Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tài liệu Tài liệu triết học ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (23.38 KB, 2 trang )

Thứ nhất: Vật chất quyết định đến ý thức như thế nào?
Để có thể hiểu rõ tầm quan trọng của vật chất chúng ta cần xét vai trò của vật chất
trong nguồn ra đời của ý thức.
+ theo nguồn gốc tự nhiên:
* Bộ óc con người: Chủ nghĩa duy vật biện chứng đẫ khẳng định ý thức là thuộc tính
của các dạng vật chất sống có tổ chức cao đó là bộ óc con người. Do đó bộ óc con
người là cơ quan vật chất của ý thức, ý thức chỉ là chức năng của bộ óc, chỉ xuất hiện
khi có bộ óc con ngừoi.
* Thuộc tính phản ánh: Vì phản ánh là sự tái tạo những đặc điểm của 1 hệ thống vật
chất này ở 1 hệ thống vật chất khác trong quá trình tương tác nên phản ánh là thuộc
tính chung phổ biến của mọi dạng vật chất.
= > Nguồn gốc tự nhiên của ý thức đều bắt nguồn từ vật chất theo cách này hay
cách khác.
+ Nguồn gốc xã hội:
* LAo động: là quá trình con người tác động vào thế giới tự nhiên nhằm tạo ra sản
phẩm phục vụ con người. Lao động chính là sự vân động rõ ràng nhất, quan trọng
nhấtcủa chủ thể.Vì thế có thể nói khái quát rằng, lao động tạo ra ý thức tư tưởng hợc
nguồn gốc cơ bản của ý thức tư tưởng chính là sự phản ánh thế giới khách quan vào
đàu óc con người trong quá trình lao động.
* Ngôn ngữ: Vì nhu cầu giao tiếp mà ngôn ngữ đã xuát hiện ngay từ buổi đầu để liên
kết các thành viên trong xã hội. Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định, ngôn ngữ
là hệ thống tín hiệu vật chất mang nội dung của ý thức, là cái vỏ của tư duy.
===> Vật chất là cái có trước, là cái bản lề để hình thành quyết định ý thức.
Thứ hai: Sự tác động trở lại của ý thức tới vật chất như thế nào?
Vì những vai trò hết sức to lớn của ý thức mà chủ nghĩa duy tâm đã cho rằng ý thức
là cái có trước. Cho đến bây giờ quan điểm đó vãn còn tồn tại trong tư duy của
không ít người trong xã hội. Nhưng các nhà triết học duy vật đã khẳng định: vật chất
tồn tại khách quan và ý thức là sự phản ánh sự tồn tại đó vào trong bộ óc con người
một cách năng động sáng tạo. Ý thức là chủ quan của thế giới khách quan.
Chúng ta hãy xét 1 ví dụ nho nhỏ về "trái táo" của người Việt Nam, và "trái táo" của
người Mỹ( apple). Đúng thế, đó là 2 cách gọi khác nhau nhưng chúng ta đều biết


rằng " trái táo" và " apple" là một mà thôi. Vậy nguyên nhân là vì sao? Đó đơn giản
là vì ngôn ngữ( 1 thuộc tính của ý thức) của 2 nước khác nhau nên có cách gọi khác
nhau. Và chúng tao không bao giờ dành hàng tế kỷ để tranh luận xem đâu mới là
cách gọi đúng. Ý thức đã giúp con người nhận thức được thế giới khách quan, phân
biệt đánh giá được vật chất tồn tai như thế nào?
Tính sáng tạo( 1 thuộc tính của ý thức) đã giúp con người trên cơ sở những cái có
trước đã tạo ra những tri thức mới về sự vật, có thể tưởng tượng ra những cái không
có trong hiện thực, có thể tiên đoán dự báo tương lai.Chúng ta không thể tạo ra 1
chiếc máy bay, một chiếc xe nếu như trong bộ óc của chúng ta không có sự sáng
tạo( hay chính là không có ý thức). Chính sự sáng tạo đã giúp con người tạo ra 1 bộ
phạn không nhỏ vật chất trong thé giới này. Đến đây chúng ta đã hiểu lý do tại sao
những nhà theo chủ nghĩa duuy tâm lại lầm tưởng " ý thức mới là cái có trước ". Lê-
nin cũng đã từng nói rằng: "Các nhà triết học theo chủ nghĩa duy tâm, họ không sai,
chỉ là họ chưa nhận thức đúng vấn đề mà thôi".
Thứ ba: Ý nghĩa phương pháp luận về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
Chủ nghĩa duy vật biện chứng đã khẳng định: Vật chất có trước, ý thức có sau, vật
chất là nguồn gốc của ý thức, quyết định ý thức, song ý thức có thể tac động trở lại
vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người , vì vậy con người phải tôn
trọng khách quan đồng thời phát huy tính năng động chủ quan của mình.
- Tôn trọng khách quan là tôn trọng tính khách quan của vật chất, của các quy luật
tự nhiên và xã hội, muốn làm được điều đó thì con người trong hoạt động nhận thức
và thực tiễn phải xuất phát từ thực tế khách quan, lấy thực tế khách quan làm căn
cứ cho hoạt động của mình. LêNin cũng đã từng nói:" Nếu chỉ xuất phát từ ý muốn
chủ quan, nếu laays ý chí áp đặt cho thực tế, lấy ảo tưởng thay cho hiện thực thì sẽ
mắc phải bệnh chủ quan duy ý chí,"
- Ý thức có thể tác động trở lại vật chất thì con người phải phát huy tính năng động
chủ quan, tức là phát huy vai trò tích cực của ý thức. Bản thân ý thức tự nó không
thay đổi được gì trong hiện thực. Ý thức muốn tác động trở lại hiẹn thực phải bằng
lực lương vật chất, phải được con người thực hiên trong thực tiễn. vai trò của ý thức
là ở chỗ trang bị cho con người những tri thức về bản chất quy luật khách quan. Trên

cơ sở đó con người xác định đúng đắn mục tiêu và dề ra phương hướng phù hợp. Vì
vậy phải phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức, phát huy nhân tố con người
để cải tạo thế giới khách quan.
Trên thực tế có rtất nhiếu quốc gia trong đó có Việt Nam đã tìm ra con đường đi cho
mình từ lý luận trên. Chính sự nhận thức đúng đắn về mối liên hệ giữa vật chất và ý
thức mà Đảng và nhà nước ta đã có hướng đi đúng đắn.Hiện nay tôn chỉ của ĐCSVN
là :"Mọi đường lối chủ trương của Đảng phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng kỷ luật
khách quan." .

×