ĐẨY MẠNH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH GÓP PHẦN KIỀM
CHẾ LẠM PHÁT, ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, BẢO ĐẢM AN
SINH XÃ HỘI VÀ TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG(*)
TS: Trong 2 ngày (11-12/9/2008) tại thành phố Hải Phòng, Bộ Nội vụ đã
tổ chức hội nghị tập huấn về công tác cải cách hành chính. Đại diện lãnh
đạo Sở Nội vụ, Văn phòng Uỷ ban nhân dân, Sở Thông tin và Truyền thông,
cán bộ chuyên trách về cải cách hành chính của 31 tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương khu vực phía Bắc từ Thừa Thiên - Huế trở ra đã tham dự.
L
Hội nghị vinh dự được đón đồng chí Trần Văn Tuấn - Uỷ viên Trung
ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đến dự và có bài phát biểu chỉ đạo. Tạp chí
Tổ chức Nhà nước trân trọng trích giới thiệu bài phát biểu khai mạc hội nghị
của đồng chí Bộ trưởng
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Trần Văn Tuấn phát biểu chỉ đạo hội nghị
“Thưa các đồng chí!
Trong thời gian qua, ngành Nội vụ trong cả nước đã tích cực tham mưu cho
Đảng, Chính phủ và chính quyền các cấp triển khai hiệu quả nhiều chủ trương, văn
bản quan trọng thuộc chức năng, trách nhiệm được giao. Trong đó, đáng chú ý là việc
tham mưu tổ chức triển khai rộng khắp trong cả nước về thực hiện Nghị quyết Hội
nghị lần thứ 5 BCH Trung ương Đảng khóa X về “Đẩy mạnh cải cách hành chính,
nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước” và Chương trình hành
động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Trung ương. Thông qua đó, đã thu được
một số kết quả quan trọng trong tiến trình cải cách hành chính và chính từ các tác
động tích cực của cải cách hành chính đã góp phần làm ổn định kinh tế - xã hội, giữ
vững an ninh - chính trị đất nước.
Tuy nhiên, chúng ta cũng thẳng thắn nhận thấy, so với yêu cầu, cải cách hành
chính vẫn chậm trong nhiều khâu, làm ảnh hưởng không nhỏ tới mục tiêu tiếp tục
kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền
vững của đất nước. Hơn lúc nào hết, chúng ta cần thống nhất trong nhận thức và hành
động, cải cách hành chính phải tiếp tục được đẩy mạnh hơn nữa, triển khai đồng bộ,
quyết liệt ở cả trung ương và địa phương theo những định hướng, chủ trương, giải
pháp mà Nghị quyết Trung ương 5 khóa X, cũng như Chương trình hành động của
Chính phủ đã xác định.
Với ý nghĩa như vậy, tại hội nghị tập huấn lần này, ngoài những nội dung công
việc đã nêu trong thông báo của Bộ gửi từ trước, tôi đề nghị các đồng chí dành thời
gian để trao đổi, thảo luận và cho ý kiến thật sâu sắc, cụ thể về những nội dung công
việc quan trọng có ý nghĩa là những nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm cần nỗ lực triển
khai thực hiện trong những tháng cuối năm 2008, bao gồm:
- Triển khai Nghị quyết số 53/2007/NQ-CP ngày 07 tháng 11 năm 2007 của
Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương 5
khóa X về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ
máy nhà nước;
- Triển khai sắp xếp, ổn định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban
nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện theo các quy định của Chính phủ;
- Tổ chức thực hiện hiệu quả Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22 tháng 6
năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện cơ chế “một cửa”,
cơ chế “một cửa liên thông” tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương;
-Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tìm ra các biện pháp thích hợp nắm
bắt, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, cũng
như đời sống của người dân, từ đó chủ động và kiên quyết loại bỏ những thủ tục hành
chính không còn phù hợp, gây cản trở cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, đời sống
nhân dân trên địa bàn địa phương. Đẩy mạnh Kế hoạch thực hiện Đề án đơn giản hóa
thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007-2010. Trong
triển khai cải cách thủ tục hành chính, tôi đề nghị cần đặc biệt lưu ý tới việc xây dựng
các quy trình giải quyết công việc của dân, tổ chức, xác định rõ trách nhiệm của từng
cán bộ, công chức, từng bộ phận, thời gian giải quyết; cần coi trọng công tác kiểm tra
việc thực hiện cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” và xử lý nghiêm những cán
bộ, công chức gây nhũng nhiễu, phiền hà cho dân, tổ chức.
- Xây dựng kế hoạch cải cách hành chính năm 2009 theo tinh thần rõ việc, rõ
trách nhiệm triển khai, trong đó chú ý việc bố trí kinh phí cho công tác triển khai cải
cách hành chính nằm trong dự toán ngân sách của tỉnh.
Thưa các đồng chí, trong đợt tập huấn này, để giúp các địa phương có thêm sự
gắn kết chặt chẽ giữa lý thuyết và thực tiễn, lãnh đạo Bộ chủ trương mời Uỷ ban nhân
dân thành phố Hải Phòng giới thiệu, tổ chức cho các đồng chí tham quan trực tiếp mô
hình “một cửa”, “một cửa liên thông” theo mô hình mẫu, hiện đại tại một số đơn vị
quận, huyện của thành phố. Thông qua theo dõi, đánh giá cho thấy, đây là một trong
những điển hình tốt và trên thực tế đã được nhiều địa phương đến tham quan, học tập
kinh nghiệm thời gian qua. Tôi tin rằng, sau khi tham quan, khảo sát trực tiếp thực
tiễn triển khai của thành phố Hải Phòng, các đồng chí sẽ đúc rút thêm được những bài
học kinh nghiệm để tham mưu, triển khai vận dụng phù hợp vào điều kiện thực tế của
từng địa phương ”./.
TỔNG KẾT 10 NĂM THỰC HIỆN PHÁP LỆNH
CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
TRẦN KIÊN
rong hai ngày 25 và 26/9/2008, tại Quảng Ninh, Bộ Nội vụ phối
hợp với Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tổ chức Hội nghị
tổng kết 10 năm thực hiện Pháp lệnh Cán bộ, công chức (CBCC).
T
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Trần Văn Tuấn chủ trì hội nghị
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Trần Văn Tuấn chủ trì hội nghị. Dự hội nghị
có nguyên Bộ trưởng Bộ Nội vụ Đỗ Quang Trung; các Thứ trưởng Bộ
Nội vụ Nguyễn Duy Thăng, Văn Tất Thu, cùng đại diện các bộ, ban,
ngành trung ương và địa phương, lãnh đạo các đơn vị thuộc và trực
thuộc Bộ Nội vụ, các chuyên gia cao cấp của ADB, thành viên ban
soạn thảo và tổ biên tập dự thảo Luật CBCC.
Pháp lệnh CBCC được ban hành từ năm 1998, tạo cơ sở pháp lý
quan trọng để tổ chức và quản lý các hoạt động liên quan đến công
vụ, công chức. Đối tượng và phạm vi điều chỉnh của Pháp lệnh phù
hợp với đặc điểm của thể chế chính trị ở Việt Nam. Thể chế quản lý
hoạt động công vụ, công chức được ban hành là hợp hiến, hợp
pháp, phù hợp với nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Nhà nước
CHXHCN Việt Nam, tuân thủ quan điểm của Đảng về công tác cán
bộ; bộ máy quản lý công vụ, công chức từng bước đi vào hoạt động
nền nếp, ổn định. Đội ngũ CBCC đã được nâng cao về chất lượng, số
đông được trang bị cơ bản về tri thức chuyên sâu, tổng hợp, có ý
thức tôn trọng và biết phát huy quyền làm chủ của nhân dân, có
tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật, cố gắng hoàn thành
tốt nhiệm vụ, công vụ được giao. Chế độ tiền lương và đãi ngộ đối
với CBCC luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm.
