BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP
KHOA SINH HỌC
٭٭٭
BÀI TỰ HỌC
Môn: ĐẤT VÀ PHÂN BÓN
GVHD: LÊ NGỌC TIẾT
SVTH: NGUYỄN THỊ MINH THƯ
LỚP: 31K8
Tháng 11 / 2008
Mục Lục
Trang
PHẦN A: ĐẤT………………………………………………………………………… 4
Chương VII:
PHÂN LOẠI ĐẤT MỘT SỐ NHÓM ĐẤT CHÍNH
CỦA VIỆT NAM SỬ DỤNG VÀ CẢI TẠO……………………………… 4
1. Phân loại đất………………………………………………………………… 4
1.1.Sơ lược về phân loại đất trên thế giới……………………………………………… 4
1.2.Phân loại đất Việt Nam…………………………………………………………… 6
1.2.1.Sơ lược quá trình…………………………………………………… 6
1.2.2.Cơ sở phân loại đất Việt Nam……………………………………………… 6
1.2.3. Một số bảng phân loại đất………………………………………………… 8
2. Vốn đất và các nhóm đất……………………………………………………………… 8
2.1.Chia theo hiện trạng sử dụng đất…………………………………………………….8
2.1.1.Diện tích các loại đất trên toàn quốc (ha)…………………………………….8
2.1.2.Đất lâm nghiệp có rừng(ha)………………………………………………… 9
2.1.3.Đất chuyên dụng (ha) …………………………………………………… 9
2.2. Chia theo kết quả phân loại đất…………………………………………….9
3. Một số nhóm đất chính của Việt Nam - sử dụng và cải tạo…………………….9
3.1. Nhóm đất cát biển …………………………………………………………9
3.1.1. Đất cồn cát trắng, vàng (Luvic Arenosols)……………………… 10
3.1.2. Đất cồn cát đỏ (Rhodic Arenosols)……………………………… 10
3.1.3. Đất cát biển(Haplic Arenosols)……………………………………10
3.2. Nhóm đất mặn ……………………………………………………………10
3.2.1. Đất mặn sú, vẹt, đước (Gleyic Salic Fluvisols)……………………10
3.2.2. Đất mặn nhiều(Hapli Salic Fluvisols)…………………………… 10
3.2.3. Đất mặn trung bình và ít (Molli Salic Fluvisols)………………… 10
3.3. Nhóm đất phèn ………………………………………………………… 10
3.3.1. Đất phèn tiềm tàng (Proto Thionic Gleysols)…………………… 10
3.3.2. Đất phèn họat động( Orthi thionic Fluvisols)…………………… 10
3.4. Nhóm đất phù sa …………………………………………………………11
1
3.4.1. Đất phù sat rung tính ít chua(Eutric Fluvisols)……………………11
3.4.2. Đất phù sa chua( Distric Fluvisols)…………………………….….11
3.4.3. Đất phù sa glây (Gleyic fluvisols)…………………………………11
3.4.4. Đất phù sa có tầng đốm gỉ (Cambic Fluvisols)……………………11
3.5. Nhóm đất xám ……………………………………………………………11
3.5.1. Đất xám bạc màu ( Haplic Acrisols)………………………………11
3.5.2. Đất xám có tầng loang lổ( Plinthic Acrisols)…………………… 11
3.5.3. Đất xám glây( Gleyic Acrisols)……………………………………11
3.5.4. Đất xám Feralit (Ferralic Acrisols) ……………………………… 11
3.5.5. Đất xám mùn trên núi (Humic Acrisols) ………………………….12
3.6. Nhóm đất đỏ ………………………………………………………… …12
3.6.1. Đất nâu đỏ( Rhodic Ferralsols)…………………………………….12
3.6.2. Đất nâu vàng ( Xanthic Ferralsols)……………………………… 12
3.6.3. Đất mùn vàng đỏ trên núi( Humic Ferralsols)…………………… 12
PHẦN B: PHÂN BÓN………………………………………………………………… 12
Chương I: VAI TRÒ CỦA PHÂN BÓN TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP……… 12
1. Khái niệm phân bón……………………………………………………… 12
2. Vai trò của phân bón trong sản xuất nông nghiệp………………………………… 13
2.1. Bón phân là biện pháp quan trọng để tăng năng suất cây trồng…………….13
2.2. Ảnh hưởng của phân bón đối với chất lượng nông phẩm……… 13
2.3. Bón phân là biện pháp cải thiện môi trường đất……………………………13
3. Tình hình sử dụng phân bón trong thời gian qua……………………………………13
3.1. Trên thế giới……………………………………………………… 14
3.2. Ở Việt Nam…………………………………………………………………14
ChươngIII: VÔI VÀ CÁCH BÓN VÔI………………………………………….……… 14
1. Tác dụng của việc bón vôi………………………………………………………… 14
1.1. Vai trò sinh lí dinh dưỡng của canxi……………………………… 14
1.2. Tác dụng của việc bón vôi đối với độ phì nhiêu của đất……………………14
2. Phương pháp định lượng vôi bón……………………………………………………15
3. Chọn nguyên liệu có vôi…………………………………………………………… 15
2
4. Phương pháp bón vôi……………………………………………………………… 16
Chương IV: PHÂN HỮU CƠ…………………………………………………………… 16
1. Khái niệm phân hữu cơ…………………………………………………………… 16
2. Vai trò của phân hữu cơ…………………………………………………………… 16
2.1. Phân hữu cơ cải tạo hóa tính đất……………………………………………16
2.2. Phân hữu cơ cải tạo lí tính đất………………………………………………16
2.3. Phân hữu cơ tăng cường sinh tính của đất………………………………….17
3. Sự chuyển hóa các hợp chất hữu cơ trong quá trình chế biến……………………….17
4. Kĩ thuật sử dụng phân hữu cơ…………………………………………………… 18
5. Phân chuồng…………………………………………………………………………18
6. Phân xanh……………………………………………………………………………18
7. Phân vi sinh vật…………………………………………………………………… 18
8. Các loại phân hữu cơ khác………………………………………………………… 19
8.1. Phân bắc, nước giải…………………………………………………………19
8.2. Phân gia cầm……………………………………………………………….19
8.3. Than bùn………………………………………………………………… 19
3
PHẦN A: ĐẤT
Chương VII: PHÂN LOẠI ĐẤT
MỘT SỐ NHÓM ĐẤT CHÍNH CỦA VIỆT NAM
SỬ DỤNG VÀ CẢI TẠO
1. Phân loại đất
1.1 Sơ lược về phân loại đất trên thế giới
Trên thế giới có nhiều phương pháp phân loại đất khác nhau
1.1.1 Phân loại đất theo phát sinh:(Phương pháp bán định lượng)
a. Cơ sở của phương pháp: là học thuyết phát sinh đất.
