Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.58 KB, 10 trang )

Bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ


Viêm tiểu phế quản là bệnh rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trong trường
hợp nghiêm trọng, trẻ có thể phải nhập viện và cần sự hỗ trợ của máy thở và thuốc
kháng virus.
Nguyên nhân gây bệnh?
Thủ phạm gây viêm tiểu phế quản là virus hợp bào hô hấp (RSV), thường gieo
bệnh cho trẻ dưới 2 tuổi vào mùa đông và đầu xuân. Ở người già, bệnh có biểu hiện
như chứng cảm lạnh thường.
Triệu chứng điển hình của viêm tiểu phế quản ở trẻ gồm:
- Ho
- Khò khè
- Khó thở
- Ra nhiều mủ nhầy
- Ăn uống kém
Điều trị viêm tiểu phế quản bằng cách nào?
Thuốc kháng sinh không có tác dụng trong trường hợp này, vì viêm tiểu phế
quản do virus gây nên. Một loại thuốc kháng virus có tên là ribavirin có thể giúp trị
bệnh, song dược liệu này không phổ biến vì có nguy cơ gây phản ứng phụ và thiếu tính
thực tế trong sử dụng. Do đó, cách đối phó tốt nhất là hỗ trợ và dựa vào mức độ
nghiêm trọng của bệnh.
Phần lớn trẻ nhỏ viêm tiểu phế quản RSV nhẹ thường bị ho và khò khè một
chút, song nhìn chung vẫn ăn uống tốt và không cần sự hỗ trợ của máy thở hay viên
thuốc nào. Trong một vài ngày, bệnh sẽ tự khỏi.
Trong trường hợp nghiêm trọng, trẻ sẽ thấy khó chịu vì triệu chứng thở khò khè
và ra nhiều dịch nhầy, ngăn cản không khí tới các phế nang của phổi. Lúc này, trẻ cần
thêm oxy, hoặc thậm chí phải dùng đến salbutamol - dược liệu làm giãn cơ phổi dùng
trong bệnh hen suyễn.
Một khâu quan trọng trong điều trị viêm tiểu phế quản là hút hết dịch nhầy, và
việc này cần phải tới bệnh viện.


Có phải trẻ nào cũng dễ mắc bệnh?
Trẻ sơ sinh và những em gặp sự cố về hô hấp hoặc tim mạn tính có nguy cơ bị
viêm tiểu phế quản nặng. Đã có văcxin đặc biệt dành riêng cho trẻ có nguy cơ cao.
Hãy tham vấn bác sĩ về loại văcxin này.
Có phải viêm tiểu phế quản sẽ phát triển thành hen suyễn?
Một số người hiểu nhầm rằng viêm tiểu phế quản chắc chắn sẽ trở thành hen
suyễn, nguyên nhân có thể do chúng có triệu chứng giống nhau. Cần biết rằng hen
suyễn được định nghĩa là tình trạng tái diễn các cơn khò khè, ho và khó thở ở những
trẻ không bị mắc bệnh phổi nào khác.
Một số chuyên gia cho rằng những trẻ có di truyền dị ứng hoặc hen suyễn rất dễ
bị nhiễm khuẩn RSV, trong khi số lại nói RVS có thể kích thích phát triển bệnh hen
suyễn. Dù ở trường hợp nào, hiện tượng tái diễn bệnh là yếu tố quyết định. Nghĩa là
nếu trẻ có biểu hiện tái phát triệu chứng nhiều lần thì đó có thể bệnh hen suyễn, còn
nếu không tái phát thì đó là viêm tiểu phế quản.
Viêm thanh quản mùa lạnh

Về mùa lạnh, đặc biệt vào những đợt rét đậm, rét đột ngột (gió mùa đông bắc
về), căn bệnh này rất dễ xuất hiện. Người hay mắc là trẻ nhỏ, người già (do cơ thể kém
thích ứng) và những người phải nói nhiều hoặc phải ở lâu ngoài trời do yêu cầu nghề
nghiệp.

Thông thường, viêm thanh quản xảy ra sau một viêm nhiễm của đường hô hấp
trên (mũi - xoang, họng). Cũng có khi bệnh xuất hiện ngay sau khi bị cảm lạnh với dấu
hiệu chính là khàn tiếng hay mất tiếng đột ngột. Ban đầu, người bệnh thấy nhức đầu,
mệt mỏi, sổ mũi, ngấy sốt; sau đó đau họng, có cảm giác nóng và khô hoặc rấm rứt
như có dị vật trong cổ họng, kích thích ho. Tiếp đến, giọng nói bị khàn, đôi khi khàn
đặc, thậm chí mất tiếng. Bệnh tiến triển trong vài ngày đến 1 tuần lễ, ho khan sẽ
chuyển dần sang có đờm. Các triệu chứng khác thuyên giảm dần nếu viêm nhiễm
không tiếp tục lan xuống dưới, gây viêm khí phế quản.


Triệu chứng chính để chẩn đoán viêm thanh quản là khàn tiếng hoặc mất tiếng
đột ngột sau khi nhiễm lạnh.

Điều trị viêm thanh quản:
-
Điều trị toàn thân: Trong những ngày đầu mới viêm, người bệnh cần được
nghỉ ngơi tĩnh dưỡng, uống nhiều nước trà nóng, kiêng nói, kiêng hút thuốc, kiêng
rượu và các gia vị kích thích như tiêu, ớt. Dùng các thuốc nhằm tăng sức đề kháng, hạ
sốt, chống viêm nếu cần thiết (theo chỉ dẫn của thầy thuốc).

-
Điều trị tại chỗ: Chườm nóng cổ, xông các tinh dầu thơm. Nếu khàn tiếng
nhiều, cần làm khí dung với các thuốc kháng viêm và thuốc chống phù nề (theo chỉ
dẫn của thầy thuốc)
Đối với trẻ nhỏ, viêm thanh quản cấp có thể gây khó thở trầm trọng, cần được
thầy thuốc theo dõi cẩn thận. Đối với những người chuyên dùng giọng, cần có chế độ
nghỉ giọng cho đến khi thầy thuốc chuyên khoa xác nhận thanh quản đã hoàn toàn bình
phục.

×