Tuy nhiên, sau 10 năm thực hiện, Pháp lệnh CBCC đã bộc lộ
những hạn chế, đó là: còn tình trạng chồng chéo, đan xen giữa thể
chế quản lý CBCC do Nhà nước ban hành với các quy định về quản
lý cán bộ trong hệ thống Đảng, Mặt trận, đoàn thể; phương thức tổ
chức hoạt động công vụ dựa trên cơ sở hệ thống chức nghiệp gắn
với việc giao biên chế cho các cơ quan nhà nước đã thể hiện những
hạn chế trong việc nâng cao chất lượng hoạt động công vụ và chất
lượng đội ngũ CBCC. Cách thức tuyển dụng công chức hành chính
theo chế độ làm việc suốt đời không thích ứng với cơ chế thị trường;
các quy phạm pháp luật về quản lý công vụ, công chức chưa được
đưa lên thành luật, nhiều quy định về hoạt động công vụ, công chức
cần phải được bổ sung như khái niệm về công vụ, CBCC, đạo đức
công vụ, thanh tra công vụ; tiền lương CBCC còn thấp, khó giữ và
thu hút người giỏi vào làm công chức; chế độ đãi ngộ và tôn vinh
công chức chưa được ban hành đầy đủ, chính sách nhà ở cho công
chức, chế độ nghỉ phép còn chưa phù hợp; các điều kiện thực thi
công vụ chưa được quy định thống nhất trong hệ thống hành chính;
hệ thống các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng CBCC cần được tổ chức lại
theo hướng củng cố về cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, tăng
cường giảng viên kiêm chức, đổi mới nội dung và phương pháp đào
tạo, bồi dưỡng theo hướng hiện đại hoá các hoạt động công vụ.
Các đại biểu tham dự hội nghị đã trao đổi ý kiến đánh giá hệ
thống thể chế quản lý CBCC và công vụ hiện hành, kết quả 10 năm
thực hiện Pháp lệnh CBCC, phát hiện những hạn chế của Pháp lệnh
này, đồng thời đề xuất các giải pháp khắc phục; đóng góp ý kiến
vào nội dung của dự thảo Luật CBCC; nghe các chuyên gia nước
ngoài giới thiệu một số vấn đề về xu hướng cải cách chế độ công
vụ, công chức trên thế giới, bình luận khoa học về dự thảo Luật
CBCC và so sánh với luật công vụ của các quốc gia trong khu vực.
Phát biểu tổng kết hội nghị, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Trần Văn Tuấn
đánh giá cao tinh thần trách nhiệm của các đại biểu trong việc góp
ý vào báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Pháp lệnh CB, CC và dự
thảo Luật CBCC; đồng thời yêu cầu Ban soạn thảo và tổ biên tập dự
thảo Luật CBCC tiếp thu, tập hợp ý kiến của các đại biểu và các
chuyên gia nước ngoài, làm cơ sở đề xuất với các cấp có thẩm
quyền tiếp tục chỉnh sửa dự thảo Luật CBCC để trình Quốc hội khoá
XII thông qua vào kỳ họp thứ tư sẽ diễn ra vào giữa tháng
10/2008./.
KỶ NIỆM 63 NĂM CÁCH MẠNG THÁNG TÁM VÀ QUỐC KHÁNH 2-9
TÍNH SÁNG TẠO ĐỘC ĐÁO TRONG
TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP CỦA VIỆT
NAM
BÙI KHẮC HẰNG
Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá
ách mạng Tháng Tám năm 1945 của nhân dân ta thành công
chói lọi là biểu hiện tập trung tính chất của phong trào giải
phóng dân tộc trong thời đại ngày nay. Tuyên ngôn Độc lập
do Chủ tịch Hồ Chí Minh công bố ngày 2/9/1945 khai sinh ra nước
Việt Nam dân chủ cộng hoà. Sự kiện lịch sử này, không chỉ là sản
phẩm, là thành tựu của chủ nghĩa Mác - Lê-nin của thời đại, đã lần
lượt được hiện thực hoá. Mặt khác, chính Cách mạng Tháng Tám đã
làm phong phú và sâu sắc thêm nội dung của thời đại - thời đại các
cuộc cách mạng vô sản và cách mạng giải phóng dân tộc hướng tới
mục tiêu chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.
C
Tính thống nhất trong vận động biện chứng của sự sáng tạo
trong Tuyên ngôn Độc lập với Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản được
thể hiện trong những nội dung chính yếu như sau:
Thứ nhất, tư tưởng về độc lập.
Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản nêu một cách khái quát tư
tưởng độc lập về chính trị của giai cấp vô sản; tức là “Giai cấp vô
sản phải thủ tiêu giai cấp tư sản và giành lấy dân chủ; giai cấp vô
sản phải trở thành giai cấp thống trị”(1) và kiến lập một trật tự xã
hội mới theo lý tưởng của mình. Tuyên ngôn Độc lập không chỉ
tuyên bố về quyền độc lập tự do của một dân tộc mà còn tuyên bố
về quyền lựa chọn con đường độc lập tự do của mỗi dân tộc thoát
khỏi ách thống trị của thực dân phong kiến. Trong Tuyên ngôn có
đoạn viết: “Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà thoát ly hẳn quan hệ
với Pháp, xoá bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã ký về nước Việt
Nam, xoá bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt
Nam”(2); đồng thời khác với độc lập theo con đường dân chủ tư sản,
ở đây độc lập dân tộc gắn với lợi ích của nhân dân lao động.
Trong Tuyên ngôn Độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích lại
bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ và Người phân tích:
“Suy rộng ra tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình
đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền
tự do”(3). Tiếp đó, Người trích bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân
quyền của Cách mạng Pháp năm 1789: “Người ta sinh ra tự do và
bình đẳng về quyền lợi và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng
về quyền lợi”. Người phân tích: “Đó là những lẽ phải không ai chối
cãi được”(4). Như vậy, Tuyên ngôn độc lập không chỉ tuyên bố về
quyền của mỗi dân tộc mà còn là quyền của mỗi con người. Tư
tưởng về độc lập trong Tuyên ngôn độc lập thể hiện sự gắn liền với
xoá bỏ chế độ bóc lột tàn bạo của các thế lực phản cách mạng; giải
phóng nhân dân lao động và các giai cấp tầng lớp khác thoát khỏi
chủ nghĩa tư bản ngoại bang.
- Thứ hai, tư tưởng về mối quan hệ giữa giải phóng dân tộc với
giải phóng giai cấp.
