Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.62 KB, 7 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngày soạn: 29/4/2021 Tiết 47 ÔN TẬP HỌC KÌ II I. Mục tiêu bài dạy 1 .Về kiến thức Những kiến thức cơ bản trong giai đoạn từ năm 1954-1975 2. Về kĩ năng - Rèn luyện kĩ năng phân tích, nhận định, đánh giá sự kiện lịch sử. - Kĩ năng sống: Kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tư duy, kĩ năng hợp tác 3. Về tư tưởng Bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu nước, tinh thần cách mạng, tinh thần đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế II. Chuẩn bị Giáo viên: Giáo án, tài liệu, tranh ảnh liên quan, Học sinh: Đọc và trả lời câu hỏi theo hệ thống câu hỏi sgk III. Phương pháp- kỹ thuật -PP: - Đàm thoại, tổng hợp, phân tích. - Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật đặt câu hỏi, nhóm, động não. IV.Tiến trình giờ dạy 1. Ổn định tổ chức (1p) - Kiểm tra sĩ số học sinh - Kiểm tra vệ sinh của lớp Lớp Ngày giảng Sĩ số Vắng 9A 9B 2. Kiểm tra bài cũ: Trong quá trình ôn tập. 3. Bài mới: 3.1 Hoạt động khởi động (1’) Giới thiệu bài 3.2 Hoạt động hình thành kiến thức mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1 (12p) I Xây dựng CNXH ở miền Bắc, đấu PP: Đàm thoại ,tổng hợp, phân tích. tranh chống đế quốc Mĩ và chính Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật đặt câu hỏi, quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954nhóm, động não. 1965) *MT : Hs hiểu được quá trình xây 1. Tình hình nước ta sau Hiệp định Pa dựng CNXH ở miền Bắc, đấu tranh ri chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài - Pháp rút quân về nước Gòn ở miền Nam (1954-1965) - Miền Bắc giải phóng ? Tình hình nước ta sau Hiệp định Pa ri - Mĩ nhảy vào miền Nam => Đất nước ntn? ta bị chia hai miền với hai chế độ chính trị, xã hội khác nhau 2. Miền Bắc hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, cải tạo quan hệ ? Công cuộc cải cách ruộng đất được sản xuất (1954-1960).
<span class='text_page_counter'>(2)</span> tiến hành vào thời gian nào? Kết quả ra - Cải cách ruộng đất được tiến hành từ sao? năm 1953 đến 1956 chia 5 đợt 3. Miền Nam đấu tranh chống chế độ Mĩ Diệm ? Miền Nam đấu tranh chống chế độ - Phong trào Đồng khởi (1959-1960) Mĩ Diệm ntn? Từ Bến Tre phong trào Đồng khởi lan ra khắp Nam Bộ và Trung Bộ. đã giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân kiểu mới của Mĩ 4. Đại hội toàn quốc lần III của Đảng (9/1960) ? Đại hội toàn quốc lần III của Đảng đề Đại hội đã đặt ra nhiệm vụ cho 2 miền: ra nhiệm vụ gì cho hai miền Nam-Bắc? Miền bắc xây dựng CNXH, thực hiện kế họach nhà nước 5 năm Miền Nam đẩy mạnh cách mạng dân Hoạt động 2 (10p) tộc dân chủ nhân dân. PP: - Đàm thoại ,tổng hợp, phân tích. II. Cả nước trực tiếp chiến đấu Kĩ thuật đặt câu hỏi, nhóm, động não. chống Mĩ cứu nước * MT : Hs nắm được tình hình cả nước 1. Các chiến lược chiến tranh của Mĩ trực tiếp chiến đấu chống Mĩ cứu nước “Chiến tranh đặc biệt”, ‘Chiến tranh ? Kể tên các chiến lược chiến tranh của cục bộ”, “Việt Nam hóa chiến tranh” Mĩ? và “Đông Dương hóa chiến tranh” Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, “Chiến tranh cục bộ”, “Việt Nam hóa chiến tranh” có điểm nào giống và khác nhau? 2. Tinh thần đấu tranh của nhân dân ta ? Kể tên các cuộc đấu tranh tiêu biểu chống các chiến lược. trong cuộc đấu tranh chống Mĩ cứu Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy tế nước của nhân dân ta? Mậu Thân (1968) ? Trận Điện Biên Phủ trên không có ý Trận Điện Biên Phủ trên không (từ nghĩa ntn? ngày 18- 29/12/1972) => Buộc Mĩ ? Nội dung của Hiệp định Pa ri ntn? phải ngồi vào bàn đàm phán kí kết Hoạt động 3 (13p) Hiệp định Pa ri năm 1973. ? So sánh tình hình lực lượng giữa ta và địch ? GV đọc TLTK Mĩ và quân đồng minh III. Hoàn thành giải phóng miền rút hết quân về nước, làm cho chính Nam thống nhất đất nước (1973quyền Sài Gòn mất chỗ dựa. Viện trợ 1975) của Mĩ về quân sự, kinh tế, tài chính 1. Sau Hiệp định Pa ri so sánh lực giảm đáng kể chỉ còn một nửa lượng giữa ta và địch có lợi cho ta: Về phía ta: Trong điều kiện hòa bình miền bắc đẩy mạnh sản xuất và xây 2. Hoàn thành giải phóng miền Nam dựng, làm tăng tiềm lực kinh tế quốc thống nhất đất nước phòng tạo điều kiện tăng cường cho - Đảng đề ra chủ trương, kế họach giải miền Nam. ậ miền nam vùng giải phóng hoàn toàn miền Nam trong hai.