Tải bản đầy đủ (.ppt) (54 trang)

TUYEN TRUYEN CAC BAC CHA ME

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.77 MB, 54 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tuyên truyền cho các bậc cha mẹ về phòng, chống suy dinh dưỡng và thừa cân béo phì cho trẻ mầm non. Người thực hiện. P.HT Nguyễn Thị Minh Thủy. 1.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Tầm quan trọng của dinh dưỡng hợp lí những năm đầu đời và sự liên quan giữa dinh dưỡng với khả năng nhận thức của trẻ em trong trước mắt cũng như lâu dài là rất rõ ràng. Trẻ em thiếu dinh dưỡng trong những năm đầu đời sẽ ảnh hưởng không tốt đến mức độ phát triển và kết quả học tập hiện tại cũng như sau này. Vì vậy, việc tổ chức tốt hoạt động nuôi dưỡng cho trẻ tại trường mầm non sẽ giúp cho trẻ phát triển tốt về thể lực cũng như trí tuệ, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ tại các trường mầm non. Ngoài ra việc chăm sóc trẻ ở nhà đúng cách cũng góp phần giảm thiểu trẻ bị suy dinh dưỡng sau đây mời quý vị cùng lắng nghe bài truyền thông mà tôi đã chọn lọc tìm hiểu từ những Giáo sư, Bác sỹ đầu ngành của nước ta, cũng như qua đợt tập huấn về vấn đề dinh dưỡng đầu năm học do Phòng GD và ĐT tổ chức. 2.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Chúng ta tìm hiểu khái niệm: 1. Suy dinh dưỡng là gì?. Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể không được cung cấp đầy đủ năng lượng và proteincũng như các yếu tố vi lượng khác để đảm bảo cho cơ thể PT. SDD làm ảnh hưởng tới sự phát triển thể chât, tinh thần và vận động của trẻ. 3.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> 2. Nguyên nhận: Do dinh dưỡng: nuôi trẻ không đúng phương pháp khi mẹ thiếu hoăc mất sữa cho trẻ ăn bổ sung không đúng cả về số lượng và chất lượng, nguyên nhân quan trọng nhất hay gặp là: Do bà mẹ thiếu kiến thức dinh dưỡng hoặc không có thời gian chăm sóc con cái. Do ốm đau kéo dài: trẻ mắc bệnh nhiểm khuẩn đường hô hấp, tiêu hóa nhiều lần, biến chứng sau các bệnh viêm phổi, sởi, lị… Do điều kiện kinh tế xã hội.. 4.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> 3. Những trẻ có nguy cơ dễ bị suy dinh dưỡng Trẻ không được ăn đúng và đủ theo lứa tuổi Người mẹ bị suy dinh dưỡng Các bệnh nhiễm khuẩn như viêm đường hô hấp, tiêu chảy, các bệnh ký sinh trùng Thiếu chǎm sóc hay đứa trẻ bị “bỏ rơi”: 5.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> 4. Hậu quả của SDD là: - Tăng nguy cơ mắc bệnh: nhiểm trùng hô hấp, tiêu chảy….SDD là điều kiện thuận lợi để các. bệnh này xẩy ra và kéo dài, mắc bệnh làm cho trẻ ăn uống kém, nhu cầu năng lượng gia tăng, vì vậy suy dinh dưỡng ngày càng trở nên nặng nề hơn. Chậm phát triển thể chất: ảnh hưởng đến tầm vóc của trẻ. Nếu tình trạng SDD kéo dài đến thời gian dậy thì, chiều cao của trẻ càng bị ảnh hưởng trầm trong hơn. Chiều cao của trẻ được quy định bởi di truyền, nhưng dinh dưỡng chính là điều kiện cần thiêt để trẻ đại tối đa tiềm năng di truyền của mình. Chậm phát triển tâm thần: trẻ suy 6.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Biểu hiện của trẻ suy dinh dưỡng: Biểu hiện của suy dinh dưỡng ở trẻ mầm nói riêng và trẻ em nói chung là chậm lớn và thường hay mắc bệnh nhiễm khuẩn như tiêu chảy và viêm đường hô hấp, trẻ bị giảm khả nǎng học tập, nǎng suất lao động kém khi trưởng thành.. 7.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> 5.Xác định suy dinh dưỡng Sử dụng biểu đồ tăng trưởng để đánh giá tình trạng SDD. Kết quả nằm từ trong kênh -2 đến +2 là bình thường. Nếu kết quả của trẻ nằm ở kênh dưới -2 và -3 là SDD vừa và nặng 6. Xử lý khi trẻ bị suy dinh dưỡng Thường xuyên trao đổi với cha mẹ trẻ về tình trạng dinh dưỡng của trẻ ,cách chế biến bữa an ở nhà để trẻ có chế độ dinh dương tốt nhất cả ở nhà và ở trường sử dụng các thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng sẵn có tại địa phương. Với những trẻ bị duy dinh dưỡng vì bữa chính trẻ không hấp thu đủ chất nên tăng thêm bữa phụ. 8.