Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.96 KB, 17 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>Thứ hai ngày 31 tháng 10 năm 2016. TẬP ĐỌC { Tiết 19 } ÔN TẬP (TIẾT 1) THỜI GIAN: Dự kiến 35 phút I.Mục tiêu: - Đọc rành mạch, trôi chảy bài tập đọc đã học theo tốc độ qui định giữa HKI (khoảng 75 tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp. Với nội dung đoạn đọc - Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự. II. Phương tiện dạy học: - Gv: Chuẩn bị đoạn văn đọc diễn cảm. - Hs:Sgk, Vbt III. Tiến trình dạy học: 1. KTBC (5 phút): Điều ước của vua Mi-đát - Hs đọc bài, nêu ý nghĩa của bài - Gv nhận xét 2. Bài mới: GTB: Ôn tập - Tiết 1. Hoạt động 1(9 phút): Hướng dẫn học sinh luyện đọc. - Gọi Hs đọc lại từng bài tập đọc - Gv đặt câu hỏi, gợi ý Hs trả lời- Hs đọc lại các bài học thuộc lòng. Hoạt động 2(20 phút): Thực hành *Bài tập 2 : Hs đọc yêu cầu bài. + Những bài tập đọc như thế nào gọi là truyện kể? + Hãy kể tên các bài tập đọc và truyện kể thuộc chủ điểm “Thương người như thê thương thân” +Gv nhận xét và yêu cầu Hs nhắc lại. *Bài tập 3: Hs đọc yêu cầu bài. + Hs thảo luận cách làm theo nhóm- Trình bày – Báo cáo – Nx – Tuyên dương. 3. Củng cố - Dặn dò: 1 phút - Gv nhận xét tiết học. IV. Phần bổ sung: …………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………………….. ________________________________________. TOÁN { Tiết 46 } LUYỆN TẬP THỜI GIAN: Dự kiến 35 phút I. Mục tiêu: -Nhận biết được góc tù, góc nhọn, góc bẹt, góc vuông, đường cao của hình tam giác. -Vẽ được hình chữ nhật, hình vuông. -BT cần làm 1,2,3,4a II. Phương tiện dạy học: - Gv: Bảng phụ ghi các bài tập. - Hs: Sgk, nháp III. Tiến trình dạy học: 1.Hoạt động 1: KTBC ( 5 phút) - Gọi Hs lên bảng làm bài 2,3 (SGK/55) - Gv nhận xét bài làm của Hs. 2.Hoạt động 2: (25 phút) Thực hành Luyện tập Bài 1: Hs đọc yêu cầu bài tập. * Mục tiêu: Nêu được các góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt Cả lớp làm vào vở - 1 hs làm vào bảng phụ. Cả lớp nhận xét, sửa sai . Bài 2: Hs đọc yêu cầu bài tập..
<span class='text_page_counter'>(2)</span> *Mục tiêu: HS giải thích được AH không là đường cao của hình tam giác ABC vì AH không vuông góc với cạnh đáy BC. - Cả lớp làm vào vở - Mời hs giải thích. Cả lớp nhận xét, sửa sai . Bài 3:Yêu cầu Hs vẽ được hình vuông ABCD có cạnh 3 cm *Mục tiêu: HS vẽ được hình vuông ABCD có cạnh 3 cm - Học sinh làm bài – trình bày-nhận xét Bài 4: Hs đọc yêu cầu bài tập. *Mục tiêu: HS vẽ được hình chữ nhật ABCD có chiều dài AB = 6cm, chiều rộng AD = 4cm - Hs thảo luận cách làm theo nhóm – Trình bày – Nx- Tuyên dương. 3. Hoạt động 3: (5 phút) Củng cố-dặn dò - Học sinh nhắc lại kiến thức - Giáo viên nhận xét tiết học. -BTVN: Bài 4b: IV.Phần bổ sung …………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… _______________________________________. CHÍNH TẢ { Tiết 10 } ÔN TẬP (TIẾT 2) THỜI GIAN: Dự kiến 35 phút I. Mục tiêu: - Nghe-viết đúng bài CT (tốc độ viết khoảng 75 chữ/15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng bài văn có lời đối thoại. Nắm được tác dụng của dấu Ngoặc kép trong bài CT - Nắm được qui tắc viết hoa tên riêng (Việt Nam và nước ngoài); bước đầu biết sửa lỗi chính tả trong bài viết. II. Phương tiện dạy học: - Gv: Bảng phụ, bút dạ. - Hs:Sgk, Vbt III. Tiến trình dạy học: 1.. KTBC ( 5 phút): Thợ rèn - Hs viết bảng con: 2 từ có vần uôn, uông - Gv nhận xét 2.. Bài mới: GTB: Ôn tập (Tiết 2). Hoạt động 1(15 phút) Hướng dẫn học sinh nghe - viết. - Giáo viên đọc bài viết. - Gọi 1 Hs đọc lại bài viết. - Giáo viên cho học sinh trả lời một số câu hỏi gợi ý. - Gv đọc bài, Hs viết bài vào vở. - Giáo viên cho Hs đổi vở sửa lỗi. - Giáo viên thu vở một số học sinh chấm điểm và nhận xét. Hoạt động 2(10 phút): Hướng dẫn học sinh làm bài tập. Bài 2: Học sinh đọc yêu cầu của bài tập. - Cả lớp làm bài tập. - Gọi một em học sinh nêu kết quả- Gv nhận xét Bài 3: Hs đọc yêu cầu bài tập. - Hs thảo luận về cách làm – Sau đó làm như bài 1. - Cả lớp nhận xét, sửa sai. 3.Củng cố-dặn dò 5 phút - Giáo viên gọi học sinh nêu lên các từ thường viết sai và viết lại. - Giáo viên nhận xét, đánh giá tiết học. IV. Phần bổ sung: …………………………………………………………………………….. …………………………………………. Đạo đức:. Tiết: 10. TIẾT KIỆM THỜI GIỜ (TIẾT 2) (Sgk / 14) -Tgdk: 35 phút A.Mục tiêu:.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Nêu được ví dụ về tiết kiệm thời giờ. - Biết được lợi ích của tiết kiệm thời giờ. - Bước đầu biết sử dụng thời gian học tập, sinh hoạt,… hằng ngày một cách hợp lí. (Không yêu cầu học sinh lựa chọn phương án phân vân trong các tình huống bày tỏ thái độ của mình về các ý kiến: tán thành, phân vân hay không tán thành mà chỉ có hai phương án: tán thành và không tán thành) B. Đồ dùng dạy học: - Gv: tranh sgK - Hs: sgk C. Các hoạt động dạy học: 1.Bài cũ:(Tiết kiệm thời giờ - Tiết 1) - Hs nhắc lại ghi nhớ .GVnhận xét đánh giá 2.Bài mới: GTB (Tiết kiệm thời giờ -Tiết 2) a. Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm 4 (Bài tập 1) */. Mục tiêu: Hs biết chọn những việc tiết kiệm thời giờ. -Hs trả lời bằng cách: Tán thành giơ biểu tượng mặt cười và không tán thành giơ bảng biểu tượng mặt khóc Kết luận: Gv nhận xét và chốt lại: + Tán thành: a, c, d + Không tán thành: b, đ, e b.. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm đôi. * Mục tiêu: Hs trao đổi về bản thân đã tiết kiệm thời giờ như thế nào? - Hs trao đổi theo cặp, trình bày. -Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Kết luận: Gv nhận xét chung, tuyên dương học sinh: dựa trên cơ sở các câu trả lời của Hs. c. Hoạt động 3: Trò chơi: Họa sĩ nhí. */ Mục tiêu: Hs giới thiệu tư liệu sưu tầm. - Các nhóm trình bày các tranh vẽ, các tư liệu sưu tầm.-GV nhận xét nhóm vẽ tranh đẹp nhất và sưu tầm tranh nhiều nhất. Kết luận: Gv nhận xét chung, tuyên dương Hs. 3. Củng cố-dặn dò: - Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại ghi nhớ. - Về nhà học bài và xem bài mới. - Giáo viên nhận xét tiết học. D. Phần bổ sung: …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………. ____________________________________________________________________________. Thứ ba ngày 1 tháng 11 năm 2016 THỂ DỤC Tiết bài: 19 ĐỘNG TÁC TOÀN THÂN CỦA BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG TRÒ CHƠI “CON CÓC LÀ CẬU ÔNG TRỜI” Sgv/ 74 - Thời gian dự kiến: 35 phút I .Mục tiêu: .-Bước đầu thực hiện được động tác toàn thân của bài thể dục phát triển chung (khi liên kết chưa cần nhớ thứ tự các động tác). - Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi II. Địa điểm – phương tiện: + Gv: Động tác toàn thân. + Hs: dụng cụ chơi. III . Các hoạt động dạy học: NỘI DUNG 1. Phần mở đầu * Tập hợp lớp, giáo viên phổ biến nội dung yêu cầu dạy học. * Học sinh khởi động, xoay các khớp. * Hs chạy nhẹ nhàng trên sân. 2 . Phần cơ bản 2 .1.Hoạt động1: Động tác toàn thân. * Giáo viên làm mẫu, phân tích động tác.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> * Gv hướng dẫn Hs tập động tác. + Lớp trưởng điều khiển theo sự hướng dẫn của giáo viên. * Chia tổ luyện tập. Gv theo dõi sửa sai cho Hs. * Các tổ trình diễn. * Giáo viên nhận xét, đánh giá và hướng dẫn học sinh sửa sai. 2. 2. Hoạt động 2: Trò chơi. - Giáo viên nêu tên trò chơi. - Giáo viên phổ biến luật chơi. - Giáo viên điều khiển học sinh chơi chính thức - Cả lớp nhận xét, tuyên dương đội nào thắng cuộc. 3 . Phần kết thúc: -Học sinh thả lỏng, hít thở sâu. -Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết học. IV. Phần bổ sung: …………………………………………………………………………………………. LUYỆN TỪ VÀ CÂU { Tiết 19 } ÔN TẬP GKI (TIẾT 3) THỜI GIAN: Dự kiến 35 phút I. Mục tiêu: - Lập được bảng từ ngữ (danh từ, động từ, tính từ, thành ngữ, tục ngữ) về chủ điêm đã học ở BT1 - Tìm được từ đồng nghĩa, trái nghĩa theo yêu cầu của BT2. II. Phương tiện dạy học: - Gv: Khổ thơ đọc diễn cảm. - Hs:Sgk, Vbt III. Tiến trình dạy học: 1. KTBC (5 phút): Ôn tập – Tiêt 1 - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc bài, trả lời một số câu hỏi. + Nêu ý nghĩa của bài học. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. 2. Bài mới: GTB: Điều ước của vua Mi - đát Hoạt động1(25 phút): Thực hành Bài 1: Ghi vào bảng các từ ngữ đã học thuộc các chủ điểm - Hs thảo luận cách làm theo nhóm- Đọc kết quả- Nx- Tuyên dương. Bài 2: Đặt câu theo các từ ngữ ở 3 chủ điểm trên - Hs tự làm vào vở bài tập- Đọc bài của mình cho cả lớp nghe- Nx- Tuyên dương. Bài 3:Lập bảng tổng kết về 2 dấu câu vừa học - Hs thảo luận cách làm theo nhóm- Đọc kết quả- Nx- Tuyên dương. 3. Củng cố - Dặn dò: 5phút - Nhắc lại một số kiến thức vừa ôn tập - Về nhà học bài, chuẩn bị bài mới. IV.Phần bổ sung: ……………………………………………………………………………... ………………………………………………………………………………………………... __________________________________________. TOÁN { Tiết 47 } LUYỆN TẬP CHUNG THỜI GIAN: Dự kiến 35 phút I. Mục tiêu: - Thực hiện được cộng , trừ các số có đến 6 chữ số -Nhận biết được hai đường thẳng vuông góc -Giải được bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó liên quan đến hình chữ nhật -BT cần làm 1a,2a,3b,4 II. Phương tiện dạy học: - Gv: Bảng phụ ghi các bài tập. - Hs: Sgk, nháp.