Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Chủ động nguồn thức ăn cho cá doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.72 KB, 3 trang )

Chủ động nguồn thức ăn cho cá

Nguồn: vietlinh.com.vn
Sử dụng nguồn thức ăn tự có như cám gạo, bột bắp, cá tạp và các sản phẩm
từ nguồn khác nhau để làm thức ăn cho cá là vấn đề rất quan trọng. Thuỷ sản Việt
Nam xin giới thiệu thành phần và công dụng một vài loại thức ăn cho cá hay được
bà con sử dụng.
Cám gạo
Đây là nguồn nguyên liệu được sử dụng phổ biến trong nuôi trồng thuỷ sản.
Bên cạnh giá thành rẻ thì cám gạo có hàm lượng chất Protein chiếm 8 - 17 %. Tuy
nhiên, chính hàm lượng chất béo cao như vậy nên cám gạo dễ xảy ra quá trình oxy
hoá. Do đó ảnh hưởng đến sự sinh sản và chất lượng cá nuôi khi thu hoạch.
Mầm lúa
Mầm lúa có rất nhiều loại vitamin như A, D, E…, nên ăn mầm lúa giúp cá
nhanh lớn, tăng khả năng đề kháng trước bệnh tật, tăng tỷ lệ thụ tinh và đẻ trứng
của cá. Chú ý tùy theo độ dài của mầm lúa mà hàm lượng vitamin A,D,E là khác
nhau. Cụ thể, với cá bố mẹ nên cho ăn mầm lúa dài từ 0,5 - 1cm, lúc này hàm
lượng vitamin E là cao nhất. Vitamin E giúp cá bố tăng khả năng hưng phấn và
cho chất lượng tinh dịch tốt. Còn cá mẹ thì vitanin E trong mầm lúa giúp trứng
phát triển nhanh, có chất lượng làm tăng tỷ lệ thụ tinh. Cá thịt trong giai đoạn vỗ
béo sử dụng mầm lúa dài 2 - 3cm ( có nhiều vitamin B) kích thích cá tiêu hoá tốt
và mức độ thèm ăn của cá. Trong khi, mầm lúa dài 7 - 10cm có hàm lượng tiền
vitamin A cao, sẽ giúp cá nuôi tăng khả năng đề kháng tật bệnh, sinh trưởng và
phát dục. Vì vậy, mầm lúa dạng này thích hợp với các loại cá thịt. Để đảm bảo
tính hiệu quả, chỉ cho cá ăn hằng ngày từ 3 - 8% trọng lượng cá nuôi trong ao và
ăn kèm với các loại thức ăn khác.
Cá tạp và các phụ phẩm khác
Cá tạp thường là các loại cá nước ngọt loại nhỏ hay các loại cá tạp biển
không có giá trị kinh tế trên thị trường như cá nục nhỏ, cá chỉ vàng, đầu cá thu cá
ngừ. Các loại phụ dư thừa từ gia súc gia cầm cũng được bà con mua về cho cá ăn.
Thành phần đạm trong cá tạp và phụ phẩm trên 45 % và có đầy đủ 20 loại acid


amin khác nhau. Vì vậy, đây là nguồn dinh dưỡng cần thiết cho sinh trưởng và
phát triển của cá nuôi.
Bột đậu nành, bột cá
Đây là nguồn nguyên liệu được sử dụng phổ biến trong nuôi trồng thuỷ sản.
Bột dậu nành không chỉ giàu chất đạm (>45%), lại có nguồn cung cấp ổn định và
giá thành rẻ. Riêng bột cá thì hàm lượng đạm không ổn định và phải vo thành viên
truớc khi cho cá ăn. Do vậy, thường những hộ nuôi có quy môi lớn và trung bình
hay sử dụng.
Các loại thức ăn khác
Rau xanh, cỏ, giun, ốc thì không cần qua chế biến, chỉ cần băm nhỏ rồi
thả xuống ao. Loại thức ăn này có thể nuôi trồng xung quanh ao rất phù hợp với
các loại cá trê phi, rô phi, chim trắng, trắm cỏ… trong giai đoạn trưởng thành.
Sơ chế thức ăn
Để đảm bảo nguồn dinh dưỡng cho cá, bà con nên nấu chín nguồn thức ăn
vì như vậy sẽ giúp cá tiêu hoá dễ dàng và tiêu diệt một số mầm bệnh có trong các
sản phẩm sống này. Tuỳ theo từng giai đoạn cá phát triển mà cho ăn số lượng và
chất lượng thức ăn khác nhau để đảm bảo cho cá sinh trưởng, phát triển tốt nhất,
cho giá trị kinh tế cao nhất.
Với những hộ gia đình không có điều kiện mua máy bắn viên thì trộn thức
ăn dạng bột với nước, nắm thành viên rồi thả xuống ao cho cá ăn. Hay có thể phơi
khô đóng thành bao dùng dần về sau. Nguyên liệu sau khi nấu chín bà con cũng có
thể ủ men trong 2 - 3 ngày. Thường thì sau đó chúng sẽ tạo mùi thơm, giá trị dinh
dưỡng cao, giúp cá tiêu hoá nhanh. Dạng men ủ này thích hợp với tất cả các giai
đoạn phát triển của cá. Nhược điểm của phương pháp này là để không được lâu,
do vậy bà con cần phải tính toán số lượng ủ men cho cá ăn trong khoảng 2 - 3
ngày.

×