Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Tài liệu Nâng cấp ao nuôi thủy sản pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.36 KB, 2 trang )

Nâng cấp ao nuôi thủy sản

Nguồn: vietlinh.com.vn
Những ao nuôi truyền thống trước đây, được hình thành khi đào lấy đất tôn
nền nhà thường nhỏ, nông, bờ thấp nên môi trường ao nuôi kém thuận lợi cho nuôi
cá. Những ao như vậy năng suất kém và thường hay xảy ra rủi ro, những ao này
cần được cải tạo để có năng suất cao hơn.
Ao nhỏ và ao to
Ai cũng biết, ao rộng nước nhiều thì cá to, ao có diện tích 0,5-1ha rất thuận
lợi cho sinh trưởng của cá, ao nhỏ khó điều khiển chất lượng nước ao, oxy hòa tan
biến động mạnh. Khi nuôi ghép với mật độ cao, không có sự xáo trộn mặt nước
nhờ gió, vì vậy ao to có nhiều thuận lợi hơn, nếu có điều kiện ta nên biến ao nhỏ
thành ao to.
Ao nông và ao sâu
Độ sâu của ao có quan hệ trực tiếp đến năng suất thuỷ sản, do hoàn cảnh cụ
thể diện tích ao khó mở rộng nhưng độ sâu của ao chúng ta có thể hoàn toàn chủ
động thông qua cải tạo. Ao sâu, khi thu hoạch nước ao ít bị đục, nhiệt độ ở đáy ao
ổn định hơn. Nhưng nếu ao quá sâu cũng không có lợi vì ở tầng sâu ánh sáng
không chiếu tới, sinh vật thức ăn kém phát triển, oxy thiếu, sinh nhiều khí độc có
hại cho cá.
Ao tù và ao nước lưu thông
Tốt nhất là những ao có thể chủ động thay nước, nước ao có sự thay đổi
thuận lợi cho sự sinh trưởng của cá, những ao nước tù (không thể thay nước trong
quá trình nuôi) năng suất không cao, trái lại những ao để nước chảy qua liên tục
làm mất hết mầu ao thì cá cũng thiếu thức ăn, lớn chậm. Nước ao cần được thay
đổi theo định kỳ.
Bờ cao và bờ thấp
Bờ ao phải đủ cao để phòng lụt cá đi mất, thông thường bờ cao hơn mực
nước tối đa 0,5m, bờ rộng để giữ nước, trên mép bờ có thể trồng các cây thức ăn
cho cá (trồng rau, cỏ, cây làm phân xanh…).
Tuy nhiên trong trường hợp chưa cải tạo được, chúng ta phải lựa chọn đối


tượng nuôi phù hợp với ao sẵn có.

×