Tải bản đầy đủ (.docx) (107 trang)

test IQ trong tuyển dụng nhân lực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 107 trang )

IQ test tuy n d ngể ụ
1. Bạn sẽ làm thế nào khi bạn đang có một vấn đề rất cấp bách cần phải bẩm báo với
sếp, nhưng không thể liên lạc được với sếp, gặp sếp thì sếp bận và nhất quyết không
gặp???? (sếp không có thời gian để checkmail nữa, bận đến thế là cùng!)
Làm một cuộc hội ý nhỏ lấy ý kiến với đồng nghiệp am hiểu về vấn đề đang quan tâm.
Khi tìm được cách giải quyết cụ thể của vấn đề, nếu thấy bản thân có khả năng đảm
nhận được thì sẽ tự đứng lên giải quyết luôn, không thì chỉ định cho một người khác có
khả năng hơn mình. Đối với sếp mình sẽ nhận trách nhiệm sau (sẽ sạc cho ông ây một
trận, chỉ vì lão tí nữa thì mât cái hđồng béo bở 8-[ ), thiếu gì tình huống bất chợt trong
công việc mà chúng ta phải " tiền trảm hậu dâng sớ " đâu he he he.
2. Giả dụ như vẫn còn đi học, thày giáo có giao cho nhóm bạn một đề tài để làm (kiểu
team work ý ạ) nhưng một bạn trong nhóm chỉ cần điểm đủ đỗ thôi (D), trong khi đó
các bạn còn lại đều mong muốn được điểm giỏi (A). Bạn sẽ làm gì trong trường hợp
này?
)Nói với người bạn ấy đã làm cho ra làm, không thì thôi kiếm team khác mà chơi. Nói
chung một khi đã làm việc theo là phải " tâm đầu ý hợp" rồi với một cá nhân nào đó mà
có ý lười biếng ỷ lại là loại ngay, trong trường hợp này nếu cả nhóm cùng tích cực để
thành tích đạt được càng cao thì chắc người bạn ấy cũng chả phản đối làm gì.
3. Công ty có gửi một nhân viên sang hỗ trợ cho bên đối tác, nhưng sau một thời gian
ngắn, bên đối tác than phiền với bạn về chất lượng làm việc của nhân viên đó và đòi đổi
người khác. Bạn sẽ làm gì trong trường hợp này? Sẽ cho nhân viên đó cơ hội làm
lại?????
Mình sẽ tìm hiểu xem xét thật cụ thể những gì mà cậu nhân viên đã làm được và chưa
làm được bên đấy, sau đó sẽ cho gọi cậu ấy về nhắc nhở nhẹ nhàng bằng cách " vạch lá
cho cậu ấy tìm sâu ", hỏi lại một lần cuối rằng cậu ấy có thể tiếp tục đảm nhận được
công việc ấy không, không thì đổi người. Còn đồng ý tiếp tục sẽ làm việc, mình sẽ trực
tiếp sang gặp gỡ đối tác cùng nhân viên để trao đổi thêm.
4. Hãy nói về các điểm mạnh và điểm yếu của anh/chị?
A. Tôi là người rất đáng tin cậy và hay giúp đỡ mọi người. Tôi cũng là người làm việc rất
chăm chỉ. Tuy nhiên tôi thường mất kiên nhẫn khi không có được các dữ liệu cần thiết
để phân tích, vì như thế tiến độ công việc sẽ chậm lại.


B. Tôi không hề có yếu điểm nào. Có thể tôi phải học thêm về vi tính. Điểm mạnh của
tôi nằm ở khả năng giao tiếp với những người khó tính nhất. Tôi không dễ bị nản lòng
thậm chí khi phải đương đầu với các công việc khó khăn nhất. Tôi là người rất giỏi phân
tích
C. Điểm mạnh của tôi chính là sự linh hoạt. Tôi đã phải nỗ lực rất nhiều để hoàn thành
công việc đúng hạn và đạt mục tiêu. Về phần yếu điểm, tôi thật sự yêu thích công việc
mình làm, do đó tôi thường bị quá tải về công việc. Tôi đang cố gắng hoàn thiện mình
và tìm kiếm cách làm việc thông minh hơn nữa.
Đáp án: C là câu trả lời tốt nhất.
Câu trả lời đã nêu lên được ví dụ cụ thể về các điểm mạnh. Những nhà tuyển dụng
thường tìm kiếm ở các ứng viên khả năng giao tiếp và sự linh hoạt. Các yếu điểm đã
được trình bày một cách khôn khéo bằng những lời lẽ tích cực.
5. Hãy tự giới thiệu về anh/chị?
A. Tôi sinh ra và lớn lên tại TP.HCM. Tôi lập gia đình, có 3 con và định cư tại đây. Tôi đã
tốt nghiệp đại học và làm việc cho một công ty quảng cáo được 8 năm. Tôi rất thích
ngành marketing và mong muốn được tiếp tục làm việc trong ngành này.
B. Tôi rất thông thạo các kỹ năng viết lách và quan hệ công chúng. Tôi đã làm việc cho
nhiều công ty khác nhau và nhận được rất nhiều lời khen từ cấp trên và đồng nghiệp.
Tôi có thể chịu được áp lực cao trong công việc. Ngoài ra, kỹ năng giao tiếp của tôi
cũng rất tốt.
C. Tôi đã có 6 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành marketing và bán hàng. 2 năm
vừa qua, tôi làm việc cho một công ty thương mại điện tử. Nhờ đó, tôi đã tích luỹ được
các kiến thức về thị trường và xuất bản trực tuyến. Tôi cũng rất thành thạo về các kỹ
năng phân tích và vi tính. Tôi là người làm việc tập thể và sẵn sàng đón nhận các thử
thách.
Đáp án: C là câu trả lời tốt nhất.
Bạn đã cung cấp cho người phỏng vấn bản phác thảo mang tính cụ thể về các kỹ năng,
kiến thức và tích cách của bản thân.
6. Hãy nêu lên một chiến lược marketing mà anh/chị đã thực hiện?
A. Một khách hàng đang tung ra thị trường một sản phẩm thương mại điện tử mới. Sau

khi tập hợp tất cả các nghiên cứu thị trường, tôi đến làm việc trực tiếp với các bộ phận
biên tập, sáng tạo và truyền thông. Sau khi thảo luận, chúng tôi quyết định lập ra một
kế hoạch tiếp thị trên TV, radio, báo chí, và Internet. Tôi theo dõi tất cả các chi phí và
dữ liệu trên Excel. Đây thực sự là một chiến lược rất mới mẻ và độc đáo.
B. Chúng tôi liên tục triển khai các chiến lược marketing và ứng dụng các công nghệ
mới. Chúng tôi tiến hành các cuộc nghiên cứu và phân tích thị trường. Chúng tôi cũng
luôn bám sát các đối thủ cạnh tranh và xu thế mới trên thị trường để không ngừng đổi
mới các dịch vụ của mình.
C. Điều này phụ thuộc vào từng dự án. Nhiệm vụ của tôi rất đa dạng, có khi là nghiên
cứu thị trường, phát triển thiết kế hay phân tích khách hàng. Tuy nhiên, dù là công việc
nào, tôi cũng cố gắng để hoàn thành.
Đáp án: A là câu trả lời tốt nhất.
Bằng cách nêu lên ví dụ cụ thể, bạn đã thể hiện được một số khả năng và kỹ năng tích
cực như: tư duy phân tích, kỹ năng giao tiếp, kiến thức chuyên môn, tinh thần đồng đội
- vốn là các tố chất rất quan trọng của các nhân viên trong ngành nghề này. Những
thành công trong quá khứ sẽ mở đường cho những thành công trong tương lai.
7. Anh/chị mong muốn mức lương bao nhiêu?
A. Mức lương tôi được trả cho công việc cuối cùng của mình là 4.000.000 đồng. Tôi
mong muốn được tăng lương, vì thế tôi hy vọng sẽ được trả lương cao hơn 15 đến 20%.
B. Tôi cần biết các thông tin về công việc tôi sẽ đảm nhận trước khi bàn đến vấn đề
lương. Tôi xin phép được thảo luận về vấn đề này sau. Ông/bà có thể nói cho tôi biết về
mức lương cũng như chính sách hoa hồng của công ty dành cho vị trí này không?
C. Tôi chắc chắn công ty sẽ đưa ra mức lương phù hợp với khả năng của tôi. Lương
bổng không là điều quan trọng nhất với tôi. Tôi đang tìm kiếm các cơ hội.
Đáp án: B là câu trả lời tốt nhất.
Đừng bàn đến mức lương cho đến khi biết được yêu cầu của công việc. Việc thu thập
đầy đủ các thông tin trước khi quyết định là vô cùng cần thiết. Ngoài ra bạn không nên
chỉ tập trung vào mức lương cơ bản, các thu nhập khác cũng rất quan trọng như: tiền
thưởng, hoa hồng, phúc lợi, lịch trả lương…
8. Công việc này có điểm gì hấp dẫn anh/chị?

A. Một người bạn của tôi đang làm việc tại công ty và nói với tôi rằng đây là một nơi
làm việc rất tốt. Thời gian rất linh hoạt và có nhiều chính sách ưu đãi dành cho nhân
viên. Tôi muốn được làm trong một công ty đề cao sự sáng tạo.
B. Tôi tìm thấy công việc trên Internet và biết được công ty đã triển khai một vài dự án
mà tôi rất quan tâm. Tôi đã hỏi thăm ý kiến của một vài chuyên gia và được biết công
ty nhận được rất nhiều sự ủng hộ. Cuối cùng, tôi quyết định gửi resume đến.
C. Tôi đang tìm kiếm một công ty có kiểu mẫu kinh doanh và quan điểm hoạt động như
công ty của quý ông. Chuyên môn và thế mạnh của tôi là marketing và phân tích điều
kiện thị trường. Tôi rất quan tâm về ý tưởng phát triển loại hình thương mại trực tuyến.
Đáp án: C là câu trả lời tốt nhất.
Câu trả lời cho thấy bạn đã tìm hiểu, vạch kế hoạch và rất quan tâm đến chức năng
hoạt động của công ty. Bạn cũng đã nêu lên được các kinh nghiệm quá khứ phù hợp với
yêu cầu của công việc hiện tại. Nhà tuyển dụng có thể nhận thấy sự nhiệt tình và nghị
lực trong câu trả lời này.
9. Vì sao anh/chị rời bỏ công việc hiện tại?
A. Công ty tôi đang tái cấu trúc lại hệ thống, 50 nhân viên trong đó có tôi phải ra đi. Tôi
có thể nhìn thấy một tương lai không được đảm bảo, mọi thứ đang đi xuống, họ đang
cắt giảm các hoạt động của bộ phận marketing
B. Tôi phát hiện công việc mình đang làm ngày một tẻ nhạt. Mọi việc cứ lặp lại ngày
qua ngày. Tôi muốn tìm một công việc đầy thử thách. Tôi đang tìm kiếm sự hài lòng
trong công việc và làm cân bằng cuộc sống của mình.
C. Tôi đã vạch ra cho bản thân một số mục tiêu. Tuy nhiên, thật không may, công ty tôi
hiện đang làm việc không thể rộng mở cho tôi các cơ hội đó. Giờ tôi bỗng nhận thấy
mình đã bỏ quá nhiều thời gian cho một công việc mà mình không thể tiến bộ được. Tôi
mong muốn được tiếp tục trau dồi bản thân và cống hiến nhiều hơn nữa.
Đáp án: C là câu trả lời tốt nhất.
Câu trả lời này xác định các mục tiêu và kế hoạch của bạn. Bạn đã giữ thế chủ động
hơn trong cuộc thương lượng với nhà tuyển dụng. Đôi khi có những điều xảy đến mà
chúng ta không thể kiểm soát được tuy nhiên việc bạn lập kế hoạch trong tương lai
chứng tỏ bạn là người mạnh mẽ.