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> III. Tiến trình dạy học: 1.Hoạt động 1:( KTBC ( 5 phút) (Luyện tập) - Gọi Hs lên bảng vẽ hình chữ nhật, hình vuông - Gv nhận xét bài làm của Hs. 2.Hoạt động 2:(25 phút) Thực hành : Luyện tập chung Bài 1: Đặt tính, tính kết quả- Hs đọc yêu cầu bài tập. *Mục tiêu: Thực hiện được cộng , trừ các số có đến 6 chữ số -Cả lớp làm vào vở - 1 hs làm vào bảng phụ. Cả lớp nhận xét, sửa sai . Bài 2: Tính bằng cách thuận tiện nhất *Mục tiêu: Vận dụng tính chất kết hợp , tính chất giao hoán của phép cộng . - Cả lớp làm vào vở - 1 hs làm vào bảng phụ. Cả lớp nhận xét, sửa sai . Bài 3:Cho hình vuông ABCD .Vẽ tiếp hình vuông BIHC để có hình chữ nhật. *Mục tiêu:Nhận biết được hai đường thẳng vuông góc - Học sinh làm theo cặp – trình bày-nhận xét Bài 4: Giải toán *Mục tiêu:Giải được toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó liên quan đến hình chữ nhật - Hs thảo luận cách làm theo nhóm – Trình bày – Nx- Tuyên dương 3. Hoạt động 3:(5 phút) Củng cố-dặn dò - Học sinh nhắc lại lý thuyết. - BTVN: 1b,2b,3a - Giáo viên nhận xét tiết học. IV.Phầnbổsung …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………………… _________________________________. KỂ CHUYỆN { Tiết 10 } ÔN TẬP (TIẾT 4) THỜI GIAN: Dự kiến 35 phút I. Mục tiêu: - Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1. - Nêu được một số điểm nổi bật về tính cách nhân vật trong vở kịch Lòng dân và bước đầu có giọng đọc phù hợp. II. Phương tiện dạy học: - Gv + Hs : Sgk III. Tiến trình dạy học: 1. KTBC (5 phút): Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia - Gọi Hs kể lại câu chuyện, nêu ý nghĩa câu chuyện. - Gv nhận xét. 2..Bài mới: GTB: Ôn tập (Tiết 4) Hoạt động 1(14 phút): Kiểm tra tập đọc và HTL - Gv gọi một số Hs đọc lại các bài tập đọc và HTL đã học - Gv đặt một số câu hỏi để Hs trả lời - Gv chốt lại, giúp Hs hiểu bài. Hoạt động 2(15 phút): Thực hành làm các bài tập - Ghi lại các nhân vật trong các bài tập đọc là truyện kể: - Hs thảo luận theo nhóm – Trình bày – Báo cáo – Nx – Tuyên dương. 3.Củng cố - dặn dò 5phút - Giáo viên nhận xét và đánh giá chung tiết dạy. IV. Phần bổ sung: …………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………………….. KĨ THUẬT Tiết bài: 10 KHÂU VIỀN ĐƯỜNG GẤP MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU ĐỘT SGK / 24 - Thời gian dự kiến: 35 phút I . Mục tiêu:.
<span class='text_page_counter'>(6)</span> - Biết cách khâu đường viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa. - Khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm. Với HS khéo tay: Khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu ít bị dúm *Hoạt động vui chơi II Đồ dùng dạy học: + Giáo viên: Bộ đồ dùng. + Học sinh: Bộ đồ dùng. III Các hoạt động dạy học: 1 Hoạt động 1 : KTBC (Khâu đột thưa). - Gv yêu cầu 2 Hs nêu các bước khâu đột thưa -Giáo viên nhận xét, đánh giá. 2. Hoạt động 2 : GTB (Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột) 3 Hoạt động 3 : Quan sát, nhận xét. a. Mục tiêu: - Biết cách khâu đường viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa. b. Cách tiến hành: * Gv giới thiệu mẫu, hướng dẫn Hs quan sát, nhận xét. + Yêu cầu Hs nhận xét đường gấp mép vải và đường khâu viền trên mẫu c. Kết luận: Gv nhận xét 4 Hoạt động 4: Hướng dẫn thao tác kỹ thuật a. Mục tiêu: - Khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm. b. Cách tiến hành: * Gv hướng dẫn Hs quan sát hình 1, 2, 3, 4 và đặt câu hỏi yêu cầu Hs nêu các bước thực hiện * Gọi Hs thực hiện thao tác vạch hai đường dấu lên mảnh vải và thực hiện thao tác gấp mép vải * Gv nhận xét các thao tác của Hs thực hiện. Sau đó hướng dẫn chung cho Hs c. Kết thúc: Hs nắm vững cách khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột *THHĐNGLL: Hoạt động vui chơi -GV cho hs quan sát và nhận xét 1 số tranh ảnh,vật mẫu có liên quan. 5. Hoạt động 5: Củng cố - dặn dò * Giáo viên nhận xét, đánh giá chung tiết dạy. IV. Phần bổ sung: …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………. ___________________________________________________________________. Thứ tư ngày 2 tháng 11 năm 2016. MĨ THUẬT Tiết: 10 VẼ THEO MẪU: VẼ ĐỐ VẬT CÓ DẠNG HÌNH TRỤ SgK/ 25 - Thời gian dự kiến: 35 phút I . Mục tiêu: - Hiểu đặc điểm, hình dáng của các đồ vật dạng hình trụ. - Biết cách vẽ đồ vật dạng hình trụ. - Vẽ được đồ vật dạng hình trụ gần giống mẫu -HS khá giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu. *Trò chơi đoán vật II. Đồ dùng dạy học: + Gv:Tranh mẫu (Sgk) + Hs: Đất nặn III. Các hoạt động dạy học: 1. Họat động 1 : KTBC (Vẽ trang trí: Vẽ đơn giản hoa, lá) * Giáo viên nhận xét bài vẽ tiết trước của học sinh . 2 Hoạt động 2 : GTB (Vẽ theo mẫu: Vẽ đồ vật có dạng hình trụ) 3. Hoạt động 3 : Làm việc cả lớp a. Mục tiêu: - Hiểu đặc điểm, hình dáng của các đồ vật dạng hình trụ..
