Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.24 KB, 11 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngày soạn: .................... Ngày giảng:…………… ……………. Tiết 33. ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ II I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Ôn tập, hệ thống những kiến thức đã học từ đâu học kì II về công, công suất, cơ năng và nhiệt học. 2. Kĩ năng: vận dụng các kiến thức đã học để giải một số dạng bài tập cơ bản về công, công suất, cơ năng và nhiệt học. 3. Thái độ: tích cực ôn tập tái hiện kiến thức. 4. Năng lực hướng tới - Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo. - Năng lực hợp tác. II. CÂU HỎI QUAN TRỌNG - Những câu hỏi nhấn mạnh đến sự hiểu biết, đem lại sự thay đổi của quá trình học tập: ? Từ đầu học kì II các em đã tìm hiểu những nội dung ở mấy chương? Đó là những chương nào ? Ở chương cơ học các em tìm hiểu chủ đề nào ? Ở chương nhiệt học các em đã tìm hiểu mấy chủ đề chính đó là những chủ đề nào ? Hệ thống hoá các dạng BT cơ bản cần ôn tập. - Liệt kê các câu hỏi mà bài học có thể trả lời: Hệ thống câu hỏi ôn tập và các bài tập vận dụng trong bài. III. ĐÁNH GIÁ - Sau bài học, học sinh hệ thống được lí thuyết và các dạng bài tập cơ bản về chương nhiệt học - Trong bài giảng: Đánh giá qua kỹ thuật động não của từng học sinh. Đánh giá qua trao đổi giữa học sinh với học sinh trong bài giảng, qua việc trả lời các câu hỏi ôn tập và làm các BT vận dụng trong bài. - Sau bài giảng: Đánh giá qua đề cương ôn tập HS tự làm. IV. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên - Máy tính, giáo án , SGK 2. Học sinh - SGK, SBT, vở ghi - Đề cương ôn tập học kì II môn vật lí 8. V. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Hoạt động 1: Khởi động (Lồng ghép vào quá trình ôn tập).
<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Ổn định lớp (1p) Hoạt động 2: Hình thành kiến thức 1.Ôn tập lí thuyết - Mục đích: Hệ thống hoá lí thuyết học kì II (20phút) - Phương pháp: vấn đáp - Phương tiện, tư liệu: SGK ; Kiến thức chương nhiệt học. - Hình thức tổ chức: Trong lớp, tổ chức dạy học trên lớp - Kĩ thuật dạy học: Kỹ thuật “Hỏi và trả lời”.Kỹ thuật “Đọc tích cực” (Đọc hợp tác). Hoàn tất nhiệm vụ. HĐ của thầy ? Từ đầu học kì II các em đã tìm hiểu những nội dung ở mấy chương? Đó là những chương nào ? Ở chương cơ học các em tìm hiểu chủ đề nào ? Ở chương nhiệt học các em đã tìm hiểu mấy chủ đề chính đó là những chủ đề nào - Phát vấn HS, hệ thống hoá lí thuyết bằng hệ thống câu hỏi ôn tập: 1. Khi nào thì có công cơ học? Viết công thức tính công cơ học 2. Phát biểu nội dung định luật về công. Cho ví dụ minh hoạ. 3. Công suất là gì? Viết công thức tính công suất và giải. Hoạt động của trò - Nêu được: Chương Cơ học và Nhiệt học - Nêu dược: Chủ đề Cơ năng - Nêu được 2 chủ đề chính: Cấu tạo chất và nhiệt năng. - Nắm đợc các kiến thức trọng tâm của học kì 2: - Tr¶ lêi c¸c c©u hái cña GV. - Ghi nhớ các kiến thức: * Chương cơ học: Chủ đề cơ năng: 1. Công cơ học - Có công cơ học khi có lực tác dụng vào vật và làm cho vật chuyển dời. - Công thức tính công cơ học trong trường hợp lực tác dụng theo phương dịch chuyển: A = F.s Trong đó: A là công cơ học (J) F là lực tác dụng vào vật (N) s là quảng đường vật dịch chuyển (m) - Nội dung định luật về công: Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lền về đưòng đi và ngược lại. 2. Công suất - Công suất được xác định bằng công thực hiện được trong một đơn vị thời gian. P. A t. - Công thức tính: Trong đó: P là công suất (W) A là công thực hiện được (J) t là thời gian thực hiện công đó (s) - Đơn vị công suất là oát, kí hiệu là W. 1W =1J/s(jun trên giây). 