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> 7. Phòng chống suy dinh dưỡng . Vận động nuôi con bằng sữa mẹ và ăn bổ sung hợp lý. Xây dựng thưc đơn hợp lý, đối với những nơi trẻ SDD nhiều tăng chất béo tối đa theo nhu cầu khuyến nghị. Theo dõi trẻ qua chấm biểu đồ tăng trưởng. Bữa ăn phải cân đối giữa năng lượng ăn vào và năng lượng tiêu hao: Một khẩu phần ăn cân đối sẽ giúp cho cơ thể có đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển, duy trì sự sống và làm việc, vui chơi giải trí. Bữa ăn phải điều độ theo yêu cầu dinh dưỡng : Phấn đấu bữa ǎn nào cũng có đủ 4 món cân đối 9.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Ngoài cơm cần có đủ 3 món nữa là: rau quả đậu phụ, vừng lạc, cá, thịt, trứng và canh Luân phiên thay đổi món ăn giúp trẻ ngon miệng, chǎm sóc về tâm lý, tình cảm và chǎm sóc về vệ sinh vấn đề chủ quan của phần đông người lớn. Dùng nguồn nước sạch, tẩy giun theo định kỳ, rửa tay trước khi ǎn và sau khi đi đại tiểu tiện. Đảm bảo vệ sinh thực phẩm, thức ǎn không là nguồn gây bệnh. Lưu ý: Không cai sữa con khi trời đang nóng hoặc quá lạnh, khi trẻ đang ốm, và lưu ý giai đoạn chuyển ăn bột sáng ăn chá, từ chao sáng cơm trẻ chưa thích nghi kịp. Khi thay dổi môi trường sốngnhư bắt đầu đi học ở nhà trẻ trẻ chưa thích nghi kịp thời nên có phản ứng ăn kém ngủ kém dễ sút cân 10.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> TIÊM CHỦNG, UỐNG VITAMINA, TẨY GIUN, VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM CÁC NHÓM THỰC PHẨM: Thực phẩm giàu chất bột đường: chủ yếu là gạo, ngoài ra có thể thay thế bằng bánh phở, bánh đa, bánh mì, mì sợi, miến, khoai tây, ngô, khoai lang, sắn.... 11.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Lựa chọn thực phẩm để có thực đơn cân đối hợp lý. 12.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Lựa chọn thực phẩm để có thực đơn cân đối hợp lý Thực phẩm giàu chất đạm: chọn các thực phẩm tươi sống có chất lượng tốt và phối hợp với nhau như:  Cá tươi + thịt lợn  Trứng + thịt; tôm + thịt;  Lạc, vừng + thịt  Đậu phụ + thịt  Đậu hạt + thịt ….. 13.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Lựa chọn thực phẩm để có thực đơn cân đối hợp lý Thực phẩm giàu chất béo: dầu thực vật, hoặc mỡ lợn, lạc, vừng, bơ…... 14.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Lựa chọn thực phẩm để có thực đơn cân đối hợp lý Thực phẩm giàu Vitamin và muối khoáng: Các loại rau quả tươi là nguồn cung cấp Vitamin và muối khoáng cần thiết hàng ngày cho cơ thể. 15.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> II. Phòng chống thừa cân béo phì. 1.Khái niệm: Thừa cân béo phì là tình trạng cân nặng vượt quá quy định, tích lũy mỡ thái quá không bình thường một cách cục bộ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe • 2. Các yếu tố nguy cơ gây béo phì • - Có nhiều yếu tố dẫn đến thừa cân, béo phì. Trong đó, thói quen trong ăn uống: như phổ biến nhất là tình trạng năng lượng khẩu phần vượt quá nhu cầu, nhất là năng lượng do chất béo và bột, đường cung cấp. Trẻ được nuôi bằng sữa bò có nguy cơ thừa cân - béo phì cao hơn trẻ bú mẹ, vì thức ăn nhân tạo giàu protein và muối, làm tăng áp lực thẩm thấu, gây cảm giác khát, kích thích trẻ ăn nhiều hơn, .. 16.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Trẻ ít vận động. • - Giảm hoạt động thể lực cũng là yếu tố nguy cơ cao của thừa cân, béo phì. Hiện có nhiều trẻ không tham gia thể dục thể thao, ít đi bộ, đi xe đạp... mà dành nhiều thời gian cho hoạt động tĩnh tại như xem vô tuyến, chơi điện tử. Theo một số nghiên cứu, trong khi xem vô tuyến, sự trao đổi chất giảm đáng kể. – • Ngủ ít: cũng gây béo vì làm giảm tiêu mỡ (quá trình này diễn ra mạnh nhất vào ban đêm khi ngủ). Nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước đã chứng minh mối liên quan giữa thời gian ngủ ngắn với chứng béo phì.. 17.