Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Canh tác lúa gieo thẳng ở phía Bắc doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.92 KB, 3 trang )

Canh tác lúa gieo thẳng ở phía Bắc

Nguồn: khuyennongvn.gov.vn
Phương pháp gieo thẳng là biện pháp kỹ thuật mới trong canh tác lúa ở các
tỉnh phía Bắc. Cách gieo thẳng sẽ rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây lúa từ 5-
7 ngày, có thể sử dụng cơ giới hoá và giảm nhiều công lao động trên 1ha canh tác
và tăng năng suất tới 20- 30%
* Chọn làm đất
Lúa thẳng yêu cầu đất phải bằng phẳng, thuận tiện tưới tiêu và quy hoạch
thành vùng rộng để thuận lợi cho việc chăm sóc và bảo vệ.
Cách làm đất gieo thẳng: Cày bừa kỹ cho nhuyễn bùn cùng với bón lót toàn
bộ phân chuồng + phân lân, san phẳng mặt ruộng, sau đó rút cạn nước khi bùn đã
lắng xuống.
Bón lót phân vô cơ 20% phân đạm và 30% phân kali, bừa trộn phân và san
gạt mặt ruộng cho phẳng trước khi gieo hạt.
Chia ruộng thành từng luống nhỏ với chiều rộng luống 2- 3m, tạo rãnh
thoát nước rộng 30cm.
* Kỹ thuật gieo
- Thời vụ: Vụ xuân gieo từ 10-2 đến 20-2, vụ mùa từ 25-6 đến 15- 7, áp
dụng cho các giống ngắn ngày, cứng cây, lúa lai.
- Lượng giống: Lúa thuần sử dụng 50- 60kg/ha, lúa lai 25- 30kg/ha.
Ngâm ủ hạt giống theo quy trình hướng dẫn từng giống để có tỉ lệ nảy mầm
cao, cân đối thời gian ngâm và thời gian ủ để hạt vừa nhú mầm và rễ không dài,
mộng mạ khoẻ để gieo chìm hạt.
- Cách gieo: Có 2 cách.
Gieo vãi bằng tay: Khi gieo cần chia lượng mộng mạ cho mỗi luống, lượng
mộng của mỗi luống được chia đôi và gieo làm 2 lần cho thật đều để đỡ công tỉa
dặm, chú ý khi gieo ném mạnh tay hơn để mộng chìm nhiều xuống bùn, hạn chế
tác hại của thời tiết đầu vụ.
Gieo thẳng bằng máy sạ hàng: hoàn toàn do máy
Chú ý vụ xuân nên gieo vào buổi sáng, vụ mùa gieo buổi chiều để cây mạ


lên nhanh. Sau khi gieo ở vụ mùa nếu thấy khả năng có mưa lớn cần chủ động dập
cho mộng chìm xuống và cho nước vào ruộng để giống không bị dồn, trôi, rút
nước khi hết mưa.
* Chăm sóc lúa
Dặm tỉa: Cần dặm tỉa khi cây lúa được 3-4 lá thật nhằm tạo đồng đều trên
ruộng và đảm bảo mật độ.
Mật độ cây sau dặm tỉa cần đạt 120- 140 cây/m2 với lúa thuần và 70- 80
cây/m2 với lúa lai.
Tưới nước: Giữ ẩm mặt ruộng sau khi gieo đến khi cây được 2 lá thật. Từ
khi có 2 lá thật đến khi đẻ nhánh hữu hiệu duy trì nước mặt ruộng từ 2- 3cm.
Sau khi lúa đẻ, rút nước lộ ruộng 7- 10 ngày cho rễ lúa ăn sâu, chống đổ và
tiếp tục cho nước ngập mặt ruộng để lúa trỗ bông và vào chắc hạt.
Bón phân: Lượng phân bón cho 1ha là (8-10 tấn) phân chuồng + 250kg urê
+ 500kg supe lân + 150kg clorua kali.
Bón lót toàn bộ phân chuồng, lân + 20% urê + 30% kali.
Bón thúc đẻ nhánh 60- 70% urê + 20% kali.
Bón đón đòng và nuôi đòng 10- 20% urê + 50%kali.
Chú ý: Vụ xuân chỉ bón phân khi thời tiết không quá rét và hạn chế lượng
đạm bón khi lúa làm đòng để tránh lốp đổ và sâu bệnh cuối vụ.
Phòng trừ sâu bệnh và cỏ dại
Sau khi gieo 1-2 ngày tiến hành phun thuốc trừ cỏ cho lúa bằng Sofit
300EC theo hướng dẫn.
Thường xuyên thăm đồng theo dõi, kiểm tra phát hiện sâu bệnh để kịp thời
có biện pháp phòng trừ thích hợp. Với lúa gieo thẳng chú ý bệnh nghẹt rễ và bọ trĩ
phá hại giai đoạn đầu, bệnh đạo ôn trong vụ xuân và bạc lá ở vụ mùa.

×