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> phóng được mở rộng, sản xuất đẩy năm 1975-1976 nhưng nếu thời cơ đến mạnh, đã tăng nguồn lực tại chỗ có thể giải phóng trong năm 1975 Hoạt động 3 (10p) Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân PP: Vấn đáp, phân tích. 1975 được bắt đầu (từ ngày 4/3 -> Kĩ thuật đặt câu hỏi, tư duy. 30/4/1975) và bằng ba chiến dịch: * MT : Hs hiểu được quá trình hoàn Chiến dịch Tây Nguyên; Chiến dịch thành giải phóng miền Nam thống Huế, Đà Nẵng; Chiến dịch Hồ Chí nhất đất nước (1973-1975) Minh ? Đảng ta có chủ trương, kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam ntn? ? Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân năm 1975 ntn? GV đọc TLTK Điều chỉnh, bổ sung: …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… 3.3. Hoạt động luyện tập (2p) Cuộc đấu tranh chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta trong 20 năm đã kết thúc thắng lợi, giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước. 3.4 Hoạt động vận dụng, sáng tạo (2’) 3. 5. Hướng dẫn học bài ở nhà: (1p) - ÔN tập toàn bộ nội dung của chương V, VI chuẩn bị thi học kì II - Hoàn thành các bài tập trong vở bài tập - Ôn tập toàn bộ kiến thức đã học. Ngày soạn:7 /4/2021 Tiêt 49 KIỂM TRA HỌC KÌ II I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nắm được kiến thức cơ bản, trọng tâm qua các bài đã học trong học kì II, vận dụng vào làm bài kiểm tra viết có hệ thống, lô gích, chính xác sự kiện. 2. Kỹ năng - Rèn luyện cho HS các kĩ năng : xác định câu đúng nhất, viết bài, kĩ năng vận dụng kiến thức để so sánh, đánh giá sự kiện..... - Kĩ năng sống: ra quyết định cách làm bài kiểm tra..
<span class='text_page_counter'>(4)</span> 3. Thái độ - Kiểm tra, đánh giá thái độ, tình cảm của học sinh đối với các sự kiện, nhân vật lịch sử… 4. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực tự chủ, tự học; giao tiếp hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Năng lực tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật; xác định mối liên hệ, tác động giữa các sự kiện, hiện tượng; so sánh, phân tích, khái quát hóa; nhận xét, đánh giá, rút ra bài học lịch sử; vận dụng kiến thức lịch sử để giải quyết vấn đề thực tiễn đặt ra; thông qua sử dụng ngôn ngữ thể hiện chính kiến của mình... II. HÌNH THỨC RA ĐỀ - Trắc nghiệm + Tự luận. - Thời gian: 45 phút. I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm) Hãy chọn đáp án đúng nhất (Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm). Câu 1. Sự kiện nào đã giúp Nguyễn Ái Quốc khẳng định “Muốn cứu nước giải phóng dân tộc không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản”? A. Đưa bản yêu sách đến Hội nghị Véc xai (18-6-1919). B. Đọc sơ thảo luận cương của Lê nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (7-1920). C. Ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đến tư tưởng cứu nước của Nguyễn Ái Quốc. D. Bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (12-1920). Câu 2. Theo anh (chị), những câu thơ sau đã nhắc đến sự kiện lịch sử nào ở Việt Nam năm 1941? “Ôi sáng xuân nay, Xuân 41 Trắng rừng biên giới nở hoa mơ Bác về, im lặng, con chim hót Thánh thót bờ lau vui ngẩn ngơ...” A. Nguyễn Ái Quốc bị bắt ở Quảng Tây. B. Nguyễn Ái Quốc được trả tự do. C. Nguyễn Ái Quốc trở về Việt Nam. D. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng tháng 5-1941. Câu 3. Nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam thời kì 1939 - 1945 là gì? A. Đánh đổ đế quốc, phát xít xâm lược giành độc lập dân tộc. B. Đánh đổ các giai cấp bóc lột giành quyền tự do dân chủ. C. Lật đổ chế độ phong kiến giành ruộng đất cho dân cày. D. Lật đổ chế độ phản động thuộc địa cải thiện dân sinh. Câu 4. Âm mưu cơ bản của Mĩ trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt” ở miền.