Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Tài liệu Vào WTO, thế giới sẽ mua gì của chúng ta? doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (298.63 KB, 13 trang )

Vào WTO, thế giới sẽ mua gì của chúng ta?
(VietNamNet) - Sau khi vào WTO, Việt Nam sẽ bán dầu thô, gạo, hàng may mặc, thủy hải
sản dạng thô, và mua tất cả các mặt hàng còn lại? Một góc nhìn khác về WTO của Tiến sĩ
Luật học Lê Nết.
"Lỡ tàu" WTO hay chuyện "tái ông mất ngựa"?
Nguyên trưởng đoàn đàm phán WTO của Việt Nam Nguyễn Đình Lương phát biểu: “Trong quá
trình hội nhập, chúng ta còn có những cái được như: mất đi những qui định luật pháp tối nghĩa,
khó thực thi, gây khó dễ cho việc làm ăn của doanh nghiệp; mất đi cách làm ăn trì trệ, dựa dẫm,
tắc trách; mất đi những cán bộ lười biếng, kém năng lực; mất đi những doanh nghiệp làm ăn kém
hiệu quả, liên tục thua lỗ”. Do đó, hội nhập càng nhanh thì dân càng mừng, và việc gia nhập
WTO là điều nên làm càng sớm càng tốt.
Vào WTO, Việt Nam có thể cạnh tranh ở những mặt hàng gì?
(Minh họa: Tuổi Trẻ)
Song thực ra, việc xây dựng nhà nước pháp quyền, với hệ thống pháp lý minh bạch, xoá sổ các doanh
nghiệp thua lỗ xuất phát từ nhu cầu thực tại của Việt Nam. Không vào WTO ngay thì chúng ta cũng phải
làm, với điều kiện Chính phủ Việt Nam đủ quyết tâm. Câu hỏi của WTO lẽ ra phải là: khi tham gia vào
WTO, thế giới sẽ mua gì ở chúng ta? Nói cách khác: Việt Nam có thể cạnh tranh ở những mặt hàng gì?
Thật ra, chúng ta mới chỉ xuất khẩu được hàng hoá dưới dạng thô, còn những hàng hoá có hàm
lượng chất xám cao thì vẫn chưa đủ sức cạnh tranh. Năng lực cạnh tranh của Việt Nam theo
báo cáo của World Economic Forum trong những năm qua liên tục giảm (hiện đang đứng thứ
81).
Nói một cách hình tượng: sau khi vào WTO, Việt Nam sẽ bán dầu thô, gạo, hàng may mặc, thủy
hải sản dạng thô, và mua tất cả các mặt hàng còn lại! Song, ngoại trừ hàng may mặc, các mặt
hàng xuất khẩu còn lại không phụ thuộc vào việc có tham gia vào WTO hay không.
Bên cạnh đó, hàng may mặc, giày da của Việt Nam thì hiện chưa cạnh tranh được với Trung
Quốc. Các chuyên gia kinh tế lại cho rằng, vào WTO là nhắm đến khả năng cạnh tranh của hàng
Việt Nam trong tương lai. Như vậy, câu hỏi bây giờ không phải là vào hay không vào WTO, mà
khi nào thì nên vào.
Trong bài “WTO và Việt Nam” ngày 28/11/2005 trên tạp chí Wall Street Journal, Luật sư Fred
Burke cho rằng nếu muốn vào WTO bây giờ, thì Việt Nam sẽ phải mở cửa một số ngành được
bảo hộ như tài chính, viễn thông và cam kết thực thi quyền sở hữu trí tuệ một cách hiệu quả


hơn. Những thách thức này thoạt nhìn có vẻ lớn, song thực ra không phải vậy.
Đối với việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ, đây không phải là vấn đề khó, vì điều này phù hợp với
chiến lược phát triển tiềm lực khoa học kỹ thuật của Việt Nam. Đối với lĩnh vực viễn thông cũng
vậy. Hiện nay, các gia đình có thu nhập trung bình hầu hết đã có máy điện thoại. Họ không dễ gì
bỏ số điện thoại đang có của VNPT để đăng ký thuê bao một số điện thoại mới của nhà cung cấp
dịch vụ viễn thông nước ngoài.
Vấn đề khó nhất có thể là việc mở cửa thị trường tài chính. Khi đó tất yếu sẽ dẫn đến cuộc đua
lãi suất tiết kiệm và chất lượng dịch vụ, và người thua cuộc có thể là các ngân hàng quốc doanh,
do hiện phải gánh số lượng nợ xấu của các doanh nghiệp nhà nước. Giải pháp cho vấn đề này
có thể là cho giải thể các doanh nghiệp nhà nước làm ăn kém hiệu quả; và điều này sẽ dẫn đến
nạn thất nghiệp.
Tuy nhiên, đây chưa chắc đã là điều xấu, vì nếu các doanh nghiệp này trước sau gì cũng phải
giải thể, thì người lao động ở đó nên tìm việc làm khác sớm chừng nào tốt chừng đó. Vấn đề là
những người thất nghiệp đi làm ở đâu, và nếu họ không kiếm được nơi làm việc mới, họ có thể
khởi nghiệp để trở thành một doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) được không?
Như vậy, điều đáng lo ngại hơn cả là phải làm sao để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các
doanh nghiệp ngoài quốc doanh của Việt Nam, chủ yếu là các doanh nghiệp SME, sao cho họ đủ
sức hội nhập.
Việc Việt Nam sớm gia nhập WTO trên lý thuyêt có thể mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp
SME, nhưng chúng ta chưa xây dựng được thế mạnh, khác hẳn các doanh nghiệp Trung Quốc
trước khi họ gia nhập WTO.
Hiện nay, các doanh nghiệp SME vừa mới phát triển, họ cần một thị trường trong nước đủ vững.
Tiểu thương ở các chợ, các hiệu tạp hoá cần phải có thời gian để chuyển sang làm nghề khác
trước khi hình thức buôn bán của họ bị các hệ thống bán lẻ nước ngoài lấn át.
Các nghiệp chủ nhỏ cần đủ thời gian để phát triển quan hệ với khách hàng lớn và có một số vốn
nhất định trước khi chịu đựng sóng gió cạnh tranh từ nước ngoài.
Vào WTO cần phải có chuẩn bị. Công tác chuẩn bị không phải chỉ là việc Nhà nước phải tiến
hành chiến lược đàm phán như thế nào, mà còn là việc các doanh nghiệp trong nước cần xác
định rõ rằng việc gia nhập WTO là xu thế không thể tránh khỏi, và cần nâng cao được sức cạnh
tranh trước khi hội nhập; chứ không phải hội nhập đi đã, rồi chờ sức cạnh tranh sẽ tự nâng cao.

