Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Tài liệu Bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ em doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.03 KB, 2 trang )

Bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ em
Nguồn: vietgioitinh.net
Nếu không được chữa trị kịp thời, viêm tiểu phế quản có thể gây đột tử cho trẻ
dưới 3 tháng tuổi. Những trẻ sống trong môi trường ô nhiễm, chật hẹp, hít phải khói
thuốc hay sống trong gia đình có người bị hen và dị ứng rất dễ mắc bệnh này.
Viêm tiểu phế quản là bệnh viêm đường hô hấp dưới, rất hay gặp ở nhóm trẻ
dưới 2 tuổi. Bệnh do virus gây ra (phổ biến nhất là virus Respiratoire Syncytial),
thường xảy ra vào mùa lạnh, mùa mưa. Bệnh cũng có liên quan đến chứng hen ở trẻ
đang bú mẹ.
Về biểu hiện lâm sàng, lúc đầu, trẻ có thể bị viêm mũi, họng thông thường.
Khoảng 36-72 giờ tiếp theo, những triệu chứng của viêm đường hô hấp dưới như ho
khan, thở nhanh, co kéo bắt đầu xuất hiện. Bệnh cũng có thể biểu hiện ở dạng cấp
tính với suy hô hấp cấp, thở nhanh, nhịp tim nhanh, tím tái, toát mồ hôi lạnh. Trẻ dưới
3 tháng tuổi có thể bị ngưng thở ngay cả khi bệnh ở thể nhẹ.
Bệnh thường diễn tiến theo chiều hướng thuận lợi, ít để lại di chứng, trừ những
thể kéo dài. Tuy vậy, đôi khi bệnh cũng có thể chuyển sang dạng viêm tiểu phế quản
tắc nghẽn (một thể khá nguy hiểm).
Các dấu hiệu nguy hiểm
Cần đưa trẻ nhập viện ngay khi có những biểu hiện sau:
- Ăn uống khó khăn, bỏ ăn, bỏ bú.
- Nôn nhiều.
- Thở nhanh, nhịp thở nhiều hơn 50-60 lần/phút.
- Có triệu chứng khó thở như co kéo ***g ngực và các cơ liên sườn, hõm ức.
- Tím tái.
- Có cơ địa đặc biệt: Trẻ nhỏ từ 3 đến 6 tháng tuổi, sinh non, suy dinh dưỡng,
trẻ sinh đôi hay sinh ba, loạn sản phế quản-phổi, trẻ bị bệnh tim bẩm sinh, trẻ bị suy
giảm miễn dịch
Ngoài ra, nếu bệnh trẻ không nặng lắm nhưng gia đình không có khả năng
chăm sóc tốt thì cũng nên đưa vào bệnh viện.
Khi điều trị ngoại trú
Nếu bệnh nhẹ, có thể cho trẻ điều trị ngoại trú. Trong trường hợp này, cần lưu


ý:
- Làm ẩm không khí nơi ở.
- Tuyệt đối không cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá.
- Cho trẻ uống nước nhiều hơn mức bình thường, đặc biệt khi trẻ sốt cao hay
thở nhanh.
- Tập vật lý trị liệu hô hấp (có thể thực hiện tại nhà sau khi được các chuyên
viên vật lý trị liệu hướng dẫn cụ thể).
Trong các thể bệnh nhẹ, việc dùng kháng sinh và kháng viêm có chứa steroide
thường là không cần thiết.

×