1kW(kilôoát)= 1000W. 1MW(mêgaoát) = 1 000 000W.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> thích các đại lượng có mặt trong công thức? Nói công suất của con ngựa là 500W cho biết điều gì? 4. Khi nào vật có cơ năng, có thế năng hấp dẫn , thế năng đàn hồi và có động năng? Lấy VD minh họa. 5. Các chất được cấu tạo như thế nào? 6. Nhiệt năng là gì? Có cách nào để làm thay đổi nhiệt năng của một vật?Lấy VD 7.Nhiệt lượng là gì? Viết công thức tính nhiệt lượng và giải thích các đại lượng có mặt trong công thức 8. Nhiệt dung riêng của một chất cho biết điều gì? Nói nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K cho biết điều gì? 9.Nêu nội dung nguyên lí truyền nhiệt 10. Có những hình thức truyền nhiệt nào? Chúng xảy ra chủ yếu ở môi trường nào. - Ý nghĩa số ghi công suất trên các máy móc, dụng cụ hay thiết bị điện : + Công suất của động cơ ô tô cho biết công mà động cơ ô tô thực hiện trong một đơn vị thời gian, + Công suất ghi trên các thiết bị dùng điện biểu thị điện năng tiêu thụ trong một đơn vị thời gian. 3. Cơ năng - Khi một vật có khả năng thực hiện công cơ học thì ta nói vật có cơ năng. - Vật có thế năng hấp dẫn khi vật có độ cao h so với mặt đất. - Vật có thế năng đàn hồi khi vật bị biến dạng đàn hổi. - Vật có động năng khi vật đang chuyển động. * Chương nhiệt học: 1. Cấu tạo chất: - Các chất được cấu tạo từ: + Các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử và phân tử. + Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách. + Các nguyên tử phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng về mọi phía. - Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh. - Hiện tượng khuếch tán diễn ra nhanh hơn khi nhiệt độ của các chất tăng. 2. Nhiệt năng: - Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. - Nhiệt độ vật tăng, nhiệt năng tăng. - Các cách làm thay đổi nhiệt năng: + thực hiện công. + truyền nhiệt. Có ba hình thức truyền nhiệt: dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ nhiệt. 3. Dẫn nhiệt: - Là sự truyền nhiệt từ phần này sang phần khác của cùng một vật, từ vật này sang vật khác. - Chất rắn dẫn nhiệt tốt. Trong chất rắn, kim loại dẫn nhiệt tốt nhất. - Chất lỏng, chất khí dẫn nhiệt kém. 4. Đối lưu: - Là hình thức truyền nhiệt theo từng dòng của chất lỏng và chất khí. - Xảy ra trong chất lỏng và chất khí. Trong chất rắn không.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Trên cơ sở câu trả lời của HS, chính xác hoá, chốt lại các KT trọng tâm cho HS ôn tập.. xảy ra đối lưu vì các phân tử chất rắn liên kết chặt chẽ không di chuyển theo dòng. - Đun chất lỏng hay chất khí nên đun ở phía dưới khối chất lỏng và khối chất khí. 5. Bức xạ nhiệt: - Là hình thức truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng. - Bức xạ nhiệt có thể xảy ra trong chân không. - Vật càng xù xì, sẫm màu thì hấp thụ nhiệt càng tốt. 6. Nhiệt lượng: - Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất đi trong quá trình truyền nhiệt. - Đơn vị: J - Nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc khối lượng, độ tăng nhiệt độ của vật và nhiệt dung riêng của chất làm vật. - Công thức tính nhiệt lượng vật thu vào: Q = m.c. t m: khối lượng vật (kg) c: nhiệt dung riêng của chất làm vật ( J/kg.K) t : độ tăng nhiệt độ của vật ( 0C hoặc K) (lấy nhiệt độ lúc sau trừ nhiệt độ lúc đầu của vật). - Nhiệt dung riêng của một chất là nhiệt lượng cần truyền cho 1kg chất đó để nhiệt độ tăng thêm 1oC (1K). 