10. Hãy kể lại một kinh nghiệm khi anh/chị phải giải quyết các vấn đề liên quan đến
tinh thần của nhân viên.
A. Khi tinh thần của mọi người suy giảm, tôi đối xử với họ nhẹ nhàng hơn. Tôi nghĩ họ
sẽ bớt cáu kỉnh hơn khi được nghỉ ngơi. Thỉnh thoảng, tôi tránh tiếp xúc với các nhân
viên đang có vấn đề. Thật khó khi phải đối diện với họ. Tôi cũng tổ chức một vài cuộc
họp và cố gắng giao tiếp với họ, thỉnh thoảng, điều này cũng mang lại hiệu quả.
B. Tôi không thể giải quyết các vấn đề tinh thần của nhân viên. Có một vài người không
hài lòng với công việc hiện tại. Tôi nghĩ, nếu thế họ tốt hơn nên tìm cơ hội mới ở nơi
khác. Vấn đề tinh thần không được đánh giá cao trong công ty tôi đang làm việc. Thật
khó khi phải vừa làm việc vừa để ý đến thái độ của người khác.
C. Khi tôi trở thành trưởng phòng marketing, nhiều nhân viên đã rời bỏ công ty. Tôi ngồi
xuống cùng mọi người để tìm ra nguyên nhân của vấn đề. Nhờ đó, tôi biết được rằng họ
không thích chương trình quảng cáo trên mạng của tôi. Tôi đã thuyết phục họ đây là
chiến lược tốt nhất bằng cách nêu lên những lợi ích của nó. Cuối cùng, họ đã ủng hộ ý
kiến này.
Đáp án: C là câu trả lời tốt nhất.
Câu trả lời nêu lên ví dụ cụ thể cho thấy khả năng lãnh đạo và các kỹ năng giao tiếp.
Không nhất thiết phải là các kinh nghiệm thành công, điều quan trọng là có thể chứng
minh cho các khả năng và kỹ năng của bạn.
Chúc các pạn thành công với buổi phỏng vấn của mình!
Câu hỏi 11: "Hãy nói về bản thân bạn"
Ban nên đưa ra câu trả lời nhanh chóng. Hãy nói về kết quả học tập của bạn, những
việc đã làm, những kinh nghiệm trong công việc gần đây và những dự định trong tương
lai.
Câu hỏi 12: "Tại sao bạn bỏ công việc gần đây nhất?"
Đây là cơ hội để bạn nói về KN của bạn và những dự định trong công việc. Bạn không
nên đưa ra một loạt những lý do khiến bạn ra đi, mà hãy tập trung vào những điều bạn
đã học được từ công việc trước đó.
Câu hỏi 3: "Nơi nào khiến bạn quan tâm, để ý trong vòng 5 năm tới?"
Hãy để NTD biết bạn là người kiên định và bạn muốn ở lại công ty trong thời gian dài.

Hãy nói nguyện vọng của bạn là được làm việc trong công ty mà bạn đang phỏng vấn.
Câu hỏi 14: "Điểm yếu của bạn là gì?"
Bạn không nên trả lời thẳng về những điểm yếu mà hãy đưa ra những giải pháp để bạn
có thể khắc phục, cải thiện những điểm yếu đó và giúp chúng ổn định trong công việc
mới.
Câu hỏi 15: "Tại sao bạn bị thôi việc?"
Đây là một câu hỏi khó, tuy nhiên, nhiều người không nói chính xác tại sao họ lại bị sa
thải. Cách tốt nhất để trả lời câu hỏi này là trả lời càng thật càng tốt.
Câu hỏi 16: "Hãy kể về ông chủ tồi nhất mà bạn đã gặp"
Không bao giờ được làm điều này. Một NTD có KN sẽ dè chừng và nhận ra rằng bạn sẽ
nói về ông ta hoặc cô ta như thế ở một nơi nào đó nếu sau này bạn cũng bị sa thải.
Câu hỏi 17: "Những người khác sẽ nói về bạn như thế nào?"
Thông tin từ đồng nghiệp đánh giá về bạn luôn khách quan. Việc lưu giữ những thông
tin phản hồi sẽ giúp bạn nhận ra điểm mạnh và điểm yếu của mình.
Câu hỏi 18: "Bạn có thể đưa ra gợi ý cho tôi về một điều gì đó mà người khác lại không
thể?"
Để trả lời câu hỏi này, bạn nên đi thẳng vào những thành tích đặc biệt của mình, hãy
thể hiện những giá trị của bạn và nói bằng cách nào bạn thu được những kết quả đó.
Câu hỏi 19: "Nếu được chọn một công ty để làm việc, nơi nào bạn muốn đến?"
Không bao giờ được nói bạn sẽ chọn một công ty nào khác ngoài công ty mà bạn đang
được phỏng vấn. Hãy nói về công việc và công ty mà bạn đang muốn vào làm việc.
Câu hỏi 20: "Bạn có sẵn lòng khi bị cắt giảm lương không?"
Khi kinh tế đang gặp nhiều khó khăn thì việc đàm phán về lương phải thật khéo. Hãy
nói rằng chất lượng công việc luôn được bạn đưa lên hàng đầu. Có thể lúc này bạn chấp
nhận hạ lương nhưng nhắc khéo sẽ quay trở lại đề tài đó khi bạn thể hiện được mình.
21. Bạn hãy nói về lương trước đây của bạn?
Câu trả lời: Bạn rất sẵn lòng cho nhà tuyển dụng biết con số, tiền lương tăng đều.
Trong công việc, tiền bạc với bạn không quan trọng bằng cơ hội học hỏi và làm việc.
22. Bạn có giá trị lương bao nhiêu?
Câu trả lời: Phương châm của bạn là làm việc và đóng góp với khả năng tốt nhất của

mình. Vì vậy, bạn luôn nỗ lực để đạt kết quả và được người chủ thừa nhận và công
bằng đặt bạn đúng giá trị của bạn.
23. Lương hiện tại của bạn là bao nhiêu?
Câu trả lời: Bạn nên nêu rõ tiền lương, thưởng, làm thêm giờ, những phúc lợi mà bạn
hưởng ở công ty cũ.
24. Trong thời gian từ 5 đến 10 năm, bạn muốn kiếm được bao nhiêu tiền?
Câu trả lời: Bạn mong tiền lương phản ánh nỗ lực của bạn và phù hợp với những vị trí
được trả lương tương đương.
25. Bạn nghĩ mọi người cùng nghề với bạn được trả lương tương xứng?
Câu trả lời: Hãy cẩn thận. Một số người được trả lương quá thấp. Nếu bạn là một trong
số đó, bạn hãy giữ điều đó cho riêng bạn. Đừng thể hiện sự giận dữ hay chống đối của
bạn. Bạn chẳng đạt được điều gì khi nói lên như vậy, nhưng lại có nhiều thứ để mất.
26. Bạn có bao giờ bị từ chối tăng lương không?
Bạn có thể trả lời: Những xét duyệt lương tạo nên sự tăng lương cùng với những đóng
góp của bạn. Điều đó, có nghĩa bạn chưa bao giờ bị từ chối tăng lương vì cách làm việc
không phù hợp.
27. Bạn có muốn trở thành một thành viên cho kế hoạch lương củ chúng tôi không?
Câu trả lời: Bạn rất vui nếu được tham gia kế hoạch này và bạn sẽ xem xét cẩn thận về
tổ chức kế hoạch và sự cạnh tranh trên thị trường tài chính.
28. Bạn mong muốn mức lương là bao nhiêu?
Câu trả lời: Lương căn cứ vào nhiều yếu tố: Điều kiện làm việc, triển vọng tương lai và
cơ hội thăng tiến. Tuy nhiên, khó chấp nhận một mức lương thấp hơn mức lương hiện
tại, bởi nó là sự thành công của bạn.
29. Bạn có thể hạ mức lương thấp nhất mà bạn chấp nhận nếu làm công việc này?
Câu trả lời: Có thể bạn đang bị cạnh tranh bởi những người đưa ra mức lương thấp hơn.
Trong câu trả lời bạn nên nêu những mức trách nhiệm của công việc và thành quả đạt
được.
29.Anh/chị biết gì về công ty của chúng tôi?
Chuẩn bị sẵn ở nhà trước buổi phỏng vấn! Dành ít thời gian để lên mạng hoặc vô thư
viện để tìm hiểu càng nhiều thông tin về công ty càng tốt, bao gồm sản phẩm, kích cỡ,

thu nhập, danh tiếng, hình ảnh, tài quản lý, con người, kỹ năng, lịch sử và triết lý của
công ty. Thể hiện sự quan tâm một cách có hiểu biết; đề nghị cán bộ phỏng vấn nói cho
bạn biết về công ty.
30. Tại sao anh/chị muốn làm việc cho chúng tôi?
Đừng nói những gì bạn muốn; đầu tiên, hãy nói về nhu cầu của họ. Bạn muốn trở thành
một phần của một dự án cụ thể của công ty; bạn muốn cùng giải quyết một vấn đề của
công ty; bạn cũng có thể đóng góp vào các mục tiêu cụ thể của công ty.
31. Anh/chị muốn làm gì cho chúng tôi?
Những gì anh/chị có thể làm mà người khác không thể? Liên hệ với kinh nghiệm trong
quá khứ cho thấy bạn đã thành công trong việc giải quyết các vấn đề ở công ty cũ, mà
những kinh nghiệm này có lẽ tương tự với công ty tương lai.
33. Thế còn công việc đề nghị mà anh/chị cho là hấp dẫn nhất?
Ít hấp dẫn nhất? Liệt kê ra ba hoặc nhiều hơn các nhân tố hấp dẫn và chỉ một nhân tố
kém hấp dẫn không đáng kể. 6. Tại sao chúng tôi nên thuê anh/chị?
Bởi kiến thức, kinh nghiệm, khả năng và kỹ năng của bạn.
34. Anh/chị tìm kiếm điều gì trong công việc?
Cơ hội sử dụng kỹ năng của bạn, để thể hiện và được công nhận.
35. Xin hãy cho tôi định nghĩa của một truong phong kinh doanh ?
(vị trí mà bạn đang được phỏng vấn, Nên ngắn gọn - đưa ra một định nghĩa tập trung
vào hành động và kết quả.
36. Anh/chị cần bao lâu mới có thể đóng góp đáng kể cho công ty chúng tôi?
Hoàn toàn không mất nhiều thời gian - bạn chỉ mong đợi một khoảng thời gian ngắn để
thích nghi với quỹ đạo của công ty.
37. Anh/chị sẽ ở lại với chúng tôi trong bao lâu?
Miễn là chúng ta đều cảm thấy tôi còn đóng góp, đạt thành tựu, trưởng thành
Mẫu trắc nghiệm phỏng vấn dành cho nhân viên
kinh doanh
1. Anh/Chị đã bao giờ tự quyết định một vấn đề nào khi làm việc chưa? Nếu có, xin vui lòng kể lại kinh
nghiệm đó
a. Tôi luôn tự quyết định mọi vấn đề liên quan đến công việc. Cũng có khi, tôi bàn bạc với sếp mình, tuy