Mỗi tầng đất trong phẩu diện là sản phẩm đặc trưng của một hay nhiều quá
trình phát sinh, gọi là tầng phát sinh. Kí hiệu bằng các chữ cái A, B, C, D,…
b. Nội dung của phương pháp
- Nghiên cứu các yếu tố hình thành đất: Điều tra, thu thập các tài liệu về yếu
tố hình thành đất như: đá mẹ, sinh vật, địa hình, khí hậu, sự tác động của con người,
…
- Xác định quá trình hình thành đất chính: Từ 6 yếu tố hình thành đất, kết
hợp với nghiên cứu các phẩu diện đất và số liệu phân tích tính chất lí hóa học của đất
sẽ biết được quá trình hình thành đất.
- Xây dựng bảng phân loai đất: Theo hệ thống phân vị chặc chẽ với tên đất
rỏ rang.
o Loại đất: là một nhóm đất lớn, phổ biến. Một loại đất có cùng các đặc
điểm:
+ Cùng đặc điểm phân giải chất hữu cơ.
+ Cùng quá trình phong hóa đá và khoáng vật nguyên sinh; cùng kiểu
hình thành khoáng vật thứ sinh và phức chất hữu cơ - vô cơ.
+ Cùng chế độ nước trong đất
+ Cùng một cách di chuyển các chất trong đất.
+ Cùng một kiểu cấu tạo phẩu diện.
+ Cùng hướng sử dụng, cùng áp dụng các biện pháp để duy trì và tăng
dần độ màu mỡ của đất.
o
Loại phụ: là đơn vị trong phạm vi loại, khác nhau về mức độ thể hiện
quá trình hình thành đất.
4
o Thuộc đất: là đơn vị đất nằm trong phạm vi loại phụ, thường dựa vào đá
mẹ để phân chia
o
Chủng: là đơn vị đất nằm trong thuộc, phân biệt bởi thành phần cơ giới
đất
1.1.2 Phân loại đất của Mỹ (Soil Taxonomy): còn gọi là phương pháp phân loại
định lượng.
b. Cơ sở của phương pháp:
Dựa vào các yếu tố hình thành đất của học thuyết phát sinh nhưng cơ sở
chính là những tính chất hiện tại của đất có quan hệ mật thiết với hình thái phẩu diện
đất. Định lượng các tầng phát sinh theo định lượng chặc chẽ về hình thái và tính chất
để xác định tên của tầng đất là cơ sở để tiến hành phân loại đất.
c. Nội dung của phương pháp
- Nghiên cứu các yếu tố hình thành đất: giống như phương pháp phân loại
đất theo phát sinh.
- Xác định và định lượng tầng chẩn đoán: 2 nhóm chính:
+ Nhóm tầng mặt (Surface horizons): A.Hictic, A.Mollic, A.Umbric,
A.Ochric , A. Thropic và Plaggen.
+ Nhóm tầng dưới tầng mặt (Subsurface horizons): B.Argic, B.Natric,
B.Spodic, B.Cambic, B.Oxic, Albic, Calcic, Salic, B.Ferralic…
Tầng chẩn đoán là cơ sở để định tên các đơn vị đất.
- Hệ thống phân vị:
Lớp, bộ ( Order ) Lớp phụ hay bộ phụ ( Suborder ) Nhóm lớn (Great
group ) Nhóm phụ ( Subgroup ) Họ ( family ) Biểu loại (Series) Loại (
Soil types )
Ưu điểm của phương pháp Soil taxonomy:
Dùng những chỉ tiêu định lượng và các dấu hiệu đặc trưng của tầng đất và
các tính chất hiện tại của đất để phânloại đất
Mang tính chất chuyên ngành sâu, tính hệ thống cao và hệ thống mở dể
dàng bổ sung những đất mới.
Sử dụng thuật ngữ mới gắn với bản chất và tính chất đất.
Khuyết điểm: Chỉ có những chuyên gia theo hệ thống này mới hiểu và
ứng dụng được.
1.1.3 Phân loại đất của FAO – UNESCO
a. Cơ sở của phương pháp
5
Dựa vào các nguồn gốc phát sinh và các tính chất hiện tại của đất.
b. Nội dung của phương pháp
- Nghiên cứu quá trình hình thành đất
- Định lượng tầng chẩn đoán:
Tầng đất là cơ sở để xác định tầng chẩn đoán. Có các tầng đất cơ bản và các
tầng chuyển tiếp được kí hiệu bằng các kí hiệu riêng.
Tầng chẩn đoán (diagnostic horizons) là tầng đất có đặc tính hình thái và tính
chất cần định lượng, kết quả định lượng cho phép xác định tên tầng chẩn đoán.
- Định tên đất: tên đất gắn liền với tính chất cơ bản của đất
1.2 Phân loại đất Việt Nam
1.2.1 Sơ lược quá trình
Bắt đầu năm 1958, với sự giúp đỡ của chuyên gia Liên xô V.M.Fritland. Năm
1959, sơ đồ thổ nhưỡng miền Bắc tỉ lệ 1/1.000.000 được công bố (có 5 nhóm, 18
loại phát sinh). Năm 1964, bảng phân loại có chỉnh lí và bổ sung (5 nhóm, 27 loại
phát sinh). Sau 1964, hàng loạt công trình nghiên cứu và phân loại đất được triển
khai. Những năm1960-1961, xây dựng sơ đồ đất miền Nam tỉ lệ 1/1.000.000 (có 25
đơn vị đất). Năm 1976, xây dựng bản đồ đất Việt Nam tỉ lệ 1/1.000.000 (13 nhóm,
30 loại phát sinh).
