Quản lý thông tin cổ phiếu hiệu quả (www.thitruong 24g.com.vn )
05/04/2007, 06:47
Hiện nay, trên 2 sàn giao dịch đã có gần 200 mã cổ phiếu niêm yết và con
số này chắc chắn sẽ tăng thời gian tới.
Vấn đề làm sao quản lý được thông tin liên quan đến cổ phiếu như tình trạng sản xuất, doanh thu, các chỉ số
tài chính một cách đơn giản nhưng hiệu quả, không cần phải truy cập đến quá nhiều các giấy tờ hay các
tệp dữ liệu khác nhau?
Bài viết này đưa ra một gợi ý để nhà đầu tư xây dựng một tệp cơ sở dữ liệu bằng phầm mềm văn phòng
Excel phổ biến. Nguồn thông tin để xây dựng cơ sở dữ liệu là các trang web của các công ty chứng khoán,
các trung tâm giao dịch và cập nhật nhất hiện tại là các tờ bản tin của hai trung tâm giao dịch. Khi nhìn vào
mã cổ phiếu, nhà đầu tư nào cũng muốn biết và cần biết được các thông tin cơ bản sau:
1. Thông tin liên quan đến công ty: Tên, ngành nghề, địa chỉ và thời gian thành lập, cơ cấu cổ đông, mức
vốn điều lệ. Các thông tin này đều có trong bản cáo bạch hay bản công bố thông tin có thể lưu trữ trên máy
tính. Trong tệp dữ liệu Excel có thể tạo các đường liên kết tương ứng từ ô mã cổ phiếu đến các tệp này.
2. Thông tin liên quan đến tình hình sản xuất kinh doanh: Các cột có chứa chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận
của 4 quý trong vòng 3 năm hay 5 năm tuỳ theo yêu cầu của từng người. Với công thức Excel ta có thể dễ
dàng có được cột chỉ tiêu về sự tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận qua các năm, các quý.
Cột chỉ tiêu vốn chủ sở hữu của công ty: Cho ta biết giữa vốn chủ sở hữu đầu tư ban đầu và phần lợi nhuận
tích luỹ của công ty. Cột về chỉ tiêu tổng tài sản: Từ hai cột chỉ tiêu tổng tài sản và vốn chủ sở hữu, sử dụng
một số công thức Excel đơn giản sẽ cho nhà đầu tư biết được tình trạng nợ của công ty. Ngoài ra, có thể
thêm vào cột doanh thu và lợi nhuận dự kiến khi đại hội cổ đông đặt ra.
3. Các cột về các chỉ tiêu và các thông số liên qua đến cổ phiếu: Khối lượng cổ phiếu lưu hành bình quân:
nhà đầu tư có thể biết được về vốn điều lệ công ty và tính được mức EPS quá khứ đến hiện tại bằng cách
chia cột lợi nhuận tương ứng cho cột này. nhà đầu tư cũng biết được giá trị sổ sách của cổ phiếu khi chia số
liệu ở cột vốn chủ sở hữu cho cột này. Khi chia cột chỉ tiêu lợi nhuận của năm nào đó cho cột có chỉ tiêu vốn
chủ sở hữu, nhà đầu tư sẽ có được cột chứa chỉ tiêu ROE, tương tự, khi chia cột chỉ tiêu lợi nhuận cho cột
có chứa chỉ tiêu tổng tài sản sẽ cho cột có chứa chỉ tiêu ROA.
Cột về tỉ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài: Gồm có hai cột là tỉ lệ (số lượng) đang sở hữu và tỉ lệ còn
(số lượng còn được phép mua): Đây là cột cho biết nhà đầu tư nước ngoài sở hữu bao nhiêu trong giới hạn
được phép cũng như họ còn có thể mua được bao nhiêu. Vì hiện nay hành vi mua bán của nhà đầu tư nước
ngoài ảnh hưởng khá lớn đến nhà đầu tư trong nước nên cột này khá quan trọng.
Cột giá hàng ngày: Một cách làm đơn giản là copy bảng giá của một công ty chứng khoán vào một bảng
(sheet) của tệp đó rồi dùng hàm tìm kiếm (Vlookup, Hlookup ) để đưa các giá đóng cửa của một phiên giao
dịch vào cột bảng giá. Khi có cột này chúng ta sẽ có thể tính được các cột chỉ tiêu khác như PE, PB
Nhà đầu tư cũng nên thêm vào một cột ghi chú để chèn các chú thích về các thông tin quan trọng liên quan
đến công ty và phát sinh trong kỳ như tăng vốn, đầu tư dự án mới, thay đổi của cổ đông lớn, trả cổ tức
Như vậy với Excel ta chỉ phải nhập dữ liệu của một số cột, còn các cột chỉ tiêu khác được tính bằng các
công thức sẵn có.
Thứ bảy, 7/4/2007, 08:55 GMT+7
Một số sai lầm nhà đầu tư mới thường gặp
Giá thấp đồng nghĩa với rẻ, dốc toàn bộ tiền ôm cổ phiếu là những quan niệm và suy nghĩ
nhiều nhà đầu tư mới tham gia thị trường mắc phải.