nhiên tôi thật sự không cần đến lời khuyên của cô ta. Tôi đã làm việc trong công ty quá lâu để có thể biết
phải giải quyết mọi vấn đề như thế nào. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm nếu phạm sai lầm.
b. Có lần, tôi và sếp đang đi công việc cùng nhau, lúc này tôi phải đưa ra một quyết định quan trọng liên
quan đến vấn đề phân phối sản phẩm. Tôi hoàn toàn nhận biết được sự hiện diện của ông, tuy nhiên tôi
có thể giải quyết tình huống này mà không cần làm ông bận tâm. Sau đó, tôi đã thảo luận với ông ta về
sự việc này, chúng tôi đưa ra những quan điểm khác nhau, tuy nhiên cuối cùng ông đã đánh giá cao và
ủng hộ quyết định của tôi. Tôi rất tôn trọng và lắng nghe ý kiến của ông. Tôi xem trọng tinh thần làm việc
tập thể.
c. Ra quyết định là một phần công việc hàng ngày của tôi. Tôi báo cáo với sếp mỗi ngày, ngược lại cô ta
giải đáp cho các thắc mắc tôi đưa ra. Tôi không có quyền đưa ra các quyết định liên quan đến tiền nong
của công ty. Vì thế, tôi mong muốn có thể phát triển các kỹ năng ra quyết định để trở thành một người
độc lập.
2. Anh /chị đã bao giờ phải thay đổi do nhu cầu của môi trường làm việc không?
a. Thay đổi là điều tất yếu trong cuộc sống. Tôi không thích sự thay đổi, tôi đã quen làm mọi việc theo
một cách nhất quán trong khi mọi người lại nghĩ khi thay đổi nghĩa là làm mọi việc trở nên tốt hơn. Trong
2 năm vừa qua tôi đã có 4 ông chủ. Tuy nhiên, tôi vẫn có thể điều chỉnh.
b. Tôi chỉ làm việc thôi. Tôi chấp nhận mọi việc. Tôi không đưa ra các quy tắc. Tôi chỉ làm theo. Tôi đã
làm việc trong công ty cũ được gần 8 năm. Tôi làm việc chăm chỉ và tuân thủ mọi quy định.
c. Thay đổi trong công việc là điều tất yếu xảy ra. Công việc thường trở nên khó khăn hơn khi có sự thay
đổi. Tôi đã trao đổi với ông chủ và chúng tôi đã bàn bạc về vấn đề này. Chúng tôi đã cùng thống nhất một
bảng ghi nhớ và điều này đã tạo ra sự thay đổi lớn với tất cả các nhân viên
3. Hãy nói về các điểm mạnh và điểm yếu của anh/chị
a. Tôi là người rất đáng tin cậy và hay giúp đỡ mọi người. Tôi cũng là người làm việc rất chăm chỉ. Tuy
nhiên tôi thường mất kiên nhẫn khi các nhân viên của mình không hoàn thành công việc đúng thời hạn
.Vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến công việc của tôi.
b. Tôi không hề có yếu điểm nào. Có thể tôi phải học thêm về vi tính. Điểm mạnh của tôi nằm ở khả năng
giao tiếp với những người khó tính nhất. Tôi là người không dễ bị nản lòng thậm chí khi phải đương đầu
với các công việc kho khăn nhất. Tôi rất dễ chịu.
c. Điểm mạnh của tôi chính là sự linh hoạt. Công ty cũ của tôi đã trải qua nhiều thay đổi về cấu trúc và
chính sách quản lý, để phù hợp với hoàn cảnh mới tôi đã tự điều chỉnh mình. Về phần yếu điểm, tôi thật

sự yêu thích công việc mình làm, do đó tôi thường bị quá tải về công việc. Tôi đang cố gắng hoàn thiện
mình , tìm kiếm cách làm việc thông minh hơn để tránh không phải tốn nhiều thời gian như thế.
4. Khi nào bạn cảm thấy làm việc có động cơ nhất
a. Khi mới bước chân vào công việc bán hàng, tôi đã trải qua một chương trình huấn luyện đầy căng go.
Tôi là người biết tự định hướng và tạo động lực làm việc cho bản thân. Tôi đã hoàn thành mọi công việc
đúng hạn và tuân thủ kỷ luật. Áp lực công việc không hề ngăn cản được tôi.
b. Khi nhận một dự án, tôi muốn biết tất cả các chi tiết liên quan đến nó. Tôi thích đưa ra các mốc hoàn
thành công việc và làm việc theo chúng. Tôi cố gắng tập trung vào kế hoạch ban đầu cũng như làm mọi
thứ hoàn hảo ngay từ lần đầu tiên.
c. Khi làm việc với mọi người và giúp đỡ họ giải quyết các vấn đề. Tôi có cảm giác như mình đang giúp
đỡ các khách hàng. Điểm mạnh của tôi là giao tiếp và giải quyết vấn đề. Tôi đã nhận được lời khen từ
khách hàng. Tôi có khả năng xây dựng và duy trì các mối quan hệ khách hàng. Đây là lúc tôi cảm thấy
hài lòng và làm việc hăng hái nhất
5. Hãy nêu lên một chiến lược mà các anh/ chị đã sử dụng thành công, góp phần tăng doanh thu của
công ty
a. Chúng tôi lập các kế hoạch marketing cho từng quý cũng như đề ra các mục tiêu. Tôi lấy nó làm nền
tảng cho các hoạt động và cố gắng thực hiện doanh số dự kiến. Khi mọi việc không suông sẻ, tôi nhìn lại
kế hoạch này và động viên bản thân.
b. Tôi phải tung ra thị trường một dòng sản phẩm mới, nhiệm vụ này làm tôi nảy ra ý tưởng tổ chức một
cuộc thi dành cho khách hàng. Mỗi khách hàng đồng ý cho tôi giới thiệu vào sản phẩm sẽ được tham gia
vào chương trình khuyến mãi với giải thưởng là một chuyến du lịch Hawaii dành cho 2 người. Đối với
những khách hàng mua sản phẩm của công ty sẽ được rút thăm may mắn và giảm giá. Tôi gửi thư thông
báo đến tất cả các khách hàng và kết quả thật bất ngờ. Tôi đã được lên chức trưởng phòng
c. Kế hoạch của tôi bao gồm việc mời chào các khách hàng cũ cũng như tìm kiếm các khách hàng mới.
Tôi đặt ra các mục tiêu hàng ngày/hàng tuần/hàng tháng. Tôi làm mọi điều để duy trì doanh thu của công
ty. Tôi tin rằng sự kiên nhẫn và theo sát khách hàng là bí quyết của một nhân viên kinh doanh.
6. Vì sao anh/ chị rời bỏ công việc trước đây?
a. Công ty tôi hiện công tác đang tái cấu trúc lại hệ thống, 50 nhân viên trong đó có tôi phải ra đi. Tôi có
thể nhìn thấy một tương lai không được đảm bảo, mọi thứ đang đi xuống, họ đang cắt giảm các quyền lợi
của nhân viên.

b. Tôi phát hiện công việc mình đang làm ngày một tẻ nhạt. Mọi việc cứ lập lại ngày qua ngày. Tôi muốn
tìm một công việc đầy thử thách. Tôi đang tìm kiếm sự hài lòng trong công việc và làm cân bằng cuộc
sống của mình.
c. Tôi đã vạch ra cho bản thân các mục tiêu,tuy nhiên, thật không may công ty tôi hiện đang làm việc
không thể rộng mở cho tôi các cơ hội đó. Giờ tôi bỗng nhận thấy mình đã bỏ quá nhiều thời gian cho một
công việc và mình không thể tiến bộ được. Tôi mong muốn có được cơ hội mới để có thể tràu dồi bản
thân và cống hiến nhiều hơn nữa.
7. Anh/ chị mong muốn mức lương bao nhiêu ?
a. Mức lương tôi được trả cho công việc cuối cùng của mình là 3.000. 000 Tôi mong muốn được tăng
lương, vì thế tôi hy vọng sẽ được trả lương cao hơn 20 đến 30%.
b. Tôi cần biết các thông tin về công việc tôi sẽ đảm nhận trước khi bàn đến vấn đề lương. Tôi xin phép
được thảo luận về vấn đề này sau. Ông/ Bà có thể nói cho tôi biết công ty có thể trả lương bao nhiêu cho
vị trí này?
c. Tôi chắc chắn công ty sẽ đưa ra mức lương phù hợp với khả năng của tôi. Lương bổng không thể là
điều quan trọng nhất với tôi. Tôi đang tìm kiếm các cơ hội
8. Anh/ Chị có câu hỏi nào dành cho chúng tôi không ?(nhà tuyển dụng thường hỏi các ứng viên vào cuối
buổi phỏng vấn)
a. Tôi không có câu hỏi nào. Ông/ Bà đã trình bày tất cả rồi
b. Ông/Bà vui lòng giải thích thêm về chính sách tính hoa hồng cho các nhân viên kinh doanh của công
ty. Khi nào chúng có hiệu lực? Trợ cấp hàng năm? Công ty có chính sách cho người nghỉ hưu không? ….
c. Vâng. Xin Ông/Bà nói cho tôi biết về những ưu thế của sản phẩm công ty trên thị trường cũng như
những thuận lợi mà tôi có được khi tôi làm việc tại đây? Hướng phát triển hay các kế hoạch trong tương
lai của công ty?
9. Khi nào anh/chị cảm thấy hài lòng với công việc nhất?
a. Tôi hoàn toàn hài lòng với tất cả công việc khi bắt đầu, tuy nhiên sự nhàm chán bắt đầu xuất hiện khi
tôi trở nên thành thạo. Tôi làm việc tốt nhất khi bản thân bị thách thức. Đây là nguyên nhân khiến tôi đổi
việc nhiều lần.
b. Sự trưởng thành trong công việc mang đến cho tôi sự hài lòng. Khi mới bước chân vào nghề này, tôi
đã phải làm việc chăm chỉ, học tập không ngừng và lắng nghe nghe các chỉ bảo của những người đi
trước. Nhờ đó mà tôi đã trở nên chính chắn rất nhiều. Tôi còn học được cách ứng xử với tất cả mọi