Thời gian chuẩn bị là bao lâu tùy thuộc vào nỗ lực của cả Nhà nước và các doanh nghiệp Việt
Nam. Song có thể nói rằng chưa bao giờ cơ hội dành cho các doanh nghiệp SME của Việt Nam
lại tốt như bây giờ.
Dĩ nhiên, không có nghĩa là chúng ta nên kéo dài cơ hội này một thời gian nữa, song việc Việt
Nam không gia nhập được WTO năm 2005 cũng là một chuyện “tái ông mất ngựa”.
Vào mà không chuẩn bị kỹ - cái giá sẽ đắt hơn?
Trong khoảng 1 - 2 năm trước khi chúng ta bước vào cuộc chơi WTO, là thời điểm quý giá cho
các doanh nghiệp vừa và nhỏ nâng cao khả năng cạnh tranh của mình để đón chờ một cuộc đấu
mới. Cụ thể là: tăng cường học hỏi phương pháp quản lý chuyên nghiệp, tiếp thị chuyên nghiệp,
xây dựng chữ tín với khách hàng, xây dựng thương hiệu, đào tạo đội ngũ nhân viên đủ tầm và có
trình độ ngoại ngữ.
Nên chăng các ngân hàng, nhất là các ngân hàng cổ phần, chuyển từ hình thức cho vay dựa trên
tài sản thế chấp sang hình thức cho vay dựa trên dòng lưu kim (cash flow)? Kiến thức về quản lý
rủi ro phải nhanh chóng được đưa vào ngân hàng. Nhà nước cần mạnh dạn ưu đãi thuế tối đa
cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (có doanh thu cả năm ít hơn 10 tỉ đồng), chấp nhận thất thu
thuế trong 2 năm tới ở khu vực này.
Ngoài ra, cơ quan quản lý cạnh tranh phải sớm ra đời để có thể thực thi được Luật Cạnh tranh,
bảo vệ được người tiêu dùng và các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Về mặt chính sách, Nhà nước nên hướng các doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư vào mặt mạnh
của Việt Nam - đó là con người. Dân số trẻ và thông minh là điểm rất mạnh của người Việt Nam.
Để hội nhập, việc đầu tiên là phổ cập tiếng Anh và phổ cập Internet. Sau đó, tuỳ từng khu vực
(lao động trình độ cao và trình độ trung bình) mà Nhà nước cần có những định hướng khác
nhau.
Đối với lao động trình độ trung bình, cần đẩy mạnh xuất khẩu lao động và đưa người Việt Nam ra
nước ngoài để học tập và kiếm thu nhập và khởi nghiệp, đồng thời giáo dục đạo đức, văn hoá,
văn minh cho người Việt Nam trước khi ra nước ngoài. Khi người Việt đã trở thành một cộng
đồng đông dân khắp năm châu, họ sẽ là đầu cầu đề các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam
vươn ra thế giới.
Đối với lao động trình độ cao, cần tạo ra cạnh tranh trong ngành giáo dục để các trường trong
nước sớm đuổi kịp các nước trong khu vực ít nhất là về chương trình đào tạo, sau đó là về

nghiên cứu khoa học. Ngân sách nhà nước trong ngành giáo dục phải gắn với điều kiện cải tiến
phương pháp và chương trình giảng dạy. Trường nào không chịu thay đổi nhất quyết phải bị cắt
giảm ngân sách. Sau đó, trong các trường nên tạo ra các vườn ươm doanh nghiệp (incubator)
để sinh viên ra trường có thể trở thành chủ doanh nghiệp, cũng như các trung tâm xúc tiến
thương mại hoá nghiên cứu khoa học giữa các trường đại học và các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ là người Việt Nam. Họ là những người sẽ ở lại Việt Nam - dù thành
công hay thất bại. Họ là người đang tạo ra đa số công ăn việc làm ở Việt Nam. Sự ủng hộ của
doanh nghiệp vừa và nhỏ đối với Nhà nước hiện nay là cần hơn bao giờ hết.
Thời điểm gia nhập WTO hãy được coi là thời điểm các doanh nghiệp SME đứng vững trên thị
trường nội địa và xây dựng được thế mạnh để cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Biết rằng càng
vào sau giá phải trả càng đắt. Tuy nhiên, bài học Mexico và Bangladesh vẫn còn đó. Nên nhớ,
vào mà không chuẩn bị e rằng cái giá phải trả sẽ còn đắt hơn!
• TS. Lê Nết
"Chưa thấy thành viên nào của WTO xin ra cả!" 04:56' 10/01/2006 (GMT+7)
(VietNamNet) - Trái với quan điểm của tác giả TS. Lê Nết trong bài: "Vào WTO, thế giới sẽ
mua gì của chúng ta?", độc giả Giang Lê lại đặt câu hỏi: "Có gì đảm bảo nếu đứng ngoài
WTO 10 năm nữa thì các DN vừa và nhỏ của VN sẽ đủ sức cạnh tranh với DN nước
ngoài?". Độc giả Giang Lê chứng minh: "Chưa thấy có thành viên nào của WTO xin ra,
bởi còn rất nhiều nước đang xếp hàng để được vào".
Núp sau bảo hộ - DN không thể thành "người lớn"!
Cách đây vài ngày khi đọc bài phỏng vấn nguyên trưởng đoàn đàm phán BTA Nguyễn Đình
Lương tôi đã rất khâm phục vị quan chức có cái nhìn rất sáng suốt này. Tôi đã mừng cho đất
nước có những người như ông Lương và thầm mong ông sẽ được giữ những trọng trách cao
hơn để giúp dân giúp nước. Bởi vậy tôi không thể không phản hồi lại bài viết của TS. Lê Nết.
Bài của TS. Lê Nết có thể tóm tắt như sau: Việt Nam chưa nên gia nhập WTO trong thời điểm
này vì hai lý do. Thứ nhất hệ thống doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) của Việt Nam chưa đủ mạnh
để cạnh tranh với các đại công ty đa quốc gia nếu chúng ta mở cửa cho họ vào ngay lúc này.
Thứ hai Việt nam chưa có một thế mạnh canh tranh nào để có thể vươn ra thế giới trong thời
điểm này. Nghĩa là nếu gia nhập WTO chúng ta sẽ chỉ có thể xuất khẩu những mặt hàng có giá trị
gia tăng thấp như khoáng sản, dầu thô, nông sản.

