Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Nông dân điêu đứng vì dịch chồng lên dịch ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.95 KB, 4 trang )

Nông dân điêu đứng vì dịch chồng lên dịch



Nguồn: diendan.camau.gov.vn
Hết cúm gia cầm, đến dịch lở mồm long móng rồi dịch tai xanh hoành hành
và bây giờ là dịch bệnh ở tôm bắt đầu lây lan trên diện rộng đã khiến hàng
chục nghìn hộ nông dân Quảng Nam khốn đốn…

Dịch chồng dịch
Tính đến sáng ngày 22/3, dịch tai xanh vẫn chưa được chặn đứng, thì tiếp đến
dịch bệnh trên tôm thẻ chân trắng lại bùng phát và lây lan trên diện rộng tại
các xã Bình Nam, Bình Giang, Bình Sa, Bình Hải (huyện Thăng Bình) và xã
Tam Tiến (huyện Núi Thành, Quảng Nam).

Ông Nguyễn Văn Thành thôn Cổ Linh, xã Bình Sa cho biết, chỉ trong vòng 3 ngày
qua, diện tích hai hồ nuôi tôm thẻ chân trắng hơn 8 sào của gia đình ông có hiện
tượng tôm chết nổi đỏ hồ.
Tôm thẻ chân trắng bị dịch chết trong những ngày qua“Diễn biến dịch bệnh rất
nhanh. Buổi sáng con tôm nổi lềnh bềnh trên mặt nước với dấu hiệu là có chấm đỏ
ở phần đầu. Đến chiều thì chết đỏ hồ…” - ông Thành gạt nước mắt kể.
Không riêng gì ông Thành, mà hàng trăm hộ nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng đất
cát ven biển này cùng chung cảnh ngộ bị dịch tôm hoành hành lâm vào cảnh trắng
tay. Trước khi dịch tôm lây lan, ở nơi đây, tôm sú một thời được xem là vật nuôi
đem lại kinh tế cao cũng không còn đất sống vì dịch bệnh. Ruộng lúa thì bị lũ
muộn cuốn trôi.

Nuôi tôm thẻ chân trắng là kế sinh nhai duy nhất của bà con nông dân vùng đất
này sau hàng loạt cây, con bị dịch bệnh hoành hành. Thế nhưng, bây giờ dịch bệnh
lại tràn về trên diện tích tôm nuôi suốt trong những ngày qua. Hàng tỷ đồng đầu tư
cho xây dựng hồ, con giống, thức ăn…tất cả đều bị dịch bệnh cướp mất. Coi như


trắng tay…
Trên cánh đồng tôm Cù Lao thuộc 3 xã Bình Nam, Bình Sa, Bình Hải (Thăng
Bình) là khu vực tập trung nhiều ao nuôi bị dịch bệnh hoành hành nhất trong
những ngày qua. Nguyên nhân là toàn bộ ao nuôi ở đây sử dụng chung hệ thống
cấp thoát nước và cùng xả ra sông Trường Giang nên tốc độ lây lan dịch bệnh trên
cánh đồng tôm thẻ chân trắng này rất nhanh.
Tôm dịch bệnh chết được người dân vứt dọc theo sông Trường Giang tại huyện
Thăng Bình khiÔng Trần Văn Tốt - Phó Chủ tịch UBND xã Bình Nam cho biết, từ
hồ nuôi đầu tiên ở địa phương bị nhiễm bệnh (cách đây hơn 10 ngày) của ông Trần
Văn Mây (thôn Đông Tác) với diện tích hơn 3 sào, đến nay trên toàn xã đã có hơn
100ha ao nuôi bị nhiễm bệnh.

Bình quân, mỗi ha ao nuôi bị dịch bệnh có mức thiệt hại khoảng 50 triệu đồng tiền
con giống cùng thức ăn và công chăm sóc do thời gian thả nuôi chưa lâu. Điều
đáng lo ngại là dịch bệnh bùng phát rất nhanh và lây lan trên diện rộng với tốc độ
chóng mặt.
Theo Chi cục Thủy sản Quảng Nam, nguy cơ dịch bệnh tiếp tục lan nhanh ra các
địa phương khác ngoài Thăng Bình là rất cao, bởi đây là thời điểm đầu vụ, người
nuôi đều có nhu cầu lấy nước sông vào ao nuôi, trong khi nguồn nước này đã
mang mầm bệnh.