Khi Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản ra đời, chủ nghĩa tư bản
đang ở thời kỳ cạnh tranh tự do, phát triển trong khuôn khổ mỗi
quốc gia dân tộc. Trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, Mác, Ăng-
ghen chưa thể dự đoán được lịch sử nhân loại sẽ nảy sinh một mâu
thuẫn mới, song song và gắn chặt với nhau đó là: mâu thuẫn giữa
giai cấp tư sản chính quốc với các dân tộc thuộc địa. Tuyên ngôn
Độc lập chính là thành quả vĩ đại của cuộc vận động cách mạng, kể
từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930 cho đến Cách
mạng Tháng Tám năm 1945, là kết quả của đường lối đúng đắn và
sự chỉ đạo chiến lược khôn khéo của Đảng ta và Bác Hồ trong việc
định hướng giải quyết mâu thuẫn nói trên. Như vậy, vấn đề mà
C.Mác và Ăng-ghen nêu: “Giai đoạn thứ nhất trong cuộc cách mạng
là giai đoạn mà giai cấp vô sản tự xây dựng thành giai cấp thống trị
là giai đoạn giành lấy dân chủ”(5). Nhưng đối với cách mạng Việt
Nam - giai đoạn tương ứng đó là giai đoạn cách mạng dân tộc dân
chủ nhân dân. Theo quan điểm của Mác - Ăng-ghen, sự nghiệp giải
phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động thoát khỏi ách thống
trị của giai cấp tư sản là gắn liền với cách mạng giải phóng dân tộc
khỏi ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc xâm lược. Phản ánh qui
luật đó, đường lối cách mạng của Đảng ta đã đặt sự nghiệp giải
phóng dân tộc lên hàng đầu và xác định giải phóng dân tộc là điều
kiện, tiền đề để thực hiện giải phóng giai cấp. Nhưng nhiệm vụ giải
phóng dân tộc chỉ có thể thực hiện hiệu quả khi được dựa trên tư
tưởng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin; hệ tư tưởng cách mạng của giai
cấp vô sản và xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc lấy liên minh
công nhân - nông dân - trí thức làm nền tảng đặt dưới sự lãnh đạo
của giai cấp công nhân mà hạt nhân là Đảng Cộng sản. Như vậy, tư
tưởng về mối quan hệ giữa giải phóng dân tộc với giải phóng giai
cấp trong Tuyên ngôn Độc lập chính là sự vận dụng sáng tạo và
phát triển lý luận lên một cấp độ mới.
- Thứ ba, luận điểm về giải quyết mối quan hệ giữa giải phóng
cá nhân với giải phóng xã hội.
Trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, Mác, Ăng-ghen đã khái
quát về mối quan hệ của sự phát triển cá nhân và cộng đồng, đó là
“thay cho xã hội tư sản với những giai cấp và đối kháng giai cấp của
nó, xuất hiện một liên hợp, trong đó sự phát triển tự do của mỗi
người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi
người”(6).Tuyên ngôn Độc lập vừa đặt ra quyền bình đẳng giữa các
dân tộc, đồng thời cho rằng để đi tới các quyền tự do, bình đẳng của
mỗi người trước hết phải giành lại quyền tự do, độc lập cho dân tộc;
tức là độc lập tự do của dân tộc được xem như là điều kiện bao trùm
và tiên quyết cho hạnh phúc của mỗi cá nhân.
Như vậy, tính sáng tạo độc đáo trong Tuyên ngôn Độc lập của
nước Việt Nam dân chủ cộng hoà năm1945 với Tuyên ngôn của
Đảng Cộng sản năm 1848 chính là biểu hiện sự vận dụng sáng tạo
chủ nghĩa Mác - Lê-nin nói chung và tư tưởng Tuyên ngôn của Đảng
Cộng sản nói riêng vào hoàn cảnh cụ thể của cách mạng Việt Nam
của Đảng ta và Bác Hồ trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt
Nam.
Hiện nay, toàn Đảng, toàn dân ta đã và đang tiếp tục đẩy
mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; thực hiện đa
phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ trong bối cảnh đang diễn
biến hết sức khó lường. Mặc dù còn không ít khó khăn phức tạp,
nhưng với một Đảng đã dạn dầy kinh nghiệm và trưởng thành trong
hai cuộc kháng chiến vĩ đại, đương đầu với những thế lực hiếu chiến
nhất trong lịch sử thế giới đương đại và làm nên những chiến công
hiển hách, hai tiếng “Việt Nam” đã trở thành biểu tượng và niềm tin
của nhân dân lao động khắp năm châu. Vì vậy, chúng ta luôn luôn
tin tưởng vào thắng lợi của con đường cách mạng của sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tiếp tục nâng vị thế của dân tộc ta
lên những tầm cao mới./.
____________________________________________________________
Ghi chú:
(1), (5), (6) Mác - Ăng-ghen, Toàn tập, Tập 4, NXB Chính trị
Quốc gia, Hà Nội 1995, Tr.606, 616, 617.
(2), (3), (4) Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 4, NXB Chính trị Quốc
gia, Hà Nội 1995, Tr.01, 02.
HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
THẤM NHUẦN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ PHONG CÁCH LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI
LÃNH ĐẠO TRONG ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY
PGS.TSKH. TRẦN NGUYÊN TUYÊN
Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh
rong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh, những luận điểm của Người
về xây dựng Đảng trong điều kiện Đảng lãnh đạo chính quyền
có một vị trí quan trọng. đặc biệt, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng
và phát triển sáng tạo quan điểm chủ nghĩa Mác - Lê-nin trong việc
xây dựng đội ngũ cán bộ cách mạng, hình thành phong cách làm
việc mới của người lãnh đạo.
T
Thực tế lịch sử cách mạng Việt Nam từ khi có Đảng đến nay
cho thấy những thắng lợi của cách mạng đều bắt nguồn từ sự lãnh
đạo của Đảng thông qua việc tập hợp, tổ chức và phát huy sức
mạnh của quần chúng, trong đó yếu tố quan trọng là đường lối và
phong cách công tác, làm việc của các cán bộ lãnh đạo. Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin trong việc
xây dựng đội ngũ cán bộ, trong đó người đặc biệt chú ý hình thành
phong cách làm việc khoa học và hiệu quả của người lãnh đạo. Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã nêu gương trong việc hoạch định đường lối,
chính sách vừa có tính nguyên tắc, vừa có tính linh hoạt trong việc
xây dựng đội ngũ cán bộ. Người xác định công tác cán bộ như việc
đào tạo nhân tài là trọng yếu, rất cần thiết cho đất nước. Trong
quan niệm của Người, cán bộ luôn gắn với tổ chức, chất lượng của
cán bộ là kết quả tổng hợp của tất cả các khâu đào tạo, huấn luyện,
bồi dưỡng, đánh giá, sử dụng, đề bạt, cất nhắc, kiểm tra giám sát,
phê bình và sự nỗ lực phấn đấu của từng người. muốn có cán bộ tốt
thì phải có tổ chức vững mạnh, phù hợp và khoa học.
Thông qua quan hệ với tập thể và xã hội sẽ cho thấy rõ tính
cách của một người có tính tập thể hay tính cá nhân chủ nghĩa, thể
hiện năng lực lãnh đạo trong các tình huống cụ thể của cách mạng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định phẩm chất quan trọng hàng đầu
của người lãnh đạo là: “Đối với tự mình phải cần, kiệm, liêm, chính.
Đối với mình phải luôn luôn cầu tiến bộ, luôn tự phê bình, sửa chữa
khuyết điểm của mình, đồng thời phải hoan nghênh người khác phê
bình mình”. Người nhấn mạnh “tự mình phải chính trước, mới giúp
được người khác chính. Mình không chính, mà muốn người khác
chính là vô lý” (1).