<span class='text_page_counter'>(7)</span> b. Cách tiến hành: * Gv giới thiệu tranh mẫu và một số đồ vật có dạng hình trụ, Hs nhận xét: + Vật có dạng hình trụ có hai đáy là hình gì? + Hình dáng, đặc điểm xung quanh như thế nào? + Kể tên một số đồ vật khác có dạng hình trụ c. Kết luận: Gv chốt lại ý cho Hs. *THHĐNGLL: Trò chơi đoán vật -Cách thực hiện:9 đồ vật: 3 lọ sứ có dạng hình trụ,3 loại trái cây hình cầu,3 chai thủy tinh có dạng hình trụ khác nhau. -Cách chơi:chia 3 đội mỗi đội 4 hs. +Cho 3 đồ vật vào túi vải,nhóm 1 miêu tả hình dáng đồ vật,nhóm 2 đoán đồ vật vừa m.tả.GV và hs dưới lớp chấm điểm. 4. Hoạt động 4: Làm việc cả lớp a. Mục tiêu: - Biết cách vẽ đồ vật dạng hình trụ. b. Cách tiến hành: * Gv hướng dẫn học sinh các bước vẽ: + Vẽ khung hình chung + Ước lượng tỷ lệ và phát các nét chính trước. + Sửa hình gần giống mẫu. + Vẽ chi tiết và tô màu c.Kết luận: Giáo viên chốt lại cách vẽ cho Hs nắm. 5. Hoạt động 5: Thực hành a. Mục tiêu: - Vẽ được đồ vật dạng hình trụ gần giống mẫu -HS khá giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu. b. Cách tiến hành: * Gv hướng dẫn học sinh: + Vẽ hình chung, rõ chi tiết, vẽ màu theo ý thích. * Cả lớp vẽ - Giáo viên nhận xét, tuyên dương. 6 Hoạt động 6 : củng cố - dặn dò * Giáo viên nhận xét và đánh giá chung tiết học, khen ngợi học sinh. IV. Phần bổ sung: ...................................................................................................................................................... ………………………………………………………………………………………………….. TẬP ĐỌC { Tiết 20 } ÔN TẬP (TIẾT 5). THỜI GIAN: Dự kiến 35 phút I. Mục tiêu: -Mức độ yêu cầu về kĩ năng đạt được như tiết 1 - Tìm và ghi lại được các chi tiết mà học sinh thích nhất trong các bài văn miêu tả đã học (BT2).Mức độ yêu cầ về kĩ năng đạt được như tiết 1 II. Phương tiện dạy học: - Gv: Bảng phụ, bút dạ. - Hs: Sgk, Vbt III. Tiến trình dạy học: 1. KTBC(5 phút): Động từ - Hs nêu động từ là gì? Cho ví dụ. - Gv nhận xét 2. Bài mới: GTB: Ôn tập (Tiết 3) Hoạt động 1(14 phút): Kiểm tra đọc -Gv gọi một số Hs đọc các bài tập đọc -Gv nhận xét, sửa sai cho Hs Hoạt động 2(15 phút): Thực hành làm bài tập Bài 1: Hs đọc yêu cầu bài tập. - Cả lớp làm bài tập theo nhóm- Trình bày – Báo cáo- Nx- Tuyên dương 3.Củng cố - dặn dò 1 phut - Giáo viên nhận xét, đánh giá tiết học..
<span class='text_page_counter'>(8)</span> IV. Phần bổ sung: …………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………………….. _________________________________________ TOÁN { Tiết 48 } KIỂM TRA ĐỊNH KỲ (GIỮA KỲ I). THỜI GIAN: 40 phút I.Mục tiêu: -Hs nắm vững các kiến thức đã học để làm bài kiểm tra giữa kỳ I II.Tiến trình dạy học : 1.Hoạt động 1: Hs làm bài Đề dự kiến: Bài 1. ( 2 điểm ) Hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: a) Số gồm năm mươi triệu, năm mươi nghìn và năm mươi viết là A. 505050 B. 5050050 C. 5005050 D. 50050050 b) Giá trị của chữ số 8 trong số 548762 là: A. 80000 B. 8000 C. 800. D. 80. c) Số lớn nhất trong các số 684257 ; 684275 ; 684752 ; 684725 là: A. 684257 B. 684275 C. 684752 D.684725 d) 4 tấn 85 kg ………. Kg A. 485 B. 4850 Bài 2: ( 2 điểm ) Đặt tính rồi tính a) 4682 + 2305 c) 628450 - 35813 Bài 3: ( 2 điểm ) Tìm x a) x + 265 = 4873. C. 4085. D. 4058. b) 987864 - 783251 d) 2968 + 6524 b) x - 306= 524. Bài 4: ( 1 điểm) Viết số thích hợp vào chỗ chấm: a) 3 ngày = ….. giờ b) 1/3 ngày = ……. giờ c) 4 giờ = ……phút d) 1/4 giờ =……...phút Bài 5. ( 2 điểm ) Tính giá trị của biểu thức a) 5 x 15 : 3 = …………………..... b) 2867 - 32 x 6 = ……………………... …………………….. ……………………… Bài 6. ( 1 điểm ) Một hình vuông ABCD có cạch là 16 đêximet . Hãy tính chu vi hình vuông đó? Bài 7. ( 2 điểm ) Cả hai lớp 4A và 4B trồng được 630 cây, lớp 4A trồng ít hơn lớp 4B là 50 cây. Hỏi mỗi lớp trồng được bao nhiêu cây? 2.Hoạt động 2: Nhận xét tiết kiểm tra. IV.Phần bổ sung: ………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………….. _____________________________________ KHOA HỌC { Tiết 19 } ÔN TẬP: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ(TT). THỜI GIAN: Dự kiến 35 phút I.Mục tiêu: - Ôn tập kiến thức về: +Sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường.
