Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (418.2 KB, 9 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngày soạn:1/9/2021. Tiết 1,2,3 CHƯƠNG III. HÌNH HỌC TRỰC QUAN. §1. TAM GIÁC ĐỀU – HÌNH VUÔNG – LỤC GIÁC ĐỀU Môn: Toán 6. Phân môn: Hình học Thời gian thực hiện: 3 tiết Tiết 1 gồm mục I và BT; Tiết 2 gồm mục II và BT; Tiết 3 gồm mục III và BT I. Mục tiêu 1. Về kiến thức: Học xong bài này, HS đạt được các yêu cầu sau: - Nhận biết được tam giác đều với các đặc điểm: ba cạnh bằng nhau, ba góc bằng nhau; vẽ được tam giác đều khi biết độ dài cạnh. - Nhận biết được hình vuông với các đặc điểm: bốn cạnh bằng nhau, hai cạnh đối song song với nhau, bốn góc đều là góc vuông và hai đường chéo bằng nhau; Vẽ được hình vuông và tính được chu vi, diện tích của hình vuông khi biết độ dài cạnh. - Nhận biết được lục giác đều với các đặc điểm: sáu cạnh bằng nhau, sáu góc bằng nhau, ba đường chéo chính bằng nhau và cắt nhau tại một điểm; tạo lập được lục giác đều thông qua việc lắp ghép các tam giác đều. 2. Về năng lực: Góp phần hình thành và phát triển một số năng lực toán học như - Năng lực tư duy và lập luận toán học thông qua hoạt động nhận biết điểm chung và khác biệt giữa tam giác đều và tam giác nói chung, lí giải được hình nào là tam giác đều (hình vuông, lục giác đều); việc lập luận hợp lí để khẳng định quan hệ của các yếu tố trong mỗi hình tam giác đều, hình vuông, hình lục giác đều. - Năng lực mô hình hóa toán học: từ các bước vẽ tam giác đều, hình vuông trong bài học, vẽ được các tam giác đều với kích thước cạnh khác. Xác định được các yếu tố của mọi tam giác đều, hình vuông, lục giác đều khác. - Năng lực giao tiếp toán học: việc đọc, vẽ, viết kí hiệu các yếu tố của tam giác đều, hình vuông, lục giác đều khi thực hiện nhiệm vụ học tập; trao đổi với bạn về nội dung toán học. - Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện toán học: ghép que tính, gấp hình, ghép hình; sử dụng compa, thước thẳng, khi vẽ, đo. - Năng lực giải quyết vấn đề toán học: tính chu vi, diện tích hình vuông, xác định quan hệ của các cạnh, các góc của tam giác đều, hình vuông, lục giác đều; đường chéo của hình vuông, đường chéo chính của lục giác đều. 3. Về phẩm chất: Góp phần rèn luyện và phát triển các phẩm chất: - Yêu nước: cảm nhận được nét đẹp truyền thống của quê hương qua các đồ vật truyền thống như khuôn bánh chưng (hình vuông), hộp mứt tết (hình vuông, hình lục giác đều), gạch lát vỉa hè (hình vuông, lục giác đều)... - Chăm chỉ: thông qua đọc SGK, tài liệu, làm việc cá nhân hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao, thu thập hình ảnh, dụng cụ đồ dùng học tập liên quan đến bài học. - Trách nhiệm: qua việc hoạt động nhóm, nhận nhiệm vụ trong quá trình hoạt động nhóm. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Thiết bị dạy học: máy tính xách tay, - Mỗi nhóm: 12 chiếc que có độ dài bằng nhau (để xếp hình có dạng tam giác đều và thực hiện bài tập 4: Đố); 7 miếng phẳng hình tam giác đều (bằng giấy hay bìa mỏng).