Từ cuối thập kỉ 80, Việt Nam tiếp thu Soil Taxonomy và hệ thống phân loại
FAO – UNESCO.
1.2.2 Cơ sở phân loại đất Việt Nam
a. Tóm tắt các yếu tố hình thành đất
VN nằm trong vanh đai nhiệt đới Bắc bán cầu, trãi dài 8’’33-23’’23 VĐB và
102’’10 – 109’’26 KĐĐ, có hơn 3200km đường bờ biển, đỉnh núi cao nhất 3143m,
thềm lục địa rộng với nhiều đảo và quần đảo.
- Địa chất, địa hình và thời gian:
Địa hình núi phức tạp, nhiều núi cao, rãnh sâu, cao nguyên…nhiều loại
đá mẹ khác nhau: granit, riolic, dioric, bazan, …
Vùng đồng bằng địa hình trũng, thấp, bề mặt tương đối bằng phẳng.
Vùng đồng bằng ven biển thường chịu các tác động lớn của biển.
- Khí hậu: nhiệt đới gió mùa nhưng có sự khác nhau theo từng vùng miền,
chia thành 8 vùng sinh thái.
- Thảm thực vật rừng Việt Nam rất phong phú, ngoài những thực vật đặc
hữu còn có các loài di cư từ nơi khác đến.
6
- Sự tác động của con người: Sử dụng vào sản xuất nông, lâm nghiệp theo cả
2 hướng tích cực và tiêu cực.
b. Những quá trình hình thành và biến đổi chính diễn ra trong đất
- Quá trình hình thành đất mặn: chủ yếu do nước mặn tràn, đồng thời cũng
do mạch nước ngầm mặn dâng muối lên trong mùa khô.
- Quá trình hình thành đất phèn: 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn tích lũy pyrite (FeS
2
) hình thành đất phèn tiềm tàng
+ Giai đoạn oxi hóa FeS
2
thành đất phèn hoạt động
- Quá trình hình thành phù sa:
Được hình thành do quá trình bờ biển và các hệ thống sông mang sản phẩm từ
vùng địa hình xói mòn bồi đấp thêm các thềm biển cũ.
Chất lượng của phù sa phụ thuộc bản chất của đất theo lưu vực sông.
Thành phần của phù sa còn phụ thuộc tốc độ lắng động của các cấp hạt và tốc
độ dòng chảy.
- Quá trình glây:
VSV phân giải trong điều kiện yếm khí sẽ sản ra cá hợp chất khử như H
2
S,
CH
4
…đồng thời các chất oxi hóa như Fe
3+
, Mn
4+
, SO
4
2-
, NO
3
-
…thì bị khử:
Fe
3+
+ 1e Fe
2+
; Mn
4+
+ 2e Mn
2+
.
Fe
2+
thường di chuyển ở dạng Fe(HCO
3
)
2
và phức chất mùn –Fe
2+
, chúng dể
bị rữa trôi. Fe
2+
cũng có thể kết hợp thànhFeroaluminosilicat màu xám xanh hoặc kết
hợp với photphat thành vivianit Fe
3
(PO
4
)
2
.8H
2
O có màu xanh lơ. Mn
2+
thường ở
dạng Mn(OH)
2
màu trắng di chuyển trong đất.
Căn cứ vào mức độ glây của đất ta sẽ đánh giá được mức độ yếm khí của đất.
- Quá trình rửa trôi và bào mòn đất:
Do khí hậu nhiệt đới ẩm, mưa nhiều và tập trung, tập quán canh tác lạc hậu,
địa hình có nhiều núi, dốc nên quá trình rửa trôi và bào mòn các chất kiềm, kiềm thổ,
các chất dinh dưỡng và thành phần sét xảy ra mạnh.
Quy trình sử dụng đất dốc hợp lí:
Từ cấp 1(<3
o
) đến cấp 3(8
o
– 15
o
): phát triển cây nông nghiệp
Từ cấp 4(15
o
–20
o
) và cấp 5(20
o
–25
o
): phát triển nông–lâm kết hợp
Từ cấp 6(25
o
-30
o
) và cấp 7(30
o
-35
o
): phát triển cây lâm nghiệp
- Quá trình Ferakit và kết von đá ong:
+ Quá trình Feralit (tích lũy tương đối Fe và Al)
7
Các lọai khoáng và đá bị phân hủy rất mạnh, ngay cả khoáng vật thứ sinh
cũng bị phá hủy do các quá trình phong hóa hóa học và hóa địa sinh học.Các cation
kiềm, kiềm thổ và các hợp chất silic bị rửa trôi, Al và Fe được tích lụỹ lại hình thành
đất Feralit.
+ Quá trình kết von đá ong (tích lũy tuyệt đối Fe, Al)
• Kết von: chủ yếu do Fe, Mn, Al ở dạng hòa tan di chuyển theo
nước đến vị trí nào đó sẽ ngưng tụ lại thành kết von.
• Đá ong: hình thành giống như kết von, nhưng nhất thiếtphải gần
mực nước ngầm giàu Fe, Al
1.2.3 Một số bảng phân loại đất
a. Bảng phân lọai đất Việt Nam năm 1976 (tỉ lệ 1/1.000.000)
I. Đất cát biển
II. Đất mặn
III. Đất phèn (chua mặn)
IV. Đất lầy và than bùn
V. Đất phù sa
VI. Đất xàm bạc màu
VII. Đất xám nâu vùng bán khô hạn
VIII. Đất đen
IX. Đất đỏ vàng(Feralit)
X. Đất mùn vàng đỏ trên núi
XI. Đất mùn trên núi
XII. Đất pôtzôn
XIII. Đất xói mòn trơ sỏi đá
b. Bảng phân loại đất Việt Nam theo phương pháp định lượng của FAO-
UNESCO (Bảng A.15 trang 185)
2.