Bài viết của TS. Lê Nết đặt ra câu hỏi: "Vào WTO, Việt Nam có thể cạnh tranh ở những
mặt hàng gì?".
Kiến nghị của TS. Lê Nết là Chính phủ cần có chính sách khuyến khích và ưu đãi cho các doanh
nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam để những doanh nghiệp này lớn mạnh trước khi gia nhập WTO.
Ngoài ra cũng cần xây dựng những khuôn khổ luật pháp cần thiết để đảm bảo sự cạnh tranh
công bằng giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam với các công ty đa quốc gia khi
chúng ta gia nhập WTO.
Trước hết, xin nhấn mạnh tôi hoàn toàn đồng ý là chúng ta cần tạo mọi điều kiện cho hệ thống
doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam phát triển cũng như đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh
giữa tất cả các loại hình doanh nghiệp của Việt Nam. Tuy nhiên, khác với TS. Lê Nết, tôi cho
rằng gia nhập WTO chính là cách tốt nhất để giúp cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt
Nam phát triển và cũng chính là cách tốt nhất để Việt Nam nâng cao sức cạnh tranh của mình.
Thật ra đây không phải là ý kiến của tôi mà là ý kiến của nhiều nhà kinh tế rút ra từ những bài
học thực tiễn của nhiều nước đang phát triển trong hơn 50 năm qua. Phát triển hệ thống các
doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Sau chiến tranh Thế giới thứ hai, nhiều nước đang phát triển mà điển hình là các nước châu Mỹ
La tinh đã theo đuổi chính sách “import substitution” (tạm dịch là “thay thế nhập khẩu”) do hai nhà
kinh tế Raul Presbish và Hans Singer đề xướng đầu những năm 50 của thế kỷ trước. Chính sách
này về căn bản cũng gần giống như ý tưởng của TS. Lê Nết, nghĩa là cần phải đóng cửa với thế
giới bên ngoài để các doanh nghiệp trong nước có điều kiện phát triển cho đến khi các doanh
nghiệp đó đủ sức cạnh tranh với các công ty đa quốc gia.
Hai nhà kinh tế trên lập luận rằng những doanh nghiệp trong nước như là các đứa bé sơ sinh
(infant industries) cần phải có thời gian được bố mẹ (government) bao bọc để có thể lớn mạnh
trước khi mở cửa cho người ngoài vào.
Điểm khác biệt duy nhất trong ý kiến của TS. Lê Nết và hai nhà kinh tế nói trên là TS. Lê Nết
muốn nhà nước bảo vệ (bằng cách chưa gia nhập WTO vội) và giúp đỡ cho các doanh nghiệp
vừa và nhỏ (ưu đãi thuế) trong khi hai nhà kinh tế nói trên muốn bảo vệ các doanh nghiệp lớn.
Chính sách đóng cửa để bảo vệ “quân ta” này đã bị nhiều nhà kinh tế khác (như Anne Krugger,
Helen Huges, Hans Andtz) chỉ trích mạnh mẽ. Họ vạch ra rằng nếu được bảo hộ các “infant
indusrties” này sẽ không bao giờ lớn mà sẽ mãi mãi cần sự che trở và trợ giúp của nhà nước.

Anne Krugger (hiện là Phó giám đốc Quĩ Tiền tệ quốc tế - IMF) đưa ra một khái niệm rất nổi tiếng
là “rent seeking” - sau này đã được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực ngoài kinh tế. Bà Krugger
cho rằng khi được ưu đãi và bảo vệ, các doanh nghiệp trong nước sẽ không chịu cải cách để
nâng cao tính cạnh tranh mà chỉ tìm cách xoay xở để giữ lại bổng lộc từ những ưu đãi và trợ giúp
của nhà nước.
Do vậy, cho dù ý định ban đầu của chính sách bảo vệ các doanh nghiệp trong nước là tốt, kết
quả đạt được sẽ hoàn toàn trái ngược.
Ai "ngán" gia nhập WTO nhất?
Thực tế phát triển kinh tế của châu Mỹ La tinh ở nửa sau của thế kỷ 20 đã chứng tỏ chính sách
“đóng cửa” của Presbish và Singer hoàn toàn sai lầm. Những nước theo đuổi chính sách này
(trong đó có Mexico là một ví dụ của TS. Lê Nết đã nêu ra) đã loay hoay gần nửa thế kỷ với
những cuộc khủng hoảng và suy thoái.
Trong khi đó, những con hổ châu Á mà điển hình là Hàn Quốc, Đài loan, Singapore, Hồng kông
với chiến lược mở cửa và hướng ra bên ngoài đã phát triển vượt bậc. Ngay trong nội bộ châu Á,
những nước áp dụng chính sách đóng cửa như Ấn Độ, Bangladesh, Indonesia cũng mất một
thời gian khá dài trước khi thay đổi chiến lược phát triển. Đến hôm nay, không còn ai biết đến xe
hơi “Made in India” nhưng đó đã từng là một ngành công nghiệp của Ấn Độ được bảo hộ gần 50
năm để rồi vẫn là một “infant industry” và đã chết khi Ấn Độ mở cửa.
Sẽ có ý kiến cho rằng, “import substitution” là bảo vệ các doanh nghiệp lớn, còn TS. Lê Nết cho
rằng cần bảo vệ các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Về bản chất thì việc bảo vệ và ưu đãi đều có
những hậu quả như nhau cho cả doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ. Có gì đảm bảo rằng
nếu chúng ta đứng ngoài WTO 10 năm nữa thì các SME của Việt Nam sẽ đủ sức cạnh tranh với
các doanh nghiệp nước ngoài? Hay trong 10 năm đó các doanh nghiệp này sẽ tập hợp nhau lại
thành những hiệp hội, những nhóm quyền lợi đủ mạnh để tiếp tục “rent seeking”?
Quan trọng hơn, bài viết đã bỏ quên một mảng lớn trong nền kinh tế Việt Nam là các doanh
nghiệp lớn, các tổng công ty nhà nước đã và đang được bảo hộ mạnh mẽ.
Thứ nhất, nếu Việt Nam không vào WTO để tránh sự cạnh tranh của các doanh nghiệp nước
ngoài thì không chỉ các doanh nghiệp vừa và nhỏ được bảo vệ như TS. Lê Nết đề xuất, mà cả
các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp nhà nước đang làm ăn thua lỗ và tràn lan tham nhũng.
Những doanh nghiệp lớn này, với các quan hệ chính trị của mình, có thể sẽ vận động đẩy lùi cái