<span class='text_page_counter'>(9)</span> +Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng +Cách phòng tránh một số bệnh do ăn thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng và các bệnh lây qua đường tiêu hóa +Dinh dưỡng hợp lý +Phòng tránh đuối nước II.Phương tiện dạy học: - Gv: Bảng phụ, bút dạ. - Hs: Sgk. III. Tiến trình dạy học: 1. KTBC (5 phút):Ôn tập: Sức khoẻ và con người -Hs trả lời câu hỏi của Gv. -Gv nhận xét 2. Bài mới: GTB: Ôn tập: Sức khoẻ và con người Hoạt động 1(15 phút): Trò chơi a. Mục tiêu: Hs chọn được thức ăn hợp lý. b. Cách tiến hành: Các nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi Các nhóm khác nhận xét Gv nhận xét, chốt ý: nhóm nào có đủ các nhóm thức ăn là nhóm đó đạt Hoạt động 2(10 phút): : Làm việc cá nhân a. Mục tiêu: Hs ghi lại 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lý b. Cách tiến hành: Hs làm việc cá nhân, ghi lại 10 lời khuyên dinh dưỡng trong Sgk, trình bày -Cả lớp nhận xét-Gv nhận xét và giải thích thêm cho Hs. 3. Củng cố - dặn dò 5phút -Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung bài học. -Hs làm vào bảng con dạng trắc nghiệm- Nx- Tuyên dương. -Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết học. IV. Phần bổ sung:……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………….. LỊCH SỬ Tiết : 10 CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNG XÂM LƯỢC LẦN THỨ NHẤT (NĂM 981) Sgk/ 27 - Thời gian dự kiến: 35 phút I Mục tiêu: - Nắm được những nét chính về cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất (năm 981) do Lê Hoàn chỉ huy: + Lê Hoàn lên ngôi vua là phù hợp với yêu cầu của đất nước và hợp với lòng dân. + Tường thuật (sử dụng lược đồ) ngắn gọn cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất: Đầu năm 981, quân Tống theo hai đường thuỷ, bộ tiến vào xâm lược nước ta. Quân ta chặn đánh địch ở Bạch Đằng (đường thuỷ) và Chi Lăng (đường bộ). Cuộc kháng chiến thắng lợi. - Đôi nét về Lê Hoàn: Lê Hoàn là người chỉ huy quân đội nhà Đinh với chức Thập đạo tướng quân. Khi Đinh Tiên Hoàng bị ám hại, quân Tống sang xâm lược, Thái hậu họ Dương và quân sĩ đã suy tôn ông lên ngôi Hoàng đế (nhà Tiền Lê). Ông đã chỉ huy cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi. *THBĐ:Chiến thắng quân Tống II . Đồ dùng dạy học: + Gv: Bảng phụ, bút dạ. + Hs: Sgk III . Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động 1. KTBC (Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân) + Nêu bài học. * Gv nhận xét, chấm điểm 2 Hoạt động 2 .GTB(Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất – Năm 981) 3 Hoạt động 3 : Làm việc cá nhân a. Mục tiêu: - Nắm được những nét chính về cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất (năm 981) do Lê Hoàn chỉ huy. b. Cách tiến hành:.
<span class='text_page_counter'>(10)</span> * Gv đặt câu hỏi, Hs suy nghĩ và trả lời: + Lê Hoàn lên ngôi vua trong hoàn cảnh nào? + Lê Hoàn lên ngôi vua có được nhân dân ủng hộ không? * Hs trả lời, cả lớp nhận xét, bổ sung. c. Kết luận: Skg/27 4 Hoạt đ ộng 4 : Thảo luận nhóm a. Mục tiêu: - Đôi nét về Lê Hoàn: Lê Hoàn là người chỉ huy quân đội nhà Đinh với chức Thập đạo tướng quân. Khi Đinh Tiên Hoàng bị ám hại, quân Tống sang xâm lược, Thái hậu họ Dương và quân sĩ đã suy tôn ông lên ngôi Hoàng đế (nhà Tiền Lê). Ông đã chỉ huy cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi b. Cách tiến hành: * Gv đặt câu hỏi, các nhóm thảo luận, trình bày: + Quân Tống xâm lược nước ta vào năm nào? + Quân Tống tiến vào nước ta theo những con đường nào? + Hai trận đánh diễn ra ở đâu? * Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. c.Kết luận: . : Skg/27 *THBĐ:GDHS biển góp phần chiến thắng quân Tống từ đó khẳng định chủ quyền của đất nước. 5 Hoạt động 5 : Làm việc cá nhân a. Mục tiêu: Hs biết được thắng lợi và ý nghĩa của cuộc kháng chiếm b. Cách tiến hành: * Gv đặt câu hỏi, Hs trả lời: + Cuộc chiến ấy đem lại kết quả gì cho nhân dân ta? * Cả lớp nhận xét, bổ sung. c.Kết luận: Gv chốt lại ý. 6 Hoạt động 6 : Củng cố - Dặn dò * Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết học. IV. Phần bổ sung:…………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………....... ________________________________________________________________________ _. Thứ năm ngày 3 tháng 11 năm 2016 THỂ DỤC Tiết : 20 ÔN TẬP 5 ĐỘNG TÁC ĐÃ HỌC CỦA BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIÊN CHUNG TRÒ CHƠI “NHẢY Ô TIẾP SỨC” Sgv / 75 -Thời gian dự kiến: 35 phút I.Mục tiêu: - Thực hiện được động tác vươn thở, tay, chân, lưng bụng và bước đầu biết cách thực hiện động tác toàn thân của bài thể dục phát triển chung. - Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi. - Bước đầu thực hiện được động tác toàn thân của bài thể dục phát triển chung (khi liên kết chưa cần nhớ thứ tự các động tác). II Địa điểm – phương tiện: + Gv: 5 Động tác bài TD. + Hs: 5 Động tác bài TD. III. Các hoạt động dạy học: NỘI DUNG 1 Phần mở đầu * Học sinh khởi động, xoay các khớp. * Hs chạy nhẹ nhàng trên sân. 2. Phần cơ bản 2. 1.Hoạt động 1: Ôn tập 5 động tác. * Hs ôn lại các động tác đã học + Gv hướng dẫn Hs tập từng động tác. + Gv hướng dẫn Hs sửa sai.
<span class='text_page_counter'>(11)</span> + Lớp trưởng điều khiển theo sự hướng dẫn của giáo viên. * Chia tổ luyện tập. Gv theo dõi sửa sai cho Hs. * Các tổ trình diễn. * Giáo viên nhận xét, đánh giá và hướng dẫn học sinh sửa sai. 2.2. Hoạt động 2: Trò chơi. * Giáo viên nêu tên trò chơi. * Giáo viên phổ biến luật chơi. * Giáo viên cho học sinh tập chơi thử. * Giáo viên điều khiển học sinh chơi chính thức. * Giáo viên tổ chức thi đua giữa các tổ. * Cả lớp nhận xét, tuyên dương tổ nào thắng cuộc. 3 Phần kết thúc: * Học sinh thả lỏng, hít thở sâu. * Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết học. IV. Phần bổ sung:.......................................................................................................... TẬP LÀM VĂN { Tiết 19 } ÔN TẬP (TIẾT 6) THỜI GIAN: Dự kiến 35 phút I. Mục tiêu: - Tìm được từ đồng nghĩa, trái nghĩa để thay thế theo yêu cầu của BT1, BT2 (chọn 3 trong 5 mục a,b,c,d,e) - Đặt được câu để phân biệt được từ đồng âm, trái nghĩa (BT3, BT4). II. Phương tiện dạy học: -Gv: bảng phụ -Hs:Sgk, Vbt III. Tiến trình dạy học: 35’ 1.. KTBC( 5 phút): Ôn tập GKI (T4) -Gv nhận xét bài làm của Hs. 2.. Bài mới: GTB: Ôn tập (Tiết 6). Hoạt động 1( 29 phút): Thực hành Bài 1, 2: Hs đọc yêu cầu bài tập . -Hs tự làm vào vở bài tập – 1 hs làm vào bảng phụ. – Nx – Tuyên dương. Bài 3: Hs đọc yêu cầu bài tập . Thảo luận nhóm -Hs thảo luận làm theo nhóm – Trình bày – Báo cáo – Nhận xét. 3.Củng cố - dặn dò 1phút -Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết dạy. -Giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị nội dung bài mới. IV. Phần bổ sung ……………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………. _______________________________________. TOÁN { Tiết 49 } NHÂN VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ THỜI GIAN: Dự kiến 35 phút I. Mục tiêu: -Biết cách thực hiện phép nhân số có nhiều chữ số với số có một chữ số( tích có không quá 6 chữ số) - BT cần làm 1,3a II. Phương tiện dạy học: -Gv: Bảng phụ -Hs: bảng con III. Tiến trình dạy học: 1. Hoạt động 1:KTBC (5 phút)KTĐK - GKI -Giáo viên nhận xét chung bài làm của Hs. 2.Hoạt động 2:(10phút) Nhân với số có một chữ số Giới thiệu phép nhân.