7. Nguyên lý truyền nhiệt: Khi có hai vật trao đổi nhiệt với nhau thì: - Nhiệt tự truyền từ vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp hơn. - Sự truyền nhiệt xảy ra cho tới khi nhiệt độ của hai vật bằng nhau thì ngừng lại. - Nhiệt lượng do vật này tỏa ra bằng nhiệt lượng do vật kia thu vào. 8. Phương trình cân bằng nhiệt: Qtỏa = Qthu Gọi t1: nhiệt độ ban đầu của vật tỏa nhiệt t2: nhiệt độ ban đầu của vật thu nhiệt. t: nhiệt độ khi cân bằng nhiệt (là nhiệt độ lúc sau của các vật.). Vậy : Qtỏa = m1.c1. (t1- t) Qthu = m2.c2. (t – t2). ……………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………. 2: Ôn tập bài tập - Mục đích: Hệ bài tập thống hoá, ôn tập các dạng cơ bản(20phút) - Phương pháp: vấn đáp, luyện tập.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Phương tiện, tư liệu: SGK, bảng phụ. - Hình thức tổ chức: Trong lớp, tổ chức dạy học trên lớp - Kĩ thuật dạy học: Kỹ thuật “Hỏi và trả lời”.Kỹ thuật “Đọc tích cực” (Đọc hợp tác). Hoàn tất nhiệm vụ. HĐ của thầy ? Hệ thống hoá các dạng BT cơ bản cần ôn tập - Nhấn mạnh 4 dạng BT thi HK: + Bài tập về công và công suất; định luật về công: C6-SGK tr48; C6-SGK tr 51.15.6 SBT tr 43… + Bài tập về giải thích hiện tượng : 19.12; 20.4; 20.3; C10- C12-sgk Tr 78; C11-sgk tr 82; 22.12; 22.13; 23.15; 23.16 + Bài tập tính nhiệt lượng: 24.3; 24.4; 24.5; 24.12…… + Bài tập phương trình cân bằng nhiệt: 25.3;25.4; 25.5… - HD HS chữa một số bài tập cụ thể đại diện cho các dạng: + Bài tập 14.2– SBT. + BT 20.4 SBT. + Bài tập: Tại sao khi ướp lạnh cá người ta thường đổ đá lên mặt trên của cá. + Bài tập 25.3 SBT. - YC 1HS lên bảng trình bày. - Nhận xét, bổ sung,. HĐ của trò - Nêu được: 4 dạng bài tập và chữa các BT theo HD của GV: - Dạng 1: Bài tập tính công, công suất. - 1 HS lên bảng giải lại bài 15.6 SBT: + Bài tập 14.2: Tóm tắt Bài giải m = 60kg Träng lîng cña người và xe: Fms= 20N P = 10 m = 10.60 = 600 (N) l = 40m Theo bài ra Fms= 20N, vậy công hao phí h = 5m là: A =? A1= Fms.l = 20.40 = 800(J) Công có ích: A2=P.h=600.5=3000(J) C«ng của người sinh ralµ: A = A1+A2= 800+3000=3800(J) - Dạng 2: Bài tập giải thích hiện tượng do đặc điểm cấu tạo chất. + 1 HS giải thích lại bài 20.4 – SBT: Vì các phân tử nước hoa chuyển động theo mọi hướng, nên có một số phân tử này ra khỏi lọ nước hoa và tới được các vị trí khác nhau trong lớp học. - Dạng 3: Bài tập giải thích hiện tượng liên quan đến sự dẫn nhiệt, đối lưu và bức xạ nhiệt. - 1 HS đứng tại chỗ TL BT định tính: Vì trong sự đối lưu, nếu đổ đá lên trên thì không khí lạnh sẽ đi xuống phía dưới do đó sẽ làm lạnh được toàn bộ cá bên dưới. - Dạng 4 : Bài tập vận dụng công thức tính nhiệt lượng, PTCB nhiệt . - 1 HS lên bảng chữa bài tập. - Dưới lớp làm ra nháp. - Nhận xét bổ sung, thống nhất bài làm đúng * Bài tập 25.3. Tóm tắt Bài giải m1=200g=0,2 a. Nhiệt độ cuối của chì cũng như nhiệt kg dộ cuối của nước, nghĩa là bằng 600C. m2=250g=0,2 b. Nhiệt lượng nước thu vào:.