Theo V.Lê-nin, trong mỗi con người đều có những mặt tích cực
và hạn chế, người cán bộ lãnh đạo phải biết phát huy những mặt
tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực. Vận dụng quan điểm này
trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ ở nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh
khẳng định “Đảng viên và cán bộ cũng là người. ai cũng có tính tốt
và tính xấu. song đã là một người cách mạng thì phải cố gắng phát
triển những tính tốt và sửa đổi những tính xấu. Vì tính xấu của một
người chỉ có hại cho người đó; còn tính xấu của một đảng viên, một
cán bộ sẽ có hại đến Đảng, có hại đến nhân dân”. tính cách của
người lãnh đạo thể hiện trước hết ở thái độ của họ đối với xã hội và
bản thân mình. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, người lãnh đạo, người
quản lý phải thường xuyên tu dưỡng rèn luyện mình để khuyết điểm
ngày càng ít, tính tốt ngày càng nhiều thể hiện trên 5 nội dung là
nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm.
- Nhân là thật thà thương yêu, hết lòng giúp đỡ đồng bào, đồng
chí, sẵn sàng chịu khổ trước mọi người, hưởng hạnh phúc, sung
sướng sau thiên hạ; không ham giàu sang, chức quyền
- Nghĩa là ngay thẳng, ngoài lợi ích của đảng, của dân tộc
không có lợi ích riêng phải lo toan. được đảng giao việc gì to, nhỏ
đều cố gắng hoàn thành với kết quả tốt. Người lãnh đạo thấy việc
phải thì làm, thấy việc phải thì nói, không sợ người ta phê bình, kiên
quyết bảo vệ lẽ phải.
- Trí là không bị việc tư túi làm mù quáng, biết làm việc có lợi,
tránh làm việc có hại cho Đảng, cho dân.
- Dũng là dũng cảm gan góc, gặp việc khó quyết tâm hoàn
thành, thấy khuyết điểm có gan sửa chữa.
- Liêm là liêm chính, không tham địa vị, tiền tài, không háo
danh.
Các phẩm chất trên là yêu cầu về đạo đức cách mạng của
người lãnh đạo, quản lý. tuy nhiên, cách mạng xã hội chủ nghĩa đòi
hỏi những người lãnh đạo phải có đủ cả phẩm chất và có năng lực
đáp ứng yêu cầu đặt ra cho từng thời kỳ. Nếu cán bộ lãnh đạo, quản
lý chỉ có phẩm chất tốt về đạo đức cách mạng thì chưa đủ, mà theo
Chủ tịch Hồ Chí Minh, cần phải có năng lực quản lý, nắm bắt nhanh
nhạy các vấn đề phát sinh, điều hành giải quyết tốt công việc. hồ
chí minh khẳng định: “muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có con
người xã hội chủ nghĩa”. Cán bộ cách mạng, theo người, phải có đủ
hai tiêu chuẩn “vừa hồng, vừa chuyên”, thực chất đó là mối quan hệ
giữa đức và tài trong nhân cách người cán bộ quản lý, trong đó đức
là “gốc”. Năng lực của cán bộ quản lý không phải tự có mà do quá
trình công tác, rèn luyện, học tập của bản thân. theo chủ tịch hồ chí
minh “năng lực của người không phải hoàn toàn do tự nhiên mà có
mà một phần lớn là do công tác, do tập luyện mà có” (2).
Người khẳng định: “cũng như sông, thì có nguồn mới có nước,
không có nguồn thì sông cạn. cây phải có gốc, không có gốc thì cây
héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài
giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”. Cần phải biết sử
dụng nhân tài, có khả năng lãnh đạo vì sự nghiệp cách mạng chung,
“phải trọng nhân tài, trọng cán bộ, trọng mỗi một người có ích cho
công việc chung của chúng ta” (3).
Năng lực, phong cách làm việc khoa học của người lãnh đạo
được hình thành thông qua hoạt động thực tiễn cách mạng. Ph.Ăng-
ghen đã chỉ rõ thực tiễn đặt ra nhu cầu cho con người nhiều hơn
mười trường đại học. Vận dụng quan điểm này, Chủ tịch Hồ Chí
Minh nhấn mạnh: đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống,
nó do đấu tranh rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng
cố. cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng
trong. Cho nên, trong mọi hoạt động cách mạng, chúng ta đều phải
học tập tự cải tạo. Thực tiễn cách mạng “đều là những trường học
rất tốt cho chúng ta rèn luyện đạo đức cách mạng”.
Những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về phong cách lãnh
đạo của người cán bộ đã vận dụng và phát triển sáng tạo quan
điểm của chủ nghĩa Mác - Lê-nin trong điều kiện cụ thể của cách
mạng Việt Nam. Các quan điểm này đã được Đảng Cộng sản Việt
nam vận dụng trong việc xây dựng chính sách đào tạo và phát triển
cán bộ quản lý, hình thành phong cách lãnh đạo mới phù hợp với
yêu cầu cụ thể của từng thời kỳ.
Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII
đã khẳng định: “trên cơ sở phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo,
nâng cao dân trí để xây dựng đội ngũ cán bộ một cách cơ bản,
chính quy, có hệ thống; đồng thời thông qua hoạt động thực tiễn và
phong trào cách mạng của nhân dân để giáo dục, rèn luyện, đào
tạo, đánh giá, sàng lọc, tuyển chọn cán bộ” (5).
Phát triển quan điểm này, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX
của Đảng đã chỉ rõ mục tiêu của công tác cán bộ trong thời kỳ mới
là: “Xây dựng đội ngũ cán bộ, trước hết là cán bộ lãnh đạo và quản
lý ở các cấp, vững vàng về chính trị, gương mẫu về đạo đức, trong
sạch về lối sống, có trí tuệ, kiến thức và năng lực hoạt động thực
tiễn, gắn bó với nhân dân” (6). Để thực hiện được mục tiêu này, Đại
hội IX của đảng đã xác định những chủ trương, biện pháp cơ bản
như:
- Có cơ chế và chính sách phát hiện, tuyển chọn, đào tạo bồi
dưỡng cán bộ, tận dụng những người có đức, có tài. Thực hiện đúng
đắn nguyên tắc đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản
lý đội ngũ cán bộ, đi đôi với phát huy trách nhiệm của các tổ chức
và người đứng đầu các tổ chức trong hệ thống chính trị về công tác
cán bộ. Làm tốt công tác quy hoạch và tạo nguồn cán bộ cho cả
trước mắt và lâu dài.
- Việc đánh giá sử dụng đúng cán bộ cần phải sử dụng tổng
hợp các yếu tố như: căn cứ tiêu chuẩn cán bộ, lấy hiệu quả công tác
thực tế và tín nhiệm của nhân dân làm thước đo chủ yếu; có phương
pháp khoa học, khách quan, công tâm trong việc đánh giá cán bộ.
- Đổi mới đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trên cơ sở kết hợp
các thế hệ độ tuổi bảo đảm tính liên tục kế thừa và phát triển.
- Thực hiện luân chuyển cán bộ lãnh đạo và quản lý theo quy
hoạch ở các ngành và địa phương, khắc phục tư tưởng cục bộ, khép
kín, cản trở việc luân chuyển cán bộ.