<span class='text_page_counter'>(12)</span> Gv giới thiệu phép nhân: 241324 x 2 = Yêu cầu hs tự làm vào bảng con – Nx – Hs nêu cách thực hiện. + Đặt tính theo cột dọc 241324 + Thực hiện phép tính từ phải sang trái x 2 Gv vừa phân tích vừa thực hiện để Hs hiểu 482648 3.Hoạt động 3:(15 phút) Thực hành. Bài 1: Tính - Học sinh đọc yêu cầu bài tập. a. Mục tiêu: Biết cách thực hiện phép nhân số có nhiều chữ số với số có một chữ số. -Gọi em lên làm bài tập vào bảng phụ. – Cả lớp làm vào vở. -Cả lớp nhận xét, sửa sai Bài 3a: Giải toán a.Mục tiêu : Biết giải bài toán dạng trung bình cộng. -Gọi em lên làm bài tập vào bảng phụ. – Cả lớp làm vào vở. -Cả lớp nhận xét, sửa sai- Đổi chéo vở chấm đ/s. 4. Hoạt động:(5 phút) Củng cố - Dặn dò: -Hs nêu lại lý thuyết vừa học -Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết dạy. -BTVN: Bài 2,4 IV. Phần bổ sung:……………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………….. ________________________________________. LUYỆN TỪ VÀ CÂU { Tiết 20 } KIỂM TRA ĐỌC - GIỮA KỲ I THỜI GIAN: 40 phút I.Mục tiêu: - Đọc rành mạch, trôi chảy bài tập đọc đã học theo tốc độ qui định giữa HKI (khoảng 75 tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc. - Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự. - HS khá, giỏi đọc tương đối lưu loát, diễn cảm được đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 75 tiếng/phút). Đề bài: dự kiến A. Đọc thành tiếng các bài sau: 1. Người ăn xin . 3. Những hạt thóc giống. 4. Trung thu độc lập . 2. Một người chính trực…. B. Đọc thầm trả lời câu hỏi: Chiếc áo rách. Một buổi học, bạn Lan đến lớp mặc chiếc áo rách. Mấy bạn xúm đến trêu chọc. Lan đỏ mặt rồi ngồi khóc. Hôm sau, Lan không đến lớp. Buổi chiều, cả tổ đến thăm Lan. Mẹ Lan đi chợ xa bán bánh vẫn chưa về. Lan đang ngồi cắt những tàu lá chuối để tối mẹ về gói bánh. Các bạn hiểu hoàn cảnh gia đình Lan, hối hận vì sự trêu đùa vô ý hôm trước. Cô giáo và cả lớp mua một tấm áo mới tặng Lan. Cô đến thăm, ngồi gói bánh và trò truyện cùng mẹ Lan, rồi giảng bài cho Lan. Lan cảm động về tình cảm của cô giáo và các bạn đối với mình. Sáng hôm sau, Lan lại cùng các bạn tới trường. -Đánh dấu x vào ô trống trước ý trả lời đung nhất cho mỗi câu hỏi dưới đây: 1. Bạn Lan trong câu chuyện Chiếc áo rách vì sao không đến lớp học? Vì Lan không có bạn để chơi. Vì Lan bị bạn trêu chọc. Vì Lan muốn ở nhà phụ giúp mẹ gói bánh. 2. Câu chuyện Chiếc áo rách có ý nghĩa như thế nào? Ca ngợi sự quan tâm của cô giáo và các bạn đối với Lan. Ý thức và lòng tự trọng của Lan..
<span class='text_page_counter'>(13)</span> Sự đồng cảm chia sẻ của cô giáo và các bạn đối với Lan Khuyên nhủ mọi người biết chia sẻ, đồng cảm và cưu mang trước nổi bất hạnh của người khác 3. Thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây nói về tính trung thực? a. Giấy rách phải giữ lấylề b. Đói cho sạch, rách cho thơm. c. Cây ngay không sợ chết đứng. d.Thẳng như ruột ngựa. 4. Dòng nào dưới đây có các từ đều là từ láy a. Thân thiết, cành cây, chót vót b. sung sướng, vắt vẻo, cây cao c nhanh nhẹn, vội vàng, lơ lửng. 5. Tìm động từ có trong đoạn văn sau: Vua Mi- đát thử bẻ một cành sồi, cành đó liền biến thành vàng. Vua ngắt một quả táo cũng biến thành vàng nốt. Tưởng không có ai trên đời sung sướng hơn thế nữa. Đông từ:……………………………………………………………………………………….. 6. Tìm danh từ có trong câu sau: Làm thợ rèn mùa hè có nực . Quai một trận nước tu ừng ực. 7. Dòng nào dưới đây nêu đúng ý nghĩa của từ :« tự trọng » a.Quyết định lấy công việc của mình. b.Đánh giá mình quá cao và coi thường người khác. c.Coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình. d.Tin vào bản thân mình. C. Học sinh làm bài: II. Phần bổ sung:……………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………….. ______________________________________. ĐỊA LÍ {Tiết 10 } THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT THỜI GIAN: Dự kiến 35 phút I.Mục tiêu: -Nêu được một số dặc điểm chủ yếu của thành phố Đà Lạt: +Vị trí : nằm trên cao nguyên Lâm Viên. +Thành phố có khí hậu trong lành, mát mẻ , có nhiều phong cảnh đẹp: nhiều rừng thông và thác nước. +Thành phố có nhiều công trình phục vụ nghỉ ngơi và du lịch. +đà Lạt là nơi trồng nhiều loại rau, quả xứ lạnh và nhiều loại hoa. - Chỉ được vị trí của thành phố Đà Lạt trên bản đồ ( lược đồ) II. Phương tiện dạy học: - Gv: Bản đồ vùng Tây Nguyên. - Hs: Sgk III. Tiến trình dạy học: 1. KTBC(5 phút): Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên -Hs nêu nội dung bài học -Gv nhận xét 2. Bài mới: GTB: Thành phố Đà Lạt Hoạt động 1(8 phút): Thảo luận nhóm. a. Mục tiêu: Giúp Hs hiểu Đà Lạt là thành phố của rừng thông và thác nước. b. Cách tiến hành: -Giáo viên đặt câu hỏi, các nhóm thảo luận và trả lời: -Gv nhận xét và chốt ý. Hoạt động 2:(7 phút) Thảo luận nhóm đôi.