Vốn đất và các nhóm đất
2.1 Chia theo hiện trạng sử dụng đất
2.1.1 Diện tích các loại đất trên toàn quốc (ha)
Diện tích tự nhiên: 32.924.060
Đất nông nghiệp: 9.345.346
8
Đất lâm nghiệp có rừng: 11.575.429
Đất chuyên dùng: 1.532.843
Đất ở: 443.178
Đất chưa sử dụng và núi đá: 9.282.718
Sông suối: 744.547
2.1.2 Đất lâm nghiệp có rừng(ha)
Diện tích đất lâm nghiệp: 11.775.429
- Đất có rừng tự nhiên: 9.774.483
- Đất có rừng trồng: 1.800.544
Phân theo mục đích sử dụng:
- Rừng sản xuất: 4.733.684
- Rừng phòng hộ: 5.398.181
- Rừng đặc dụng: 1.443.162
2.1.3 Đất chuyên dụng (ha)
Diện tích đất chuyên dùng: 1.443.162
- Đất xây dựng: 126.491
- Đất giao thông 437.965
- Đất thủy lợi và mặt nước: 557.010
- Đất di tích văn hóa lịch sử: 6.493
- Đất quốc phòng an ninh: 191.680
- Đất khai thác khoáng sản: 15.942
- Đất làm nguyên vật liệu XD: 15.381
- Đất làm muối: 18.904
- Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 93.741
- Đất chuyên dùng khác: 69.236
2.2 Chia theo kết quả phân loại đất (Bảng A.16 trang 189)
3.
Một số nhóm đất chính của Việt Nam - sử dụng và cải tạo
3.1 Nhóm đất cát biển (533.44ha)
Được hình thành dọc ven biển, phần lớn là ven biển miền Trung. Có thể chia
thành 5 loại:
9
3.1.1 Đất cồn cát trắng, vàng (Luvic Arenosols): 222.043ha
Thường phân bố ở sát biển. Đây là loại đất chưa phát triển, cá tầng chưa phân
biệt rỏ ràng, gần như đồng nhất từ trên xuống dưới. Về thành phần cấp hạt, chủ yếu là
các cấp hạt 0,05-2 mm: chiếm từ 86-95%, nên có thể sử dụng để xây dựng được, ít
chua, ĐPN rất thấp, giữ nước giữ màu kém
3.1.2 Đất cồn cát đỏ (Rhodic Arenosols): 76.886ha
Loại đất này nên kết hợp sử dụng cho nông lâm nghiệp. Trồng cây chắn gió và
lấy gỗ, đồng thời làm rừng phòng hộ cho các vùng có thể đưa vào trồng cây hoa màu và
lương thực.
3.1.3 Đất cát biển(Haplic Arenosols): 243.505ha
Có ít mùn (0,1-1%), CHC phân giải mạnh (C/N < 5), NPK tổng số và dể tiêu
đều nghèo (N: 0,03-0,05%, P
2
O
5
: 0,02-0,04%, K
2
O < 0,3%), có phản ứng trung tính, ít
chua, tổng số cation kiềm trao đổi từ 1,5-6,0 me/100g đất.
3.2 Nhóm đất mặn (971.356ha)
3.2.1 Đất mặn sú, vẹt, đước (Gleyic Salic Fluvisols): 105.318ha
Ở tầng mặt lượng hữu cơ khá, đạm tổng số trên trung bình đến khá, lân tổng số
trung bình, kali tổng số giàu, lân và kali dể tiêu khá giàu, tỉ lệ Ca
2+
/Mg
2+
thường <1,
TPCG trung bình ở phía Bắc, nặng ở phía Nam.
3.2.2 Đất mặn nhiều(Hapli Salic Fluvisols): 133.288ha
Thường có Cl
-
> 0,25%,tổng số muối tan >1%. Về mùa mưa tỉ lệ đó hạ thấp
hơn.
3.2.3 Đất mặn trung bình và ít (Molli Salic Fluvisols): 732.584ha
Có phản ứng trung tính, ít chua, xuống sâu pH có tăng do nồng độ muối cao
hơn; tỉ lệ Ca
2+
/Mg
2+
<1; mùn, đạm trung bình, lân trung bình hoặc nghèo.
3.3 Nhóm đất phèn (1.863.128ha)
3.3.1 Đất phèn tiềm tàng (Proto Thionic Gleysols):652.244ha
Chỉ có tầng sinh phèn là chủ yếu và chưa thuần thục. Đa số ở trạng thái yếm
khí, có chứa trên 0,75%S và có hàm lượng CHC cao.
3.3.2 Đất phèn họat động( Orthi thionic Fluvisols):1.210.884ha
Là đất có tầng phèn là chính, đôi khi có tầng sinh phèn nhưng mỏng. Tập trung
chủ yếu khoáng jarosite dưới dạng đốm, vệt vàng rơm, có pH
H2O
thường =3-4. Có tỉ lệ
CHC cao, mức độ phân giải thấp, đạm tổng số khá, lân tổng số trung bình và nghèo,
kali tổng số thường giàu, lân dể tiêu rất nghèo, đất rất chua, Al
3+
di động cao, SO
4
2-
cao,
TPCG phần lớn là sét.
10
3.4 Nhóm đất phù sa (3.400.059ha)
3.4.1 Đất phù sat rung tính ít chua(Eutric Fluvisols): 225.987ha
Đây là loại đất phù sa màu mỡ, DTHT và mức độ bão hòa bazơ cao, có phản
ứng trung tính và ít chua, tỉ lệ Ca
2+
cao, CHC và chất dinh dưỡng thuộc loại khá.
3.4.2 Đất phù sa chua( Distric Fluvisols): 1.665.892ha
Có tỉ lệ CHC trung bình, đạm và kali trung bình, lân trung bình và nghèo,
DTHT trung bình.
3.4.3 Đất phù sa glây (Gleyic fluvisols): 1.011.180ha
Đất chua, hàm lượng mùn và N tổng số khá, do đất ngập nước thường xuyên
nên xác CHC khoáng hóa chậm. Đất có ĐPN tiềm tàng cao, có tính đệm khá, nhưng
hàm lượng chất dinh dưỡng dể tiêu thấp, đặc biệt P,K thấp.