<span class='text_page_counter'>(2)</span> trong đó 6 miếng phải có kích thước như nhau (để gấp giấy kiểm tra các cạnh và các góc bằng nhau, hay ghép để tạo thành hình lục giác đều); 1 miếng phẳng hình vuông (bìa mỏng) để gấp - cắt hình lục giác đều (bài tập 3: Hướng dẫn cắt giấy hình lục giác đều). - Thước thẳng có chia đơn vị (mm, cm), compa, ê ke, kéo. 2. Học liệu: SGK điện tử để trình chiếu các nội dung. Các hình ảnh hoặc clip về những vật thể có cấu trúc dạng tam giác đều, hình vuông hay lục giác đều có trong thực tế cuộc sống để minh hoạ. III. Tiến trình dạy học Tiết 1: Tam giác đều 1. Hoạt động 1. Mở đầu (5ph) a) Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được sơ lược nội dung chương III, xác định được nội dung của bài học và nội dung cần nghiên cứu trong tiết học là “Tam giác đều”. b) Nội dung: HS cả lớp được yêu cầu đọc nhẩm SGK trang 97 và nắm được những nội dung chính sẽ học ở chương III; HS cả lớp được yêu cầu quan sát một số hình tam giác giáo viên đưa trên màn chiếu và đọc tên các tam giác bằng kiến thức đã học ở tiểu học. c) Sản phẩm: Nội dung 1: Giới thiệu chương HS trả lời được 4 nội dung chính của chương III như SGK trang 97; Nội dung 2: Tiếp cận nội dung bài học HS đọc được tên các tam giác là: tam giác vuông, tam giác nhọn, tam giác tù. d) Tổ chức thực hiện: Nội dung 1: Giới thiệu nội dung chương - GV nêu nhiệm vụ: HS hoạt động cá nhân đọc SGK trang 97 trong 1 phút. - GV chiếu trang 97 SGK, giới thiệu nhanh nội dung chương. GV giới thiệu tiếp tên bài sẽ học đầu tiên của chương với thời lượng học 3 tiết, tiết 1 nghiên cứu về tam giác đều. Nội dung 2: Tiếp cận nội dung bài học - GV chiếu và yêu cầu HS quan sát hình vẽ 3 loại tam giác, hãy nêu tên gọi cho mỗi tam giác trên, căn cứ vào đâu em đọc được.. - HS thực hiện nhiệm vụ: Hoạt động nhóm theo bàn trả lời câu hỏi. GV quan sát lắng nghe cuộc thảo luận của các nhóm. - GV gọi đại diện 1 hoặc 2 nhóm trả lời. - GV chốt lại câu trả lời dựa vào tình hình thực tế của lớp: TH1: HS trả lời là: Tam giác vuông, tam giác nhọn, tam giác tù thì GV chốt và cho phần mền đo độ dài các cạnh của tam giác hình b và giới thiệu vào bài mới. TH2: có thể HS trả lời Hình b là tam giác đều thì giới thiệu bài mới luôn. 2. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức - Nhận biết tam giác đều (21ph).