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> - Yếu tố gia đình, di truyền • Tuy chưa chứng minh được đầy đủ vai trò của di truyền đối với chứng thừa cân, béo phì nhưng thực tế cho thấy, nguy cơ này sẽ tăng lên ở những đứa trẻ có cha hoặc mẹ nặng cân, đặc biệt là khi cả cha mẹ đều béo, đột biến đơn gen, tác động đa gen. • - Yếu tố kinh tế xã hội: • - Bệnh nội tiết: • - Do tác dụng phụ của thuốc: 18.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> 3. Hậu quả của chứng thừa cân, béo phì • Chứng thừa cân, béo phì ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ khi trưởng thành. Những trẻ béo sẽ ngừng tăng trưởng sớm. Trước dậy thì, chúng thường cao hơn so với tuổi nhưng khi dậy thì, chiều cao ngừng phát triển và trẻ có xu hướng thấp hơn so với bạn bè. Ngoài ra, chứng béo phì cũng làm tăng nguy cơ bệnh tật (tim mạch, tăng huyết áp, tiểu đường, sỏi mật, viêm khớp...) và tử vong. • Mắc các bệnh về da, do cọ xát giữa quần ao với da khi vận động. • Mắc các bệnh về hô hấp; về tim mạch; đường tiêu hóa; về nội tiết và chuyển hóa. • Hậu quả về kinh tế xã hội của béo phì, gây ảnh hưởng đến tâm lý ở trẻ em 19.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Tuyên tuyền, tư vấn cho phụ huynh • Cha mẹ cần phối hợp với nhà trường để phát hiện sớm suy dinh dưỡng hoặc thừa cân, béo phì để xử trí kịp thời. • Chế biến khẩu phần ăn của trẻ cần cân đối, hợp lý, nên phối hợp nhiều loại thức ăn, tránh ăn một loại thực phẩm nào đó. • Nếu uống sữa nên uống không đường, trẻ lớn nên uống sữa gầy (sữa bột tách bơ). Không nên uống sữa đặc có đường. Chế biến thức ăn: Hạn chế các món rán, xào, nên làm các món luộc, hấp, kho. • Nên nhai kỹ và ăn chậm, ăn đều đặn, không bỏ bữa, không để trẻ quá đói, vì nếu bị quá đói, trẻ ăn nhiều trong các bữa sau làm mỡ tích luỹ nhanh hơn. 20.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> Nên ăn nhiều vào bữa sáng để tránh ăn vặt ở trường, giảm ăn về chiều và tối. Nên ăn nhiều rau xanh, quả ít ngọt. Giảm bớt gạo thay bằng khoai, ngô là những thức ăn cơ bản giàu chất xơ . Cháo, bột cần có mức năng lượng thấp, không cho thêm các thực phẩm nhiều béo vào bát bột, cháo của trẻ như: bơ, phomat, sữa giàu béo • Trẻ ăn uống hoạt động tích cực để phòng thừa cân, béo phì • Hạn chế tối đa cho trẻ uống các loại nước ngọt có ga • Cho trẻ ăn ít các loại bánh kẹo, đường mật, kem, sữa đặc có đường. • Không nên dự trự sẵn các loại thức ăn giàu năng lượng như: Bơ, pho mát, bánh, kẹo, chocoat, kem, nước ngọt trong nhà. • Không nên cho trẻ ăn vào lúc tối trước khi đi ngủ. • So với điều trị bằng chế độ ăn, tăng cường hoạt động thể lực tỏ ra có hiệu quả hơn, giúp trẻ phát triển chiều cao và duy trì sức khoẻ tốt. • Trẻ tăng cường vận động để phát triển cân đối, không bì thừa cân, béo phì • Tạo niềm thích thú của trẻ đối với các hoạt động thể dục thể thao, đi bộ, bơi lội, đi xe đạp…. • 21.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> TƯ VẤN • Các bậc cha mẹ cần quan tâm ủng hộ và tạo mọi điều kiện giúp trẻ năng động.Chú trọng những sở thích của trẻ tham gia các môn thể thao dễ dàng gần gũi với cuộc sống như: đi bộ đến trường, chạy, nhảy dây, đá bóng, đánh cầu lông, đá cầu, leo cầu thang… • Nên hướng dẫn trẻ làm các công việc ở nhà: Lau dọn nhà cửa, xách nước tưới cây, bưng bê đồ đạc… • Hạn chế ngồi xem tivi, video, trò chơi điện tử… • Cân đối hợp lý giữa học và chơi, nên tạo điều kiện để trẻ được vui đùa chạy nhảy sau những giờ học căng thẳng để trẻ có thể phát triển cân đối cả thể chất và tinh thần. 22.