Văn kiện Đại hội X của Đảng tiếp tục khẳng định tư tưởng của
Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng phong cách lãnh đạo của đội ngũ
cán bộ lãnh đạo “Cán bộ phải là người có phẩm chất chính trị tốt,
tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, hết lòng phấn đấu vì lợi
ích của nhân dân, của dân tộc, có bản lĩnh chính trị vững vàng,
không giao động trước những khó khăn, thử thách; có năng lực hoàn
thành nhiệm vụ được giao; có nhân cách và lối sống mẫu mực,
trong sáng; có ý thức tổ chức kỷ luật cao, tôn trọng tập thể, gắn bó
với nhân dân” (7).
Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn
liền với vận mệnh của đảng, của đất nước, của chế độ ta, là cái
“gốc” của mọi công việc. Bác Hồ đã chỉ rõ: nước ta là nước dân chủ,
địa vị cao nhất là dân, vì nhân dân là chủ trong bộ máy nhà nước,
cán bộ công chức là “công bộc” của dân, chịu sự giám sát của dân.
để làm được điều nêu trên, đòi hỏi đội ngũ cán bộ, công chức phải
nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ năng lực, tinh thần tận tụy
phục vụ nhân dân, trung thành với Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ
nghĩa. công tác cán bộ giữ một vị trí quan trọng, quyết định trực
tiếp đến sự nghiệp cách mạng của Đảng ta. Công tác cán bộ là một
hoạt động cụ thể nhằm định hướng cho một chiến lược lâu dài của
sự nghiệp cách mạng, đáp ứng nhu cầu sự nghiệp cách mạng. Để
đổi mới công tác cán bộ, cần đổi mới đồng bộ các khâu có liên quan
đến cán bộ bao gồm: tiêu chuẩn, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi
dưỡng, lựa chọn, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, kiểm tra và
quản lý cán bộ. Muốn vậy cần chú trọng các giải pháp như:
- Hoàn thiện chế độ công vụ, quy chế cán bộ, công chức, coi
trọng cả năng lực và lãnh đạo, bảo đảm tính nghiêm túc, trung thực
trong thi tuyển tạo cơ hội cho những người có đủ điều kiện được
tuyển dụng làm cán bộ, công chức nhà nước.
- Coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức,
trước hết là cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý về đường lối, chính
sách, về kiến thức và kỹ năng quản lý hành chính nhà nước, quản lý
kinh tế – xã hội trong điều kiện cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế
quốc tế.
- Sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước theo đúng
chức danh, tiêu chuẩn; thực hiện tinh giản biên chế.
- Định kỳ kiểm tra, đánh giá cán bộ, công chức, kịp thời thay
thế những cán bộ, công chức yếu kém và thoái hóa.
- Tăng cường cán bộ cho cơ sở. Có chế độ chính sách đào tạo,
bồi dưỡng, đãi ngộ đối với cán bộ xã, phường, thị trấn.
Những quan điểm của chủ tịch hồ chí minh về xây dựng đội
ngũ cán bộ, hình thành phong cách làm việc của người lãnh đạo đã
thể hiện sự vận dụng và phát triển sáng tạo học thuyết của Chủ
nghĩa Mác – Lê-nin trong điều kiện cụ thể của Việt Nam. Những
quan điểm này luôn có giá trị đúng đắn trong điều kiện mới của
cách mạng Việt Nam, khi nước ta đang thực hiện xây dựng thể chế
kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa, tích cực chủ động
hội nhập kinh tế quốc tế./.
_____________________________________________
Ghi chú:
(1) Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
1996, t5, tr 644.
(2), (3) Hồ Chí Minh: Sđd, t 5, tr 280, tr 273.
(4) Hồ Chí Minh: Sđd, t 9, tr 284
(5) Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung uơng
Đảng khóa VIII, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997, tr 77.
(6) Văn kiện Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính
trị Quốc gia, Hà Nội, 2001, tr 141.
(7) Văn kiện trình Đại hội X của Đảng,NXB Chính trị Quốc gia,
Hà Nội 2006, tr 136.
HỌC TẬP TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ
TIẾT KIỆM VÀ THỰC HÀNH TIẾT KIỆM
ĐẶNG HẰNG THU PHƯƠNG
Đại học Công đoàn Hà Nội
rong các bài nói chuyện, bài viết của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã đề cập nhiều đến tiết kiệm và thực hành tiết kiệm. Người đã
luận giải kỹ các nội dung về tiết kiệm và thực hành tiết kiệm, đồng
thời cũng chỉ ra rằng công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
là một nhiệm vụ quan trọng và luôn luôn phải thực hiện mọi lúc,
mọi nơi.
T
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, tiết kiệm là không xa xỉ, không
hoang phí, không bừa bãi. Tiết kiệm không phải là bủn xỉn, mà
những việc ích lợi cho đồng bào, cho Tổ quốc, thì bao nhiêu công,
tốn bao nhiêu của cũng vui lòng. Tiết kiệm là tích cực. Tiết kiệm
không phải là ép bộ đội, cán bộ và nhân dân nhịn ăn, nhịn mặc. Trái
lại, tiết kiệm cốt để giúp vào tăng gia sản xuất, mà tăng gia sản
xuất là để dần dần nâng cao mức sống của bộ đội, cán bộ và nhân
dân. Nói theo lối khoa học, thì tiết kiệm là tích cực, chứ không phải
là tiêu cực (1). Mục đích của việc tiết kiệm, Người chỉ rõ: tiết kiệm là
để phục vụ cho kháng chiến và kiến quốc; để tăng thêm tiền vốn
xây dựng đất nước. Điều này càng quan trọng khi nước ta là nước
dân chủ nhân dân, không thể tích lũy vốn theo kiểu thực dân, đế
quốc bằng cách cướp bóc thuộc địa, bóc lột công nhân, nông dân,
vay nợ nước ngoài và hơn thế nữa, tiết kiệm để nhanh chóng đưa
nước ta ra khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu, hậu quả 80 năm đô
hộ, vơ vét của thực dân Pháp rồi đến phát xít Nhật. Chủ tịch Hồ Chí
Minh nêu rõ 3 nội dung của việc tiết kiệm bao gồm: tiết kiệm sức
lao động. Tức là phải tổ chức sắp xếp cho khéo, phải nâng cao năng
suất lao động, một người làm bằng hai, ba người. Tiết kiệm thời giờ,
Người nói: “Thời giờ tức là tiền bạc; “Một tấc bóng là một thước
vàng. Ai đưa vàng bạc vứt đi, là người điên rồ, ai đưa thời giờ vứt đi,
là người ngu dại (2). Tiết kiệm thời giờ của mình và tiết kiệm thời
giờ của người khác. Tiết kiệm tiền của. Phải tiết kiệm tiền của nhà
nước, của nhân dân và của chính mình. Việc này liên quan tới tiết
kiệm sức người, tiết kiệm thời giờ. Đối tượng cần phải tiết kiệm mà
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra ở đây là tất cả mọi người đều phải tiết
kiệm, song trước hết là các cơ quan, bộ đội, các xí nghiệp. Nội dung
tiết kiệm phải cụ thể, thiết thực ngay trong vị trí công tác của mình.