<span class='text_page_counter'>(3)</span> a) Mục tiêu: Giúp học sinh nhận dạng được tam giác đều, nắm được tính chất về cạnh, về góc và biết kí hiệu trên hình vẽ. b) Nội dung: HS thực hiện xếp que, gấp giấy và trả lời các câu hỏi của GV. c) Sản phẩm: Nội dung 1: Xếp que tạo ra hình tam giác đều HS xếp được que để tạo ra tam giác đều, trả lời được là tam giác đều có ba cạnh bằng nhau; Nội dung 2: Gấp giấy có dạng tam giác đều HS gấp được tam giác ABC theo hình 3a, 3b, trả lời được cạnh AB bằng cạnh AC, góc ABC bằng góc ACB, cạnh BC bằng cạnh BA, góc BCA bằng góc BAC. Nội dung 3: Rút ra tính chất về cạnh và góc của tam giác đều HS ghi nhớ nhận xét về cạnh và góc của tam giác đều. Nội dung 4: Củng cố kiến thức về nhận biết tam giác đều HS làm được bài tập 2 SBT-Tr105 và giải thích được. Nội dung 5. Thực hành, luyện tập HS làm đúng bài tập 4 SGK-Tr102 d) Tổ chức thực hiện: Nội dung 1. Xếp que tạo ra hình có dạng tam giác đều - GV chiếu Hình 1 SGK, hướng dẫn HS thực hiện xếp ba chiếc que có độ dài bằng nhau, HS thực hiện xếp que theo nhóm bàn và thảo luận để trả lời câu hỏi: tam giác tạo thành là tam giác gì, so sánh độ dài ba cạnh của tam giác đó. (ghi câu trả lời trên Phiếu hoạt động nhóm) - HS thực hiện nhiệm vụ, GV quan sát hỗ trợ các nhóm (nếu các em không xếp được hình), GV quan sát lắng nghe HS thảo luận nhóm. - GV tổ chức cho HS báo cáo thảo luận: Mời đại diện một vài nhóm trả lời câu hỏi. - GV kết luận, HS lắng nghe và ghi nhớ: Tam giác tạo được ở hình 1 là tam giác đều, ba cạnh của tam giác đều có độ dài bằng nhau. Nội dung 2. Gấp giấy có dạng tam giác đều - GV yêu cầu HS đọc và thực hiện hoạt động 2 như SGK theo nhóm (ghi kết luận trên Phiếu hoạt động của nhóm) - HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm, GV quan sát uốn nắn HS gấp giấy đảm bảo sự chính xác. - GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả: mời đại diện các nhóm báo cáo. - GV kết luận, HS các nhóm đối chiếu + Cạnh AB bằng cạnh AC, góc ABC bằng góc ACB. + Cạnh BC bằng cạnh BA, góc BCA bằng góc BAC. Vậy từ kết quả 2 hoạt động xếp que và gấp giấy, ta có thể rút ra được nhận xét gì về các cạnh của tam giác đều, các góc của tam giác đều? Nội dung 3. Rút ra tính chất về cạnh và góc của tam giác đều - GV yêu cầu HS đọc phần nhận xét và xem Hình 4 để ghi nhớ kiến thức. - GV chiếu Hình 4, hướng dẫn HS cách kí hiệu các yếu tố bằng nhau trên hình vẽ và cách đọc các yếu tố được kí hiệu bằng nhau trên hình. - GV nhấn mạnh các tính chất của tam giác đều: Tam giác đều có ba cạnh bằng nhau, ba góc ở các đỉnh bằng nhau. Sau đó, GV giúp HS cách biểu đạt lại nội dung phần nhận xét dưới dạng kí hiệu. Nội dung 4. Củng cố kiến thức nhận biết tam giác đều - GV chiếu bài tập 2 SBT, tổ chức cho HS làm bài toàn lớp..
<span class='text_page_counter'>(4)</span> Nội dung 5. Thực hành, luyện tập - GV yêu cầu HS nêu lại các tính chất về tam giác đều vừa học (nội dung phần nhận xét) bằng lời hoặc bằng kí hiệu; cho ví dụ thực tế về tam giác không phải tam giác đều; yêu cầu HS hoạt động nhóm làm bài tập 4 SGK – Tr102. - Dự kiến kết quả: Cách 1. HS xếp được như hình 8 SGK – Tr101 là hình lục giác đều với 3 đường chéo chính. - GV cùng HS cả lớp chốt lại các cách xếp đúng. 3. Hoạt động 3. Vẽ tam giác đều (16ph) a) Mục tiêu: Giúp học sử dụng được compa và thước thẳng có chia khoảng