<span class='text_page_counter'>(6)</span> thống nhất nội dung và cách trình bày đúng.. 5kg t1=1000C t2=58,50C; t=600C c2=4190J/kg. K a. tchì=? khi cân bằng b. Q2=? c. c2=? d. So sánh c2tính được và cchì tra bảng?. Q1= m1.c1.(t – t1) =.0,25.4190.(60 – 58,5) = 1571,25(J) c. Áp dụng PTCB nhiệt ta có: Q1=Q2. lại có Q2= m2.c2.(t2 – t) →c 2=. Q2. =. Q1. m2 .(t 2 −t ) m2 .(t 2−t ) 1571 , 25 ¿ =130 , 93 J /kg . K 0,2 .(100−60). Vậy nhiệt dung riêng của chì là: 130,93J/kg.K d. Chỉ gần bằng vì đã bỏ qua nhiệt lượng truyền cho môi trường xung quanh. ……………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………. Hoạt động 3: Luyện tập ( Lồng ghép vào quá trình ôn tập) Hoạt động 3: Vận dụng ( Lồng ghép vào quá trình ôn tập) Hoạt đông 4: Tìm tòi mở rộng - Mục đích: Củng cố kiến thức học kì II( 3phút) - Phương pháp: Vấn đáp, hệ thống nội dung bài học bằng SĐTD, đàm thoại. - Phương tiện, tư liệu: SGK, SĐTD. - Hình thức tổ chức: Trong lớp, tổ chức dạy học trên lớp - Kĩ thuật dạy học: Kỹ thuật “Hỏi và trả lời”.Kỹ thuật “Đọc tích cực” (Đọc hợp tác). Hoàn tất nhiệm vụ. Hoạt động của thầy HĐ của trò - Nhấn mạnh lí thuyết trọng tâm và các - Nắm được lí thuyết trọng tâm và các dạng bài tập cơ bản. dạng BT cơ bản cần ôn tập ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………….. Hoạt đông 4: Hướng dẫn về nhà. - Mục đích: Hướng dẫn HS học ở nhà của chuẩn bị cho KTHK II - Phương pháp: Đàm thoại. - Phương tiện, tư liệu: SGK, SBT. Hoạt động của thầy HĐ của trò - GV YC HS: - Lắng nghe. + Ôn tập lí thuyết và luyện tập các dạng BT cơ bản từ bài 19 - Học bài ở nhà đến bài 25 chuẩn bị giờ sau kiểm tra học kì. theo HD của GV. + Làm đề cương ôn tập theo lí thuyết và các dạng bài tập đã hệ.
<span class='text_page_counter'>(7)</span> thống. Học thuộc đề cương và luyện làm các bài tập trong SBT theo các dạng đã phân loại. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN VẬT LÍ 8 HỌC KÌ 2 I. Lí thuyết Câu 1 : - Khi một vật có khả năng thực hiện công cơ học thì ta nói vật có cơ năng. - Vật có thế năng hấp dẫn khi vật có độ cao h so với mặt đất. VD: Quả bưởi trên cây, nước ngăn trên đập cao... - Vật có thế năng đàn hồi khi vật bị biến dạng đàn hổi. VD: Lò xo đang bị nén. - Vật có động năng khi vật đang chuyển động. VD: Hòn bi đang lăn trên mặt sàn. Câu 2: Phát biểu nội dung định luật về công: Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lền về đưòng đi và ngược lại. Câu 3: Có công cơ học khi có lực tác dụng vào vật và làm cho vật chuyển dời. Viết công thức tính công cơ học: + Trong trường hợp lực tác dụng theo phương dịch chuyển ta có công thức tính công: A = F.s Trong đó: A là công cơ học (J) F là lực tác dụng vào vật (N) s là quảng đường vật dịch chuyển (m) Câu 4: - Công suất được xác định bằng công thực hiện được trong một đơn vị thời gian. - Công thức tính: P. A t. Trong đó: P là công suất (W) A là công thực hiện được (J) t là thời gian thực hiện công đó (s) - Nói công suất của con ngựa là 500W cho biết trong 1s con ngựa thực hiện được công là 500J. Câu 5 : Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử và phân tử. Nguyên tử là những hạt nhỏ bé được cấu tạo bởi hạt nhân mang điện tích dương và các êlectron chuyển động xung quanh hạt nhân. Phân tử bao gồm một nhóm các nguyên tử kết hợp lại..