mốc gia nhập WTO xa hơn nữa, chẳng phải để giúp cho những đàn em vừa và nhỏ đâu mà để
họ tiếp tục độc quyền kiếm lợi cho bản thân họ.
Hãy thử hỏi một trong các nhà sản xuất xe hơi hiện đang có nhà máy hoạt động ở Việt Nam xem
họ có thích thú gì cái ý tưởng ra nhập WTO không? Hay hãy thử hỏi ông điện lực, hay ông hàng
không xem có muốn bị nước ngoài vào cạnh tranh hay không? Chắc chắn là không!
Và đó chính là điều mà Anne Krugger đã cảnh báo.
Thứ hai, nếu Việt Nam không vào WTO và các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhà nước vẫn
tiếp tục làm ăn kém hiệu quả thì chính đây sẽ là một trở ngại cho sự hình thành và phát triển các
doanh nghiệp vừa và nhỏ. TS. Lê Nết khi đề cập đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã không chỉ
ra những doanh nghiệp loại này sẽ hoạt động trong những lĩnh vực nào.
Thật ra điều này không khó, ai cũng có thể thấy rằng những doanh nghiệp vừa và nhỏ chủ yếu
tập trung ở khu vực dịch vụ và công nghiệp nhẹ cung cấp một số chủng loại hàng tiêu dùng có
giá trị gia tăng không cao và một số sản phẩm là đầu vào cho các ngành công nghiệp lớn. Khi
những doanh nghiệp lớn tiếp tục trì trệ và ít chịu sức ép cạnh tranh từ bên ngoài thì những doanh
nghiệp lớn đó chẳng cần lo nghĩ đến việc liên kết phát triển những nhà cung cấp đầu vào cho
mình với giá rẻ.
Xin lấy một ví dụ điển hình ở Việt Nam. Hiện nay các nhà máy sản xuất (đúng hơn là lắp ráp) xe
hơi ở Việt Nam đa phần là nhập linh kiện từ bên ngoài, tỷ lệ nội địa rất thấp. Tình hình này cũng
đã từng xảy ra trong ngành công nghiệp xe máy cách đây hơn chục năm. Nhưng khi làn sóng xe
máy Trung quốc tràn vào thì các nhà máy sản xuất xe trong nước phải tìm cách giảm giá thành
bằng cách nội địa hóa các linh kiện xe máy. Và đó chính là một cú hích cho các doanh nghiệp
vừa và nhỏ trong lĩnh sản xuất linh kiện xe máy.
Việt Nam có nhiều mặt hàng để bán!
Thế mạnh cạnh tranh của Việt Nam, theo TS. Lê Nết viết rằng: “Sau khi vào WTO, Việt Nam sẽ
bán dầu thô, gạo, hàng may mặc, thủy hải sản dạng thô, và mua tất cả các mặt hàng còn lại!
Song, ngoại trừ hàng may mặc, các mặt hàng xuất khẩu còn lại không phụ thuộc vào việc có
tham gia vào WTO hay không”.
Thực ra, may mặc nói riêng và các loại hàng hóa tiêu dùng trong lĩnh vực công nghiệp nhẹ nói
chung (dày dép, xe đạp, bàn ghế) đã và đang là những thế mạnh của Việt Nam. Những ngành
này không cần nhiều vốn và công nghệ cao trong khi cần nhiều nhân công mà Việt Nam không