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> Nam Việt Nam (1961-1965) là A. đưa quân Mĩ ào ạt vào miền Nam. B. đưa quân chư hầu vào miền Nam Việt Nam. C. “Lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”. D. “Dùng người Việt đánh người Việt”. Câu 5. Ngày 16-4-1972 ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử gì? A. Mĩ cho máy bay ném bom bắn phá một số nơi thuộc liên khu V. B. Mĩ chính thức tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai. C. Mĩ cho phong tỏa toàn bộ các cửa sông, luồng lạch, vùng biển miền Bắc. D. Mĩ đánh phá cảng Hải Phòng. Câu 6. Ý nghĩa quan trọng nhất của Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam? A. Hoa Kì công nhận sự tồn tại của các lực lượng chính trị ở miền Nam. B. Hoa Kì công nhận các quyền dân tộc cơ bản của miền Nam. C. Để nhân dân miền Nam tự quyết định tương lai chính trị của mình. D. Hoa Kì công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam và rút quân về nước. Câu 7. Về bản chất các chiến lược chiến tranh Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam trong giai đoạn 1954-1975 đều là A. chiến tranh giới hạn. B. chiến tranh xâm lược thực dân kiểu cũ. C. chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới. D. chiến tranh chính nghĩa để hỗ trợ đồng minh. Câu 8. Ai là người Việt Nam đầu tiên được trao tặng giải thưởng Nobel về hòa bình năm 1973? A. Lê Đức Thọ. B. Xuân Thủy. C. Nguyễn Thị Bình. D. Nguyễn Duy Trinh. II. TỰ LUẬN (6 điểm) Câu 1. (3,0 điểm) Em hãy chỉ ra điểm khác nhau về: lực lượng, quy mô, vai trò của Mĩ giữa chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 - 1968) và chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969 - 1973) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam. Câu 2. (3,0 điểm) Tại sao năm 1950, Đảng ta quyết định mở chiến dịch Biên giới thu đông? Trình bày kết quả chính của chiến dịch Biên giới thu - đông năm1950. -----------------------------Hết-------------------------------HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ II.
<span class='text_page_counter'>(6)</span> I. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm) Mỗi câu đúng 0,5 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án B C A D B D C A II. TỰ LUẬN ( 6,0 điểm) Câ Nội dung Điểm u * Điểm khác nhau về: lực lượng, quy mô, vai trò của Mĩ giữa chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 - 1968) và chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969 - 1973) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam là: - Lực lượng: + Chiến lược “Chiến tranh cục bộ”: quân đội Mĩ, quân đồng minh của 0,5 Mĩ và quân đội Sài Gòn. + Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”: quân đội Sài Gòn là chủ yếu. 0,5 1 - Quy mô: + Chiến lược “Chiến tranh cục bộ”: thực hiện ở miền Nam và mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc 0,5 + Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”: thực hiện ở miền Nam, mở rộng chiến tranh phá hoại ở miền Bắc và sang cả Lào, Campuchia (thực 0,5 hiện Đông Dương hóa chiến tranh). - Vai trò của Mĩ: + Chiến lược “Chiến tranh cục bộ”: Trực tiếp tham chiến 0,5 + Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”: Cố vấn chỉ huy quân sự 0,5 * Đảng ta quyết định mở chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950 vì: - Sau chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947, cách mạng Việt Nam có 0,5 những thuận lợi mới: cách mạng Trung Quốc thắng lợi (1949), tình hình thế giới thay đổi có lợi cho ta không có lợi cho Pháp. - Bị thất bại trên chiến trường Đông Dương, Pháp ngày càng lệ thuộc vào 0,5 đế quốc Mỹ, Mỹ can thiệp và dính líu trực tiếp vào cuộc chiến tranh Đông Dương. - Để cứu vãn tình thế, Pháp thực hiện kế hoạch Rơve nhằm khóa chặt 0,5 biên giới Việt-Trung, cô lập căn cứ địa Việt Bắc, thiết lập hành lang 2 Đông - Tây và chuẩn bị tấn công Việt Bắc lần thứ hai. - Để phá vỡ âm mưu của địch, Đảng và Chính phủ ta quyết định mở 0,5 chiến dịch Biên giới, nhằm tiêu diệt bộ phận sinh lực địch, khai thông biên giới, mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc. * Kết quả: - Sau hơn 1 tháng chiến đấu, ta giải phóng biên giới Việt-Trung dài 750 0,5 km từ Cao Bằng đến Đình Lập, giải phóng 35 vạn dân, phá vỡ thế bao vây của địch. 0,5 - Kế hoạch Rơ ve của Pháp bị phá sản..
<span class='text_page_counter'>(7)</span>
<span class='text_page_counter'>(8)</span>