để vẽ tam giác đều khi biết độ dài cạnh. b) Nội dung: HS thực hiện vẽ tam giác đều theo các bước của Ví dụ 1 và làm được bài tập Luyện tập 1 SGK-Tr99. c) Sản phẩm: Nội dung 1. Ví dụ 1 HS vẽ được tam giác đều ABC có độ dài cạnh bằng 3cm ở Ví dụ 1 theo sự hướng dẫn của GV; Nội dung 2. Luyện tập 1 HS vẽ được chính xác tam giác đều EGH có độ dài cạnh bằng 4cm ở Luyện tập 1 SGK-Tr99. d) Tổ chức thực hiện: Nội dung 1. Ví dụ 1 - GV chiếu các bước vẽ của SGK, yêu cầu HS quan sát từng bước vẽ trên màn chiếu (Mô phỏng các bước vẽ bằng lập trình Violet) và lắng nghe GV thuyết trình từng bước vẽ tam giác đều ABC có độ dài cạnh bằng 3cm. Sau đó thực hiện vẽ vào vở của mình. - HS làm việc cá nhân vẽ tam giác đều ABC có cạnh bằng 3 cm vào vở. GV quan sát, uốn nắn kịp thời các em còn lúng túng. Nội dung 2. Luyện tập 1 - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn trả lời câu hỏi: Nêu các bước vẽ tam giác đều EGH có độ dài cạnh bằng 4 cm? - HS thảo luận nhóm và cử đại diện nhóm trả lời. HS nhóm khác góp ý. - GV chốt các bước vẽ. HS tiến hành vẽ hình vào vở. GV theo dõi uốn nắn kịp thời. 4. Hoạt động 4. Củng cố, dặn dò sau tiết 1 (3ph) - Tiết học hôm nay em học được những kiến thức gì? (GV chiếu sơ đồ tư duy) - Về nhà ôn lại các nội dung đã học theo SGK, làm bài tập 3 (SBT-Tr105, 106); quan sát tìm các hình ảnh tam giác đều ngoài thực tế. - Ôn lại cách tính chu vi, diện tích hình vuông ở Tiểu học, đọc SGK phần hình vuông..
<span class='text_page_counter'>(5)</span> Tiết 2. Hình vuông 1. Hoạt động 1: Mở đầu (5ph) a) Mục tiêu: Giúp học sinh nhớ lại kiến thức đã học về tam giác đều của bài trước. HS đưa ra được một số hình ảnh thực tế của hình vuông mà em biết. b) Nội dung: - HS được yêu cầu nêu các đặc điểm của tam giác đều, đưa ra được các ví dụ về hình ảnh của hình tam giác đều trong thực tế. - HS cả lớp được yêu cầu đưa ra các ví dụ về hình ảnh của hình vuông trong thực tế. c) Sản phẩm: - HS trả lời được các đặc điểm của tam giác đều, đưa ra các ví dụ về hình ảnh của hình tam giác đều trong thực tế. - HS đưa các ví dụ về hình ảnh của hình vuông trong thực tế. d) Tổ chức thực hiện: - GV gọi 1 HS lên bảng nêu các đặc điểm của tam giác đều, đưa ra các ví dụ về hình ảnh của hình tam giác đều trong thực tế. - GV đưa ra câu hỏi cho HS cả lớp: Em hãy lấy ví dụ về hình ảnh của hình vuông trong thực tế? 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (38ph) 2.1 Nội dung 1: Nhận biết hình vuông (12ph) a)Mục tiêu: Giúp HS nhận biết được hình vuông với các đặc điểm: bốn cạnh bằng nhau, hai cạnh đối song song, bốn góc đều là góc vuông và hai đường chéo bằng nhau. b) Nội dung: HS được yêu cầu thực hiện hoạt động 4 SGK trang 99 rồi từ đó phát biểu được các đặc điểm của hình vuông. c) Sản phẩm: Nội dung 1: Thực hiện hoạt động 4 sgk/99 HS trả lời được các câu hỏi ở hoạt động 4: a) Các cạnh HK, KL, LM, MH bằng nhau. b) Các cạnh đối HK và ML; HM và KL song song. c) Hai đường chéo KM và HL bằng nhau. d) Bốn góc ở các đỉnh H, K, L, M là góc vuông. Nội dung 2: Rút ra tính chất của hình vuông HS ghi nhớ các nhận xét về tính chất về cạnh, cạnh đối, đường chéo, góc của hình vuông. d) Tổ chức thực hiện: Nội dung 1: Thực hiện hoạt động 4 sgk/99 + GV chiếu hình 5 SGK, hướng dẫn cho HS thực hiện hoạt động 4 SGK/99 theo nhóm bàn và thảo luận để trả lời các câu hỏi:.