3.4.4 Đất phù sa có tầng đốm gỉ (Cambic Fluvisols): 500.000ha
Có TPCG thịt nặng, dưới tầng mặt có tầng setquioxyt loang lổ, đốm gỉ, có nơi
kết von nâu xen kẻ, tầng dưới sâu là tầng sét glây.
3.5 Nhóm đất xám (19.970.642ha) chiếm đến gần 2/3 diện tích cả nước
3.5.1 Đất xám bạc màu ( Haplic Acrisols): 1.791.021ha
Có phản ứng chua đến rất chua, độ pH dao động từ 3,0-4,5, nghèo cation kiềm
trao đổi (Ca
2+
,Mg
2+
<2me/100g đất), độ no bazơ thấp (<50%), hàm lượng mùn tầng mặt
từ nghèo đến rất nghèo (0,5-1,5%). Mức độ phân giải CHC mạnh, các chất dinh dưỡng
tổng số và dể tiêu đều nghèo.
3.5.2 Đất xám có tầng loang lổ( Plinthic Acrisols): 221.369ha
Có thành phần cơ giới nhẹ trên mặt, xuống sâu ở tầng B thì tỉ lệ sét tăng đột
ngột và thấy rỏ sét ở mặt cắthoặc hình thành khe nứt, chặt. Phản ứng đất chua: pH
KCl
=
3,5-4,5, nghèo mùn(< 1%) và các chất dinh dưỡng (lân tổng số < 0,04%, kali tổng số =
0,1-0,9%), tổng số cation kiềm trao đổi thấp, Ca
2+
+Mg
2+
< 4 me/100g đất, khả năng
trao đổi cation thấp.
3.5.3 Đất xám glây( Gleyic Acrisols): 101.471ha
Ở những vùng khác nhau sẽ có các tính chất khác nhau. Ví dụ ở miền Bắc thì
chua (pH
KCl
= 3,5-4,5), nghèo CHC, nghèo NPK, còn ở Đắc Lắc thì tuy cũng chua
nhưng rất giàu CHC và N, đất ở Sông Bé thì rất giàu mùn, tầng mặt hơn 11%, đến độ
sâu 40cm vẫn còn tới 6,5% CHC
3.5.4 Đất xám Feralit (Ferralic Acrisols) 14.789.500ha
Đất chua, hàm lương các hạt sét tầng mặt ít hơn các tầng sâu và hình thành tầng
Feralit, độ no bazơ thường < 50%, DTHT < 24 me/100g sét, TPCG nhẹ và nghèo chất
dinh dưỡng.
11
3.5.5 Đất xám mùn trên núi (Humic Acrisols): 3.139.285ha
Có hàm lượng CHC cao, từ 4-10%. Phân bố ở độ cao >700m.
3.6 Nhóm đất đỏ (3.014.549ha)
Đặc trưng:
- Có TPCG thịt pha cát hay mịn hơn.
- Dày ít nhất 30 cm.
- Có khả năng trao đổi cation, CEC < 16 me/100g sét.
- Có dưới 10% sét phân tán trong nước.
- Có tỉ lệ limon/ sét < 0,2.
- Có dưới 5% đá chưa phong hóa.
3.6.1 Đất nâu đỏ( Rhodic Ferralsols): 2.425.288ha
Phát triển trên bazan, thường có tầng phong hóa dày, cấu trúc đoàn lạp viên rõ,
độ xốp cao, dung trong thấp. Có TPCG nặng, hàm lượng limon thấp, sét cao, phản ứng
của đất chua, độ no bazơ thấp, nhưng có nhiều đặc điểm tốt như đất dày, tơi xốp, nhiều
mùn.
3.6.2 Đất nâu vàng ( Xanthic Ferralsols): 429.059ha
Đất có phản ứng chua, độ no bazơ thấp, nghèo mùn, đạm và kali tổng số hơi
nghèo, lân tổng số trung bình, riêng đất nâu vàng phát triển trên đá vôi thì kém tơi xốp
hơn, rất chua (pH = 4,0 – 4,5) và có tầng đất không dày.
3.6.3 Đất mùn vàng đỏ trên núi( Humic Ferralsols):118.247ha
Đây là loại đất Feralit phát triển trên đá macma bazơ, trung tính và đá vôi, có
tầng mặt xám đen tơi xốp, nhiều mùn (> 5%), không có kết von, đá ong.
Đất có phản ứng chua vừa đến ít chua, hàm lượng lân nghèo đến trung bình,
kali tổng số trung bình khá, khả năng trao đổi cation thấp, CEC <16 me/100g sét, nghèo
cation kiềm trao đổi, tỉ lệ limon/sét < 0,2: Mức độ Feralit yếu hơn đất nâu vàng và
không điển hình.
///////////////////////////////
PHẦN B: PHÂN BÓN
Chương I: VAI TRÒ CỦA PHÂN BÓN
TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
1. Khái niệm phân bón
12
Phân bón là chất hữu cơ hay vô cơ có nguồn gốc tự nhiên hay nhân tạo khi dung để
bón vào đất có thể cung cấp thức ăn cho cây và cải thiện độ phì nhiêu cho đất.
Có 2 phương pháp bón phân:
- Bón lót: là bón vào đất trước khi gieo cấy, góp phần cải tạo đất, thường dùng
chủ yếu là phân hữu cơ, vôi, phân lân; một ít đạm và kali.
- Bón thúc: là bón cho cây trong khi cây đang sinh trưởng và phát triển, thường
phải dùng các loại phân có hiệu quả nhanh, và phân vi lượng.
2. Vai trò của phân bón trong sản xuất nông nghiệp
2.1. Bón phân là biện pháp quan trọng để tăng năng suất cây trồng
Phân giữ vị trí thứ hai trong bốn biện pháp kĩ thuật liên hoàn: “Nhất nước, nhì
phân, tam cần, tứ giống” để tăng năng suất cây trồng. Phân bón khiến cho các biện pháp
kĩ thuật liên hoàn khác phát huy tác dụng.
