Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.65 KB, 7 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>Bài 4 - Tiết PPCT: 04 Tuần dạy : 04. ĐỊNH LUẬT PHẢN XẠ ÁNH SÁNG 1. MỤC TIÊU 1.1 . Kiến thức: + Học sinh biết: Biết tiến hành thí nghiệm để nghiên cứu đường đi của tia sáng phản xạ trên gương phẳng. - Biết xác định tia tới , tia phản xạ , pháp tuyến , góc tới , góc phản xạ trong mỗi thí nghiệm. - Phát biểu được định luật phản xạ ánh sáng. + Học sinh hiểu: Giải thích được một số ứng dụng của định luật trong thực tế: 1.2 . Kĩ năng: + Học sinh thực hiện được: Biết xác định tia tới , tia phản xạ , pháp tuyến , góc tới , góc phản xạ trong mỗi thí nghiệm. + Học sinh thực hiện thành thạo: hoạt động nhóm. 1.3 Thái độ: Nghiêm túc quan sát 2. NỘI DUNG HỌC TẬP: - Nhận biết được tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ, pháp tuyến đối với sự phản xạ ánh sáng bởi gương phẳng. - Phát biểu được định luật phản xạ ánh sáng.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Nêu được ví dụ về hiện tượng phản xạ ánh sáng. - Vẽ được tia phản xạ khi biết trước tia tới đối với gương phẳng và ngược lại, theo cách áp dụng định luật phản xạ ánh sáng 3. CHUẨN BỊ : 3.1 Giáo viên: Phiếu học tập phần quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ. Phô tô hình 4.3/SGK tr13 3.2 Nhóm học sinh : 1 gương phẳng có giá đỡ thẳng đứng 1 đèn pin , có màn chắn đục lỗ để tạo ra tia sáng (chùm sáng hẹp song song) 1 tờ giấy dán trên mặt tấm gỗ phẳng nằm ngang. Thước đo góc mỏng. 4. TIẾN TRÌNH: 4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm tra sĩ số học sinh 4.2 Kiểm tra miệng : Câu hỏi Câu 1: Thế nào là bóng tối? Thế nào là bóng nửa tối? + Trên màn chắn đặt phía sau vật cản có một vùng không nhận được ánh sáng từ nguồn tới gọi là bóng tối. + Trên màn chắn ở phía sau vật cản có vùng chỉ nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng tới gọi là bóng nửa tối. Câu 2: Làm BT 3.1 - Chọn câu B Câu 3: : Thế nào là gương phẳng? - Những vật có bề mặt phẳng, nhẳn bóng gọi là gương phẳng GV gọi 1 HS khác cho nhận xét về câu trả lời , GV nêu điểm của HS đạt được qua câu trả lời trên. (GV chỉnh sửa và nêu lên đáp án đúng của BT3.1 để các HS trong lớp cùng tham khảo, sửa chữa.) 4.3. Tiến trình bài học: * HOẠT ĐỘNG 1: Tổ chức tình huống học tập (5 phút) (1) Mục tiêu: - Kiến thức: giới thiệu bài 3. - Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng hệ thống kiện thức, kĩ năng phân tích tình huống có vấn đề. (2) Phương pháp, phương tiện dạy học: - Vấn đáp trực quan, phân tích tình huống có vấn đề. (3) Các bước của hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY,TRÒ. NỘI DUNG.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> GV làm thí nghiệm như ở phần mở bài trong SGK : Phải đặt đèn pin như thế nào để thu được tia sáng hắt lại trên gương chiếu sáng đúng 1 điểm A trên màn. GV hướng cho HS thấy muốn làm được việc đó phải biết được mối liên hệ giữa tia sáng từ đèn pin chiếu ra và tia sáng hắt lại trên gương * HOẠT ĐỘNG 2: Khái niệm gương phẳng. (5 phút) (1) Mục tiêu: - Kiến thức: Nhận biết được tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ, pháp tuyến đối với sự phản xạ ánh sáng bởi gương phẳng. - Kĩ năng: thực hiện được các thí nghiệm Sgk (2) Phương pháp, phương tiện dạy học: - Vấn đáp trực quan, vấn đáp gợi mở, hoạt động thí nghiệm tổ nhóm. (3) Các bước của hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY,TRÒ NỘI DUNG GV yêu cầu HS cầm gương lên soi và cho biết : I. Gương phẳng: Em nhìn thấy gì trong gương . Quan sát: Vậy hình của 1 vật mà ta quan sát được trong gương gọi là ảnh của vật đó tạo bởi gương. Nhận xét: Mặt Nhận xét xem mặt gương có đặc điểm. gương phẳng và nhẵn bóng. HS thảo luận chung cả nhóm để đi đến Hình ảnh quan sát nhận xét đặc điểm của gương phăng. được trong gương được gọi GV yêu cầu HS soi gương và nói rõ xem là ảnh của vật tạo bởi gương. nhìn thấy gì trong gương. => Thông báo khái niệm ảnh của vật tạo bởi gương: C1: Mặt kính cửa sổ, mặt Dựa vào nhận xét về đặc điểm của gương phẳng GV nước …… gọi HS trả lời câu C1 * HOẠT ĐỘNG 3: Định luật phản xạ ánh sáng. (7 phút) (1) Mục tiêu:.