<span class='text_page_counter'>(14)</span> a. Mục tiêu: Hs biết được Đà Lạt là thành phố du lịch và nghỉ mát. b. Cách tiến hành: -Hs làm việc theo nhóm đôi, TLCH: -Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Giáo viên chốt lại ý. Hoạt động 3:(10 phút) Thảo luận nhóm. a. Mục tiêu: Hs biết được hoa trái và rau xanh ở Đà Lạt b. Cách tiến hành: -Hs làm việc theo nhóm, TLCH -Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Gv nhận xét và chốt lại ý theo kết quả thảo luận của các nhóm 3. Củng cố-dặn dò 5 phút -Hs nêu nội dung của bài học – Làm vào bảng con dạng chọn đáp án A, B, C, D. -Giáo viên nhận xét tiết học. IV.Phần bổ sung: ………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………. _________________________________________________________________________ Thu sáu ngày 4 tháng 11năm 2016 ÂM NHẠC Tiết: 10 HỌC HÁT BÀI: KHĂN QUÀNG THẮM MÃI VAI EM (NHẠC VÀ LỜI: NGÔ NGỌC BÁU) Sgk / 18 - Thời gian dự kiến: 35 phút I Mục tiêu: - Biết hát theo giai điệu và lời ca. - Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát. -Biết gõ đệm theo nhịp, theo phách *HS nghe bài hát II Đồ dùng dạy học: + Gv: Lời bài hát. + Hs: Động tác phụ hoạ. III . Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động 1: KTBC (Ôn tập bài hát: Trên ngựa ta phi nhanh – Tập đọc nhạc TĐN số 2) *2 Hs hát bài hát: Trên ngựa ta phi nhanh. * Gv nhận xét, đánh giá. 2. Hoạt động 2 GTB:Học hát bài:Khăn quàng thắm mãi vai emNhạc và lời: Ngô Ngọc Báu) 3 Hoạt động 3 : Học hát. - Biết hát theo giai điệu và lời ca. * Gv hát mẫu toàn bài 2 lần * Hs đọc lời bài hát * Gv hướng dẫn Hs hát từng câu trong bài, kết hợp hát từng đoạn và cả bài. * Hs đồng thanh toàn bộ bài hát - Gv nhận xét, sửa sai cho Hs. *THHĐNGLL:gv cho hs nghe 2 bài hát về chiếc khăn quàng đỏ. -GD hs về ý nghĩa của chiếc khăn quàng đỏ ,niềm tự hào khi là người đội viên mang trên vai chiếc khăn quàng đỏ.Qua đó nhắc nhở hs của người đội viên. 4. Hoạt động 4 : Luyện tập - Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát. -Biết gõ đệm theo nhịp, theo phách * Hs hát đồng thanh toàn bộ bài hát. * Hs hát các nhân * Các tổ thi đua hát cả bài - Gv chốt lại ý, nhận xét. 5. Hoạt động 5 : Củng cố - Dặn dò: - Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết học IV. Phần bổ sung: ……………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………………. TẬP LÀM VĂN. { Tiết 20 }.
<span class='text_page_counter'>(15)</span> KIỂM TRA VIẾT -GIỮA KỲ I THỜI GIAN: 40 phút I.Mục tiêu: -Kiểm tra (Viết) theo mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng giữa HKI: - Nghe-viết đúng bài CT (tốc độ viết khoảng 75 chữ/15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng hình thức bài thơ (văn xuôi). - Viết được bức thư ngắn đúng nội dung, thể thức một lá thư. Đề bài dự kiến 1. Chính tả: Bài : trên đường chiến dịch. Bộ đội lặng lẽ đi trong bóng chiều loang lổ một vài ánh hoàng hôn.Khói và bụi bám vào những cành bị đốt và những lá bị thiêu co quắp,rũ rượi.Cảnh vật càng mờ mờ.Trên mấy nhà sàn buôn tênh,ba bốn bà ké nhìn ra,nhớ những ngày vui các đồng chí đóng tại nhà mình.Các em bé giơ ngón tay nhỏ xíu chỉ trỏ.Giữa tiếng sắt của vó lừa,ngựa,tiếng súng lách cách,bộ đội tiến quân không nói nửa lời.Trời tối hẳn. 2. Tập làm văn: Viết thư gửi mộtngười bạn ở trường khác để thăm hỏi và kể cho bạn nghe về tình hình lớp và trường của em hiện nay. II. Học sinh làm bài: III.Phần bổ sung: …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… ____________________________________. TOÁN{Tiết 50 } TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP NHÂN THỜI GIAN: Dự kiến 35 phút I. Mục tiêu: - Hs nhận biết tính chất giao hoán của phép nhân. - Bước đầu vận dụng tính chất giao hoán của phép nhân để tính toán - BT cần làm: 1,2a,b. II. Phương tiện dạy học: -Gv: bảng phụ -Hs: bảng con, Sgk III. Tiến trình dạy học: 1.Hoạt động 1: KTBC (5 phút) Nhân với số có một chữ số -Gv yêu cầu 3học sinh lên bảng làm bài tập. -Gv nhận xét 2.Hoạt động 2( 10phút) Tính chất giao hoán của phép nhân Giới thiệu tính chất giao hoán của phép nhân -Gv giới thiệu: 7 x 5 = và 5 x 7 = -Yêu cầu hs làm vào bảng con – Nêu kết quả - Nx.- Gv chốt ý – Hs nhắc lại. -Tính chất: Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không đổi 3.Hoạt động 3: (15 phút) Thực hành Bài 1: Viết số thích hợp vào ô trống.- Hs đọc yêu cầu bài. *Mục tiêu: Hs nhận biết tính chất giao hoán của phép nhân. -Hs tự làm vào vở- Gọi Hs nêu kết quả -Cả lớp nhận xét, bổ sung. Bài 2a, b: Tính.- Hs đọc yêu cầu bài. *Mục tiêu: Học sinh biết vận dụng tính chất giao hoán của phép nhân vào làm tính. -1 hs làm vào bảng phụ - Cả lớp làm vào vở - Cả lớp nhận xét, bổ sung. 4. Hoạt động 4(5 phút) Củng cố - Dặn dò. -Hs nhắc lại tính chất giao hoán của phép nhân. -Giáo viên nhận xét, đánh giá tiết học. -BTVN: Bài 2c, 3,4.
