Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tài liệu Thế nào là nghệ thuật ? doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.57 KB, 2 trang )

Thế nào là nghệ thuật ?
Nghệ thuật thì hơi chủ quan, mỗi người nghĩ một cách và theo một lối. Vì thế, nếu để cho
mỗi người thẩm định tùy theo ý thích của mình thì khó lòng đồng ý với nhau thế nào là
nghệ thuật, vì về sở thích không thể bàn cãi được. Bởi vậy, phải dựa vào tiêu chuẩn
khách quan khi nói đến nghệ thuật trong âm nhạc, cách riêng trong thánh nhạc. Tiêu
chuẩn đó là hình thể trong âm nhạc. Vì thế trong tiếng La tinh, người ta dùng chữ bonitas
formae để nói đến điều kiện thứ hai của thánh nhạc. Một bản nhạc có nghệ thuật hay
không là tùy ở hình thể của nó. Trong sáng tác, vấn đề quan trọng nhất, căn bản nhất là
hình thể. Nếu có ba yếu tố:dòng ca, tiết tấu, hòa âm hay mà không được lồng trong một
hình thể tốt đẹp và xứng hợp thì thật là uổng. Về hình thể âm nhạc dùng trong phụng vụ
thì đại để có những hình thể sau đây:
1) Cung đọc áp dụng cho Lời nguyện, Thánh thư, Tin Mừng và Tiền Tụng
2) Đối ca và đáp ca là hai hình thể chính của âm nhạc dùng trong phụng vụ.
3) Tụng ca là những khúc hát ca tụng như thánh thi, ca tiếp liên chẳng hạn
4) Bộ lễ
5) Tụng kinh
Tựu trung muốn dùng hình thể nào tùy ý, nhưng phải xứng hợp với từng loại như suy
niệm khác với tung hô, công bố khác với tường thuật và phải giữ luật căn bản này là liệu
sao cho trong mỗi hình thể đều thấy có trật tự và bố cục, có suy nghĩ và sắp xếp cẩn thận,
chứ không để cho tùy hứng.
Riêng lối hát aria và solo khá thịnh hành trong loại nhạc
opera và oratorio thì cấm trong nhà thờ, vì quá chú trọng đến cá nhân, làm mất tính cộng
đồng và khiến thánh lễ phải tùy thuộc bài hát.
3) Thế nào là phổ quát ?
Phổ quát là lan rộng và được chấp nhận ở khắp nơi. Vì vậy, một bài nhạc dù được soạn
theo dân tộc tính, nhưng vẫn phải theo quy luật của nghệ thuật và thánh nhạc, để người
nước nào nghe cũng có cảm tưởng tốt. Âm nhạc của mỗi dân tộc có sắc thái riêng, nhưng
phải phát triển theo quy luật âm nhạc quốc tế và thánh nhạc, vì quy mô âm nhạc được
giảng dạy khắp nơi và ai cũng phải công nhận. Khi nói đến phổ quát, Hội Thánh muốn
khuyến khích mỗi dân tộc nên trao dồi và khai thác nền âm nhạc của mình để nâng cao
nền âm nhạc đó lên và làm cho thế giới biết đến và thưởng thức.


4) Thánh nhạc gồm những loại nào ?
Nếu hiểu thánh nhạc là âm nhạc phụng vụ hay ca hát phụng vụ thì gồm:
- Bình ca
- Đa âm hợp xướng (Kiểu Palestrina, Perosi, Praglia)
- Thánh nhạc hiện đại
- Nhạc soạn cho đại quản cầm
Ngoài ra là:
- Ca khúc bình dân tôn giáo
- Nhạc đạo nói chung
Huấn thị Nhạc trong phụng vụ ban hành tháng 3.1967 đã đổi từ Thánh nhạc thành Nhạc
trong phụng vụ. Kiểu nói này hoàn toàn mới vừa được khai sinh từ năm 1967, mở ra một
tương lai làm say mê lòng người, nhưng đồng thời cũng thúc bách những người làm
thánh nhạc phải không ngừng học hỏi, tìm kiếm thêm. Theo tinh thần mới này thì mọi
hình thức nghệ thuật âm nhạc chân chính đều được phép sử dụng, miễn là những hình
thức ấy làm tròn chức năng thừa tác mà phụng vụ mong đợi. Hội thánh nhận tất cả những
cái đẹp tùy theo thời gian và không gian, sở thích và văn hóa, nghĩa là có thể cho phép
mọi ngôn ngữ âm nhạc được dùng trong một cộng đoàn rõ rệt như thanh niên, thiếu nhi.
Quả vậy, Hội thánh không nhất quyết bảo vệ loại nhạc này mà khai trừ loại nhạc kia ra
khỏi hoạt động phụng vụ, miễn là những loại nhạc ấy hợp với tinh thần của chính hoạt
động phụng vụ, của bản chất mỗi phần và không ngăn trở giáo dân tham dự tích cực.

×