Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.67 KB, 2 trang )
Cách trừ dòi đục trái khổ qua đơn giản và hiệu quả
Nguồn: hoind.tayninh.gov.vn
Tận dụng các bờ đê, bờ mương vườn, đất trống, thêm chà cắm làm giàn là
có thể trồng khổ qua (mướp đắng). Trái khổ qua cho thu nhập cao, tuy nhiên khó
khăn nhất của nông dân là trừ dòi đục trái làm giảm năng suất và phẩm chất (cả
với ớt, dưa, bầu bí ).
Ruồi vàng có vạch màu vàng giữa ngực, kích cỡ lớn hơn ruồi đen nhưng
nhỏ hơn ong mật. Ruồi cái đẻ trứng từng chùm vào trong thịt trái, trứng màu trắng,
1-2 ngày sau nở thành dòi, đục vào làm trái vàng, hư thối. Chúng phát triển nhanh
và gây hại nặng ở vụ hè thu (nóng ẩm). Việc phòng trừ bằng cách phun xịt thuốc
hoặc bẫy pheromol đạt kết quả không cao bởi lẽ dòi đã ở bên trong, dùng thuốc
gần ngày thu hoạch sẽ không an toàn cho người sử dụng. Nhưng với cách làm mới
"mật ngọt chết ruồi", nhiều nông dân ở xã Bình Hòa (Châu Thành) và xã Hòa
Bình, Tấn Mỹ (Chợ Mới - An Giang) đã tiêu diệt được loài ruồi vàng khó trị này
rất hiệu quả, mà chi phí chẳng là bao.
Cách làm như sau:
Dùng 3 trái chuối chín nguyên vỏ cắt thành từng lát dày 1cm (mỗi trái cắt
6-7 khoanh), tẩm vào 1 gói Actara 25WG 1g với 1 lít nước vừa đủ hòa tan thuốc
để làm bã mồi, dùng lạt mềm treo các khoanh chuối này vào trong giàn khổ qua
(hoặc các nhánh cây ớt, dưa, bầu bí ), chừng 3m treo 1 bả (có thể dùng mít chín
hoặc khóm (dứa) chín tẩm Actara 25WG). Vì thuốc không mùi nên ruồi vàng khi
bén mùi trái cây chín thì bay tới kiếm ăn, trong đó có cả ruồi đen, gián, mòng
Sau 4-5 ngày bả khô thì thay bả mới. Cách này cũng được dùng trừ ruồi đục trái
mận, ổi, táo sau khi đậu trái non.
Một công (1.000m2) khổ qua hoặc ớt chỉ cần 3-4 gói Actara 25WG và 1 nải
chuối chín cho 1 đợt treo (chừng 3-4 đợt/vụ) là khỏi phải lo dòi đục trái.