<span class='text_page_counter'>(16)</span> IV. Phần bổ sung: ……………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………. ________________________________________________. KHOA HỌC { Tiết 20 } NƯỚC CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ? THỜI GIAN: Dự kiến 35 phút I.Mục tiêu: -Nêu một số tính chất của nước : nước là chất lỏng, trong suốt , không màu, không mùi, không vị , không có hình dạng nhất định; nước chảy từ cao xuống thấp , chảy lan ra khắp mọi phía , thấm qua một số vật và hòa tan một số chất. - Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của nước. - Nêu được ví dụ về ứng dụng một số tính chất của nước trong đời sống : làm mái nhà dốc cho nước mưa chảy xuống, làm áo mưa để mặc không bị ướt,… II. Phương tiện dạy học: -Gv: Bảng phụ, bút dạ. -Hs: Sgk III. Tiến trình dạy học: 1. KTBC(5 phút): Ôn tập: Con người và sức khoẻ -Giáo viên gọi Hs trả lời một số câu hỏi: -Giáo viên nhận xét. 2. Bài mới: GTB: Nước có những tính chất gì? Hoạt động 1(7 phút): Thảo luận nhóm a. Mục tiêu: Hs nhận biết màu, mùi vị của nước. b. Cách tiến hành: * Gv chia lớp thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 cốc nước sạch và 1 cốc sữa. * Các nhóm nhìn, ngửi, nếm, phân biệt cốc nước và cốc sữa, vì sao biết? * Các nhóm khác nhận xét và sửa sai. *Gv chốt lại ý – Hs nhắc lại . Hoạt động 2:(7 Phút) Thảo luận nhóm. a. Mục tiêu: Hs nhận biết hình dạng của nước b. Cách tiến hành: * Gv đặt câu hỏi, Hs suy nghĩ và thảo luận về hình dạng của nước * Các nhóm trả lời, Các nhóm khác nhận xét và bổ sung. *Gv nhận xét, chốt lại ý. Hoạt động 3:(6 phút) Làm việc cả lớp. a. Mục tiêu: Hs nhận biết hướng nước chảy và nước có thể thấm qua một số vật chất b. Cách tiến hành: * Đổ nước lên tấm kính, nghiêng tấm kính nước chảy như thế nào? * Hs trả lời, cả lớp nhận xét và bổ sung. *Gv nhận xét, chốt lại ý. Hoạt động 4:(10 phút) Thảo luận nhóm ( PPBTNB ) a. Mục tiêu: Hs nhận biết nước hoà tan một số chất b. Cách tiến hành: * Mỗi nhóm dùng 3 cốc nước lần lượt bỏ vào: đường, muối, sỏi, rồi khuấy đều. Sau đó quan sát và nhận xét * Các nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét và bổ sung. - HS đặt câu hỏi với nhau *Gv nhận xét, chốt lại ý. =>THMT: Để nguồn nước trong sạch thì ta phải làm gì? ( Phải giữ gìn vệ sinh môi trường sạch sẽ, chăn nuôi hoặc có xây hầm cầu nên xây cách xa nguồn nước đang sử dụng . Làm như vậy thì mới bảo đảm cho sức khỏe của chúng ta .) 3. Củng cố-dặn dò: 3 phút -Hs nhắc lại lý thuyết- Hs làm vào bảng con dạng trắc nghiệm. -Giáo viên nhận xét tiết học, dặn dò..
<span class='text_page_counter'>(17)</span> IV. Phần bổ sung: …………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………… ___________________________________________________ SHTT { TUẦN 10 } TỔNG KẾT CUỐI TUẦN. THỜI GIAN: Dự kiến 35 phút I. Mục tiêu: - Nhận xét những ưu, khuyết điểm trong tuần vừa qua . - Đề ra phương hướng hoạt động của lớp trong tuần tới - Giáo dục học sinh thực hiện tốt và tham gia đầy đủ các hoạt động. II. Nhận xét, đánh giá tình hình hoạt động:35’ III. Phương hướng tuần tới: 1. Hạnh kiểm: Trong tuần tới, giáo viên chủ nhiệm thường xuyên nhắc nhở về đạo đức tác phong, phải có thái độ lễ phép với người lớn và thầy cô giáo. Biết chào hỏi cha mẹ, thầy cô. Tác phong luôn luôn gọn gàng, đúng quy định, giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ. 2. Học tập: Giáo viên thường xuyên GD, nhắc nhở Hs chịu khó, chăm chỉ trong học tập, phải học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp, đi học đều. Luôn đi học chuyên cần và đúng giờ, không tự ý nghỉ học không có lý do. Nhắc nhở các em chịu khó trong học tập, luyện chữ viết. Trong giờ học, phải chú ý nghe giảng và hăng say phát biểu xây dựng bài sôi nổi. 3. Các hoạt động khác: Ngoài ra, các em còn phải giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, vệ sinh trực nhật tốt trong và ngoài lớp học. Tham gia tích cực công tác lao động vệ sinh. Tham gia đầy đủ và nhiệt tình các hoạt động ngoài giờ lên lớp do nhà trường tổ chức. IV. Phần bổ sung: …………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………….
<span class='text_page_counter'>(18)</span>