<span class='text_page_counter'>(6)</span> - Dựa trên ô vuông để so sánh độ dài bốn cạnh HK, KL, LM, MH. - Dựa trên ô vuông (hoặc cảm nhận bằng mắt thường) để xem các cạnh đối HK và ML; HM và KL có song song không? - Dựa trên ô vuông (hoặc cảm nhận bằng mắt thường) để xem các đường chéo KM và HL có bằng nhau không? - Dựa trên ô vuông (hoặc cảm nhận bằng mắt thường) để xem bốn góc ở các đỉnh H, K, L, M có phải là góc vuông không? + HS thực hiện nhiệm vụ, GV quan sát hỗ trợ các nhóm ,GV quan sát lắng nghe HS thảo luận nhóm. + GV tổ chức cho HS báo cáo thảo luận: Mời đại diện một vài nhóm trả lời câu hỏi. + GV kết luận, HS lắng nghe và ghi nhớ. Nội dung 2: Rút ra tính chất của hình vuông - GV yêu cầu HS đọc phần nhận xét và xem Hình 6 để ghi nhớ kiến thức. - GV chiếu Hình 6, hướng dẫn HS cách kí hiệu các yếu tố bằng nhau trên hình vẽ và cách đọc các yếu tố được kí hiệu bằng nhau trên hình. - GV nhấn mạnh các tính chất của hình vuông: Hình vuông có bốn cạnh bằng nhau, hai cạnh đối song song, hai đường chéo bằng nhau và bốn góc ở đỉnh là góc vuông. Sau đó, GV giúp HS cách biểu đạt lại nội dung phần nhận xét dưới dạng kí hiệu. 2.2. Vẽ hình vuông (16ph) a) Mục tiêu: Giúp HS sử dụng được thước thẳng và êke vẽ được hình vuông có độ dài cạnh cho trước. b) Nội dung: HS thực hiện vẽ hình vuông theo các bước của Ví dụ 2 và làm được bài tập Luyện tập 2 SGK-Tr100. c) Sản phẩm: Nội dung 1. Ví dụ 2 HS vẽ được hình vuông ABCD có độ dài cạnh bằng 5cm ở Ví dụ 2 theo sự hướng dẫn của GV. Nội dung 2. Luyện tập 1 HS vẽ được chính xác hình vuông EGHI có độ dài cạnh bằng 6cm ở Luyện tập 2 SGK-Tr100. d) Tổ chức thực hiện: Nội dung 1. Ví dụ 12 - GV chiếu các bước vẽ của SGK, yêu cầu HS quan sát từng bước vẽ trên màn chiếu (Mô phỏng các bước vẽ bằng lập trình Violet) và lắng nghe GV thuyết trình từng bước vẽ hình vuông ABCD có độ dài cạnh bằng 5cm. Sau đó thực hiện vẽ vào vở của mình..