người trong mọi tình huống. Tôi vẫn đang tiếp học hỏi những điều hay để bổ sung cho nghề nghiệp của
bản thân.
c. Tôi chưa bao giờ cảm thấy hài lòng với bản thân. Tôi vẫn đang chờ đợi một công việc mà tôi có thể
vận dụng tất cả các điểm mạnh và năng lực của mình. Tôi biết công việc mới này sẽ mang đến cho tôi cơ
hội mà ở các công việc trước đây, tôi không thể có được.
10. Hãy giới thiệu về Anh/chị
a. Tôi xin ra và lớn lên tại Bình Dương. Tôi lập gia định và định cư tại đây. Tôi đã tốt nghiệp đại học và
làm việc cho Bộ phận kinh doanh của một công ty lớn được hơn 2 năm. Hiện tôi đang tìm một công việc
mang tính thử thách năng lực. Tôi chấp nhận đi từ nấc thang đầu tiên.
b. Là một nhân viên bán hàng giỏi, tôi thích làm việc trong tập thể và có khả năng giao tiếp với nhiều
người. Tôi đã làm việc cho nhiều công ty và nhận được nhiều khoản hoa hồng kinh doanh. Tôi làm việc
rất chăm chỉ và có thể chịu được áp lực công việc cao.
c. Tôi đã có 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực bán hàng. 2 năm trước, tôi làm việc cho một công ty thực
phẩm. Ngoài việc thành thạo các kỹ thuật bán hàng, tôi còn có nhiều mối quan hệ với các khách hàng.
Tôi muốn làm việc trong môi trường tập thể và chấp nhận thử thách.
Mẫu trắc nghiệm tuyển dụng nhân viên quản trị
1. Vui lòng kể lại cho tôi về thời điểm khi Anh/Chị phải suy nghĩ về các viễn cảnh lâu dài và chiến lược
cho công việc hàng ngày.
a. Ví dụ tốt nhất mà tôi có thể nêu lên là kinh nghiệm xây dựng thương hiệu. Chúng tôi đã thuê một số
ngôi sao thể thao để quảng bá cho sản phẩm. Chúng tôi làm mọi thứ để giới thiệu nhãn hiệu đến công
chúng. Chúng tôi gửi đi hàng ngàn bức thư quảng cáo. Chúng tôi đã bỏ ra một khoản ngân sách khá lớn
cho chiến dịch này. Về cơ bản, mọi hoạt động đều tập trung vào nhãn hiệu chúng tôi đang cố gắng thiết
lập. Mọi người trong công ty đều ý thức được nhiệm vụ này.
b. Phương pháp marketing của tôi nhằm mục đích duy trì mối quan hệ với khách hàng cũ và lôi kéo
khách hàng mới. Có một thách thức mà tôi phải đối mặt khi làm việc ở công ty trước đây là tình trạng số
lượng khách hàng ngày càng giảm sút. Tôi đã làm việc với các nhân viên cấp dưới và phòng ban liên
quan để hoạch định chiến lược giữ chân khách hàng và tiếp tục phát triển, mở rộng trong tương lai. Tôi
quyết định thành lập các nhóm phỏng vấn khách hàng. Dữ liệu sau khi tập hợp sẽ được chuyển đến
phòng marketing. Chìa khóa thành công của chương trình này nằm ở sự đóng góp và hỗ trợ của những
người cùng làm việc với tôi.

c. Tôi thường cập nhật các thông tin trên thị trường và thỉnh thoảng hành động nhanh chóng để chiếm
lĩnh thị phần. Chúng tôi luôn cố gắng tạo sự chú ý trong một thị trường cạnh tranh gay gắt. Tôi rất nỗ lực
để gia tăng lợi nhuận cho công ty. Tôi đã lãnh đạo thành công một số chiến dịch quảng cáo thậm chí
ngay cả khi điều kiện thị trường không thuận lợi
2. Anh/Chị đã từng bao giờ phản đối ý kiến của người khác mặc dù điều nay sẽ gây nên mâu thuẫn
chưa?
a. Có một biến cố đã xảy ra bên ngoài khuôn viên nơi diễn ra cuộc họp của giám đốc công ty tôi. Một số
người phản đối đã vượt qua hàng rào bảo vệ và tràn vào trong. Tôi đã phải kháng cự lại họ dù chưa từng
làm điều này bao giờ. Tôi đã trao đổi với từng người một và thuyết phục họ về những nguy cơ mà họ sẽ
phải đối mặt. Đây không phải là phong cách làm việc của tôi, tuy nhiên tình huống trước mắt đã buộc tôi
phải sử dụng quyền lực của mình để trấn áp đám đông đang mất bình tĩnh và thiếu sáng suốt. Phải thừa
nhận là có những ngày làm việc vô cùng khó khăn, tôi thỉnh thoảng cũng có chút nghi ngờ về khả năng
của chính mình. Tuy nhiên tôi luôn vững tin rằng tôi biết điều tốt nhất cho sự nghiệp lâu dài của mình. Và
thực tế đã chứng minh, các hành động của tôi là hoàn toàn đúng đắn.
b. Tôi là một nhà quản lý rất kiên quyết. Đã có nhiều lần tôi đưa ra các quyết định mà không có được sự
đồng ý hoàn toàn của các nhân viên, tuy nhiên đây là nhiệm vụ của tôi. Nếu nhận thấy một khoản chi tiêu
hay chính sách không cần thiết phải tốn kém, tôi sẽ can thiệp và đưa ra quyết định huỷ bỏ. Tôi tin rằng
người lãnh đạo có nhiệm vụ gánh chịu các rủi ro và đưa ra các quyết định không nhượng bộ.
c. Tôi đã trải qua một chặng đường đầy chông gai để đạt đến vị trí này. Tôi luôn tự hào về phong cách
làm việc tập thể của bản thân. Tôi hiếm khi đưa ta các quyết định mà không cân nhắc đến mọi người
xung quanh. Thỉnh thoảng cũng có một số mâu thuẫn nảy sinh, tuy nhiên nhờ vào mối quan hệ tốt đẹp và
sự thông cảm lẫn nhau, chúng tôi đã vượt qua tất cả. Chìa khóa thành công trong doanh nghiệp, theo tôi
nằm ở việc tuyển dụng các nhân tài.
3. Anh/Chị làm gì đề lôi kéo người khác vào các mục tiêu của mình?
a. Tôi luôn đòi hỏi nhân viên của mình các kết quả làm việc hoàn hảo nhất. Phương thức của tôi là tất cả
đều tập trung vào một mục tiêu và kết quả chung. Tôi đóng vai trò là người hướng dẫn và hỗ trợ trong khi
các nhân viên chịu trách nhiệm cho quá trình triển khai.
b. Tôi tập trung vào các kết quả. Gần đây, đội của tôi được giao nhiệm vụ tăng lợi nhuận 25 % trước khi
kết thúc quý 1. Tôi đã gặp gỡ với mọi người và đề ra các mục tiêu cụ thể. Tôi phân chia nhiệm vụ cho
từng cá nhân. Chúng tôi đồng ý sẽ chia lợi nhuận cho các nhân viên sau khi hoàn thành mục tiêu đề ra.

Bản thân tôi, chịu trách nhiệm hoàn toàn trước ban giám đốc. Chúng tôi đã làm việc rất đoàn kết để có
được một chiến dịch thành công. Theo tôi việc xác định các kết quả mong muốn, ưu tiên các công việc
quan trọng và giao tiếp trong tập thể chính là chìa khóa dẫn đến thành công. Chúng tôi đã hoàn thành
mục tiêu bất chấp thời hạn eo hẹp.
c. Là một giám đốc tài chính, tôi có trách nhiệm làm gương cho các nhân viên cấp dưới. Tôi phải thiết lập
các tiêu chuẩn và giám sát quá trình thực thi chúng. Mặc dù, tôi đánh giá cao các đóng góp của mọi
người, tuy nhiên trách nhiệm hoàn thành mục tiêu cuối cùng vẫn thuộc về tôi. Tôi đề ra các định hướng
và chắc chắn là các nhân viên khác phải hoàn thành công việc của họ. Họ có thể tham vấn tôi khi gặp
vấn đề khó khăn hay vướng mắc. Tôi luôn sẵn lòng giải đáp.
4. Anh/ Chị đã bao giờ lập kế hoạch và quản lý một dự án vượt quá phạm vị hoạt động hàng ngày chưa?
Nếu có, xin vui lòng kể lại
a. Tôi quản lý đội ngũ nhân viên kinh doanh dựa trên các báo cáo, vì thế việc bỏ qua nhiều chi tiết nhỏ
của dự án là điều không tránh khỏi. Tôi là người vạch ra kế hoạch và chịu trách nhiệm điều hành, tuy
nhiên mọi hoạt động triển khai hàng ngày đều do các nhân viên đảm nhận. Tôi đánh giá cao phương
thức quản lý không gò bó. Tôi tin tưởng và tôn trọng công việc của họ. Ngoài ra, tôi cũng thường xuyên
liên lạc và sẵn sàng khi họ cần đến ý kiến chuyên môn của tôi
b. Tôi đã hoạch định kế hoạch cho nhiều dự án ,vì thế có khá nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Tôi
thường cố gắng xác định các mục tiêu, sau đó, trao đổi với các nhân viên. Các dự án thường biến động,
vì thế tôi không đề ra một kế hoạch hay phương thức cứng nhắc để quản lý họ. Tôi chỉ hành động khi
cần thiết. Mục tiêu chính của tôi là phát triển công ty và gia tăng lợi nhuận.
c. Công ty của tôi phải thực hiện một dự án tiếp thị cho dịch vụ mới. Điều đầu tiên tôi thực hiện là hoạch
địch chiến lược với tất cả các thành viên dựa trên hình ảnh của công ty và nhiệm vụ cần triển khai.
Chúng tôi đã thực hiện các cuộc phân tích bên trong, bên ngoài, phỏng vấn khách hàng và nghiên cứu xu
thế thị trường. Chúng tôi đã phát triển một kế hoạch marketing nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng.
Thành công của dự án phụ thuộc phần lớn vào việc lập kế hoạch linh hoạt và sự trao đổi thường xuyên
giữa các thành viên và tôi.
5. Anh/Chị làm gì để luôn theo kịp với những biến đổi trong lĩnh vực công nghệ và các ứng dụng của nó
a. Hình dung ra tương lai là một phần của quá trình hoạch định chiến lược. Tôi là người rất siêng năng
đọc báo. Công việc chính của tôi là nâng cao giá trị của sản phẩm và mở rộng kinh doanh. Tôi thường để
nhân viên của mình tự tìm hiểu các công nghệ mới. Tôi tin rằng không ai có thể là chuyên gia trên tất cả

các lãnh vực ,vì thế tôi dựa vào sự giúp đỡ của mọi người để tiến đến sự hoàn thiện. Theo tôi, nhiệm vụ
của người quản lý là tạo nên các quá trình kinh doanh đổi mới và đem lại lợi nhuận cao.
b. Tôi thường theo dõi các tiến bộ trong công nghệ và đánh giá cao các ứng dụng của chúng. Mặc dù
không phải là chuyên viên kỹ thuật, tôi có thể sử dụng tất cả các ứng dụng hiện nay cũng như nắm vững
các thuật ngữ chuyên môn về cơ bản. Tôi thường tham dự vào các cuộc hội thảo, họp mặt đoàn thể để
học hỏi kinh nghiệm từ các công ty khác. Tôi cũng tham khảo các tạp chí công nghệ và đặt mua báo
FastCompany dài hạn. Nguồn thông tin tốt nhất nằm chính trong nội bộ công ty tôi. Tôi trao đổi với các
nhân viên IT ít nhất 1 lần/tuần để kiểm tra và cập nhật các phương thức làm việc mới.
c. Tôi có khuynh hướng xem công nghệ không thuộc phạm vi chuyên môn của mình. Ngoài việc sử dụng
e-mail, Internet, tôi không quan tâm đến vấn đề khác. Tôi chỉ cập nhật thông tin về các phần mềm quản lý
hiện đại nhất. Tuy nhiên, mục tiêu chính vẫn là hoàn thành các doanh số đề ra. Các chuyên gia công
nghệ thông tin có trách nhiệm về công việc này, không phải tôi. Tôi đã có rất nhiều thành công trong công
tác marketing, bán hàng và quản lý. Tôi không chỉ tập trung vào khách hàng và các nhu cầu hiện tại. Tôi
đề ra các tiêu chuẩn cao cho nhân viên và bản thân. Tôi tin rằng phương thức chỉ đạo theo nguyên tắc là
chìa khoá thành công trong tương lai.
6. Anh/Chị xác lập kiểu quan hệ nào với các phòng ban khác trong công ty cũ?
a. Tôi đã làm việc cho nhiều phòng ban khác nhau như: tài chính, nhân sự, dịch vụ khách hàng, kinh
doanh và tiếp thị. Tôi đánh giá cao các công việc của những bộ phận này. Thách thức gần đây nhất của
tôi là làm việc với phòng nhân sự và các nhân viên IT để thiết kế nên một công cụ quản lý gồm 360 cấp
bậc. Mỗi bộ phần đều có những đóng góp khác nhau. Tuy nhiên, chúng tôi đã cùng trao đổi và nỗ lực làm
việc. Kết quả là, dự án đã thành công tốt đẹp
b. Chúng tôi tổ chức buổi họp cho tất cả các nhân viên quản lý 2 lần/tháng và chia sẻ các thông tin. Đây
là cách tốt nhất để biết được các dự án từ những bộ phận khác. Tôi làm việc với những người lãnh đạo
của các phòng ban tham gia vào dự án. Tôi không có thời gian để theo dõi thường xuyên mọi hoạt động
của các bộ phận khác tuy nhiên tôi dựa vào họ để quản lý toàn bộ công ty.
c. Tôi luôn sẳn sàng hỗ trợ các phòng ban khác nếu họ cần đến chuyên môn của tôi. Theo tôi, nếu từng
nhà quản lý điều hành tốt lãnh vực của mình, cả guồng máy sẽ vận hành trôi chảy. Khi chúng ta đặt chân
vào công việc của người khác, mọi việc sẽ trở nên rối loạn. Phương pháp của tôi là làm việc thông qua
những người lãnh đạo của các bộ phận. Tôi tập trung vào công việc của mình và thật sự không thể gánh
vác thêm trách nhiệm nào khác.