Bộ đội, chiến sĩ thì tiết kiệm đạn, quân nhu, chiến lợi phẩm; cán bộ
cơ quan hành chính thì tiết kiệm thời gian, giấy, mực; cán bộ tư
pháp tiết kiệm thời giờ cho dân khi triển khai nhanh công việc
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh có nếp sống hết sức giản dị,
tiết kiệm. Sự giản dị, tiết kiệm ấy mãi mãi là tấm gương sáng ngời
cho muôn thế hệ noi theo. Đã có rất nhiều câu chuyện kể về tấm
gương tiết kiệm của Bác, trong đó câu chuyện về đôi dép cao su và
máy lạnh trong phòng Bác là những ví dụ điển hình về đạo đức sống
giản dị, thanh tao, tiết kiệm của Người. Chuyện kể rằng: sau khi tiếp
quản Thủ đô (tháng 10/1945), Trung ương bố trí Bác ở và làm việc
trong ngôi nhà cao tầng, đồ sộ, vốn là nơi của viên Toàn quyền
Đông Dương. Bác không đồng ý và sau đó đã chọn một căn phòng
nhỏ trước đây là nơi ở của người thợ điện trong Phủ Toàn quyền,
đồng thời bảo anh em phục vụ quét dọn ngôi nhà đồ sộ ấy để làm
nơi vui chơi cho các cháu thiếu nhi và tiếp khách. Trong thời gian
Bác sống ở Hà Nội, thấy đôi dép cao su của Bác đã cũ, anh em phục
vụ đề nghị cho thay dép mới, nhưng Bác chưa đồng ý, vì dép ấy vẫn
còn dùng được. Có người mạnh dạn thưa với Bác là đôi dép mới chỉ
có hai đồng rưỡi, không nhiều nhặn gì. Bác đã giải thích: vấn đề
không phải là hai đồng rưỡi mà là phải xem đã cần thay dép mới
chưa? Đôi dép của Bác còn dùng được thì chưa nên thay! Khi đi
thăm các địa phương, Bác bảo anh em phục vụ chuẩn bị cơm mang
theo, hễ lúc nào thuận tiện thì dừng lại ăn cơm. Theo Bác, xuống
thăm các địa phương, đơn vị là để nắm tình hình thực tế và góp ý,
nhắc nhở về các công việc, chứ không phải xuống dự tiệc tùng, gây
tốn kém. Bác còn nói vui: ở tỉnh chiêu đãi thì họ cho mình ăn một
nhưng sẽ hết cả con bò. Nếu Bác đến thăm bốn tỉnh như vậy thì
kinh tế sẽ lạm phát. Có tỉnh nọ mặc dù đã được báo trước là Bác có
mang cơm theo, nhưng vẫn sắm sửa cỗ bàn thịnh soạn. Khi được
mời, Bác kiên quyết không ăn mà còn phê bình rất nghiêm khắc.
Theo một cán bộ Cục Cảnh vệ được bảo vệ Bác Hồ trong những năm
1954-1962 thì có được ở gần Bác mới chứng kiến một điều đặc biệt:
dù trời đông giá rét hay ngày hè nóng nực, không bao giờ thấy Bác
kêu nóng hay rét quá. Có một dịp trong lúc chúng tôi đang nghĩ
cách chống nóng cho Bác thì các đồng chí bên Bộ Ngoại giao công
tác ở nước ngoài gửi biếu Bác chiếc máy điều hòa nhiệt độ. Khi
nhận máy về, từ các anh ở Văn phòng Bác đến anh em phục vụ, bảo
vệ đều vui mừng thấy như các đồng chí bên ngoại giao đã giúp
mình tìm ra đáp số một bài toán khó. Lúc đó Bác đi công tác vắng.
Các anh quyết định cho lắp máy điều hòa vào phòng của Bác, định
khi Bác về sẽ xin phép sau. Các đồng chí thợ điện tích cực làm việc,
chỉ một buổi sáng chiếc máy đã được đặt gọn vào tường trong
phòng làm việc của Bác. Cầu dao điện vừa đóng, tiếng máy chạy ro
ro, giống như có bầy ong về tổ. Lúc đó ở Hà Nội máy điều hòa còn
hiếm, anh em chúng tôi nhiều người mới biết lần đầu, cứ tấm tắc
khen. Tuy vậy chúng tôi vẫn hồi hộp chờ ý kiến của Bác, bởi lẽ
chúng tôi đều biết Bác sống rất giản dị. Những tiện nghi Trung ương
dành cho Bác, thứ nào thật cần thiết Bác mới dùng. Chúng tôi hồi
hộp chờ đợi. Lần ấy Bác đi công tác độ một tuần mà chúng tôi cảm
thấy như đã dài hàng tháng. Nghe tin Bác về, chúng tôi chạy ra đón.
Sau khi thăm hỏi anh em, Bác đi về phòng ở. Vừa bước vào phòng,
chợt Bác dừng lại, hỏi: “các chú này, hôm nay nhà mình có mùi gì lạ
quá”! Chúng tôi nhìn nhau, chưa ai trả lời câu hỏi của Bác. Chính tôi
cũng chưa phát hiện được điều gì. Sau này hỏi các đồng chí thợ điện
mới biết chiếc máy điều hòa do một hãng của nước ngoài sản xuất,
chất lượng máy tốt, hình dáng đẹp nhưng muốn làm vui lòng khách,
trong máy họ gắn thêm một bình bơm tự động có chứa nước hoa.
Khi máy vận hành, van mở, nước hoa theo gió tỏa ra nên trong
phòng lúc nào cũng phảng phất mùi thơm. Nếu ai không chú ý thì
chỉ cảm thấy như quanh đây có mùi hoa lan, hoa huệ vậy. Biết
không giấu được Bác, các đồng chí phục vụ xin lỗi Bác, rồi trình bày
rõ lý do về chiếc máy điều hòa nhiệt độ. Không thấy Bác tỏ thái độ
gì, chúng tôi thở phào nhẹ nhõm. Nhưng chỉ đến đầu giờ làm việc
chiều hôm ấy, Bác cho gọi anh Vũ Kỳ đến và ân cần bảo: “Chiếc
máy điều hòa nhiệt độ tốt đấy, các chú có thể đem đến cho quân y
viện hoặc trại điều dưỡng thương binh. Hôm trước Bác đến thăm
thấy các chú ấy ở nóng lắm. Còn Bác thì chưa cần, Bác ở thế này là
được rồi”. Anh Vũ Kỳ và các đồng chí phục vụ đã hết lời đề nghị
nhưng Bác vẫn không thay đổi ý kiến. Thế là ngay buổi chiều hôm
ấy chiếc máy điều hòa được đưa ra khỏi căn phòng của Bác.
