Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

KH OT 2 TUAN DAU DIA 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (834.46 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Trường:THCS Nguyễn Đình Chiểu Tổ: SỬ - ĐỊA Tuần: 1 và 2 Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 6 Thời gian thực hiện: (02 tiết) I. MỤC TIÊU. - Giúp các em làm quen với thầy- cô, làm quen với hình thức học trực tuyến. - Biết được nội dung chương trình, quy định kiểm tra - đánh giá môn học. - Giúp HS hình thành thói quen tự học, tự rèn. - Nắm được phương pháp học tập và một số yêu cầu của bộ môn . II. NỘI DUNG 1. Điểm danh (vào đầu và cuối tiết học). 2. Giới thiệu chương trình phân môn Địa lí 6. a) Giới thiệu về môn Lịch sử và Địa lí 6: là 1 trong 3 môn học được tích hợp trong chương trình GDPT 2018. Gồm 2 phân môn: Lịch sử, Đia lí. Phân môn Địa Lí 6 gồm 07 chương. - Cung cấp các kiến thức cơ bản về địa lí tự nhiên đại cương, mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên. - Hình thành các năng lực và phẩm chất: Năng lực tự chủ và tự học Yêu cầu cần đạt về năng lực chung. Yêu nước. Năng lực giao tiếp và hợp tác Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Trách nhiệm. Tìm hiểu địa lí Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù. Nhận thức khoa học địa lí Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học. Trung thực. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất. Nhân ái. Chăm chỉ.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> b) Giới thiệu sách điện tử: Truy cập đường link: c) GV giới thiệu tóm tắt về PPCT môn học. 3. Phương pháp học bộ môn. (HS ghi vào trang đầu của vở học) a) Ở lớp: - Thực hiện tốt giờ nào việc nấy, không làm việc và nói chuyện riêng. Ghi chép bài đầy đủ. - Chú ý lắng nghe giáo viên giảng bài, tích cực phát biểu xây dựng bài mới. Nắm được nội dung cơ bản của bài học. - Mang đầy đủ dụng cụ học tập: vở ghi, sgk, thước, bút, ... - Chú ý đọc, phân tích, nhận xét và giải thích các lược đồ, biểu đồ, bảng số liệu, tranh ảnh,... b) Ở nhà: - Học thuộc bài và làm BT đầy đủ bài tập trước khi đến lớp. - Nghiên cứu bài mới (đọc bài, kết hợp kênh hình và chữ để trả lời các câu hỏi trong các tiểu mục và cuối bài). - Liên hệ những kiến thức đã học vào thực tế. 4. Một số yêu cầu. - Có đầy đủ dụng cụ học tập: SGK, Vở ghi bài, bút, thước, tẩy, ..... - Ghi đầy đủ thứ, ngày, tháng, năm; số tiết học / bài học. - Đề bài ghi chữ in hoa, các tiêu mục cần được gạch chân (bút đỏ); hết một bài học cần gạch ngang hết bài. - Luôn có tinh thần tự giác, tự học trong quá trình học tập. - Phải biết sử dụng SGK. 5. Những điều cần biết - Trong lớp học trực tuyến:.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> + HS tắt micrô, chỉ bật lên khi có sự đồng ý của GV. + HS bật camera để GV theo dõi. -Tất cả ĐDHT được để trong tầm tay. -Trang phục theo yêu cầu của nhà trường. -Nghiêm túc học tập ở lớp học trực tuyến như đang học trực tiếp trên lớp (không ăn quà vặt, hạn chế sự di chuyển không cần thiết, không làm việc riêng... ) - Thực hiện một số bài KTĐG trên máy ngay cả khi đi học trực tiếp. - HS không tham gia KTĐG theo quy định nếu có lí do bất khả kháng thì được kiểm tra, đánh giá bù (theo từng học kì). Nếu không tham gia KTĐG bù theo quy định thì được nhận 0 (không) điểm. - Đánh giá xếp loại theo TT 22: Bộ môn LS & ĐL gồm có 4 cột thường xuyên (không giới hạn số lần ĐGtx), và 2 cột định kì (giữa kì và cuối kì, với thời gian 60 phút). Kết quả học tập được đánh giá theo 04 mức: Tốt, Khá, Đạt và Chưa đạt. - Nếu trong gia đình các anh chị em đều học trực tuyến cùng 1 khung giờ hoặc do mạng yếu….) thì truy cập vào cổng thông tin nhà trường: rồi vào mục góc học tập, khi đó vào các môn học được đưa lên dưới dạng file pdf để HS ôn tập. - Học sinh không tham gia lớp học không có lí do chính đáng thì được xem nghỉ học không phép. 6. PHẦN BÀI TẬP. Câu 1: Việt Nam thuộc khu vực nào ở châu Á?. A. Đông Á.. B. Nam Á.. C. Đông Nam Á.. D. Tây Nam Á..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Câu 2: Việt Nam nằm trên bán đảo nào? A. Banlkan. B. Đông Dương.. C. Iberia.. D. Scandinavie.. Câu 3: Phần đất liền của nước ta tiếp giáp với những quốc gia nào?. A. Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan. C. Cam-pu-chia, Trung Quốc, Mi-an-ma.. B. Lào, Cam-pu-chia, Trung Quốc. D. Lào, Mi-an-ma, Trung Quốc.. Câu 4: Từ bắc vào nam, phần đất liền nước ta dài bao nhiêu ki-lô-mét? A. 50 km. B. 1650km. C. 3260km. D. 4600km.. Câu 5: Dạng địa hình nào chiếm ¾ diện tích đất liền nước ta ? A. Đồng bằng. B. Sơn Nguyên. C. Đồi núi. D. Cao nguyên..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Câu 6: Khoáng sản Than tập trung nhiều ở tỉnh nào nước ta? A. Quảng Ninh. B. Quảng Bình. C. Quảng Trị. D. Quảng Nam.. Câu 7: Nước ta thuộc kiểu khí hậu nào? A. Ôn đới gió mùa. B. Cận nhiệt đới gió mùa. C. Nhiệt đới gió mùa. D. Xích đạo.. Câu 8: Đặc điểm nào sau đây không đúng về sông ngòi Việt Nam? A. Thay đổi theo mùa. B. Có nhiều phù sa. C. Mạng lưới thưa thớt. D. Chảy theo 2 hướng chính.. Câu 9: Phần biển của nước ta là một bộ phận của biển nào? A. Biển Hoa Đông. B. Biển Ban-tích. C. Biển Đen. D. Biển Đông..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Câu 10: Loại đất chủ yếu ở nước ta là gì? A. Đất Feralit. B. Đất phù sa. C. Đất mùn núi sa.. ** Dặn dò: Chuẩn bị nội dung bài học tới: BÀI MỞ ĐẦU (mục 1- Những khái niệm cơ bản và kĩ năng chủ yếu của môn Địa Lí).

<span class='text_page_counter'>(7)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×