7. Theo Anh/Chị, thế nào là khách hàng chính?
a. Khách hàng chính là những người luôn thanh toán các hoá đơn. Nếu khách hàng không thanh toán,
việc kinh doanh sẽ không thể tiếp tục. Càng có nhiều khách hàng, doanh thu càng gia tăng. Tôi tin tưởng
vào việc làm hài lòng khách hàng và đã thành lập nên một bộ phận phục vụ khách hàng tốt nhất. Các
nhân viên này được huấn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề. Tôi cho phép họ làm mọi điều cần thiết để
thoã mãn khách hàng. Tôi có rất nhiều nguồn khách hàng và đang kinh doanh thuận lợi.
b. Điều này thực ra phụ thuộc vào tình huống. Lãnh đạo công ty có vai trò rất quan trọng trong việc tạo
động lực và sự ham thích làm việc của tôi. Tôi thích là thành viên của một đội ngũ năng động. Tôi đã làm
việc với tất cả nhân viên trong đội từ khi công ty mới thành lập. Ý kiến của chúng tôi không giống nhau,
tuy nhiên điều này không quan trọng. Tôi đã có những đội làm việc hiệu quả cũng như không hiệu quả.
Và điều này thực sự ảnh hưởng đến sinh lực của cả nhóm.
c. Lãnh đạo đội ngũ quản lý sản phẩm là trách nhiệm của tôi; họ giúp tôi kiểm soát các khách hàng chính.
Nếu họ thành công, công ty sẽ thành công. Công việc của tôi là tuyển chọn các nhân tài và đem lại hiệu
quả cho hoạt động của công ty. Nếu chúng tôi có các giải pháp kinh doanh sáng tạo, tất cả chúng tôi sẽ
chiến thắng. Tôi theo dõi và hỗ trợ cho tất cả các thành viên trong đội. Tôi kỳ vọng vào kết quả tốt đẹp và
làm việc với tất cả các cá nhân cho đến khi đạt được mục tiêu. Nhiệm vụ của đội là xây dựng các mối
quan hệ với khách hàng. Các khách hàng chính là quan tâm hàng đầu của đội trong khi mối quan tâm
của tôi là họ.
8. Điều gì dẫn Anh/Chị đến thành công
a. Điều này thực ra phụ thuộc vào tình huống. Lãnh đạo công ty có vai trò rất quan trọng trong việc tạo
động lực và sự ham thích làm việc của tôi. Tôi thích là thành viên của một đội ngũ năng động. Tôi đã làm
việc với tất cả nhân viên trong đội từ khi công ty mới thành lập. Ý kiến của chúng tôi không giống nhau,
tuy nhiên điều này không quan trọng. Tôi đã có những đội làm việc hiệu quả cũng như không hiệu quả.
Và điều này thực sự ảnh hưởng đến sinh lực của cả nhóm.
b. Sự cạnh tranh luôn là nguồn động lực to lớn đối với tôi. Tôi yêu thích chiến thắng. Tôi vận dụng nguồn
năng lượng và quyết tâm này vào công việc khi phải cạnh tranh để có được các hợp đồng. Tôi theo dõi
thường xuyên các hoạt động của những công ty khác và làm việc theo trật tự.
c. Tôi đề ra các tiêu chuẩn cao cho bản thân. Tôi luôn khao khát làm mọi thứ tốt hơn và vượt trên các tiêu
chuẩn của sự xuất sắc. Thỉnh thoảng, tôi thậm chí còn đấu tranh với chính mình. Khi còn làm ở công ty
cũ, có lần một nhân viên đã trình bày với tôi về một chương trình phát triển sản phẩm mà theo tôi nhận

xét giải pháp thực hiện của anh ta không khả thi. Tôi đã tham khảo ý kiến của các chuyên gia và tiếp tục
tìm kiếm cho đến khi có được câu trả lời tốt nhất cho vấn đề. Tôi không ngại khó khăn và thử thách.
9. Hãy nói về các điểm mạnh và điểm yếu của anh/chị
a. Tôi là người rất đáng tin cậy và hay giúp đỡ mọi người. Tôi cũng là người làm việc rất chăm chỉ. Tuy
nhiên tôi thường mất kiên nhẫn khi các nhân viên của mình không hoàn thành công việc đúng thời hạn
.Vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến tiến độ chung của công ty.
b. Tôi không hề có yếu điểm nào. Có thể tôi nên tập trung hơn. Điểm mạnh của tôi nằm ở khả năng giao
tiếp với những người khó tính nhất. Tôi là người không dễ bị nản lòng thậm chí khi phải đương đầu với
các công việc khó khăn nhất. Tôi rất dễ chịu.
c. Điểm mạnh của tôi chính là khả năng giải quyết vấn đề và hướng đến thành công. Trong tất cả các
công việc trước đây, tôi đều hoàn thành vượt mục tiêu đề ra. Mọi người biết đến tôi như một người làm
việc có tư duy đầy sáng tạo. Về phần yếu điểm, tôi thật sự yêu thích vị trí của mình, do đó thường bị quá
tải về công việc. Tôi đang cố gắng hoàn thiện bản thân, tìm kiếm cách làm việc thông minh hơn để rút
giảm thời gian và nâng cao năng suất.
10. Vì sao Anh/Chị rời bỏ công việc hiện tại?
a. Công ty tôi hiện công tác đang tái cấu trúc lại hệ thống, 50 nhân viên trong đó có tôi phải ra đi. Tôi có
thể nhìn thấy một tương lai không được đảm bảo, mọi thứ đang đi xuống, họ đang cắt giảm tất cả các
chính sách dành cho nhân viên.
b. Tôi phát hiện công việc mình đang làm ngày một tẻ nhạt. Mọi việc cứ lập lại ngày qua ngày. Tôi muốn
tìm một công việc đầy thử thách. Tôi đang tìm kiếm sự hài lòng trong công việc và làm cân bằng cuộc
sống của mình.
c. Tôi đã vạch ra cho bản thân một số mục tiêu. Tuy nhiên, thật không may, công ty tôi hiện đang làm việc
không thể rộng mở cho tôi các cơ hội đó. Giờ tôi bỗng nhận thấy đã bỏ quá nhiều thời gian cho một công
việc mà mình không thể tiến bộ được. Tôi mong muốn được tiếp tục trau dồi bản thân và cống hiến nhiều
hơn nữa.
11. Anh/Chị mong muốn mức lương bao nhiêu?
a. Mức lương tôi được trả cho công việc cuối cùng của mình là 7.000.000. Tôi mong muốn được tăng
lương, vì thế tôi hy vọng sẽ được trả lương cao hơn 15% đến 20%.
b. Tôi cần biết các thông tin về công việc tôi sẽ đảm nhận trước khi bàn đến vấn đề lương. Tôi xin phép
được thảo luận về vấn đề này sau. Ông/ Bà có thể nói cho tôi biết về mức ngân quỹ của công ty dành

cho vị trí này không?
c. Tôi chắc chắn công ty sẽ đưa ra mức lương phù hợp với khả năng của tôi. Lương bổng không là điều
quan trọng nhất với tôi. Tôi đang tìm kiếm các cơ hội
Mẫu trắc nghiệm phỏng vấn dành cho nhân viên kinh doanh
1. Anh/Chị đã bao giờ tự quyết định một vấn đề nào khi làm việc chưa? Nếu có, xin vui lòng kể lại kinh
nghiệm đó
a. Tôi luôn tự quyết định mọi vấn đề liên quan đến công việc. Cũng có khi, tôi bàn bạc với sếp mình, tuy
nhiên tôi thật sự không cần đến lời khuyên của cô ta. Tôi đã làm việc trong công ty quá lâu để có thể biết
phải giải quyết mọi vấn đề như thế nào. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm nếu phạm sai lầm.
b. Có lần, tôi và sếp đang đi công việc cùng nhau, lúc này tôi phải đưa ra một quyết định quan trọng liên
quan đến vấn đề phân phối sản phẩm. Tôi hoàn toàn nhận biết được sự hiện diện của ông, tuy nhiên tôi
có thể giải quyết tình huống này mà không cần làm ông bận tâm. Sau đó, tôi đã thảo luận với ông ta về
sự việc này, chúng tôi đưa ra những quan điểm khác nhau, tuy nhiên cuối cùng ông đã đánh giá cao và
ủng hộ quyết định của tôi. Tôi rất tôn trọng và lắng nghe ý kiến của ông. Tôi xem trọng tinh thần làm việc
tập thể.
c. Ra quyết định là một phần công việc hàng ngày của tôi. Tôi báo cáo với sếp mỗi ngày, ngược lại cô ta
giải đáp cho các thắc mắc tôi đưa ra. Tôi không có quyền đưa ra các quyết định liên quan đến tiền nong
của công ty. Vì thế, tôi mong muốn có thể phát triển các kỹ năng ra quyết định để trở thành một người
độc lập.
2. Anh /chị đã bao giờ phải thay đổi do nhu cầu của môi trường làm việc không?
a. Thay đổi là điều tất yếu trong cuộc sống. Tôi không thích sự thay đổi, tôi đã quen làm mọi việc theo
một cách nhất quán trong khi mọi người lại nghĩ khi thay đổi nghĩa là làm mọi việc trở nên tốt hơn. Trong
2 năm vừa qua tôi đã có 4 ông chủ. Tuy nhiên, tôi vẫn có thể điều chỉnh.
b. Tôi chỉ làm việc thôi. Tôi chấp nhận mọi việc. Tôi không đưa ra các quy tắc. Tôi chỉ làm theo. Tôi đã
làm việc trong công ty cũ được gần 8 năm. Tôi làm việc chăm chỉ và tuân thủ mọi quy định.
c. Thay đổi trong công việc là điều tất yếu xảy ra. Công việc thường trở nên khó khăn hơn khi có sự thay
đổi. Tôi đã trao đổi với ông chủ và chúng tôi đã bàn bạc về vấn đề này. Chúng tôi đã cùng thống nhất một
bảng ghi nhớ và điều này đã tạo ra sự thay đổi lớn với tất cả các nhân viên
3. Hãy nói về các điểm mạnh và điểm yếu của anh/chị
a. Tôi là người rất đáng tin cậy và hay giúp đỡ mọi người. Tôi cũng là người làm việc rất chăm chỉ. Tuy