Giá thấp đồng nghĩa với rẻ, đây là quan niệm mà hầu hết nhà đầu tư mới tham gia thị
trường đều có. Tại sao những nhà đầu tư mới lại thích chọn những cổ phiếu giá rẻ?
Nguyên nhân nằm ở tâm lý thích nhiều, với cùng một khoản tiền, họ thích mua những cổ
phiếu giá thấp để có số lượng cổ phiếu nhiều trong tài khoản.
Giả sử cổ phiếu ABC có giá 24.000 đồng, và XYZ có giá 240.000 đồng, một nhà đầu tư
mới có 24.000.000 đồng, họ thường có xu hướng chọn mua 100 cổ phiếu ABC thay vì
chọn 10 cổ phiếu XYZ. Kể cả nhà đầu tư có kiến thức nhưng chưa có kinh nghiệm, đôi
khi cũng vẫn mắc phải những suy nghĩ này.
Thực tế, lợi nhuận thu được khi so sánh đánh giá hiệu quả của một khoản đầu tư được
tính theo tỷ lệ phần trăm giữa phần lợi nhuận với số đầu tư ban đầu và so sánh với nhau.
Khi so sánh mức lợi nhuận giữa hai phương án đầu tư vào ABC và XYZ thì sẽ đánh giá
mức chênh lệch giữa lượng tiền khi bán các cổ phiếu trên với mức đầu tư ban đầu
24.000.000 đồng.
Ngoài ra, suy nghĩ phổ biến là cho rằng cổ phiếu giá thấp có cơ hội tăng giá nhiều hơn,
và có có khả năng mang lại lợi nhuận lớn nếu tăng bằng hay gần bằng những cổ phiếu có
thị giá cao. Thực tế, cổ phiếu có thị giá cao thường là cổ phiếu của các công ty có tình
trạng sản xuất kinh doanh tốt, mang lại nhiều lợi nhuận cho cổ đông và có sự tăng trưởng
mạnh, hay trong các ngành nghề có tốc độ tăng trưởng cao, nên được nhiều nhà đầu tư
quan tâm và chấp nhận với thị giá cao đúng như câu "tiền nào của nấy".
Đi liền với suy nghĩ trên là "lý luận" cổ phiếu giá thấp giảm giá ít hơn do có giá trị tuyệt
đối giảm ít hơn. Với biên độ dao động 5%, thì giữa mức giảm 1.200 đồng đối với ABC
và 12.000 đồng với XYZ, họ có cảm giác XYZ giảm quá nhiều so với ABC Tuy nhiên,
sự tăng/giảm ít hay nhiều được đánh giá theo tỷ lệ bao nhiêu phần trăm trong biên độ từ
+5% đến -5% đối với sàn TP HCM và +10% đến -10% đối với sàn Hà Nội.
Tiếc nên ôm lỗ
Hầu hết nhà đầu tư mới không quen với suy nghĩ phải thực hiện giảm những khoản đầu
tư thua lỗ và tăng khoản đầu tư mang lại lợi nhuận. Khi đầu tư vào một danh mục cổ
phiếu, nhà đầu tư mới thường có xu hướng bán những cổ phiếu vừa bắt đầu tăng giá,
nhưng lại không chịu bán những cổ phiếu xuống giá do tiếc khoản bị lỗ. Thực tế, các cổ
phiếu tăng giá thì sẽ tiếp tục giai đoạn tăng nếu hội đủ các yếu tố cần thiết để tăng giá,
cũng như được nhiều nhà đầu tư đánh giá cao và quan tâm tới hay có sự tiến bộ trong sản
xuất kinh doanh
Ngược lại, những cổ phiếu xuống giá sẽ tiếp tục xuống do nhiều nhà đầu tư bắt đầu bán
tháo cổ phiếu đó, do các nguyên nhân như có thông tin xấu liên quan đến công ty hay
tình trạng sản xuất kinh doanh xấu đi.
Nếu hành động đúng, nhà đầu tư nên mua vào những cổ phiếu sinh lợi cao và bán đi
những cổ phiếu làm giảm khoản đầu tư. Nhà đầu tư nên đặt cho mình một mức giới hạn
lãi và giới hạn lỗ khi đầu tư vào một cổ phiếu. Khi đạt các mức giới hạn trên thì nhà đầu
tư nên bán đi.
Nắm giữ toàn cổ phiếu
Nhà đầu tư mới luôn muốn dùng hết tiền để mua và giữ cổ phiếu trong tài khoản, bất kể
thị trường đang trong giai đoạn chưa biết lên hay xuống. Điều này đặc biệt bất lợi nếu thị
trường đang trong giai đoạn đi xuống, vì nếu không duy trì tỷ lệ tiền mặt hợp lý, họ sẽ
không có cơ hội mua cổ phiếu ở mức thấp hơn: Mua theo chiến thuật "úp nón" để hạ
thấp giá trị đầu tư trung bình, giảm lỗ.
(Theo Lao Động