Tại xã Tam Tiến (huyện Núi Thành) cũng đã xảy ra hai trường hợp dịch bệnh tại
ao nuôi tôm thẻ chân trắng của ông Bùi Văn Chương và Hồ Văn Chuyên (cùng ở
thôn Tân Bình Trung) với diện tích khoảng 6 sào, nên nhiều hộ dân ở đây cũng
nơm nớp lo dịch bệnh có thể lây lan bất cứ lúc nào.
Điều lo ngại ấy đã thành hiện thực, chỉ trong hơn 4 ngày qua, hàng trăm ha ao nuôi
tôm của người dân nuôi tự phát dọc ven biển từ Duy Xuyên, Thăng Bình, Tam Kỳ,
Núi Thành đã bùng phát dịch bệnh khó có thể kiểm soát được. Nguyên nhân là
toàn bộ nguồn con giống cung cấp cho các hộ nuôi tôm đều không qua kiểm dịch.
Không dịch mới lạ!

Vẫn chưa có con số thống kê thiệt hại do dịch bệnh gây ra cho người nông
dân Quảng Nam trong thời gian qua. Tuy nhiên, theo lãnh đạo ngành nông
nghiệp tại các địa phương vùng dịch trong thời gian qua cho biết, thiệt hại
cho người nông dân đến thời điểm này là hàng trăm tỷ đồng. Đáng quan tâm
hơn là ngành chăn nuôi được xem là thế mạnh của nông dân Quảng Nam gần
như đình trệ.
Ông Nguyễn Thanh Quang, Giám đốc Sở NN&PTNT Quảng Nam cho biết, phong
trào nuôi tôm thẻ chân trắng một cách tự phát ở một số địa phương trong tỉnh vẫn
chưa được kiểm soát. Ngay tại các xã vùng ven biển của huyện Thăng Bình, hàng
trăm ha rừng phòng hộ ven biển đã bị chặt phá để nhường đất cho đào ao nuôi tôm
thẻ chân trắng.
Tình trạng nuôi tôm thẻ chân trắng tự phát không theo qui hoạch là nguyên nhân
chính của dịch bệnh không được kiểm soát. Ngay nước trong ao nuôi đã bị nhiễm
bệnh cũng được xả ra bừa bãi.

Xã Bình Hải là địa phương được ghi nhận có ao nuôi bị dịch bệnh đầu tiên. Theo
phản ảnh của nhiều người nuôi ở đây, thì ban đầu, chỉ có một hồ nuôi tôm trên cát
ở thôn Đồng Trì bị nhiễm bệnh, nhưng chủ hồ lại xả nước thải ra sông Trường
Giang, kết quả là mầm bệnh lan nhanh và bùng phát trên diện rộng.
Tại hầu hết các ao nuôi xảy ra dịch bệnh, thay vì đóng cống xử lý cho sạch mầm
bệnh rồi mới xả thì người nuôi vội vàng xả cống, dọn dẹp, chuẩn bị thả giống trở
lại. Thậm chí, xác tôm chết vì dịch bệnh, người nuôi cũng vứt bừa bãi trên bờ đập.
Ngay hệ cung cấp nước cho nuôi tôm là sông Trường Giang cũng đã bị nhiễm
mầm bệnh của dịch tôm.
Ông Ngô Tấn - Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản Quảng Nam cho biết,
hầu hết các diện tích bị dịch bệnh tại Thăng Bình đều thả nuôi trước lịch thời vụ.
Mặt khác, giống tôm thả nuôi tại đây hầu hết là không qua kiểm dịch. Người nuôi
tự mua giống trôi nổi trên thị trường.
Cũng theo lời ông Tấn, do đây là đợt dịch bệnh đầu tiên đối với giống tôm chân
trắng trên địa bàn Quảng Nam nên việc phân tích nguyên nhân, xác định mầm

bệnh hiện rất khó khăn. Đơn vị đã gửi mẫu nhiễm bệnh đi phân tích tại Viện Nuôi
trồng thủy sản 3 (Nha Trang) và sẽ sớm có kết quả chính xác. Tuy nhiên, ông Tấn
khẳng định, việc chống dịch bệnh ở tôm là không hề đơn giản nên ý thức của
người nuôi là vấn đề rất quan trọng nhằm ngăn chặn dịch bệnh tiếp tục lây lan.


Hiện hàng chục nghìn hộ nông dân ở Quảng Nam đang lâm vào cảnh trắng tay khi
dịch bệnh tràn qua "chà đi xát lại" suốt trong mấy năm qua và họ đang hàng ngày,
hàng giờ đối mặt với nguy cơ thiếu đói…

×