<span class='text_page_counter'>(7)</span> - HS làm việc cá nhân vẽ hình vuông ABCD có cạnh bằng 5 cm vào vở. GV quan sát, uốn nắn kịp thời các em còn lúng túng. Nội dung 2. Luyện tập 2 - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn trả lời câu hỏi: Nêu các bước vẽ hình vuông EGHI có độ dài cạnh bằng 6 cm? - HS thảo luận nhóm và cử đại diện nhóm trả lời. HS nhóm khác góp ý. - GV chốt các bước vẽ. HS tiến hành vẽ hình vào vở. GV theo dõi uốn nắn kịp thời. 2.3. Chu vi và diện tích hình vuông (10ph) a) Mục tiêu: HS tính được chu vi và diện tích hình vuông khi biết độ dài cạnh. b) Nội dung: + HS được yêu cầu phát biểu lại công thức tính chu vi và diện tích hình vuông có độ dài cạnh bằng a. + Làm bài tập 2 SGK trang 102. c) Sản phẩm: Nội dung 1: HS nêu được công thức tính chu vi và diện tích hình vuông có độ dài cạnh bằng a: C = 4a S = a . a = a2 Nội dung 2: HS trình bày đúng lời giải bài tập 2 (SGK-Tr102). Bài 2 (SGK – Tr102): a) Phần vườn trồng rau là hình vuông có độ dài cạnh là: 25 – 2 = 23 (m) Diện tích phần vườn trồng rau là: 23 . 23 = 529 (m2) b) Chu vi của mảnh vườn là: 4 . 25 = 100 (m) Độ dài của hàng rào là: 100 – 2 – 2 = 96 (m) d) Tổ chức thực hiện: Nội dung 1: Công thức tính chu vi và diện tích hình vuông - GV yêu cầu HS phát biểu lại công thức tính chu vi và diện tích hình vuông có độ dài cạnh bằng a. - HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi của GV. - GV chốt lại câu trả lời đúng. Nội dung 2: Làm bài tập 2 (SGK –Tr.102) - GV hướng dẫn HS làm bài tập 2 SGK trang 102 theo nhóm bàn, GV có thể gợi ý theo sơ đồ phân tích đi lên. - HS thảo luận nhóm theo sự hướng dẫn của GV. - GV gọi đại diện 2 nhóm lên bảng trình bày bài tập 2, HS nhóm khác nhận xét, sửa chữa từng câu. - GV chốt lại cách trình bày và kết quả đúng..
<span class='text_page_counter'>(8)</span> 3. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò sau tiết 2 (2ph) - Đọc lại các nội dung đã học. - Học thuộc phần nhận xét các đặc điểm của hình vuông, công thức tính chu vi và diện tích hình vuông. - Xem lại các bước vẽ hình vuông và luyện tập vẽ hình vuông có độ dài cạnh bất kì. - Làm bài tập 6; 7; 8 SBT trang 106. - Đọc nội dung phần “Lục giác đếu”, tiết sau học tiếp. Tiết 3: Hình lục giác đều 1. Hoạt động 1. Mở đầu a) Mục tiêu: HS biết ghép 6 hình tam giác đều để tạo thành hình như hình 7 và biết đó là hình lục giác đều b) Nội dung: HS dùng 6 miếng bìa hình tam giác đều ghép hình theo hình 7 SGK c) Sản phẩm:HS ghép được hình như hình 7 và nhớ được tên hình là hình lục giác đều. d) Tổ chức thực hiện: - GV chiếu hình ảnh (hoặc video quay mẫu) cách ghép 6 miếng bìa tam giác đều bằng nhau tạo thành hình 7, HS quan sát. - GV phát các miếng bìa và giao nhiệm vụ cho HS thực hiện ghép hình 7. - HS hoạt động theo nhóm bàn, ghép được thành hình lục giác đều như hình 7. - GV giới thiệu đó là hình lục giác đều. 2. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức: a) Mục tiêu: giúp HS hình dung được hình lục giác đều trong hình học, nhớ được các đặc điểm về cạnh, góc, đường chéo của hình lục giác đều. b) Nội dung: HS quan sát hình vẽ và trải nghiệm gấp giấy để nhận ra các đặc điểm của lục giác đều. c) Sản phẩm: Nội dung 1: Vẽ và đặt tên lục giác đều HS nhận biết được hình vẽ lục giác đều, hiểu và nhớ được cách kí hiệu trên hình vẽ. Nội dung 2: Tìm hiểu đặc điểm lục giác đều HS rút ra được các đặc điểm về cạnh, góc, đường chéo của lục giác đều. Nội dung 3: Củng cố lục giác đều HS nhận biết được hình lục giác đều Nội dung 4: Thực hành, luyện tập HS làm được BT1, BT3 (SGK-96, 97) d) Tổ chức thực hiện: Nội dung 1: Vẽ và đặt tên lục giác đều - GV chiếu hình ảnh (hoặc video đã quay mẫu) vẽ đường viền xung quanh hình 7, đặt tên và yêu cầu HS thực hiện. - HS thực hiện theo nhóm, GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện. - GV chiếu giới thiệu các cạnh, đường chéo chính, góc của lục giác đều. - GV chiếu hình vẽ một số loại hình như tam giác, tam giác đều, hình vuông … và yêu cầu HS chỉ ra lục giác đều và nêu tên cạnh, đỉnh, đường chéo chính của hình đó. Nội dung 2: Tìm hiểu đặc điểm lục giác đều - GV phát cho mỗi nhóm 1 miếng giấy hình lục giác đều, yêu cầu HS gấp miếng giấy theo các đường chéo chính theo hướng dẫn của giáo viên..