thiếu. Đúng là hàng tiêu dùng của Trung quốc đang tràn ngập các siêu thị trên thế giới, nhưng
những vụ kiện phá giá một số sản phẩm công nghiệp nhẹ của Việt Nam (xe đạp, pin) ở một số
nước cho thấy chúng ta thực sự có thế mạnh cạnh tranh trong lĩnh vực này.
Có hai lý do Việt Nam không sợ sự canh tranh của Trung Quốc. Thứ nhất là chiến lược kinh
doanh “không bỏ hết trứng vào một rọ” của các nhà đầu tư nước ngoài. Trong vài tuần gần đây,
giới kinh doanh quốc tế cho rằng Việt Nam sẽ đón nhận một làn sóng đầu tư nước ngoài rất lớn
vì nhiều công ty đa quốc gia muốn dàn trải rủi ro nên bắt đầu giảm bớt đầu tư vào Trung Quốc
(xem Business Week và Asia Pulse).
Việc Canon đầu tư một nhà máy sản xuất máy in laser lớn nhất thế giới hay Intel quyết định đầu
tư vào một nhà máy sản xuất chip ở Việt Nam là một ví dụ.
Ngay cả ngành dệt may cũng vậy, kể cả khi Trung Quốc gần như chiếm ưu thế tuyệt đối, Việt
Nam, Campuchia, Bangladesh, Thổ nhĩ kỳ vẫn xuất được hàng vì các nhà bán lẻ (retailer) không
muốn mua hàng từ một nguồn duy nhất là Trung Quốc.
Thứ hai là sự đa dạng hàng hóa. Với các mặt hàng tiêu dùng thì không có nhãn hiệu nào giống
nhãn hiệu nào và một nhà sản xuất năng động luôn có đưa ra những mẫu mã mới để tránh bị
cạnh tranh từ những nhà sản xuất lớn hơn.
Việt Nam sẽ "thắng" ở những sản phẩm công nghiệp nhẹ!
Trên thực tế các nhà sản xuất xe đạp của Việt Nam đã rất thành công khi không đối đầu trực diện
với xe đạp Trung Quốc mà chuyển sang sản xuất xe đạp điện. Người Việt Nam đầy đầu óc kinh
doanh, đi bất cứ ngõ hẻm nào ở Hà nội và Sài gòn bạn cũng có thể “ngửi” thấy mùi kinh doanh
(entrepreneurship), đây là nhân xét của James Riedle, một nhà kinh tế rất gần gũi với Việt nam
cách đây gần 10 năm.
Với những khả năng như vậy, chúng ta chắc chắn sẽ lách qua được “rừng” hàng tiêu dùng
“Made in China” để xuất hàng công nghiệp nhẹ của Việt Nam ra thế giới. Và Việt Nam cần vào
WTO để ít ra cũng có một xuất phát điểm cạnh tranh ngang bằng Trung Quốc, để tránh những vụ
kiện phá giá không đáng có, để bạn hàng tin tưởng hơn, để có nhiều cơ hội học hỏi hơn.
"Còn nhiều nước xếp hàng chờ vào WTO"
TS. Lê Nết viết rằng “cần nâng cao được sức cạnh tranh trước khi hội nhập; chứ không phải hội
nhập đi đã, rồi chờ sức cạnh tranh sẽ tự nâng cao”. Đúng là chúng ta lúc nào cũng cần phải nâng
cao tính cạnh tranh chứ không phải đợi đến lúc vào WTO mới làm. Tuy nhiên nếu cứ núp sau sự

bảo hộ thì liệu chúng ta có nâng cao được sức cạnh tranh hay không?
Câu trả lời của Anne Krugger như đã nói ở trên là không.
Thêm vào đó, những người cổ súy cho việc gia nhập WTO không bao giờ cho rằng cứ gia nhập
đã rồi sẽ tăng sức cạnh tranh. Trái lại, lập luận căn bản của việc gia nhập WTO nói riêng hay cổ
vũ cho mậu dịch tự do (free trade) nói chung là từ lý thuyết “lợi thế so sánh” (comparative
advantage) ra đời cách đây gần 200 năm. Lý thuyết này cho rằng bất kỳ nước nào cũng có lợi
thế (tương đối) riêng của mình nên sẽ có khả năng cạnh tranh đặc thù khi tham gia vào một hiệp
định thương mại tự do. Nếu biết khai thác thế mạnh của mình, bất cứ nước nào cũng sẽ gia tăng
tốc độ phát triển và có thể chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng có lợi nhất cho mình.
Đài Loan là một điển hình của việc vận dụng lý thuyết comparative advantage để phát triển.
Trong những năm 50 của thế kỷ trước, Đài Loan có hoàn cảnh rất giống Việt Nam hiện tại -
nghèo, đông dân, kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Với chính sách mở cửa ra bên ngoài,
xuất khẩu của Đài Loan đã đi lên từ những sản phẩm nông nghiệp, đến những mặt hàng tiêu
dùng công nghiệp nhẹ như dệt may, rồi đến các sản phẩm điện tử, và bây giờ là một số sản
phẩm công nghệ cao có giá trị gia tăng lớn. Chính sách hướng ra bên ngoài như vậy đã giúp cho
hệ thống các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Đài Loan phát triển, là nền tảng của cả nền kinh tế
của Đài Loan sau này. Và Đài Loan đã không đợi đến khi họ có đủ sức cạnh tranh mới mở cửa.
Thay cho lời kết - Cái giá của việc gia nhập WTO, ông Nguyễn Đình Lương nói: "Chưa có nước
nào nói bị thiệt vì gia nhập WTO”. Có lẽ cần bổ xung thêm vào câu nói của ông Lương là bên
cạnh đó, "còn rất nhiều nước đang xếp hàng để được vào".
Một thực tế khác cũng cần nhìn nhận là nhiều nước có điều kiện kinh tế xã hội (bao gồm cả
khuôn khổ luật pháp) cũng chỉ bằng hay thậm chí còn kém Việt Nam (Campuchia, Mông cổ, Cu
ba) hiện đã là thành viên của tổ chức này.
Chưa thấy có thành viên nào của WTO xin ra cả!
• Giang Lê
Đại sứ Ngô Quang Xuân: “Một số nước đang làm khó Việt Nam”
TT - Đại sứ VN tại Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) Ngô
Quang Xuân nhận định việc VN chưa thể gia nhập tổ chức này tại
hội nghị bộ trưởng ở Hong Kong tháng mười hai tới không do
các nguyên nhân chủ quan.