Để bón phân đạt kết quả cao cần nắm vững một số nguyên tắc sau:
• Bón phân phải đúng đất:
• Bón phân phải đúng loại cây trồng
• Bón phân phải đúng thời kì sinh trưởng của cây
• Bón phân phải đúng liều lượng
• Bón phân theo đúng tỉ lệ giữa các loại phân
2.2. Ảnh hưởng của phân bón đối với chất lượng nông phẩm
Trong việc canh tác, phải dùng biện pháp phân bón để cân đối lại thành phần
dinh dưỡng trong nông phẩm để bảo đảm sức khỏe cho người và gia súc, tránh nuôi
bằng các nông phẩm có tỉ lệ chất khoáng không cân đối.
2.3. Bón phân là biện pháp cải thiện môi trường đất
- Là biện pháp để hoàn trả lại các chất khoáng cây trồng hút để tạo sản phẩm
hay bị rửa trôi, xói mòn, giữ cho đất khỏi bị suy kiệt đi.
- Là biện pháp bổ sung và điều chỉnh các chất khoáng trong đất, làm cho môi
trường đất trở nên tốt hơn và cân đối hơn.
Những người chủ trương nông nghiêp hữu cơ phản đối việc dùng phân bón hóa
học và thuốc trừ sâu, chỉ dựa vào các quá trình sinh học trong đất. Hệ thống luân canh
có hưu canh cho đất nghỉ ngơi để tái tạo độ phì nhiêu cho đất.
Có bón phân hóa học kết hợp với phân chuồng mới đưa thêm được nguyên tố
mới vào môi trường đất.
3. Tình hình sử dụng phân bón trong thời gian qua
13
3.1. Trên thế giới
Một số nước trước đây bón quá nhiều phân hóa học (Hà Lan, Bỉ-Luxembua,
Martinic, Thụy Sĩ) giảm mạnh. Một số nước châu Âu khác (Anh, Pháp) đi vào ổn định.
Các nước đang phát triển tăng.
3.2. Ở Việt Nam
3.2.1. Tình hình sản xuất phân hóa học
Từ 1990 đến 2000, việc sản xuất phân hóa học đã tăng trưởng rất nhanh. Tuy
vậy, Việt Nam mới sản xuất được chưa đến 5% phân urê so với lượng cung ứng cho thị
trường.
3.2.2. Việc tiêu thụ phân hóa học
Trong thập kỉ qua (1990-2000) tổng lượng N.P
2
O
5
.K
2
O tiêu thụ ở Việt Nam đã
tăng 310% từ 544,5 ngàn tấn lên đến 2.234 ngàn tấn. (Bảng B.4 trang 247).
///////////////
ChươngIII: VÔI VÀ CÁCH BÓN VÔI
1. Tác dụng của việc bón vôi
1.1 Vai trò sinh lí dinh dưỡng của canxi
- Canxi giữ cho thành tế bào được vững chắc, làm khả năng chịu vận chuyển
của quả tăng lên.
- Duy trì cân bằng anion-cation trong tế bào
- Trong sinh lí dinh dưỡng, canxi hạn chế sự xâm nhập quá dáng của các cation
Mg
2+
, K
+
, Na
+
, NH
4
+
vào tế bào, là yếu tố chống độc cho cây.
- Thiếu Ca
2+
, chức năng sinh lí của rể không bình thường, cây không đồng hóa
được nitrat và thấy có hiện tượng tích luỹ gluxit trong tế bào, trao đổi chất trong cây bị
rối loạn.
- Ca
2+
làm giảm tính thấm nước cuả màng tế bào, làm giảm tính hút nước của
cây mà lại tăng thoát hơi nước
1.2 Tác dụng của việc bón vôi đối với độ phì nhiêu của đất
1.2.1 Bón vôi cải tạo tính chất vật lí của đất
Ca
2+
ngưng tụ keo sét khiến cho đất có kết cấu viên bền vững, nhờ dó mà toàn bộ
các đặc tính vật lí của đất đều được cải thiện
1.2.2 Bón vôi cải tạo hóa tính đất
14
- Đối với đất chua: Ca
2+
trung hoà H
+
trên phức hệ hấp thu.
- Đối với đất phèn: bón vôi có tác dụng trung hòa các ion H
+
, kết tủa các ion
độc dưới dạng hidroxit.
- Đối với đất mặn-kiềm hoặc đất mặn mà không chua: khi bón vôi phải dùng
CaSO
4
để Ca
2+
đuổi
Na
+
ra khỏi dung tích hấp thu sau đó dùng nước rữa Na
+
đi.
- Bón vôi làm tăng độ no bazơ, tăng dung tích hấp thu của đất.
1.2.3 Bón vôi cải tạo sinh tính của đất
Đại bộ phận các vi sinh vật có ích hoạt động mạnh ở pH gần trung tính. Bón vôi
pH được cải thiện, chất hữu cơ được dự trữ trong đất khoáng hóa nhanh hơn, cây được
cung cấp thức ăn tốt hơn.
1.2.4 Bón vôi làm giàu chất dinh dưỡng trong dung dịch đất
Ca
2+
trao đổi với các cation dinh dưỡng được hấp thu trên bề mặt keo đất, các
cation kim loại (NH
4
+
, K
+
, Mg
2+
,…) đi vào dung dịch đất. Cây được cung cấp them thức
ăn, xanh tốt lên nhanh chóng.
1.2.5 Bón vôi làm thay đổi độ chua, tạo pH thích hợp cho việc hút thức ăn của
cây
1.2.6 Bón vôi để tạo pH phù hợp với yêu cầu của từng loại cây trồng
1.2.7 Bón vôi để bù lại lượng vôi đã bị rửa trôi và cây trồng đã hút để ổn định độ
bão hòa bazơ cho đất khỏi bị thoái hóa.
2. Phương pháp định lượng vôi bón
Nguyên tắc cơ bản là tìm ra lượng H
+
thực sự làm chua đất, sau đó tính lượng
Ca
2+
cần thiết trung hòa lượng ion H
+
đótheo nguyên tắc: 1 đương lượng Ca
2+
trung hòa
1 đương lượng H
+
- Định lượng H
+
trong phòng thí nghiệm: Tác động đất với dung dịch KCl, 1N
(độ chua trao đổi) gọi là bón vôi theo H
+
trao đổi hay dung dịch natri axetat 1N (độ
chua thuỷ phân); sau đó chuẩn độ ion H
+
rút được.