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> Sau đây mời phụ hunh tìm hiểu một số vấn đề liên quan đến việctổ chức bếp ăn trong trường mầm non. Chia sẻ thuận lợi và khó khăn khi tổ chức bếp ăn cho trẻ tại trường mầm non và các biện pháp khắc phục Cơ sở vật chất Nguồn cung cấp thực phẩm Sơ chế, chế biến thực phẩm Chia và giao thức ăn cho các nhóm lớp Các vấn đề khác... 23.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> Phụ huynh là những người đóng góp công sức rấấ t lớn cho việc nấng cấấ p hệ thôấ ng cơ sơởvật chấấ t đặc biệt là bếấ p ăn bán trú cu ởa nhà trường. Yêu cầu về cơ sở vật chất của bếp Địa điểm đặt bếp ăn phải cách xa nguồn ô nhiễm có nguy cơ gây ô nhiễm thực phẩm. Diện tích: đảm bảo 0,3 - 0,35 m 2 cho một trẻ. Thiết kế, bố trí các khu vực của bếp như: khu tiếp nhận, sơ chế thực phẩm sống, khu chế biến nấu nướng, khu bảo quản, chia thức ăn; kho nguyên liệu thực phẩm, kho lưu trữ bảo quản thực phẩm, khu vực rửa tay và nhà vệ sinh phải có phân khu cách biệt. 24.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> Yêu cầu về cơ sở vật chất của bếp Thiết kế bếp theo nguyên tắc một chiều: Tiếp nhận thực phẩm  Sơ chế thực phẩm Chế biến thực phẩm  Chia thức ăn Có đủ dụng cụ để sơ chế, chế biến thực phẩm. Dụng cụ sử dụng cho sơ chế, chế biến thực phẩm tươi sống riêng và thực phẩm đã qua chế biến riêng. Có tủ lạnh để cất giữ thực phẩm. 25.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> Yêu cầu về cơ sở vật chất của bếp Khu thực phẩm chín phải bảo đảm vệ sinh: + Có bàn hoặc giá cao cách mặt đất ít nhất 60cm. + Phòng, chống bụi bẩn, ruồi, dán và côn trùng gây bệnh. + Có đủ dụng cụ bảo đảm vệ sinh để kẹp, gắp, xúc thức ăn khi chia thức ăn chín. + Có đủ dụng cụ chứa đựng thức ăn, dụng cụ ăn uống bảo đảm sạch sẽ. Có đủ nước sạch để sử dụng, chất lượng nước phải được cơ quan Y tế kiểm định. Dụng cụ chứa nước phải đảm bảo sạch, không thôi các chất gây độc và định kỳ thau rửa. 26.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> Yêu cầu về nhân viên nhà bếp Có kiến thức về nấu ăn và vệ sinh an toàn thực phẩm Khỏe mạnh – không mắc bệnh truyền nhiễm, được khám sức khỏe định kỳ. Thường xuyên mặc quần áo công tác khi làm việc. Thực hiện rửa tay theo qui định Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch vào các thời điểm sau: + Rửa tay sau khi: Đi vệ sinh, tiếp xúc với thực. phẩm sống, chạm tay vào rác, sau mỗi lần nghỉ… + Rửa tay trước khi: Chế biến, tiếp xúc với thực phẩm, chia thức ăn cho trẻ. + Rửa tay khi tay bẩn.. 27.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> Yêu cầu và nguyên tắc lưu mẫu thức ăn. Đảm bảo 3 đủ Có đủ dụng cụ để lưu mẫu, dụng cụ phải được rửa sạch, khử trùng, có nắp đậy. Mỗi loại thức ăn phải để trong một hộp riêng. Có đủ lượng mẫu tối thiểu: Thức ăn đặc khoảng 150 gam, thức ăn lỏng khoảng 250 ml. Đủ thời gian lưu mẫu là 24 giờ. 28.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> Nguồn cung cấp thực phẩm *Hợp đồng thực phẩm • Trường Mầm non phải có hợp đồng cung cấp thực phẩm với các cá nhân hoặc cơ sở có độ tin cậy nhằm các mục đích sau đây:  Được cung cấp thực phẩm đảm bảo chất lượng về Vệ sinh An toàn Thực phẩm và được bảo đảm bằng sự cam kết và có tính pháp lý trước pháp luật của bên cung cấp thực phẩm.  Đảm bảo giá cả hợp lý, ổn định. 29.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> Giao nhận thực phẩm Hàng ngày phải có sổ ghi chép về tình trạng thực phẩm (chất lượng, số lượng) khi giao nhận. Người tiếp nhận thực phẩm phải có kiến thức và trách nhiệm kiểm tra để đảm bảo các thực phẩm được tươi sạch. Khi nhận thực phẩm ngoài nhân viên nhà bếp nên có đại diện của trường cùng kiểm tra chất lượng thực phẩm. 30.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> Sơ chế thực phẩm. Sơ chế thực phẩm trên bàn hoặc bệ.. 31.