Theo đại sứ, diễn biến mới nhất cho thấy khó khăn trên bàn đàm
phán với Mỹ và Úc hiện là lực cản lớn nhất. Đại sứ Ngô Quang
Xuân trả lời phỏng vấn của Tuổi Trẻ hôm qua tại Hà Nội.
* Thưa đại sứ, bảy tuần nữa là hội nghị tại Hong Kong khai mạc. Trước đây, dư luận vẫn
cho rằng VN nhiều khả năng được kết nạp vào WTO tại Hong Kong. Đại sứ có thể cho
biết VN hiện đứng ở đâu trong sân chơi WTO?
- Đại sứ Ngô Quang Xuân: Sau 10 phiên đàm phán chính thức và một phiên trù bị, các cố
gắng trong đàm phán của VN đã được hầu hết các nước công nhận, nhất là các nước có
yêu cầu đàm phán với VN.
Tại Geneva nơi WTO đóng đô, nhiều đối tác đánh giá rất cao khối lượng công việc khổng
lồ mà VN đã thực hiện những năm qua.
Quan trọng hơn, họ nhìn nhận rằng VN đang cải cách, mở cửa mạnh mẽ và tích cực tham
gia thúc đẩy tự do thương mại, đóng góp vào tiến bộ chung của các vòng đàm phán
thương mại. Sự tham gia của VN vào WTO không chỉ có lợi cho VN mà còn mang lại lợi
ích cho các nước.
Tại bàn đàm phán đa phương, chúng ta đã tuyên bố dỡ bỏ mọi rào cản tiếp cận thị trường,
dỡ bỏ các loại trợ cấp, giảm đáng kể mức thuế quan, tôn trọng các qui định, nguyên tắc
của WTO như đối xử quốc gia, đối xử tối huệ quốc.
VN cũng đã ký chính thức kết thúc đàm phán với 21 đối tác, trong đó có những đối tác
thường được coi là khó khăn như EU, Nhật, Canada… Có thể nói chúng ta đã tiến một
bước dài và rất xứng đáng gia nhập câu lạc bộ thương mại lớn nhất hành tinh này.
Còn xét cả diễn biến tại WTO và theo logic thông thường, VN hoàn toàn có thể được gia
nhập WTO tại hội nghị ở Hong Kong tháng mười hai tới.
* Nhưng điều này lại không thể xảy ra. Thưa đại sứ, đâu là lực cản?
- Vào thời điểm này có thể nói điều chúng ta và cả rất nhiều đối tác quốc tế trông đợi đã
không thể thực hiện. Như tôi nói ở trên, lý do hoàn toàn không phải do chúng ta thiếu nỗ
lực. Chúng ta đã làm việc hết mình, đã vượt qua nhiều khó khăn cả trong và ngoài nước.
Trước và sau phiên đàm phán chính thức lần 10 vừa qua, dư luận tại Geneva cho rằng Mỹ
chưa sẵn sàng kết thúc đàm phán với VN. Một mặt, tại bàn đàm phán đa phương, Mỹ tiếp
tục đưa ra các đòi hỏi quá cao đối với VN, mặt khác ngày càng đặt ra nhiều vấn đề mới

trong đàm phán song phương với VN.
Theo tôi, phía Mỹ hiểu rõ khả năng của VN và cũng hiểu rằng VN không thể đáp ứng các
yêu cầu mà Mỹ mới đưa ra.
Cũng tại Geneva, phía Mỹ nêu lý do không thể hoàn thành
sớm các thủ tục nội bộ đặc thù liên quan tới việc kết thúc
đàm phán và ủng hộ VN gia nhập WTO tại tháng mười hai
tới. Điều này các chuyên gia và các nhà quan sát cho rằng
nếu sẵn lòng giải quyết vẫn có cách thu xếp.
Qua quá trình đàm phán, chúng tôi chia sẻ với ý kiến của
nhiều người cho rằng đàm phán thương mại nói chung và
WTO nói riêng không chỉ thuần túy các vấn đề thương mại
mà còn bao gồm sự tổng hợp các mối quan hệ chính trị - xã
hội.
Một số ý kiến cho rằng Mỹ chưa muốn kết thúc đàm phán
với VN vì nhiều lý do khác. Họ cho rằng trong bối cảnh
EU, Nhật Bản… đã kết thúc đàm phán với VN, việc Mỹ
tiếp tục làm khó trên bàn đàm phán là thái độ thiếu thiện
chí.
Cũng có nhiều dư luận phân tích Việt - Mỹ đã có Hiệp định
thương mại song phương (BTA) và VN đang cố gắng thực
hiện các cam kết trong BTA, là cơ sở khá vững chắc trong
quan hệ thương mại giữa hai nước. Đến nay, VN cũng mới chỉ ký duy nhất BTA với Mỹ
do vậy phía Mỹ cũng không cần vội vàng.
VN đã tiến hành đàm phán
gia nhập WTO mười năm
qua. Các nước thành viên đều
đánh giá cao thái độ rất tích
cực và xây dựng của VN.
Trước hết là quyết tâm chính
trị của VN rất cao.

Thứ hai, chúng ta luôn bám
sát diễn biến của các vòng
đàm phán thương mại thế
giới nhằm xem xét nghiêm
túc yêu cầu của các đối tác,
từ đó đưa ra các phương án
đàm phán linh hoạt.
Thứ ba, đoàn đàm phán phối
hợp với các bộ ngành liên
quan làm việc khẩn trương,
không kể ngày đêm.
Chúng ta chủ trương gác lại quá khứ, cải thiện quan hệ với Mỹ trên mọi lĩnh vực. Là
người quan tâm theo dõi quá trình phát triển quan hệ Việt- Mỹ và hiện đang đóng góp
vào quá trình đàm phán, tôi đồng tình với nhiều ý kiến cho rằng việc Mỹ không tích cực
đi đến kết thúc đàm phán với VN là hành động trái chiều.
* Thưa đại sứ, tuy nhiên không chỉ riêng với Mỹ mà chúng ta cũng còn chưa kết thúc
đàm phán với một vài đối tác khác?
- Trong các đối tác còn lại, với New Zealand, Honduras, Mexico và CH Dominican,
chúng ta không còn nhiều vấn đề lớn. Tôi tin chúng ta sẽ nhanh chóng kết thúc đàm phán
với họ. Điều đáng ngạc nhiên và khó hiểu với dư luận tại Geneva là sự khó khăn trong
đàm phán với Úc.
VN và Úc có quan hệ song phương rất tốt, VN luôn hợp tác tích cực với Úc trên các diễn
đàn khu vực và quốc tế. Vậy nên người ta chẳng thấy lý do xác đáng nào để Úc trở thành
lực cản VN gia nhập WTO tại hội nghị ở Hong Kong.
* Theo đại sứ, vậy đâu là kịch bản gia nhập WTO khả thi nhất?
- Chúng ta đã nhận thức và xác định rõ gia nhập WTO là bước tiến vô cùng quan trọng
cho tiến trình hội nhập của VN. Thời điểm gia nhập trước hết mang lại lợi ích quốc gia
cho chúng ta.
Với tình hình hiện nay, chúng ta sẽ nỗ lực kết thúc đàm phán song phương ngay trước hội
nghị Hong Kong hoặc bên lề hội nghị. Chúng ta cũng sẽ sớm kết thúc đàm phán đa