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> + Học sinh thực hiện được: - Phát biểu được định luật phản xạ ánh sáng - Nêu được ví dụ về hiện tượng phản xạ ánh sáng. - Vẽ được tia phản xạ khi biết trước tia tới đối với gương phẳng và ngược lại, theo cách áp dụng định luật phản xạ ánh sáng + Học sinh thực hiện thành thạo: hoạt động nhóm. (2) Phương pháp, phương tiện dạy học: - Thảo luận nhóm. (3) Các bước của hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY,TRÒ Hoạt động 3: Định luật phản xạ ánh sáng. GV phát dụng cụ thí nghiệm và hướng dẫn HS thực hành. Sau khi gặp mặt mặt gương ánh sáng hắt lại theo nhiều hướng khác nhau hay theo một hướng xác định? HS thảo luận đi đến thống nhất tia hắt lại theo một hướng xác định. GV Thông báo : Hiện tượng tia sáng sau khi tới mặt gương phẳng bị hắt lại theo 1 hướng xác định gọi là sự phản xạ ánh sáng, tia sáng bị hắt lại gọi là tia phản xạ. Tìm quy luật về sự đổi hướng của tia sáng khi gặp gương phẳng: GV Yêu cầu HS đọc câu C2 GV nhận xét, khẳng định câu trả lời đúng. GV Yêu cầu HS điền vào chỗ trống để hoàn thành kết luận 1. GV giới thiệu về KN góc tới, góc phản xạ. . Dự đoán xem góc phản xạ quan hệ. NỘI DUNG I. Định luật phản xạ ánh sáng: Thí nghiệm: sgk/13. 1/. Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng nào ? C2:Trong mặt phẳng tờ giấy chứa tia tới.. Kết luận 1: Tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng với tia tới và đường pháp tuyến tại điểm tới. 2/. Phương của tia phản xạ quan hệ thế nào với phương của tia tới. Phương của tia tới được xác định bằng góc SIN = i gọi là góc tới. Phương của tia phản xạ xác định bằng góc NIR = i’ gọi là góc phản xạ. HS đo và ghi kết quả theo nhóm Góc tới i. Góc phản xạ i’.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> với góc tới như thế nào ? GV giới thiệu dụng cụ thí nghiệm, hướng dẫn thực hành như hình 4.2(SGK) Hướng dẫn HS đo góc tới (i) và góc phản xạ (i’) để tìm mối quan hệ. Dựa vào bảng ghi kết quả cho HS nêu kết luận 2 về mối quan hệ giữa góc tới và góc phản xạ . Phát biểu định luật GV cho HS biết: người ta đã làm thí nghiệm với các môi trường trong suốt và đồng tính khác cũng đưa đến kết luận như trong không khí . Gọi HS phát biểu định luật phản xạ ánh sáng. Quy ước về cách vẽ gương và các tia sáng trên giấy: GV Phân tích và hướng dẫn HS vẽ tia phản xạ IR .. 60O 45O 30O. 60O 45O 30O. Kết luận 2: Góc phản xạ luôn luôn bằng góc tới. 3/. Định luật phản xạ ánh sáng Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến của gương ở điểm tới. Góc phản xạ bằng góc tới. 4/. Biểu diễn gương phẳng và các tia sáng trên hình vẽ C3: S. N. Gương phẳng I điểm tới. * HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng (7 phút) (1) Mục tiêu: - Kiến thức: Hệ thống hóa các kiến thức đã học bằng các câu hỏi.. - Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế. (2) Phương pháp, phương tiện dạy học: - Thảo luận nhóm. (3) Các bước của hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY,TRÒ NỘI DUNG. K.
<span class='text_page_counter'>(6)</span> SGK HS. GV Gọi HS làm câu C4a. C4b:. GV: hướng dẫn học sinh. IV. Vận dụng C4:. GV nhận xét và sửa sai cho. Vẽ tia phản xạ theo theo phương thẳng đứng chiều từ dưới lên tại điểm tới I, theo định luận phản xạ ˆ i’= i IN là pháp tuyến của góc SIR Dựng pháp tuyến IN Vẽ gương phẳng vuông góc với IN 5. Tổng kết và hướng dẫn học tập: (5 phút) 5.1: Tổng kết: GV tổng hợp lại kiến thức trọng tâm của bài học : Câu 1: Phát biểu định luật phả xạ ánh sáng? Đáp án câu 1: - Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến của gương ở điểm tới. - Góc phản xạ bằng góc tới. Câu 2: Vẽ hình minh họa? Đáp án câu 2: S. N. K. Gương phẳng I Điểm tới. Gv: Gọi HS đọc to phần ghi nhớ và mục có thể em chưa biết 5.2: Hướng dẫn học tập: ( 3 phút) - Đối với bài học ở tiết học này:.
<span class='text_page_counter'>(7)</span> Học kỹ phần ghi nhớ. Học bài theo tập ghi và trả lời lại từ C1 đến C4 . Làm BT 4.1 4.4 SBT - Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: (Bài 5: ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng). Chuẩn bị bài : ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG Về nhà đứng trước gương soi quan sát và trả lời các câu hỏi: + Ảnh tạo bởi gương phẳng là ảnh thật hay ảnh ảo? + Độ lớn của ảnh so với vật?.
<span class='text_page_counter'>(8)</span>