<span class='text_page_counter'>(32)</span> Sơ chế thực phẩm Sơ chế cẩn thận thực phẩm sống Thực phẩm tươi phải sơ chế và cho vào chế biến ngay. Lựa chọn phần ăn được, loại bỏ các vật lạ lẫn vào TP. Thực phẩm đông lạnh phải làm tan băng đá và rửa sạch trước khi chế biến, nấu nướng. Rau phải rửa kĩ dưới vòi nước chảy hoặc rửa 3 lần trở lên. Nếu lượng rau nhiều phải chia nhỏ ra rửa làm nhiều đợt. Sau đó nên ngâm khoảng 30 phút rồi rửa lại một lần nữa. Các loại quả phải rửa sạch, gọt vỏ trước khi sử dụng.32.

<span class='text_page_counter'>(33)</span> Sơ chế thực phẩm Để riêng thực phẩm sống và chín Không để lẫn thịt, gia cầm, hải sản sống với các thực phẩm khác. Dụng cụ như dao, thớt...để chế biến thực phẩm sống và thực phẩm chín phải sử dụng riêng biệt. Đựng thực phẩm trong các dụng cụ có nắp đậy để tránh tiếp xúc giữa thực phẩm sống và chín. 33.

<span class='text_page_counter'>(34)</span> Chế biến món ăn cho trẻ nhà trẻ Khi chế biến TP cần đảm bảo phù hợp với đặc điểm sinh lý và khả năng tiêu hoá của trẻ: Đối với chế độ ăn bột + Trẻ 7-8 tháng: mới chuyển tiếp từ bú mẹ sang ăn sam. Quấy bột với nước hầm các TP, (rau, thịt) hoặc lòng đỏ trứng gà luộc bóp mịn tơi, bát bột khi nấu xong phải mịn, xúc thành miếng. Bữa phụ của trẻ nên là sữa, nước quả rồi chuyển dần sang quả chín nghiền mịn. + Khi trẻ 8-12 tháng: Quấy bột với TP xay nhỏ mịn, hoặc băm thật nhỏ, nấu chín nhừ. Khi chế biến cần thay đổi món: bột ngọt, bột mặn, súp thịt rau... để trẻ ăn ngon miệng. Bữa phụ của trẻ ăn bột đặc có thể là sữa, nước quả, quả chín nghiền hoặc cắt miếng nhỏ. 34.