nhiên tôi thường mất kiên nhẫn khi các nhân viên của mình không hoàn thành công việc đúng thời hạn
.Vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến công việc của tôi.
b. Tôi không hề có yếu điểm nào. Có thể tôi phải học thêm về vi tính. Điểm mạnh của tôi nằm ở khả năng
giao tiếp với những người khó tính nhất. Tôi là người không dễ bị nản lòng thậm chí khi phải đương đầu
với các công việc kho khăn nhất. Tôi rất dễ chịu.
c. Điểm mạnh của tôi chính là sự linh hoạt. Công ty cũ của tôi đã trải qua nhiều thay đổi về cấu trúc và
chính sách quản lý, để phù hợp với hoàn cảnh mới tôi đã tự điều chỉnh mình. Về phần yếu điểm, tôi thật
sự yêu thích công việc mình làm, do đó tôi thường bị quá tải về công việc. Tôi đang cố gắng hoàn thiện
mình , tìm kiếm cách làm việc thông minh hơn để tránh không phải tốn nhiều thời gian như thế.
4. Khi nào bạn cảm thấy làm việc có động cơ nhất
a. Khi mới bước chân vào công việc bán hàng, tôi đã trải qua một chương trình huấn luyện đầy căng go.
Tôi là người biết tự định hướng và tạo động lực làm việc cho bản thân. Tôi đã hoàn thành mọi công việc
đúng hạn và tuân thủ kỷ luật. Áp lực công việc không hề ngăn cản được tôi.
b. Khi nhận một dự án, tôi muốn biết tất cả các chi tiết liên quan đến nó. Tôi thích đưa ra các mốc hoàn
thành công việc và làm việc theo chúng. Tôi cố gắng tập trung vào kế hoạch ban đầu cũng như làm mọi
thứ hoàn hảo ngay từ lần đầu tiên.
c. Khi làm việc với mọi người và giúp đỡ họ giải quyết các vấn đề. Tôi có cảm giác như mình đang giúp
đỡ các khách hàng. Điểm mạnh của tôi là giao tiếp và giải quyết vấn đề. Tôi đã nhận được lời khen từ
khách hàng. Tôi có khả năng xây dựng và duy trì các mối quan hệ khách hàng. Đây là lúc tôi cảm thấy
hài lòng và làm việc hăng hái nhất
5. Hãy nêu lên một chiến lược mà các anh/ chị đã sử dụng thành công, góp phần tăng doanh thu của
công ty
a. Chúng tôi lập các kế hoạch marketing cho từng quý cũng như đề ra các mục tiêu. Tôi lấy nó làm nền
tảng cho các hoạt động và cố gắng thực hiện doanh số dự kiến. Khi mọi việc không suông sẻ, tôi nhìn lại
kế hoạch này và động viên bản thân.
b. Tôi phải tung ra thị trường một dòng sản phẩm mới, nhiệm vụ này làm tôi nảy ra ý tưởng tổ chức một
cuộc thi dành cho khách hàng. Mỗi khách hàng đồng ý cho tôi giới thiệu vào sản phẩm sẽ được tham gia
vào chương trình khuyến mãi với giải thưởng là một chuyến du lịch Hawaii dành cho 2 người. Đối với
những khách hàng mua sản phẩm của công ty sẽ được rút thăm may mắn và giảm giá. Tôi gửi thư thông
báo đến tất cả các khách hàng và kết quả thật bất ngờ. Tôi đã được lên chức trưởng phòng

c. Kế hoạch của tôi bao gồm việc mời chào các khách hàng cũ cũng như tìm kiếm các khách hàng mới.
Tôi đặt ra các mục tiêu hàng ngày/hàng tuần/hàng tháng. Tôi làm mọi điều để duy trì doanh thu của công
ty. Tôi tin rằng sự kiên nhẫn và theo sát khách hàng là bí quyết của một nhân viên kinh doanh.
6. Vì sao anh/ chị rời bỏ công việc trước đây?
a. Công ty tôi hiện công tác đang tái cấu trúc lại hệ thống, 50 nhân viên trong đó có tôi phải ra đi. Tôi có
thể nhìn thấy một tương lai không được đảm bảo, mọi thứ đang đi xuống, họ đang cắt giảm các quyền lợi
của nhân viên.
b. Tôi phát hiện công việc mình đang làm ngày một tẻ nhạt. Mọi việc cứ lập lại ngày qua ngày. Tôi muốn
tìm một công việc đầy thử thách. Tôi đang tìm kiếm sự hài lòng trong công việc và làm cân bằng cuộc
sống của mình.
c. Tôi đã vạch ra cho bản thân các mục tiêu,tuy nhiên, thật không may công ty tôi hiện đang làm việc
không thể rộng mở cho tôi các cơ hội đó. Giờ tôi bỗng nhận thấy mình đã bỏ quá nhiều thời gian cho một
công việc và mình không thể tiến bộ được. Tôi mong muốn có được cơ hội mới để có thể tràu dồi bản
thân và cống hiến nhiều hơn nữa.
7. Anh/ chị mong muốn mức lương bao nhiêu ?
a. Mức lương tôi được trả cho công việc cuối cùng của mình là 3.000. 000 Tôi mong muốn được tăng
lương, vì thế tôi hy vọng sẽ được trả lương cao hơn 20 đến 30%.
b. Tôi cần biết các thông tin về công việc tôi sẽ đảm nhận trước khi bàn đến vấn đề lương. Tôi xin phép
được thảo luận về vấn đề này sau. Ông/ Bà có thể nói cho tôi biết công ty có thể trả lương bao nhiêu cho
vị trí này?
c. Tôi chắc chắn công ty sẽ đưa ra mức lương phù hợp với khả năng của tôi. Lương bổng không thể là
điều quan trọng nhất với tôi. Tôi đang tìm kiếm các cơ hội
8. Anh/ Chị có câu hỏi nào dành cho chúng tôi không ?(nhà tuyển dụng thường hỏi các ứng viên vào cuối
buổi phỏng vấn)
a. Tôi không có câu hỏi nào. Ông/ Bà đã trình bày tất cả rồi
b. Ông/Bà vui lòng giải thích thêm về chính sách tính hoa hồng cho các nhân viên kinh doanh của công
ty. Khi nào chúng có hiệu lực? Trợ cấp hàng năm? Công ty có chính sách cho người nghỉ hưu không? ….
c. Vâng. Xin Ông/Bà nói cho tôi biết về những ưu thế của sản phẩm công ty trên thị trường cũng như
những thuận lợi mà tôi có được khi tôi làm việc tại đây? Hướng phát triển hay các kế hoạch trong tương
lai của công ty?

9. Khi nào anh/chị cảm thấy hài lòng với công việc nhất?
a. Tôi hoàn toàn hài lòng với tất cả công việc khi bắt đầu, tuy nhiên sự nhàm chán bắt đầu xuất hiện khi
tôi trở nên thành thạo. Tôi làm việc tốt nhất khi bản thân bị thách thức. Đây là nguyên nhân khiến tôi đổi
việc nhiều lần.
b. Sự trưởng thành trong công việc mang đến cho tôi sự hài lòng. Khi mới bước chân vào nghề này, tôi
đã phải làm việc chăm chỉ, học tập không ngừng và lắng nghe nghe các chỉ bảo của những người đi
trước. Nhờ đó mà tôi đã trở nên chính chắn rất nhiều. Tôi còn học được cách ứng xử với tất cả mọi
người trong mọi tình huống. Tôi vẫn đang tiếp học hỏi những điều hay để bổ sung cho nghề nghiệp của
bản thân.
c. Tôi chưa bao giờ cảm thấy hài lòng với bản thân. Tôi vẫn đang chờ đợi một công việc mà tôi có thể
vận dụng tất cả các điểm mạnh và năng lực của mình. Tôi biết công việc mới này sẽ mang đến cho tôi cơ
hội mà ở các công việc trước đây, tôi không thể có được.
10. Hãy giới thiệu về Anh/chị
a. Tôi xin ra và lớn lên tại Bình Dương. Tôi lập gia định và định cư tại đây. Tôi đã tốt nghiệp đại học và
làm việc cho Bộ phận kinh doanh của một công ty lớn được hơn 2 năm. Hiện tôi đang tìm một công việc
mang tính thử thách năng lực. Tôi chấp nhận đi từ nấc thang đầu tiên.
b. Là một nhân viên bán hàng giỏi, tôi thích làm việc trong tập thể và có khả năng giao tiếp với nhiều
người. Tôi đã làm việc cho nhiều công ty và nhận được nhiều khoản hoa hồng kinh doanh. Tôi làm việc
rất chăm chỉ và có thể chịu được áp lực công việc cao.
c. Tôi đã có 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực bán hàng. 2 năm trước, tôi làm việc cho một công ty thực
phẩm. Ngoài việc thành thạo các kỹ thuật bán hàng, tôi còn có nhiều mối quan hệ với các khách hàng.
Tôi muốn làm việc trong môi trường tập thể và chấp nhận thử thách.
Mẫu trắc nghiệm dành cho nhân viên Marketing
1. Các đồng nghiệp mô tả thế nào về Anh/Chị ?
a. Họ nói rằng tôi là một nhân viên chăm chỉ, đối xử tốt với mọi người và có tinh thần đồng đội
b. Trước tiên, họ cho rằng tôi là người rất nhiệt tình và siêng năng trong công việc. Tôi rất thích làm việc
với mọi người. Thứ hai, tôi là người quan tâm đến các khách hàng. Và cuối cùng, tôi là người hiểu biết về
kinh doanh. Tôi đã cố gắng rất nhiều để học tập về tất cả các sản phẩm và cấu trúc hoạt động của công
ty.
c. Thật khó khi phải nói về điều này. Tôi thực sự không biết họ nói gì. Tôi nghĩ họ sẽ nói rằng tôi là người