<span class='text_page_counter'>(8)</span> Giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách. Các phân tử, nguyên tử chuyển động không ngừng. Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh. Câu 6 : Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. Có hai cách làm thay đổi nhiệt năng là thực hiện công hoặc truyền nhiệt. - Thực hiện công: Quá trình làm thay đổi nhiệt năng, trong đó có sự thực hiện công của một lực, gọi là quá trình thay đổi nhiệt năng bằng cách thực hiện công. VD : Cọ xát đồng xu xuống mặt sàn, đồng xu nóng lên, nhiệt năng của đồng xu tăng. - Truyền nhiệt: Quá trình làm thay đổi nhiệt năng bằng cách cho vật tiếp xúc với nguồn nhiệt (không có sự thực hiện công) gọi là quá trình thay đổi nhiệt năng bằng cách truyền nhiệt. VD: Khi nấu ăn, nồi tiếp xúc với bếp, nồi nóng lên, nhiệt năng của nồi tăng, nhiệt truyền từ bếp sang nồi.... Câu 7 : - Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất đi trong quá trình truyền nhiệt. - Công thức tính nhiệt lượng vật thu vào: Q = m.c. t m: khối lượng vật (kg) c: nhiệt dung riêng của chất làm vật ( J/kg.K) t : độ tăng nhiệt độ của vật ( 0C hoặc K) (lấy nhiệt độ lúc sau trừ nhiệt độ lúc đầu của vật). Câu 8: Nhiệt dung riêng của một chất là nhiệt lượng cần truyền cho 1kg chất đó để nhiệt độ tăng thêm 1oC (1K). Nói nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K cho biết nhiệt lượng cần truyền cho 1kg nước để tăng nhiệt độ thêm 1oC (1K) là 4200J. Câu 9: Nội dung nguyên lí truyền nhiệt: Khi có hai vạt trap đổi nhiệt với nhau thì: + Nhiệt tự truyền từ vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp hơn. + Sự truyền nhiệt xảy ra cho tới khi nhiệt độ của hai vật bằng nhau thì ngừng lại. + Nhiệt lượng do vật này tỏa ra bằng nhiệt lượng do vật kia thu vào. Câu 10: Có 3 hình thức truyền nhiệt là: Dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ nhiệt. - Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của môi trường chất rắn. - Đối lưu là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của môi trường chất lỏng và chất khí. - Bức xạ nhiệt là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của môi trường chân không. II. Bài tập: - Dạng 1: Bài tập vận dụng định luật về công-Tính công và công suất khi.
<span class='text_page_counter'>(9)</span> dùng các máy cơ đơn giản như mặt phẳng nghiêng, ròng rọc... * Phương pháp: Vận dụng công thức tính công, công suất, định luật về công, tính chất của các máy cơ đơn giản. * VD: + Bài tập 14.2 (SBT): Tóm tắt Bài giải m = 60kg Trọng lượng của người và xe là: Fms= 20N P = 10 m = 10.60 l = 40m = 600 (N) h = 5m Theo bài ra Fms= 20N, vậy công hao phí là: A1= Fms.l = 20.40 = A =? 800(J) Công có ích: A2=P.h=600.5=3000(J) Công của người sinh ra là: A = A1+A2= 800+3000=3800(J) + Bài tập 15.6 (SBT): Tóm tắt Bài giải F =80N Công của con ngựa: s = 4,5km A = F.s = 80.4500 = 360 000(J) = 4500m Công suất trung bình của con ngựa : A 360000 t = 30phút P= = =200(W ) t 1800 = 1800s P=? - Dạng 2: Bài tập giải thích hiện tượng khuyếch tán * Phương pháp: Vận dụng cấu tạo phân tử của các chất, khái niệm, nguyên nhân của hiện tượng khuếch tán, phân tích hiện tượng thực tế để giải thích. * VD: + Bài tập 20.4: Vì các phân tử nước hoa chuyển động theo mọi hướng, nên có một số phân tử này ra khỏi lọ nước hoa và tới được các vị trí khác nhau trong lớp học. - Dạng 3: Bài tập giải thích về hiện tượng dẫn nhiệt, đối lưu và bức xạ nhiệt: * Phương pháp: Dựa vào đặc điểm của các hình thức truyền nhiệt dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ nhiệt, phân tích hiện tượng thực tế để giải thích. VD: Bài 22.6 (SBT – T60): Về mùa lạnh khi sờ vào miếng đồng ta cảm thấy lạnh hơn khi sờ vào miếng gỗ vì đồng dẫn nhiệt tốt hơn gỗ (về mùa lạnh, nhiệt độ bên ngoài thấp hơn nhiệt độ cơ thể nên khi sờ vào miếng đồng nhiệt từ cơ thể truyền vào miếng đồng nhanh hơn miếng gỗ do đồng dẫn nhiệt tốt hơn gỗ nên ta cảm thấy lạnh hơn) -- Dạng 4 : Bài tập vận dụng công thức tính nhiệt lượng, PTCB nhiệt. * Các bước giải bài toán: - Bước 1: Tóm tắt, đổi đơn vị. Do có hỗn hợp, nên chúng ta thêm chỉ số vào dưới.