phương để chuẩn bị thủ tục kết nạp. Theo tôi, phương án thực tế là VN sẽ gia nhập WTO
trước khi vòng Doha kết thúc. Mà theo quan sát chung thì vòng Doha sẽ đi đến ngã ngũ
trong năm 2006.
* Xin cảm ơn đại sứ.
"Lỡ tàu" WTO: nguyên nhân không từ một phía
(VietNamNet) - Hôm nay, Hội nghị Bộ trưởng WTO đã
khai mạc tại Hongkong nhưng VN không có tên trong
danh sách các nước được kết nạp. Nhìn một cách thẳng
thắn, VN đã lỡ chuyến tàu mà đích đến đã được xác lập.
Phát biểu trên báo chí, không chỉ một lần, các nhà đàm phán
giải thích rằng, nguyên nhân làm chậm tiến trình gia nhập của
VN là do đối tác đã đưa ra những đòi hỏi quá đáng và làm
khó VN. Nhưng thực tế, chuyện lỡ tàu này có hẳn chỉ do một
phía?
Đối tác đã đòi hỏi quá cao?
Không thể phủ nhận, những đòi hỏi của đối tác, cụ thể là Mỹ đối với VN là cao so với tình hình
thực tế của nền kinh tế.
Điều kiện gia nhập WTO ngày một khó khăn
hơn.
Cụ thể, VN phải cắt giảm thuế nhập khẩu xuống mức 10%, nhanh chóng mở cửa cho các công ty
nước ngoài, thậm chí trong một số lĩnh vực được coi là "nhạy cảm" như viễn thông, ngân hàng,
phân phối lưu thông, IT, dịch vụ văn hoá
Tuy nhiên, việc Mỹ đưa ra những yêu cầu khắt khe hơn đối với VN không phải là điều nằm ngoài
dự đoán.
Không nhiều chuyên gia và giới doanh nghiệp trong
nước đồng tình với việc quy hết trách nhiệm cho đối
tác.
Bà Phạm Chi Lan, thành viên Ban nghiên cứu Thủ
tướng cho rằng: "Đàm phán thì đúng" là chuyện 2
bên, nhưng trước nay không ai hình dung đàm phán

dễ dàng để đổ lỗi cho việc bên ngoài gây sức ép cả.
Ai cũng biết đối tác khó nhất là ai, như thế nào rồi?
Mình chưa đưa ra được những giải thích thuyết phục,
đủ căn cứ nên cũng khó".
Còn Chủ tịch Hội đồng thương mại Mỹ - Việt, bà Virginia Foote lập luận: "Nếu bên này bảo bên
kia chưa nỗ lực hết mình, bên kia lại nói là bên kia đòi hỏi quá đáng, vậy tại sao chúng ta không
nói: Nào, chúng ta tiếp tục thảo luận".
"Có những vấn đề có thể Việt Nam không thoả mãn. Về phía Mỹ cũng vậy. Không có gì hoàn hảo
cả", bà Virginia Foote bình luận
Ông Simon Evenett, Giáo sư Thương mại Quốc tế của Trường Đại học Oxford, nói thẳng, đó là
luật chơi nghiệt ngã của WTO: "càng đến sau, càng vào muộn, cái giá phải trả càng đắt".
Lẽ dĩ nhiên, VN có quyền từ chối và đứng ngoài WTO. Nhưng đó lại là một câu chuyện khác.
Phải thấy được điểm kết thúc trên bàn thoả thuận
Một chuyên gia đàm phán của VN bình luận rằng, với những diễn tiến gần đây trên bàn đàm
phán song phương Việt - Mỹ và những phát biểu trên báo chí của các nhà đàm phán VN là chỉ
cho thấy phía VN vẫn chưa thấy được điểm kết thúc trên bàn thoả thuận.
"Thông thường, khi đàm phán ở giai đoạn cuối, các nhà đàm phán có thể và phải nhìn thấy trước
điểm kết thúc, rồi cả hai bên cùng tiến về phía đích", nguyên Trưởng đoàn đàm phán BTA
Nguyễn Đình Lương nói.
Như GS Airi Kokko, chuyên gia kinh tế của Fulbright nhận xét: Sau khi nói chuyện với những
người tham gia đàm phán của VN, ông không thấy một chiến lược nào trong việc định hình thoả
thuận cuối cùng.
Chiến lược mà VN đang theo đuổi và áp dụng với tất cả các đối tác là đàm phán trên từng lĩnh
vực một (item by item). Tuy nhiên, theo nhận xét của các chuyên gia nước ngoài, một chiến lược
như thế không phù hợp với cách tiếp cận của Mỹ và không thể hiện sự chủ động của VN.
Theo bà Barshefsky (cựu Đại diện Thương mại Mỹ), trong mọi cuộc thương lượng về kinh tế,
nước Mỹ luôn tiếp cận theo phương thức thoả thuận trọn gói (package). Họ xem xét cả gói cam
kết chứ không chấp nhận đàm phán theo từng ngành một.
Ông Nguyễn Đình Lương, nguyên Trưởng
đoàn đàm phán BTA cũng nói rằng: Trong