- Đo pH trao đổi trực tiếp: Sau khi tác động đất với KCl nguyên chuẩn thì so
màu với thang màu tiêu chuẩn nhờ giấy đo pH hay nhờ chỉ thị màu rồi đọc ngay độ pH.
3. Chọn nguyên liệu có vôi
3.1 Đá vôi
Tỉ lệ CaO trong đá vôi biến động trong phạm vi 31,6 - 56%. Muốn cho đá vôi
phát huy tác dụng nhanh khi dùng phải nghiền mịn.
3.2 Đôlômit (đá bạch vân)
15
Đôlômit phải nghiền mịn hơn bột đá vôi. Trong đôlômit tỉ lệ CaO là 30,2 –
31,6%, tỉ lệ MgO đạt 17,6 – 20%.
3.3 Vôi sống (CaO)
Vôi sống phát huy tác dụng nhanh hơn đá vôi
3.4 Thạch cao (CaSO
4
)
Tỉ lệ CaO đạt 56% ngoài ra còn có lưu huỳnh
Ở đất nhẹ nên dung bột đá vôi tán nhỏ, đá sét vôi. Ở đất nặng dùng vôi sống. Cải
taọ đất mặn dùng thạch cao. Ở chân đất nhẹ nên dùng đôlômit.
4. Phương pháp bón vôi
Vôi bón để cải tạo đất nên phải bón lót, trước khi cày.
Các nguyên liệu có vôi cấn được trộn đều, càng đều càng tốt, vào lớp đất mặt, lớp
rể cây phát triển nhiều nhất.
Không bón vôi lẫn với phân chuồng, phân có gốc amôn (NH
4
) và phân supe lân.
Phải rắc vôi vào lúc lặng gió, không để gió quản vôi vào người.
/////////////////////////////
Chương 4: PHÂN HỮU CƠ
1. Khái niệm phân hữu cơ
Tất cả các loại chất hữu cơ vùi vào đất sau khi phân giải có khả năng cung cấp
thức ăn cho cây và cải tạo đất là phân hữu cơ. Phân bắc, nước giải, phân gia súc, phân
gia cầm, phân tằm, rác thải, các tàn thể sinh vật, … vùi trong đất cũng được coi là phân
hữu cơ.
2.
Vai trò của phân hữu cơ
2.1 Phân hữu cơ cải tạo hóa tính đất
Phân hữu cơ bón vào đất, sau khi phân giải, sẽ cung cấp cho đất các chất khoáng
làm phong phú thêm nguồn thức ăn cho cây, làm giàu hàm lượng chất dinh dưỡng dể
tiêu cho cây, làm tăng tính đệm cho đất và có tác dụng ngăn chặng quá trình rửa trôi,
làm tăng khả năng trao đổi của đất.
2.2 Phân hữu cơ cải tạo lí tính đất
Chất hữu cơ vào đất làm tăng độ ổn định kết cấu đất. Mùn tăng khả năng kết dính
các hạt đất để tạo thành kết cấu viên, làm giảm khả năng thấm ướt khiến cho các đoàn
lạp bền trong nước.
16
Các chất dể thối rữa sau khi vùi tạo điều kiện cho vi sinh vật hoạt động mạnh lên
nhanh chóng, giải phóng nhiều đạm dể tiêu, độ ổn định của kết cấu đất tăng lên rất
nhanh. Tác dụng làm ổn định kết cấu của phân chuồng cao hơn phân xanh nhiều và
cũng bền hơn.
2.3 Phân hữu cơ tăng cường sinh tính của đất
Bón phân chuồng, phân bắc tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật hoạt động, làm
phong phú thêm tập đoàn vi sinh vật trong đất.
Một số chất có hoạt tính sinh học cao được hình thành lại tác động đến sự trao
đổi chất của cây. Sức sống của đất tăng lên.
3.
Sự chuyển hóa các hợp chất hữu cơ trong quá trình chế biến
- Đối với các hợp chất hữu cơ có đạm (Quá trình amôn hoá)
Các hợp chất protit phức tạp bị thủy phân thành các axit amin đơn giản và các
axit hữu cơ:
RCONHCH
2
COOH + H
2
O RCOOH + CH
2
NH
2
COOH
Axit amin đơn giản thủy phân và giải phóng NH
3
:
CH
2
NH
2
COOH + HOH CH
2
OH-COOH + NH
3
Quá trình oxy-hoá axit amin cũng tạo thành NH
3
CH
2
NH
2
COOH + O
2
HCOOH + CO
2
+ NH
3
NH
3
được hình thành trung hòa H
2
CO
3
tạo thành (NH
4
)
2
CO
3
:
NH
3
+ H
2
CO
3
(NH
4
)
2
CO
3
Amôn được tạo thành nếu gặp điều kiện hảo khí sẽ oxi-hoá một phần thành nitrat:
2NH
4
+
+ 3O
2
2NO
2
-
+ 2H
2
O + 4H
+
+ QKalo
2NO
2
+ O
2
2NO
3
+ QKalo
- Đối với các hợp chất hiđrat cacbon (hợp chất chỉ có C-H-O):
Trong điều kiện yếm khí, quá trình phân giải các hợp chất hiđrat cacbon sẽ giải
phóng khí mêtan và khí cacbonic
(C
6
H
10
O
5
)n + nH
2
O n(3 CH
4
+ 3 CO
2
)
Trong điều kiện háo khí, quá trình phân giải các hợp chất hiđrat cacbon sẽ để
nước chảy ra và khí cacbonic bốc lên, sản sinh nhiều nhiệt:
(C
6
H
10
O
5
)n + nH
2
O + nO
2
n(6 H
2
O + 6 CO
2
)
Nhiệt độ cao lại xúc tiến việc mất NH
3
do bay hơi.
