Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.31 KB, 1 trang )
Tượng gỗ Võ Lăng
Nét đặc biệt là người làm tượng không cần nhìn mẫu,
không một nét phác chì mà hoàn toàn làm theo trí nhớ.
Dưới bàn tay người thợ Võ Lăng hiện ra những đức ông
phương phi, đầy đặn những phật bà Quan Âm phúc hậu, từ
bi, những tượng cô tươi tỉnh sắc sảo, những ông thiện hiền
lành, những ông ác dữ tợn
Nghề làm tượng Phật ở Việt Nam có từ thế kỷ XVI và đã
xuất hiện nhiều làng chuyên làm nghề tượng gỗ, nhưng nổi tiếng hơn cả vẫn là
làng Võ Lăng, xã Dân Hoà huyện Thanh Oai (Hà Tây), cách Hà Nội khoảng 22
km đi theo đường quốc lộ 22.
Từ những khúc gỗ trở thành những pho tượng linh thiêng toạ ở các chùa phải qua
nhiều công đoạn tỉ mỉ, công phu. Tuỳ theo kích thước của pho tượng mà cắt gỗ,
có khi phải chắp 2, 3 mảnh mới thành. Các tượng hầu hết được làm bằng gỗ mít.
Dân làng đến bây giờ vẫn còn truyền lại về sự tích cây mít thường được trồng
trong chùa - hoá thân của một người sống có tâm, thuỷ chung được các vị Phật
độ trì. Gỗ mít dùng làm tượng không những mềm, mà còn không mối mọt, không
nứt nẻ mà lại có mùi thơm.
Nét đặc biệt là người làm thợ không cần nhìn mẫu, không một nét phác chì mà
hoàn toàn làm theo trí nhớ. sau khi sấy khô, tượng được đánh bóng, dùng "khò"
sửa sang cho đường nét thêm sắc sảo, mềm mại, rồi mới đến công đoạn sơn.
Trước khi sơn tượng được bó một một lớp mỏng bằng sơn ta chộn với đất sét và
mùn cưa. Mỗi bức tượng thường được quét mười lần sơn ta. Cuối cùng là việc
tạo dáng cho bức tượng. Đây là phần đòi hỏi kỹ thuật và mỹ thuật cao, cả bí
quyết nhà nghề nữa, vì làm sao để các pho tượng trở nên có hồn. Trước khi dùng
sơn, các phần của tượng thường được thếp vàng hoặc bạc. Độ trong của sơn, độ
bóng của kim loại tạo mầu sắc độc đáo, óng ả. Dưới bàn tay người thợ Võ Lăng