ và tục ngữ xuất hiện trên
báo phụ nữ Việt Nam thời kỳ đổi mới (1985 – 2005), Luận văn thạc sĩ, Trường
Đại học KHXH & NV (ĐHQG Hà Nội)
5. Vũ Dung, Vũ Thúy Anh ,Vũ Quang Hào. 2000. Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt
Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội
6. Nguyễn Văn Đạm. Từ điển tường giải và liên tưởng tiếng Việt. Nxb VHTT, Hà
Nội
7. Hữu Đạt, Trần Trí Dõi, Thanh Lan. 2000. Cơ sở tiếng Việt, Nxb Văn hóa thơng
tin, Hà Nội
8. Lưu Ngọc Đức. 2009. Khảo sát thành ngữ tiếng Việt từ năm 1945 đến nay, Khóa
luận tốt nghiệp, Trường Đại học KHXH & NV (ĐHQG Hà Nội)
9. Nguyễn Cơng Đức. 1995. Bình diện cấu trúc hình thái ngữ nghĩa của thành ngữ
tiếng Việt, Luận án PTSKH ngữ văn, Hà Nội
10. Nguyễn Thiện Giáp. 1998. Cơ sở ngôn ngữ học, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội
11. Nguyễn Thiện Giáp. 2003. Từ vựng học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội
12. Hoàng Văn Hành (chủ biên).1994.Kể chuyện thành ngữ, tục ngữ , Nxb Khoa học
Xã hội, Hà Nội
13. Hoàng Văn Hành. 2004. Thành ngữ học tiếng Việt, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội

14. Nguyễn Văn Hằng.1999. Thành ngữ bốn yếu tố trong tiếng Việt hiện đại, Nxb
Khoa học Xã hội, Hà Nội
15. Bùi Thị Hiền, 2001, Bước đầu khảo sát các quán ngữ trong văn bản khoa học giai
đoạn 1950 – 2000, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học KHXH & NV (ĐHQG
Hà Nội)
16. Ngô Hữu Hồng, 2002, Vai trị của qn ngữ trong việc kiến tạo phát ngôn (trên
cứu liệu tiếng Anh và tiếng Việt), Luận án tiến sĩ khoa học ngữ văn, Hà Nội
17. Lê Tài Hịe. 2004. Hình ảnh con chim và con cò trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao
người Việt, Ngữ học trẻ
18. Huỳnh Công Minh Hùng. 2000. Đặc trưng văn hóa dân tộc trong thành ngữ tiếng
Nga, Anh (xét trong sao phỏng và tính biểu trưng), Ngữ học trẻ
19. Huỳnh Công Minh Hùng. 2001. Nghĩa biểu trưng trong thành ngữ có thành tố chỉ
động vật (đối chiếu tiếng Việt – Nga – Anh), Ngữ học trẻ


20. Kiều Thanh Hương.1997. Khảo sát thành ngữ trong tác phẩm Hồ Chí Minh tồn
tập, Luận văn thạc sĩ ngơn ngữ học, Trường Đại học KHXH & NV (ĐHQG Hà
Nội)
21. Nguyễn Lân. 2008. Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam, Nxb Khoa học Xã
hội, Hà Nội
22. Hồ Lê. 2003. Cấu tạo từ tiếng Việt hiện đại, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội
23. Nguyễn Lực, Lương Văn Đang. 1993. Thành ngữ tiếng Việt, Nxb Khoa học Xã
hội, Hà Nội
24. Đái Xuân Ninh. 1978.Hoạt động của từ tiếng Việt. Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội
25. Lê Thị Phương. 2006. Nghiên cứu cấu tạo và ý nghĩa thành ngữ bốn yếu tố tiếng
Việt về thân phận con người, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học KHXH & NV
(ĐHQG Hà Nội)
26. Mai Thị Kiều Phượng, 2011. Ẩn dụ với ý nghĩa hàm ẩn của từ tiếng Việt, Nxb
Khoa học Xã hội, Hà Nội
27. Mai Thị Kiều Phượng.2011. Các bình diện của từ và ngữ cố định trong tiếng Việt,

Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội
28. Trương Đông San. Thành ngữ so sánh trong tiếng Việt. Tạp chí ngơn ngữ số 1,
1974
29. Nguyễn Trí Sơn. 2004. Đặc điểm cấu trúc và ngữ nghĩa của thành ngữ, tục ngữ
Nghệ Tĩnh (trong quan hệ với văn hóa địa phương), Luận án TS ngữ văn, Hà Nội
30. Lê Quang Thiêm. 2008. Ngữ nghĩa học, Nxb Giáo dục, Hà Nội
31. Tổ tiếng Việt CĐSP Tp Hồ Chí Minh & CĐSP. 1988. NXb Long An, Long An
32. Nguyễn Văn Tu.1960. Khái luận ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục, Hà Nội
33. Nguyễn Văn Tu. 1968. Từ vựng học tiếng Việt hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội
34. Nguyễn Văn Tu.1976. Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại, Nxb ĐH và THCN, Hà
Nội
35. Cù Đình Tú. 1973. Góp ý kiến phân biệt thành ngữ và tục ngữ. Tạp chí ngơn ngữ,
số 1.
36. Từ điển Bách Khoa Việt Nam. 1995. Nxb Từ điển Bách Khoa, Hà Nội
37. Kiều Văn. 2005. Tân từ điển thành ngữ tiếng Việt, Nxb Giáo dục.
38. Viện Ngôn ngữ.2006. Từ điển tiếng Việt, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội


39. Bùi Khắc Việt. Về tính biểu trưng của thành ngữ tiếng Việt. Ngôn ngữ số 1 năm
1973
40. Nguyễn Như Ý, Hoàng Văn Hành, Lê Xuân Thại, Nguyễn Văn Khang, Phan Xuân
Thành . 1998. Từ điển giải thích thành ngữ tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội
41. Nguyễn Như Ý (chủ biên).1998.Đại từ điển tiếng Việt, Nxb VHTT, Hà Nội



×