<span class='text_page_counter'>(35)</span> Thực hành VS Chế biến món ăn cho trẻ nhà trẻ trong khâu chế biến, sử dụng, bảo quản TP Đối với chế độ ăn cháo (trẻ 12-18 tháng): nấu cháo sánh, nhừ với nhiều loại TP khác nhau. Cháo nấu cho trẻ mới chuyển từ ăn bột sang ăn cháo nên nghiền qua rá (lưới rây), hoặc xay ( bằng cối xay sinh tố), nên đun sôi lại trước khi cho trẻ ăn. Đối với chế độ ăn cơm nát ( trẻ từ 18 - 24 tháng): TP thái miếng nhỏ và vừa ăn, phù hợp với trẻ chuyển từ ăn cháo sang ăn cơm để cho trẻ tập nhai. Cơm hơi nát, mềm dẻo, thức ăn chín tới, thơm ngon, nóng, hấp dẫn cả mùi vị và màu sắc. Đối với chế độ ăn cơm thường (trẻ 24-36 tháng): TP thái miếng vừa ăn để trẻ tập nhai, phù hợp với trẻ trên 2 tuổi. Cơm mềm dẻo, thức ăn chín tới, thơm ngon, nóng, hấp dẫn cả mùi vị và màu sắc, 35.

<span class='text_page_counter'>(36)</span> Chế biến món ăn cho trẻ mẫu giáo  Cần phải chọn TP tươi, ngon, đảm bảo an toàn và phối hợp các loại TP với nhau để bổ sung cho hoàn chỉnh khẩu phần trong mỗi bữa ăn của trẻ.  Chế biến TP phù hợp với đặc điểm sinh lý và khả năng tiêu hoá của trẻ như: Cơm mềm dẻo, thức ăn chín tới, thơm ngon , nóng, hấp dẫn cả mùi vị và màu sắc, TP thái miếng nhỏ và vừa ăn với trẻ. 36.

<span class='text_page_counter'>(37)</span> Lưu ý trong chế biến thức ăn cho trẻ Dùng nước sạch, an toàn để chế biến thức ăn đồ uống và rửa dụng cụ Sử dụng nước máy, nước giếng, nước mưa, sông suối... đã qua xử lí hoặc lắng lọc. Nước phải trong, không màu, không mùi, không vị lạ. Nếu nguồn nước có nghi ngờ nên đề nghị cơ quan Y tế kiểm tra. 37.

<span class='text_page_counter'>(38)</span> Lưu ý trong chế biến thức ăn cho trẻ Đun, nấu kỹ • Đun, nấu kỹ thực phẩm, đảm bảo chín: + Đặc biệt chú ý khi chế biến một số món ăn như: thịt quay, hỗn hợp nhiều loại thịt, gia cầm nguyên con, trứng và hải sản… + Yêu cầu với thịt và gia cầm: sau khi nấu phải đảm bảo nước trong, miếng thịt trong và không có mầu hồng.. • Sử dụng nước đã đun sôi để uống hoặc dùng pha chế nước giải khát, làm kem, nước đá. 38.

<span class='text_page_counter'>(39)</span> Lưu ý trong chế biến thức ăn cho trẻ Lưu ý khi sử dụng dầu ăn, mỡ trong chế biến Dụng cụ đựng dầu ăn, mỡ: Nên đựng vào bình thuỷ tinh sẫm màu hoặc đồ sứ có nắp đậy kín (tránh để dầu ăn, mỡ tiếp xúc trực tiếp với không khí). Không nên đựng trong các đồ đựng bằng đồng, gang, sắt tây. Để chỗ khô ráo. Không để ở nơi có nhiệt độ cao, nhiều ánh sáng (nhiệt độ luôn giữ khoảng 17 0C – 220 C) Dùng trong thời hạn nhất định. Khi có mùi hôi hoặc khét phải bỏ ngay. Tuyệt đối không dùng lại dầu ăn hoặc mỡ đã qua sử dụng. 39.

<span class='text_page_counter'>(40)</span> Chia và giao thức ăn cho các nhóm, lớp Nên chia và giao thức ăn cho các nhóm lớp khi thức ăn còn nóng, vừa nấu chín xong. Các loại hoa quả chuối, cam, dưa...và các loại quả khác thì cần chia và cho trẻ ăn ngay khi vừa bóc vỏ hay cắt ra. Không sử dụng thức ăn còn lại từ hôm trước cho trẻ ăn. Chia nước uống về các nhóm, lớp trong bình đựng nước uống sạch, bằng vật liệu chuyên dùng chứa đựng thực phẩm. Nước uống đun sôi cho trẻ uống nên sử dụng trong ngày (24 h). 40.