luôn hoàn thành xuất sắc các công việc, chăm chỉ và có kỹ năng giao tiếp tốt. Tôi hy vọng họ sẽ không
nói điều gì xấu về mình.
2. Anh/Chị có câu hỏi nào không? (thường được nêu ra khi kết thúc buổi phỏng vấn)
a. Tôi không có câu hỏi nào. Ông/ Bà đã trình bày tất cả những điều tôi quan tâm. Tôi cũng đã tìm hiểu
một số thông tin về công ty
b. Tôi thắc mắc về một số vấn đề như tiền thưởng, khi nào tôi được hưởng chế độ này? Trợ cấp hàng
năm? Công ty có chính sách cho người nghỉ hưu không? ….
c. Vâng. Xin ông/ bà cho tôi biết những ưu thế của công ty trên thị trường? Tương lai phát triển của
ngành nghề này? những thuận lợi khi làm việc tại công ty?
3. Kinh nghiệm nào của Anh/Chị trong quá khứ phù hợp với vị trí mới này?
a. Tôi đã làm việc cho rất nhiều dự án khác nhau trong ngành marketing. Kinh nghiệm chủ yếu của tôi là
thu thập và xử lý dữ liệu. Hiện tại, tôi hy vọng có thể tham gia vào toàn bộ quy trình marketing. Tôi mong
muốn có được các kinh nghiệm mới và nâng cao các kỹ năng.
b. Trong 5 năm vừa qua, tôi đã làm việc tại một công ty quan hệ cộng đồng.Tôi đã tích luỹ được nhiều
kinh nghiệm viết lách và truyền thông. Tôi cũng am hiểu các phương pháp nghiên cứu thị trường, xác
định thị trường mục tiêu và chiến lược phân khúc khách hàng. Kỹ năng vi tính và giao tiếp của tôi cũng
rất thành thạo. Tôi là người làm việc tập thể và rất nhiều nghị lực.
c. Tôi không chắc chắn về yêu cầu của công việc, vì thế tôi không biết kinh nghiệm nào của tôi sẽ phù
hợp. Tôi đã làm việc tại phòng marketing và kinh doanh trong nhiều năm. Tôi thích làm việc với mọi
người và đã đạt được một số thành công. Thực sự, tôi chưa tìm thấy một công việc nào làm tôi quan
tâm. Vì thế, tôi nghĩ rằng công việc mới này sẽ là thách thức đồng thời là cơ hội để tôi phát triển.
4. Hãy nói về các điểm mạnh và điểm yếu của Anh/Chị
a. Tôi là người rất đáng tin cậy và hay giúp đỡ mọi người. Tôi cũng là người làm việc rất chăm chỉ. Tuy
nhiên tôi thường mất kiên nhẫn khi không có được các dữ liệu cần thiết để phân tích, vì như thế tiến độ
công việc sẽ chậm lại.
b. Tôi không hề có yếu điểm nào. Có thể tôi phải học thêm về vi tính. Điểm mạnh của tôi nằm ở khả năng
giao tiếp với những người khó tính nhất. Tôi không dễ bị nản lòng thậm chí khi phải đương đầu với các
công việc khó khăn nhất. Tôi là người rất giỏi phân tích
c. Điểm mạnh của tôi chính là sự linh hoạt. Tôi đã phải nỗ lực rất nhiều để hoàn thành công việc đúng
hạn và đạt mục tiêu. Về phần yếu điểm, tôi thật sự yêu thích công việc mình làm, do đó tôi thường bị quá

tải về công việc. Tôi đang cố gắng hoàn thiện mình và tìm kiếm cách làm việc thông minh hơn nữa.
5. Hãy tự giới thiệu về Anh/Chị
a. Tôi xin ra và lớn lên tại TP. Hồ Chí Minh. Tôi lập gia đình, có 3 con và định cư tại đây. Tôi đã tốt nghiệp
đại học và làm việc cho một công ty quảng cáo được 8 năm. Tôi rất thích ngành marketing và mong
muốn được tiếp tục làm việc trong ngành này.
b. Tôi rất thông thạo các kỹ năng viết lách và quan hệ công chúng. Tôi đã làm việc cho nhiều công ty
khác nhau và nhận được rất nhiều lời khen từ cấp trên và đồng nghiệp. Tôi có thể chịu được áp lực cao
trong công việc. Ngoài ra, kỹ năng giao tiếp của tôi cũng rất tốt
c. Tôi đã có 6 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành marketing và bán hàng. 2 năm vừa qua, tôi làm việc
cho một công ty thương mại điện tử. Nhờ đó, tôi đã tích luỹ được các kiến thức về thị trường và xuất bản
trực tuyến. Tôi cũng rất thành thạo về các kỹ năng phân tích và vi tính. Tôi là người làm việc tập thể và
sẵn sàng đón nhận các thử thách.
6. Hãy nêu lên một chiến lược marketing mà Anh/Chị đã thực hiện
a. Một khách hàng đang tung ra thị trường một sản phẩm thương mại điện tử mới. Sau khi tập hợp tất cả
các nghiên cứu thị trường, tôi đến làm việc trực tiếp với các bộ phận biên tập, sáng tạo và truyền thông.
Sau khi thảo luận, chúng tôi quyết định lập ra một kế hoạch tiếp thị trên TV, radio, báo chí, và Internet. Tôi
theo dõi tất cả các chi phí và dữ liệu trên Excel. Đây thực sự là một chiến lược rất mới mẻ và độc đáo.
b. Chúng tôi liên tục triển khai các chiến lược marketing và ứng dụng các công nghệ mới. Chúng tôi tiến
hành các cuộc nghiên cứu và phân tích thị trường. Chúng tôi cũng luôn bám sát các đối thủ cạnh tranh
và xu thế mới trên thị trường để không ngừng đổi mới các dịch vụ cỉa mình.
c. Điều này phụ thuộc vào từng dự án. Nhiệm vụ của tôi rất đa dạng, có khi là nghiên cứu thị trường, phát
triển thiết kế hay phân tích khách hàng. Tuy nhiên, dù là công việc nào, tôi cũng cố gắng để hoàn thành
7. Anh/Chị mong muốn mức lương bao nhiêu?
a. Mức lương tôi được trả cho công việc cuối cùng của mình là 4.000.000. Tôi mong muốn được tăng
lương, vì thế tôi hy vọng sẽ được trả lương cao hơn 15% đến 20%.
b. Tôi cần biết các thông tin về công việc tôi sẽ đảm nhận trước khi bàn đến vấn đề lương. Tôi xin phép
được thảo luận về vấn đề này sau. Ông/ Bà có thể nói cho tôi biết về mức lương cũng như chính sách
hoa hồng của công ty dành cho vị trí này không?
c. Tôi chắc chắn công ty sẽ đưa ra mức lương phù hợp với khả năng của tôi. Lương bổng không là điều
quan trọng nhất với tôi. Tôi đang tìm kiếm các cơ hội

8. Công việc này có điểm gì hấp dẫn bạn ?
a. Một người bạn của tôi đang làm việc tại công ty và nói với tôi rằng đây là một nơi làm việc rất tốt. Thời
gian rất linh hoạt và có nhiều chính sách ưu đãi dành cho nhân viên. Tôi muốn được làm trong một công
ty đề cao sự sáng tạo.
b. Tôi tìm thấy công việc trên Internet và biết được công ty đã triển khai một vài dự án mà tôi rất quan
tâm. Tôi đã hỏi thăm ý kiến của một vài chuyên gia và được biết công ty nhận được rất nhiều sự ủng hộ.
Cuối cùng, tôi quyết định gửi resume đến.
c. Tôi đang tìm kiếm một công ty có kiểu mẫu kinh doanh và quan điểm hoạt động như công ty của Quý
ông. Chuyên môn và thế mạnh của tôi là marketing và phân tích điều kiện thị trường. Tôi rất quan tâm về
ý tưởng phát triển loại hình thương mại trực tuyến.
9. Vì sao Anh/Chị rời bỏ công việc hiện tại?
a. Công ty tôi hiện công tác đang tái cấu trúc lại hệ thống, 50 nhân viên trong đó có tôi phải ra đi. Tôi có
thể nhìn thấy một tương lai không được đảm bảo, mọi thứ đang đi xuống, họ đang cắt giảm các hoạt
động của bộ phận marketing
b. Tôi phát hiện công việc mình đang làm ngày một tẻ nhạt. Mọi việc cứ lập lại ngày qua ngày. Tôi muốn
tìm một công việc đầy thử thách. Tôi đang tìm kiếm sự hài lòng trong công việc và làm cân bằng cuộc
sống của mình.
c. Tôi đã vạch ra cho bản thân một số mục tiêu. Tuy nhiên, thật không may, công ty tôi hiện đang làm việc
không thể rộng mở cho tôi các cơ hội đó. Giờ tôi bỗng nhận thấy mình đã bỏ quá nhiều thời gian cho một
công việc mà mình không thể tiến bộ được. Tôi mong muốn được tiếp tục tràu dồi bản thân và cống hiến
nhiều hơn nữa.
10. Hãy kể lại một kinh nghiệm khi bạn phải giải quyết các vấn đề liên quan đến tinh thần của nhân viên
a. Khi tinh thần của mọi người suy giảm, tôi đối xử với họ nhẹ nhàng hơn. Tôi nghĩ họ sé bớt cáu kỉnh
hơn khi được nghỉ ngơi. Thỉnh thoảng, tôi tránh tiếp xúc với các nhân viên đang có vấn đề. Thật khó khi
phải đối diện với họ!! Tôi cũng tổ chức một vài cuộc họp và cố gắng giao tiếp với họ, thỉnh thoảng, điều
này cũng mang lại hiệu quả.
b. Tôi không thể giải quyết các vấn đề tinh thần của nhân viên. Có một vài người không hài lòng với công
việc hiện tại. Tôi nghĩ, nếu thế họ tốt hơn nên tìm cơ hội mới ở nơi khác. Vấn đề tinh thần không được
đánh giá cao trong công ty tôi đang làm việc. Thật khó khi phải vừa làm việc vừa để ý đến thái độ của
người khác.

c. Khi tôi trở thành trưởng phòng marketing, nhiều nhân viên đã rời bỏ công ty. Tôi ngồi xuống cùng mọi
người để tìm ra nguyên nhân của vấn đề. Nhờ đó, tôi biết được rằng họ không thích chương trình quảng
cáo trên mạng của tôi. Tôi đã thuyết phục họ đây là chiến lược tốt nhất bằng cách nêu lên những lợi ích
của nó. Cuối cùng, họ đã ủng hộ ý kiến này.
C NG TCTT1ĐỀ ƯƠ
Nhóm 6 - Câu h iỏ tr c nghi mắ ệ ch ngươ 2
Câu 1: quan h kinhệ t nàoế sau âyđ không thu cộ n iộ dung ngân sách nhà
n c:ướ
a. nhà n cướ dùng quỹ ngân sách hđể ỗ tr choợ ngđồ bào g pặ thiên tai
b. doanh nghi pệ tr thuả ế cho nhà n cướ
c. nhà n cướ tr ti nả ề vay c aủ n c ngoàiướ
d. nhà n cướ ban hành lu tậ hôn nhân gia ìnhđ
câu 2: Kh ngẳ nhđị nào sau âyđ là sai:
a. NSNN là m tộ ph mạ trù kinh t mangế tính ch tấ l chị s .ử
b. NSNN là m tộ h th ngệ ố các quan h kinhệ tế gi a Nhà n cữ ướ và các chủ
thể trong xã h i.ộ
c. NSNN là công cụ huy ngđộ ngu nồ tài chính để mđả b oả các nhu c uầ
chi tiêu c aủ nhà n c.ướ
d. NSNN là công cụ để i uđề ti tế vĩ mô n nề kinh tế
Câu 3: khi GDP bình quân uđầ ng iườ t ngă thì:
a. thu ngân sách t ngă
b. thu ngân sách gi mả
c. c c uơ ấ thu - chi ngân sách t ngă
d. c c uơ ấ chi ngân sách thay iđổ
Câu 4: i uđề nào sai khi nói về c c uơ ấ chi ngân sách nhà n c:ướ
a. c hi uđượ ể là hệ th ngố các kho nả chi ngân sách bao g mồ các kho nả chi
và tỉ tr ngọ c aủ nó
b. không ch uị nhả h ngưở từ ch ếđộ xã h iộ
c. g mồ chi cho tích luỹ và chi tiêu dùng n uế c nă cứ vào m c íchụ đ chi
tiêu