<span class='text_page_counter'>(10)</span> các đại lượng tương ứng của mỗi vật. - Bước 2: Xác định vật thu nhiệt, vật tỏa nhiệt (dựa vào so sánh nhiệt độ ban đầu và nhiệt độ cuối của hỗn hợp).Viết công thức tính nhiệt lượng thu vào hay tỏa ra của mỗi vật. - Bước 3: Viết phương trình cân bằng nhiệt Qthu = Qtỏa. Nhiệt lượng thu vào là nhiệt lượng của vật tăng nhiệt độ. - Bước 4: Xác định các đại lượng cần tìm dựa vào kết quả thu được từ bước 3. Viết đáp số. VD: Thả quả cầu bằng đồng có nhiệt độ 120 0C , khối lượng 0,5 kg vào một bình nước ở 200C. Sau một thời gian nhiệt độ của quả cầu và của nước đều là 40 0C. Tính khối lượng nước có trong bình, coi như sự truyền nhiệt chỉ diễn ra giữa nước và quả cầu. Nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K và của đồng là 380 J/kg.K. Tóm tắt: Bài giải m1= 0,5kg; Nhiệt lượng do quả cầu bằng đồng toả ra để hạ nhiệt độ từ c1=380J/kg.K 1200C xuống 400C là: t1=1200C; Q1= m1c1 ( t1 – t) = 15200 (J) 0 0 t2=20 C; t=40 C. Nhiệt lượng do nước thu vào để tăng nhiệt độ từ 200C đến c2 =4200J/kg.K. 400C là: Q2= m2c2 ( t – t2) = 8400.m2 m2 = ? Khối lượng của nước trong bình là: Theo PT CB nhiệt: Q1 = Q2 15200 = 8400.m2 m2 = 1,8 kg. Bài tập 25.3 (SBT). Tóm tắt Bài giải m1=200g=0,2kg a. Nhiệt độ cuối của chì cũng như nhiệt dộ cuối của nước, m2=250g=0,25kg nghĩa là bằng 600C. t1=1000C b. Nhiệt lượng nước thu vào: 0 t2=58,5 C; Q1= m1.c1.(t – t1) 0 t=60 C =.0,25.4190.(60 – 58,5) c2=4190J/kg.K = 1571,25(J) c. áp dụng PTCB nhiệt ta có: Q1=Q2. lại có Q2= m2.c2.(t2 – t) Q2 Q = 1 m2 .(t 2 −t ) m2 .(t 2−t ) 1571 , 25 ¿ =130 , 93 J /kg . K 0,2 .(100−60) →c 2=. Vậy nhiệt dung riêng của chì là: 130,93J/kg.K d. Chỉ gần bằng vì đã bỏ qua nhiệt lượng truyền cho môi.
<span class='text_page_counter'>(11)</span> trường xung quanh. Bài 25.4 ; 25.5 (giải tương tự) ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... VI.TÀI LIỆU THAM KHẢO:SGK, SBT,SGV VII. RÚT KINH NGHIỆM Nội dung: …………………………………………………………………………. Phương pháp: ……………………………………………………………………… Thời gian: ………………………………………………………………………….. Phương tiện: ……………………………………………………………………….. Đã duyệt ngày … tháng… năm Tổ trưởng.
<span class='text_page_counter'>(12)</span>