<span class='text_page_counter'>(41)</span> Chia và giao thức ăn cho các nhóm, lớp Nhân viên nhà bếp phải đội mũ, đeo khẩu trang và mặc quần áo công tác khi chia thức ăn. Chia thức ăn bằng dụng cụ chia, gắp thức ăn, không dùng tay trực tiếp chia thức ăn. Dụng cụ đựng thức ăn phải có nắp đậy để tránh bụi bẩn khi mang về các nhóm, lớp. 41.

<span class='text_page_counter'>(42)</span> Nội dung 3 Tổ chức bữa ăn cho trẻ tại nhóm, lớp Hoạt động 4 Thảo luận theo nhóm: Khó khăn và thuận lợi khi tổ chức bữa ăn cho trẻ tại nhóm, lớp và biện pháp khắc phục - Về cơ sở vật chất của nhóm, lớp - Về chăm sóc bữa ăn phù hợp với từng trẻ tại. nhóm, lớp. 42.

<span class='text_page_counter'>(43)</span> Phản hồi hoạt động 4 Yêu cầu về tổ chức bữa ăn cho trẻ tại nhóm, lớp Cơ sở vật chất Bàn ăn: 4-6 trẻ /1 bàn, sạch sẽ, hợp vệ sinh. Có đủ dụng cụ phục vụ ăn uống cho trẻ theo đúng quy định và đảm bảo vệ sinh: +Đủ ca, cốc, bát thìa sạch. +Bình đựng nước có nắp đậy sạch sẽ, không có cặn bẩn. + Khăn mặt của trẻ sạch không hôi mốc. Khăn được giặt hằng ngày bằng xà phòng và phơi khô.. Sắp xếp chỗ ngồi ăn của trẻ hợp lý (trẻ bé ngồi riêng, trẻ lớn ngồi riêng, trẻ cần có sự giúp đỡ của cô ngồi riêng) giáo viên có thể quan sát, theo dõi, thuận tiện cho cả nhóm, lớp 43.

<span class='text_page_counter'>(44)</span> Yêu cầu về tổ chức bữa ăn cho trẻ tại nhóm, lớp Yêu cầu, nhiệm vụ của giáo viên Thường xuyên mặc quần áo công tác khi làm việc. Móng tay cắt ngắn, đầu tóc gọn gàng. Hiện tại không mắc bệnh truyền nhiễm Rửa sạch tay bằng xà phòng trước khi chia thức ăn cho trẻ, sau khi đi vệ sinh. Thường xuyên đeo khẩu trang, đội mũ khi chia thức ăn cho trẻ. 44.

<span class='text_page_counter'>(45)</span> Yêu cầu, nhiệm vụ của giáo viên Thức ăn được che đậy cẩn thận trước và sau khi về lớp. Chia thức ăn bằng dụng cụ, không bốc thức ăn khi chia. Cho trẻ ăn ngay sau khi chia. Không cho trẻ ăn thức ăn đã quá 2 giờ kể từ khi nấu xong. Luôn chăm sóc, nhắc nhở trẻ giữ gìn vệ sinh thân thể, quần áo của trẻ sạch sẽ, không có mùi hôi khai. Vệ sinh cho trẻ sạch sẽ sau khi ăn. Phát hiện được các cháu nghi ngờ ngộ độc thực phẩm, biết cách xử lí và có ghi chép. Giáo dục, nhắc nhở trẻ về nội dung phòng tránh ngộ độc do ăn uống (ăn chín, uống nước đã đun sôi, không tự ý uống thuốc….) 45.

<span class='text_page_counter'>(46)</span> Yêu cầu, nhiệm vụ của giáo viên. Trước khi ăn trẻ được rửa tay bằng xà phòng 46.

<span class='text_page_counter'>(47)</span> Tổ chức bữa ăn cho trẻ nhà trẻ tại nhóm Đọc trong tài liệu bồi dưỡng thường xuyên CBQL và GVMN 2016 “Bài Tổ chức hoạt động nuôi dưỡng cho trẻ học bán trú tại trường mầm non” Phần Tổ chức bữa ăn cho trẻ nhà trẻ tại nhóm theo từng độ tuổi. 47.