d. ch uị nhả h ngưở c aủ mô hình tổ ch cứ bộ máy nhà n cướ
Câu 5: nhân tố nào không nhả h ngưở nđế chi ngân sách nhà n c:ướ
a. chế độ xã h iộ
b. kh n ngả ă tích luỹ n nề kinh tế
c. kh n ngả ă xu tấ kh uẩ ngu nồ tài nguyên thiên nhiên (d uầ mỏ và khoáng
s n)ả
d. sự phát tri nể c aủ l c l ngự ượ s nả xu tấ
Câu 6: khi n nề kinh t càngế phát tri nể thì kho nả chi từ ngân sách nhà n cướ
vào l nhĩ v cự nào sẽ gi m:ả
a. chi cho uđầ tư phát tri nể kinh tế
b. chi cho bộ máy qu nả lý nhà n cướ
c. chi cho phúc l iợ xã h iộ
d. chi cho phát tri nể y t , giáoế d c,ụ v nă hoá
Câu 7: b iộ chi c c uơ ấ NSNN:
x yả ra do sự thay iđổ chính sách thu chi c a nhàủ n cướ
do n nề kinh t b cế ướ vào gia o nđ ạ suy thoái
do nguyên nhân chủ quan từ nhà n cướ
c a và cả uđề úngđ
Câu 8: các kho nả thu như thu ,ế s h uở ữ tài s n,ả phí và l phíệ cđượ x pế vào:
a. kho nả m c thu th ngụ ườ xuyên trong cân iđố ngân sách nhà n cướ
b. kho nả m c thu khôngụ th ngườ xuyên trong cân iđố ngân sách nhà n cướ
c. kho nả m c thu th ngụ ườ xuyên c a ủ ngân sách nhà n cướ
d. không câu nào úngđ
Câu 9: Nhà n cướ d ngũ quỹ ngân sách xâyđể d ngự hệ th ngố nhà tình th ngươ
cho ng iườ neo nđơ không n iơ n ngươ t a làự chi cho:
a. Chi uđầ tư và phát tri nể kinh tế
b. chi ch mă sóc và b oả vệ ng iườ già neo nđơ
c. chi phát tri nể uđầ tư y t , v nế ă hoá, giáo d cụ
d. chi phúc l iợ xã h iộ
Câu 10: sự ra iđờ và t nồ t iạ c aủ ngân sách nhà n cướ g nắ li nề v iớ sự ra iđờ và

phát tri nể c a:ủ
nhà n cướ
a. n nề s nả xu tấ hang hóa
b. pháp lu tậ
c. nhà n cướ và n nề s nả xu tấ hàng hoá

Câu 11: i nđề n iộ dung còn thi uế vào khái ni mệ sau: “Ngân sách nhà n cướ là
h th ngệ ố các …… gi aữ nhà n cướ v iớ các … trong xã h iộ d iướ hình thái
giá tr ,ị phát sinh trong quá trình nhà n cướ t oạ l p,ậ phân ph iố và sử d ngụ
qu ti nỹ ề t t pệ ậ trung l nớ nh tấ c aủ nhà n c (qu ngânướ ỹ sách) nh mằ mđả b oả
cho vi c th cệ ự hi nệ các ch cứ n ngă c aủ nhà n cướ v m iề ọ m t”.ặ
a. quan h chínhệ tr ,ị công dân
b. quan hệ kinh t ,ế chủ thể
c. quan h kinhệ t ,ế doanh nghi pệ
d. quan h chínhệ tr ,ị chủ thể

Câu 12: c i mđặ để nào sau âyđ không ph iả c a NSNN:ủ
a. Ho tạ ngđộ c a NSNNủ g nắ li nề v iớ quy nề l cự kinh t ,ế chính trị c aủ nhà
n c c NNướ đượ ti nế hành trên cơ s lu tở ậ nh.đị
b. Ho tạ ngđộ thu – chi cu NSNNả mang tính hoàn tr tr c ti pả ự ế là chủ
y u.ế
c. Ho tạ ngđộ thu - chi NSNN th c ch tự ấ là sự phân chia ngu nồ l cự tài
chính qu c giaố
d. Ho tạ ngđộ thu – chi NSNN luôn g nắ ch tặ v iớ vi c th cệ ự hi nệ các ch cứ
n ngă và nhi mệ vụ c a NNủ trong t ngừ th iờ kỳ

Câu 13: Ngân sách nhà n c khôngướ ph i:ả
a. Là công cụ huy ngđộ ngu nồ tài chính mđểđả b oả các nhu c uầ chi tiêu
c aủ nhà n cướ
b. Là công cụ để i uđề ti tế vĩ mô n nề kinh tế - xã h iộ

c. Là công cụ để i uđề ti tế thu nh pậ gi a cácữ thành ph nầ kinh tế và các
t ngầ l pớ dân cư nh mằ mđả b oả công b ngằ xã h i.ộ
d. Là quỹ ti nề t cóệ c dođượ nhà n c th c hi nướ ự ệ vi cệ kinh doanh và phân
ph iố cho các thành ph nầ kinh t trongế xã h iộ

Câu 14: thu ngân sách nhà n c làướ :
a. là m tộ m tặ ho tạ ngđộ c b nơ ả c a ngânủ sách nhà n cướ
b. là sự phân chia ngu nồ tài chính qu c giaố gi a nhàữ n cướ v iớ các chủ
thể trong xã h iộ d a trênự quy nề l cự nhà n c nh mướ ằ gi iả quy tế hài hoà
các m iố quan h vệ ề l iợ ích kinh tế
c. g nắ v iớ th c tr ngự ạ kinh t và sế ự v nậ ngđộ c a các ph mủ ạ trù giá trị như
lãi su t,ấ giá c ,ả thu nh p… ậ
d. c baả ý trên uđề úngđ

Câu 15: nhân tố nào sau âyđ làm gi mả thu ngân sách nhà n c:ướ
a. GDP bình quân uđầ ng iườ t ngă
b. Tỷ su tấ doanh l iợ c aủ n nề kinh tế t ngă
c. M c ứ độ trang tr iả các kho nả chi phí c a nhà n c gi mủ ướ ả iđ
d. Kh n ngả ă xu tấ kh uẩ ngu nồ tài nguyên thiên nhiên t ngă

Câu 16: nh ngữ y uế tố nào sau âyđ phù h pợ v iớ nguyên t c thi tắ ế l pậ h th ngệ ố
thu ngân sách:
a. nổ nhđị lâu dài, gi nả nđơ
b. phù h pợ v iớ thông l qu cệ ố tế
c. rõ ràng, ch c ch n,ắ ắ mđả b oả công b ngằ
d. c baả ý trên uđề úngđ

câu 17: kh ngẳ nhđị nào sau âyđ là sai
a. chi ngân sách nhà n c làướ sự ph iố h pợ gi a haiữ quá trình phân ph iố và
sử d ngụ quỹ ngân sách nhà n c.ướ

b. chi ngân sách nhà n c g nướ ắ ch tặ v iớ bộ máy nhà n cướ và nh ngữ
nhi mệ vụ kinh t ,ế chính tr ,ị xã h iộ mà nhà n c ph iướ ả mđả ngđươ trong
th iờ kì t iớ
c. chi ngân sách nhà n c làướ h th ngệ ố quan h chínhệ trị phát sinh gi aữ
nhà n cướ v iớ công dân trong n cướ
d. các kho nả chi ngân sách nhà n c mangướ tính ch tấ không hoàn tr tr cả ự
ti pế

câu 18: kho nả chi nào là quan tr ngọ và th ngườ chi mế tỉ tr ngọ l nớ trong cơ
c uấ chi c aủ ngân sách nhà n c:ướ
a. chi cho phát tri nể y t , v nế ă hoá, giáo d cụ
b. chi cho phát tri nể kinh tế
c. chi cho bộ máy quu nả lý nhà n cướ
d. chi cho an ninh qu cố phòng

câu 19: nhân tố cơ b nả quy tế nhđị nđế c c uơ ấ chi ngân sách nhà n c làướ
a. kh n ngả ă tích luỹ c aủ n nề kinh tế
b. sự phát tri nể c aủ l c l ngự ượ s nả xu tấ
c. chế độ xã h iộ
d. mô hình tổ ch cứ bộ máy nhà n cướ

câu 20: b iộ chi ngân sách nhà n cướ x yả ra khi:
a. thu ngân sách nhà n c khôngướ đủ bù pđắ các kho nả chi ngân sách
trong m tộ th iờ gian nh tấ nhđị
b. m iọ ng iườ n pộ thuế mu nộ khi nế cho nhà n c khôngướ đủ ti nề trang tr iả
cho các kho nả chi c nầ thi tế
c. ngân sách thu vào v tượ quá gi iớ h nạ cho phép
d. nhà n c ch a cóướ ư chính sách chi ngân sách tho ángảđ khi nế cho quỹ
ngân sách bị th tấ thoát


câu 21: kh ngẳ nhđị nào sau âyđ sai:
a. b iộ chi ngân sách g mồ b iộ chi c c uơ ấ và b iộ chi chu kì
b. b iộ chi c c uơ ấ x yả ra do sự thay iđổ chính sách c a nhà n củ ướ
c. b iộ chi ngân sách không có ngu nồ bù pđắ h pợ lý s gâyẽ l mạ phát
d. b iộ chi chu kỳ là lo iạ b iộ chi do nguyên nhân chủ quan gây nên

câu 22: trong các bi nệ pháp để kh c ph c tìnhắ ụ tr ngạ b iộ chi ngân sách nhà
n c, bi nướ ệ pháp nào d gâyễ l mạ phát nh t:ấ
a. phát hành trái phi uế qu c tố ế
b. phát hành ti nề
c. vay ti nề từ dân cư
d. t ngă thuế

câu 23: từ tr c n mướ ă 1988, vi tệ nam th ngườ sử d ngụ bi nệ pháp nào để kh cắ
ph cụ tình tr ngạ b iộ chi ngân sách:
a. phát hành ti nề
b. vay n c ngoàiướ
c. phát hành trái phi uế
d. t ngă thuế

câu 24: h th ngệ ố ngân sách nhà n cVi tướ ệ Nam c tđượ ổ ch c theo:ứ
a. mô hình nhà n cướ liên bang, phân thành 2 c p:ấ ngân sách trung ngươ
và ngân sách a ph ngđị ươ
b. mô hình nhà n cướ liên bang, phân thành 3 c p:ấ ngân sách liên bang,
ngân sách bang và ngân sách a ph ngđị ươ
c. mô hình nhà n cướ phi liên bang, phân thành 3 c p:ấ ngân sách lien
bang, ngân sách bang và ngân sách a ph ngđị ươ
d. mô hình nhà n cướ phi liên bang, phân thành 2 c p:ấ ngân sách trung
ngươ và ngân sách a ph ngđị ươ


câu 25: vi cệ phân c pấ ngân sách ph iả cđượ th cự hi nệ theo các nguyên t c:ắ
a. c ti nđượ ế hành ngđồ th iờ v iớ vi cệ phân c pấ kinh tế và tổ ch c bứ ộ máy
hành chính
b. mđả b oả tính chủ ođạ c aủ ngân hàng trung ngươ và tính c lâpđộ c aủ
ngân hàng a ph ngđị ươ
c. mđả b oả nguyên t c côngắ b ngằ trong phân c pấ ngân sách
d. c baả ý trên uđề úngđ

câu 26: trong n nề kinh tế thị tr ng:ườ

×