<span class='text_page_counter'>(9)</span> - HS hoạt động nhóm thực hành gấp giấy theo 3 đường chéo chính, sau đó mở ra quan sát, kết hợp với hình 8 và trả lời câu hỏi: + Có nhận xét gì về độ dài các cạnh? + Các đường chéo chính có cùng đi qua 1 điểm không? + So sánh độ dài các đường chéo chính. + So sánh các góc ở các đỉnh. - Với mỗi câu hỏi khi trả lời GV có thể yêu cầu HS giải thích vì sao có kết luận như vậy, HS sẽ dựa vào các tam giác đều để giải thích. Trong trường hợp HS không giải thích được GV có thể gợi ý hoặc giải thích dựa trên đặc điểm của tam giác đều. - GV yêu cầu HS chốt lại các nhận xét về cạnh, đường chéo chính, góc của hình lục giác đều. - HS có thể dựa vào hình 8 nêu nhận xét như SGK. - GV nhấn mạnh lại nhận xét, lưu ý HS các kí hiệu các yếu tố bằng nhau, cách đọc hình vẽ dựa trên các kí hiệu đó. Nội dung 3: Củng cố lục giác đều - GV yêu cầu HS lấy ví dụ hình ảnh lục giác đều trong thực tiễn. - HS lấy ví dụ. - GV chiếu một số hình ảnh lục giác đều trong kiến trúc, đồ vật trang trí, … Nội dung 4: Thực hành, luyện tập. - GV chiếu hình 9, yêu cầu HS làm BT1 (SGK-96). - HS hoạt động nhóm, đại diện 1 nhóm trả lời, các nhóm nhận xét, bổ sung. - GV chốt kết quả cuối cùng. BT1 (SGK-96): Vì ABCDEG là lục giác đều có các đường chéo chính bằng nhau và cắt nhau tạo O, tạo nên các tam giác đều OAB, OBC, OCD, ODE, OEG, OGA. Mỗi tam giác đều này có 3 cạnh bằng nhau. Mà các cạnh lục giác đều AB = BC = CD = DE = EG = GA. Do vậy, các cạnh OA = OB = OC = OD = OE = OG và bằng nửa độ dài đường chéo chính. BT3 (SGK-97) GV chiếu cách gấp giấy (hoặc chiếu video làm mẫu), hướng dẫn HS gấp theo hai phần a, b BT3, hướng dẫn HS dùng kéo cắt tạo thành tam giác đều, lục giác đều. - HS quan sát, thực hành theo hướng dẫn. 3. Hoạt động 3: Hoạt động củng cố, dặn dò - GV có thể đặt câu hỏi + Sau bài học em đã được tìm hiểu về những hình gì? + Nhắc lại các tính chất của hình tam giác đều, hình vuông, hình lục giác đều. - GV nhấn mạnh chốt lại kiến thức. - Chuẩn bị cho bài sau: GV nhắc hướng dẫn HS về nhà tìm hiểu trước bài Hình chữ nhật, hình thoi và tìm hình ảnh trong thực tiễn có dạng các hình này..
<span class='text_page_counter'>(10)</span>