<span class='text_page_counter'>(48)</span> Lưu ý chăm sóc bữa ăn cho trẻ nhà trẻ Cho trẻ ăn chuyển dần từ thức ăn nghiền - > mềm - > ăn thức ăn miếng. Thời điểm chuyển chế độ ăn từ bột sang chế độ cháo hoặc từ cháo sang cơm nát, cơm thường tuỳ thuộc vào từng trẻ. ÷ Những trẻ quá yếu hoặc phát triển chậm so với độ tuổi, có thể chuyển chế độ ăn chậm hơn một vài tháng. ÷ Ngược lại, có những trẻ có thể cho chuyển chế độ ăn sớm hơn so với độ tuổi. Những ngày trẻ bị mệt hoặc đầy bụng, nên cho trẻ ăn nhẹ như cháo, mì... và không nhất thiết phải ép trẻ ăn cơm. Kiên trì tập cho trẻ quen dần với các loại thực phẩm chế biến ở nhà trẻ, nhất là trẻ mới đi nhà trẻ hoặc mới tập ăn cháo, cơm. 48 48.

<span class='text_page_counter'>(49)</span> Lưu ý chăm sóc bữa ăn cho trẻ nhà trẻ Quan tâm đến đặc điểm của từng trẻ như: trẻ mới tập ăn, trẻ ăn chậm, trẻ mới đi nhà trẻ, trẻ yếu hoặc mới ốm dậy. Dịu dàng, nhẹ nhàng, vui vẻ và động viên trẻ ăn hết suất, tránh doạ nạt, ép trẻ khi trẻ không muốn ăn hoặc bị nôn trớ. Nếu bữa nào trẻ kém ăn, giáo viên cần tìm hiểu nguyên nhân để báo cho nhà bếp hay y tế hoặc bà mẹ biết để chăm sóc trẻ tốt hơn. 49 49.

<span class='text_page_counter'>(50)</span> Lưu ý chăm sóc bữa ăn cho trẻ nhà trẻ Không nên cho trẻ ăn, uống khi trẻ ho, khóc hoặc ngủ gật tránh hóc và sặc. Khi trẻ ăn, uống, không được bịt mũi hoặc ngáng mồm, bắt trẻ nuốt. Lúc trẻ vừa ngủ dậy hoặc chơi xong, cần cho trẻ uống nước. Khi đang ăn, nếu trẻ đi vệ sinh thì cần thay và rửa sạch ngay cho trẻ. 50 50.

<span class='text_page_counter'>(51)</span> Tổ chức bữa ăn cho trẻ mẫu giáo tại lớp Trước khi ăn Hướng dẫn trẻ rửa sạch tay trước khi ăn. Hướng dẫn trẻ kê xếp bàn ghế, cho 4–6 trẻ ngồi một bàn, có lối đi quanh bàn dễ dàng. Chuẩn bị khăn mặt, bát, thìa, cốc uống nước đủ cho số lượng trẻ. Cô giáo chia thức ăn và cơm ra từng bát, trộn đều, cho trẻ ăn ngay khi thức ăn còn ấm , không để trẻ ngồi đợi lâu. 51.

<span class='text_page_counter'>(52)</span> Tổ chức bữa ăn cho trẻ mẫu giáo tại lớp Trong khi ăn Tạo không khí vui vẻ, thoải mái cho trẻ trong khi ăn, nói năng dịu dàng, động viên, khuyến khích trẻ ăn hết suất. Chăm sóc, quan tâm hơn đối với những trẻ mới đến lớp, trẻ yếu hoặc mới ốm dậy. Đối với trẻ xúc cơm chưa thạo, ăn chậm hoặc biếng ăn, giáo viên có thể giúp trẻ xúc và động viên trẻ ăn nhanh hơn. Trong khi cho trẻ ăn, cần chú ý đề phòng trẻ bị hóc, sặc.. Sau khi ăn Hướng dẫn trẻ xếp bát, thìa, ghế vào nơi quy định, uống nước, lau miệng, lau tay sau khi ăn, đi vệ sinh (nếu trẻ có nhu cầu). 52.

<span class='text_page_counter'>(53)</span> Tổ chức bữa ăn cho trẻ mẫu giáo tại lớp. 53.

<span class='text_page_counter'>(54)</span> Xin trân trọng cảm ơn quý vị đã chú ý lắng nghe!. Nguồn: Tổ chức y tế Thế giới (WHO).

<span class='text_page_counter'>(55)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×