- Đối với các hợp chất hữu cơ có lưu huỳnh
17
Phân giải trong điều kiện háo khí sẽ tạo thành các gốc SO
4
trong đống phân,
muối sunphat được tạo thành, trong điều kiện yếm khí sẽ dể bốc khí sulfua hidro (H
2
S)
hay tạo thành các muối sulfua.
- Đối với các hợp chất hữu cơ có lân
Phân giải trong điều kiện háo khí sẽ tạo gốc photphat, trong đống phân các muối
photphat hình thành, trong điều kiện yếm khí sẽ để bốc ra khí photphua hidro (PH
3
)
4.
Kĩ thuật sử dụng phân hữu cơ
Cần xem xét thành phần và các đặc tính của phân hữu cơ về mặc hóa học, vật lí
học, sinh học để quyết định cách chế biến, cách dùng phân bón cho từng đối tượng khác
nhau. Khi sử dụng cần chú ý đến nguồn bệnh, cỏ daị và vấn đề ô nhiễm môi trường để
có biện pháp khắc phục
5.
Phân chuồng
Là hỗn hợp các chất do gia súc bài tiết ra cùng với chất độn chuồng. Thành phần
hoá học của phân chuồng phụ thuộc vào loại gia súc, chất độn chuồng và phương pháp
bảo quản. Trong phân chuồng có một lượng đạm nhất định nằm dưới dạng amôn (chừng
30%), ngoài N, P, K, Ca, Mg cũng có khá nhiều silic, S và các nguyên tố vi lượng.
6.
Phân xanh
Là chất xanh cây phân xanh họ đậu vùi trong đất để làm giàu các chất dinh
dưỡng, nhất là đạm và chất hữu cơ, cho tầng đất canh tác. Nhờ các vi sinh vật cộng sinh
ở rễ, có khả năng tổng hợp đạm từ khí quyển làm tăng lượng đạm trong đất, gọi là sản
xuất đạm sinh học bằng cách “Biến lân thành đạm”.
Trồng cây phân xanh có tác dụng giữ đất giữ nước, chống xói mòn, cải tạo đất
mặn. Kết hợp cày vùi phân xanh và bón lót lân sẽ thúc đẩy phân xanh phân giải tốt hơn,
lại cân đối được đạm, lân cho cây.
Có 2 loại cây phân xanh:
d. Cây phân xanh vùng đồi
Nhằm chủ yếu vào việc giữ đất, chống xói mòn. Đó là loại cây chịu chua, bộ
rễ phát triển mạnh.
e. Cây phân xanh vùng đồng bằng
Là loại cây có khả năng phát triển chất xanh nhanh, có thể trồng xen, trồng gối
mà không cạnh tranh đất với cây trồng chính
7.
Phân vi sinh vật
Là loại phân sinh học được sản xuất từ các vi khuẩn cố định đạm cộng sinh, vi
khuẩn cố định đạm tự do, vi khuẩn phân giải lân vô cơ khó tan, vi khuẩn phân giải
khoáng chứa kali trong đất, vi khuẩn phân giải chất hữu cơ tiết ra chất kháng sinh.
18
Chất lượng phân vi sinh vật phụ thuộc vào số lượng vi sinh vật có ích
- Phân vi sinh vật cố định đạm:
+ Nitragin: là chế phẩm vi sinh vật có chứa vi sinh vật tạo nốt sần, dùng để
bón vào đất trồng cây họ đậu hay tẩm hạt giống cây họ đậu trước khi gieo.
+ Azotobacterin: là chế phẩm vi sinh vật có chứa azotobacter, vi sinh vật cố
định đạm tự do, có tác dụng tăng cường khả năng cố định đạm của đất, tổng hợp các
chất hữu cơ có hoạt tính sinh học cao.
- Phân vi sinh vật phân giải lân khó tiêu trong đất
+ Phân vi sinh vật phân giải lân hữu cơ được sản xuất từ trực khuẩn nha bào
lớn có khả năng phân giải lân thành lân vô cơ hòa tan cung cấp cho cây
+ Phân vi sinh vật phân giải muối photphat khó tan thuộc loại vi khuẩn
Thiobacillus thiooxindan cung cấp lân dể tiêu cho cây.
- Phân vi sinh vật phân giải khoáng vật có chứa kali
Được sản xuất từ các vi khuẩn có khả năng phân giải các loại muối silicat hoặc
không phải silicat có chứa kali khó tan.
Phân vi sinh vật không chứa nhiều chất dinh dưỡng mà chủ yếu là cải thiện điều
kiện dinh dưỡng của cây, phát huy tiềm lực dinh dưỡng cuả đất để tăng năng suất cây
trồng qua các sản phẩm của hoạt động sống của chúng.
8. Các loại phân hữu cơ khác
8.1 Phân bắc, nước giải
Là chất bài tiết của con người
8.1.1 Tính chất phân bắc, nước giải
- Có tỉ lệ đạm cao hơn lân và kali, các chất dinh dưỡng dể tiêu hơn trong phân
chuồng nên bón thúc, bón lót đều được.
- Chứa nhiều Na
+
, tỉ lệ chất xơ thấp.
8.1.2 Cách dùng phân bắc, nước giải
Phải được ủ hoai rồi mới bón, rất thích hợp cho cây ăn lá như rau. Nên bón phân
bắc kết hợp với phân chuồng để tăng khả năng cải tạo đất hạn chế mặt yếu cuả phân bắc
là nhiều Na
+
mà ít chất xơ.
8.2 Phân gia cầm
Là chất bài tiết của gà, vịt,ngang, ngổng, chim. Có tỉ lệ chất dinh dưỡng cao, tác
dụng nhanh. Phân gia cầm phải được ủ hoai rồi mới bón, có thể bón lót cho mọi loại
cây, nếu đã ủ hoai có thể dùng bón thúc.
19
8.3 Than bùn
Được tạo thành do sự phân giải các cây đầm lầy trong điều kiện yếm khí.
Thành phần, tính chất than bùn phụ thuộc vào loại thực vật và điều kiện hình
thành, mức độ mùn hoá.
Có nhiều cách dùng than bùn, chủ yếu dựa vào đặc tính của than bùn.Chú ý khi
dung than bùn phải xử lí trước.
///////////////
HẾT
20