đàm phán, nhất là đàm phán để xây dựng
quan hệ đối tác làm ăn lâu dài, việc đổ lỗi
cho nhau khi đàm phán vẫn đang tiếp diễn
là điều tối kỵ:
"Kết thúc đàm phán là một sự nỗ lực
của ai bên. Hai bên làm việc với nhau
với tư thế đối tác và hợp tác. Đổ lỗi cho
một bên tức là đẩy đối tác trở thành
đối thủ".
Một người trong cuộc thì thừa nhận thực tế, đàm phán của VN nhiều khi là những chiến thuật,
thay vì một chiến lược rõ ràng.
Một ví dụ, ta đã bỏ phí bao nhiêu năm trời, tốn bao tiền đi lại để đòi những cái mà biết chắc là sẽ
không đòi được như đòi duy trì mức thuế nhập khẩu hiện hành, đòi bảo lưu thời hạn áp dụng một
số quy định có tính bắt buộc trong WTO như Hiệp định kiểm dịch động thực vật SPS, Hiệp định
định giá hải quan CVA
Chỉ tính riêng lĩnh vực dịch vụ, VN đã phải đàm phán tới hơn 100 phân ngành. Sẽ mất bao nhiêu
thời gian để hai phía bàn bạc và đạt được thoả thuận trên hàng trăm ngành một?
Bà Phạm Chi Lan cho rằng, nếu đàm phán theo kiểu này sẽ dây dưa không biết bao giờ xong.
Điều quan trọng hơn, sẽ khó có cái nhìn tổng thể và toàn diện để đánh giá xem ưu tiên ngành
nào, chấp nhận thiệt thòi ngành nào để đổi lấy ưu đãi trong ngành quan trọng hơn.
WTO là "siêu thị lớn"
Về chuyện này, G.S Ari Kokko giải thích một cách cặn kẽ: "Khó mà đạt được thoả thuận với cách
tiếp cận từng ngành một. Nếu chỉ nghe người Mỹ nói về một vài lĩnh vực cụ thể, chúng ta sẽ
không có lộ trình đi tới thoả thuận cuối cùng.
Cuộc đàm phán vì vậy bị kéo dài. Đối với mỗi lĩnh vực, thay vì ký kết thì đoàn đàm phán VN phải
quay về nhà để báo cáo Thủ tướng và Quốc hội"
"Điều này giống như tôi bước vào một cửa hàng ở Hà Nội
vào lúc 11h sáng, với tư cách là khách hàng đầu tiên, và bắt
đầu mặc cả. Sau khi thoả thuận, tôi nói: Tôi cần về xin ý kiến
vợ mình xem có nên mua món hàng với giá này không. Cửa

hàng sẽ nghĩ sao? Vị khách đầu tiên mặc cả quyết liệt để rồi
chẳng mua gì. Đó là điều rất tệ hại", G.S Ari Kokko bình
luận.
Vấn đề đặt ra ở chỗ, không phải các nhà đàm phán VN chưa
đủ năng lực. Trái lại, các đối tác đã dành lời khen ngợi cho
kỹ năng đàm phán của đoàn VN. Chưa kể, nhiều tổ chức quốc tế và các nước có chương trình
hỗ trợ nâng cao kỹ thuật đàm phán của VN.
Nhưng các đối tác cũng đã không ít lần kêu ca trước thực trạng mỗi thành viên VN là một nhà
đàm phán độc lập.
Một chuyên gia kinh tế ví von: "Thời đại ngày nay là văn minh siêu thị. Anh đi mua hàng, thấy giá
niêm yết sẵn 100 đồng mà trả từ 10 đồng trở lên thì không có chuyện mua hàng".
Nguyên nhân chính được tiết lộ, như sự thừa nhận của chính Bộ trưởng Thương mại Trương
Đình Tuyển tại một Hội nghị của ngành thương mại: "Mỗi ngành khi đi đàm phán đều có phương
án đàm phán riêng của mình mà Trưởng đoàn đàm phán không biết?".
Sự vướng víu đó cho thấy một vấn đề lớn của nền kinh tế VN: sự giằng co giữa những lợi ích
cục bộ. Giải pháp được nhiều chuyên gia đề cập là đoàn đàm phán VN nên thay đổi phương
thức đàm phán, xây dựng chương trình hành động cho giai đoạn tiếp theo, đặc biệt là phải có
phương án kết thúc đàm phán.
Cái giá nào cho tấm thẻ hội viên WTO?
Việt Nam gia nhập WTO: Cánh
cửa nào khó mở nhất?
"Cánh cửa"
nào khó mở
nhất đối với
quá trình đàm
phán WTO của
VN? Trao đổi
của nhà báo Nguyễn Anh Tuấn
và GS Ari Kokko từ ĐH Kinh tế
Stockholm (Thụy Điển).

Nhìn lại, gần 20 nước mới gia nhập WTO kể từ năm 1995 đều phải chấp nhận vào câu lạc bộ
148 thành viên này với những điều kiện cao.
Cụ thể, mức thuế suất cam kết trung bình của các nước mới gia nhập đều vào khoảng 10%.
Thậm chí, Trung Quốc và một số nước khác phải chấp nhận mức thuế suất bằng 0 ở nhiều mặt
hàng công nghiệp và nông nghiệp.
Arab Saudia, nước sẽ chính thức trở thành thành viên thứ 149 tại Hội nghị Bộ trưởng Hongkong
lần này còn có những nhượng bộ lớn hơn như: sau 3 năm kể từ khi gia nhập, cho phía nước
ngoài sở hữu 70% vốn trong các liên doanh ở các dịch vụ viễn thông cơ bản cũng như dịch vụ
giá trị gia tăng.
Trong lĩnh vực ngân hàng, Arab Saudia đồng ý cho phía nước ngoài tăng sở hữu vốn lên tới 60%
trong các liên doanh ngay từ thời điểm nước này chính thức trở thành thành viên WTO.
Nói như thế để thấy rằng, VN thật khó có thể đòi giá thấp hơn nếu tham gia sân chơi thương mại
lớn nhất hành tinh này. Bà Charlene Barshefsky, nguyên Đại diện Thương mại Mỹ khẳng định:
Cái giá đó sẽ không thể thấp hơn cái giá Trung Quốc đã trả.
Trong khi đó, có ý kiến ở VN cho rằng: "Chúng ta sẽ không đặt ra mục tiêu ngày tháng gia nhập
nữa. Bao giờ đối tác đáp ứng điều kiện của ta thì ta vào"
Thế nhưng, ở đây Việt Nam phải đối mặt với một sự thật oái ăm: Đối tác có quyền ra giá chứ
không phải VN, bởi luật chơi là như vậy!
Như một chuyên gia kinh tế đã nói một cách chua chát rằng: "Tiếc thay, VN không phải là người
quyết định tấm thẻ hội viên của mình. Anh muốn được kết nạp vào câu lạc bộ này, thật đơn giản,
anh phải chấp nhận luật chơi".
Người đang nộp hồ sơ xin xét gia nhập là VN. Càng để chậm, cái giá sẽ càng cao hơn. Ông Ho
Seung, nguyên Chủ tịch Ban Công tác về vấn đề gia nhập WTO của VN từng cảnh báo, nếu VN
gia nhập WTO sau khi vòng đàm phán Doha kết thúc, VN sẽ phải đáp ứng những đòi hỏi cực kỳ
khắt khe so với hiện tại.
Việt Lâm

×