Nêu mấy mẩu chuyện nhỏ về tấm gương giản dị, tiết kiệm của
Chủ tịch Hồ Chí Minh để chúng ta liên hệ đến cuộc sống của mỗi
người hiện nay rồi học tập, làm theo gương Bác. Từ các câu chuyện
nay, mỗi cán bộ, công chức - những công bộc của dân, những con
người theo Chủ tịch Hồ Chí Minh là những “đầy tớ trung thành của
nhân dân”, kiểm điểm bản thân để soi rọi vào mình, xem lại mình
đã thực sự xứng đáng với danh hiệu cao quý đó chưa, nhất là vào
thời điểm khi toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đang ra sức thi đua
học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người. Có nhiều câu
chuyện, nhiều hình ảnh và những việc làm của một bộ phận không
nhỏ cán bộ, công chức hiện nay nếu đem ra soi thì không xứng
đáng với lời dạy của Bác. Không ít công chức hiện nay, có thu nhập
không cao, song hiện vẫn được sống trong những ngôi nhà rộng rãi,
đầy đủ tiện nghi hiện đại, với chi phí sinh hoạt hàng tháng cao gấp
hàng chục lần thù lao nhà nước chi trả cho họ qua lương. Cuộc sống
cá nhân của không ít cán bộ, công chức là đảng viên cũng rất hoang
phí, xa hoa. Xã hội ngày nay đã phát triển hơn nhiều so với thời kỳ
đất nước trong kháng chiến, song dù không phải đi dép cao su,
mang cơm nắm khi đi công tác như Bác, chúng ta cũng không nên
quá lãng phí, sa vào tiệc tùng, tiêu hoang công sản khi thi hành
nhiệm vụ nhà nước, gây phản cảm trước dư luận và nhân dân lao
động. Chúng ta đang thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” ở mọi ngành, mọi cấp, thiết nghĩ
sau mỗi đợt sơ kết, các cơ quan, đơn vị cũng phải nêu ra được những
cá nhân, đơn vị cụ thể làm tốt, làm chưa tốt, có biểu hiện tham
nhũng, tiêu cực, xa hoa, lãng phí để cuộc vận động này đi vào thực
chất và đạt hiệu quả cao. Học tập Bác là phải làm theo Bác, học thực
chất, làm thực chất, học và làm theo bằng chính trách nhiệm cán bộ,
đảng viên trước nhân dân, bằng liêm sỉ và đạo đức công vụ, chứ
không học và làm một cách vô thức. Mỗi cán bộ, công chức, đảng
viên đang sống và làm việc theo pháp luật, được người dân giám sát
hãy sống và làm việc cho tốt sao cho không phụ lòng nhân dân, đi
ngược lại với mong muốn của Bác Hồ - đấy chính là những việc làm
thiết thực và hiệu quả nhất trong việc thực hiện cuộc vận động học
tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Thực hiện tốt điều
đó cũng chính là chúng ta đã làm cho tấm gương Bác mãi ngời sáng
trong lòng mỗi người dân Việt Nam./.
_______________________________________________________
Ghi chú:
(1) Hồ Chí Minh, Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội,
2002, T.6, Tr.485.
(2) Sđd, T.5, Tr.637.
CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
Về tiêu chí đánh giá chất lượng
đào tạo cán bộ, công chức
PGS.TS. NGUYỄN HỮU ẢI
Học viện Hành chính Quốc gia
ào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cho nền công vụ là một
yếu tố then chốt trong chiến lược quản lý phát triển nền công
vụ của mỗi quốc gia. Ở nước ta, đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao
chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức theo yêu cầu cải cách hành
chính là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh
đạo của Đảng. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khoá X tiếp tục khẳng định sự cần thiết và tầm quan
trọng của việc đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ cán bộ,
công chức nhà nước ở nước ta không chỉ trong giai đoạn hiện nay
mà còn cả về lâu dài.
Đ
Thực tiễn đào tạo cán bộ, công chức:
Đào tạo cán bộ, công chức nhà nước ở nước ta hiện nay bao
gồm hai nội dung: đào tạo tiền công vụ và đào tạo trong công vụ.
Trong đó, đào tạo trong công vụ lại bao gồm đào tạo nâng cao kiến
thức chuyên môn thông qua hệ thống các trường cao đẳng, đại học
trong hệ thống giáo dục quốc dân và đào tạo về kiến thức, kỹ năng
quản lý nhà nước tại Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ
Chí Minh. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xin đề cập đến hoạt
động đào tạo cán bộ, công chức do Học viện Hành chính và hệ
thống các trường quản lý cán bộ của bộ ngành và trường chính trị
các tỉnh thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
Có thể tóm lược về hoạt động đào tạo cán bộ, công chức ở
nước ta hiện nay như sau:
- Về định hướng đào tạo:
Việc cử cán bộ đi đào tạo là một nhiệm vụ, đồng thời là một
yêu cầu trong đánh giá kết quả hoạt động của cơ quan, đơn vị.
Thêm vào đó, người được cử đi đào tạo thường phải bảo đảm những
điều kiện nhất định về thâm niên, cấp bậc lương và quy hoạch phát
triển công chức. Chính vì vậy, xu hướng phổ biến hiện nay là đào
tạo công chức theo chỉ tiêu của cơ quan và theo thâm niên, theo
cấp của người được đào tạo chứ không theo chức năng mà họ thực
hiện(1). Đào tạo theo nhu cầu người học - một xu thế đào tạo tiến
bộ và bắt đầu phổ biến ở khu vực tư - hiện vẫn chưa được áp dụng
rộng rãi trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức khu vực công.
- Nội dung và phương pháp đào tạo:
Xuất phát từ định hướng đào tạo nêu trên nên nội dung đào
tạo được áp dụng chung cho những nhóm đối tượng người học có
trình độ chuyên môn khác nhau, công tác ở những vị trí công việc
rất khác nhau. Người học được cung cấp những kiến thức cơ bản về
nhà nước, hành chính nhà nước, về pháp luật - tức là những kiến
thức chung về quản lý nhà nước - chứ không đi vào yêu cầu công
việc; phần kỹ năng hầu như bị bỏ trống. Thêm vào đó, chưa có sự
phân định rõ ràng về nhóm kiến thức dành cho những người sắp
bước vào nền công vụ, hay với những cán bộ, công chức đang làm
việc.
Với nội dung đào tạo như vậy, phương pháp đào tạo được áp
dụng chủ yếu là thuyết trình. Việc trao đổi, thảo luận tuy được thiết
kế trong khung chương trình, song áp dụng chưa nhiều do thời
lượng hạn chế, do đó, người học khó có thể hình thành kỹ năng giải
quyết công việc sau khi kết thúc khoá học.
- Tiêu chí và phương pháp đánh giá kết quả đào tạo:
Trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng, người học được đánh giá
kết quả thông qua điểm của bài kiểm tra giữa kỳ. Kết thúc khóa đào
tạo, người học trải qua kỳ thi kiểm tra dưới hình thức tự luận là
chính; nội dung câu hỏi xoay quanh những kiến thức quản lý nhà
nước có trong tài liệu; việc chấm điểm và đánh giá trên tinh thần
“giơ cao đánh khẽ” vì học viên đều là những người hoặc sắp bước
vào nền công vụ, hoặc đang công tác ở một vị trí nhất định và khả
năng thăng tiến của họ có thể phụ thuộc một phần vào xếp loại của
chứng chỉ khoá học mà họ vừa tham gia.
Đối với cả đơn vị đào tạo và đơn vị cử cán bộ đi đào tạo, kết
quả và chất lượng đào tạo chủ yếu được xác định dựa trên số lượng
học viên tốt nghiệp và xếp loại giỏi hay khá, mà không quan tâm
nhiều đến việc sau khoá học, người học sẽ ứng dụng được gì vào
công việc hàng ngày ở cơ quan, đơn vị.
Như vậy, có thể thấy việc đào tạo cán bộ, công chức ở nước ta
hiện nay còn mang tính hình thức, mới tập trung vào lượng chứ
chưa chú trọng nhiều vào chất. Và đôi khi vì lý do này hay lý do
khác mà có hiện tượng đánh đồng giữa số lượng đào tạo và chất
lượng đào tạo. Chính vì vậy, xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng
đào tạo là một đòi hỏi khách quan và có tính cấp thiết để từng bước
xây dựng được một đội ngũ cán bộ, công chức có chất lượng, hướng
tới một nền công vụ tiên tiến, của dân, do dân, vì dân.
Tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo cán bộ, công chức:
Người phương Tây hay dùng câu thành ngữ “What is measured
gets done” (Cái gì đo lường được thì mới thực hiện được) để nói về
mục tiêu họat động của con người hay tổ chức. Tuy nhiên trong đào
tạo, nói đến chất lượng là nói đến kết quả và hiệu quả của cả quá
trình từ nhận thức đến tư duy và hành động của mỗi con người, rất
khó “cân, đo, đong, đếm” một cách rạch ròi như các biến định lượng
khác.
“Sản phẩm” của đào tạo cán bộ, công chức là sự bù đắp đầy đủ
hơn về phẩm chất chính trị, đạo đức công vụ và kiến thức được bổ
sung, kỹ năng được huấn luyện để công chức nhà nước gắn bó trọn
vẹn với chức nghiệp hay việc làm trong nền công vụ và hiệu quả
hoạt động của họ ảnh hưởng trực tiếp đến nền công vụ quốc gia.
Chính vì vậy, nói đến chất lượng đào tạo công chức là nói đến kết
quả và hiệu quả làm việc của họ thu được cao hơn sau đào tạo - tức
là sau mỗi khoá học, người học phải có được những phẩm chất,
năng lực gì giúp ích cho họ trong thực thi công vụ.
Một khoá đào tạo có chất lượng là một khoá học mà khi kết
thúc, cán bộ, công chức hình thành được những phẩm chất và năng
lực sau đây:
Một là, có kiến thức quản lý nhà nước.
Trong phạm vi các khoá đào tạo, bồi dưỡng về quản lý nhà
nước cho cán bộ, công chức(2), tiêu chí đầu tiên để đánh giá chất
lượng đào tạo là sau khoá học, công chức phải có được những kiến
thức cơ bản về nhà nước, xác định đúng chức năng của nhà nước
nói chung, của mỗi hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước nói riêng và
xác định đúng chức trách của công chức trong thực thi công vụ.v.v.
Hiện nay ở nước ta, chưa có sự phân biệt rạch ròi giữa cán bộ,
công chức, viên chức, do đó học viên trong các khoá đào tạo, bồi
dưỡng thường bao gồm cả ba nhóm đối tượng này và họ đến từ
những cơ quan, đoàn thể khác nhau trong hệ thống chính trị. Tuy
nhiên, yêu cầu đạt được của mỗi khoá học là người học phải nắm
được những kiến thức khái quát về nhà nước và quản lý nhà nước,
từ đó xác định được cơ quan, đơn vị mình nằm ở đâu trong hệ thống
chính trị, thực hiện chức năng, nhiệm vụ gì, có quan hệ như thế nào
với những tổ chức nhà nước khác
Hai là, có khả năng đặt vấn đề và kỹ năng giải quyết vấn đề.
Công việc thực tế của cán bộ, công chức trong thực thi công vụ
luôn phải đối mặt và giải quyết các vấn đề trong hệ thống và ngoài
xã hội, trong đó, có những vấn đề biểu hiện bên ngoài là giống nhau
nhưng đòi hỏi cách giải quyết khác nhau, có những vấn đề đòi hỏi
không chỉ một mà nhiều biện pháp giải quyết đồng bộ Chính vì
vậy, người cán bộ, công chức hoàn thành nhiệm vụ là người có khả
năng phát hiện vấn đề (problem - „nding) và giải quyết được vấn đề
(problem - solving).
Tuy nhiên, kỹ năng là sự kết hợp chín muồi giữa lý thuyết với
kinh nghiệm thực tiễn. Vì vậy, khó lòng đòi hỏi một công chức dự bị
sau khi trải qua một khoá đào tạo tiền công vụ phải có khả năng
phát hiện và kỹ năng giải quyết vấn đề như một chuyên viên chính.
Thêm nữa, kỹ năng cần có đối với mỗi công chức ở mỗi vị trí công
việc, mỗi lĩnh vực công tác khác nhau là khác nhau.
Mặc dù có những khác biệt nhất định như vậy, song tiêu chí
chung để đánh giá chất lượng của một khoá đào tạo cán bộ, công
chức là sau khoá học, người học biết chủ động liên hệ giữa kiến
thức đã được tiếp nhận để có những đề xuất cụ thể, sát thực tế
trong lĩnh vực công tác, từ đó tìm kiếm được cách thức giải quyết
công việc khoa học. Các tình huống quản lý trong thực tế hết sức đa
dạng, giảng viên chỉ có thể đưa vào bài giảng một vài bài tập tình
huống, đặt ra một số vấn đề trong vô vàn vấn đề nảy sinh trong
cuộc sống. Với thời lượng đào tạo ngắn, mục tiêu học tập càng cần
rõ ràng, cụ thể theo cách cung cấp cho người học phương pháp để
họ khoa học hoá việc phát hiện và giải quyết vấn đề, tạo tiền đề
cho họ vừa thử nghiệm, vừa tích luỹ tiếp kỹ năng trong quá trình
công tác.
Ba là, có thái độ tích cực trong thực thi công vụ.
Tiêu chí thái độ rất quan trọng, nhưng cũng không dễ dàng
định lượng. Ở đây, mục tiêu hướng tới của đào tạo cán bộ, công
chức không phải là đào tạo ra những con người làm việc trong bộ
máy phục vụ nhân dân có trình độ, năng lực song lại không muốn
phục vụ nhân dân. Việc đào tạo công chức có chất lượng đòi hỏi sau
quá trình đào tạo, công chức không chỉ có kiến thức, kỹ năng, mà
còn phải có mong muốn đem kiến thức, kỹ năng đó áp dụng vào
thực thi công vụ nhằm nâng cao hiệu quả công việc. Hay nói cách
khác là có mong muốn cống hiến cho nền công vụ nước nhà.
Tiêu chí này được cụ thể hoá bằng những yêu cầu như sau:
+ Có phẩm chất chính trị.
Quản lý nhà nước luôn phải hướng tới mục tiêu chính trị, vì thế
cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nước rất cần được rèn luyện và
củng cố về phẩm chất chính trị. Sau mỗi khoá học, học viên phải
thấm nhuần hơn những lý tưởng cao đẹp mà Đảng, Nhà nước và xã
hội đang theo đuổi, từ đó xây dựng vững chắc hơn niềm tin vào lý
tưởng đó và trung thành với lợi ích mà mục tiêu chính trị đã xác
định. Đồng thời xác lập quyết tâm thực hiện mục tiêu chính trị của
mỗi tổ chức và toàn hệ thống. Đo lường tiêu chí này có thể là sự
thống nhất cao độ hay không của mỗi học viên trong toàn khoá học.
+ Có đạo đức xã hội.
Các khoá đào tạo công chức thường thiết kế các nội dung về
đạo đức công vụ; về công vụ, công chức Sau khi kết thúc khoá
học, cán bộ, công chức phải ý thức được rằng mình là người làm
việc trong bộ máy nhà nước, người dân nhìn vào mình để đánh giá
thương hiệu của từng cơ quan hay cả bộ máy nhà nước, do đó phải
luôn có ý thức giữ gìn hình ảnh, đạo đức, tác phong chuẩn mực
trong con mắt quần chúng nhân dân.
+ Có đạo đức nghề nghiệp.