Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Chuyen de va GA SHC mon Tin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (815.35 KB, 17 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THĂNG BÌNH TRƯỜNG THCS TRẦN QUÝ CÁP. -----------۩-----------CHUYÊN ĐỀ:. VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG DẠY HỌC MÔN TIN HỌC Ở TRƯỜNG THCS. HỌ VÀ TÊN : Trần Thị Liên ĐƠN VỊ CÔNG TÁC : Trường THCS Trần Quý Cáp, Thăng Bình NĂM HỌC : 2016 – 2017. Tháng 10 năm 2016.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> CHUYÊN ĐỀ: VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG DẠY HỌC MÔN TIN HỌC Ở TRƯỜNG THCS. I. Đặt vấn đề. Phương pháp dạy học vận dụng kiến thức liên môn, chủ đề tích hợp đã được Bộ GD&ĐT triển khai và dạy thí điếm nhiều năm gần đây. Tuy nhiên, việc áp dụng vào giảng dạy ở trường học hiện nay vẫn còn những hạn chế nhất định. Vì vậy, tôi chọn nội dung chuyên đề Vận dụng kiến thức tích hợp liên môn vào dạy môn Tin học với mong muốn trao đổi với các thầy, cô giáo trong cụm để tìm ra phương pháp tốt nhất áp dụng vào dạy học đạt hiệu quả. II. Thuận lợi, khó khăn. 1. Thuận lợi: - Học sinh có đầy đủ sách giáo khoa, thư viện trường có sách tham khảo cho các môn học. - Vận dụng kiến thức liên môn hình thành và thúc đẩy tư duy trong quá trình làm việc nhóm của giáo viên và học sinh. 2. Khó khăn: - Thực tế việc dạy học vận dụng kiến thức liên môn phải có sự phối kết hợp làm việc nhóm giữa nhiều giáo viên các bộ môn nên tốn thời gian. - Việc sưu tầm, chọn lọc tài liệu gặp phải nhiều khó khăn. - Nhiều giáo viên chưa được tập huấn về dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Bản thân mỗi giáo viên để soạn giáo án liên môn phải xây dựng bài giảng điện tử phải tốn nhiều thời gian nghiên cứu, đầu tư công sức cho bài dạy, và gặp không ít khó khăn khi tìm hình ảnh minh hoạ, tư liệu dẫn chứng phù hợp. III. Giải quyết vấn đề. Trước hết chúng ta cần hiểu rõ dạy học tích hợp, liên môn xuất phát từ yêu cầu của mục tiêu dạy học phát triển năng lực học sinh,đòi hỏi phải tăng cường yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn. Khi giải quyết một vấn đề trong thực tiễn, bao gồm cả tự nhiên và xã hội, đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp, liên quan đến nhiều môn học. Vì vậy, dạy học cần phải tăng cường theo hướng tích hợp, liên môn. Dạy học tích hợp có nghĩa là đưa những nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học các môn học như: tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông... Còn dạy học liên môn là phải xác định các nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học để dạy học, tránh việc học sinh phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau. Đối với những kiến thức liên môn nhưng có một môn học chiếm ưu thế thì có thể bố trí dạy trong chương trình của môn đó và không dạy lại ở các môn khác. Khi nội dung kiến thức có tính liên môn cao hơn thì sẽ tách ra thành các chủ đề liên môn để tổ chức dạy học riêng vào một thời điểm phù hợp, song song với quá trình dạy học các bộ môn liên quan. Trong phạm vi của chuyên đề này, tôi vận dụng kiến thức liên môn tạo nên sự gắn kết kiến thức của các môn học như: Toán học, Lịch sử, Địa lí, Vật lý, Ngữ văn, Âm nhạc giúp học sinh có kiến thức tổng hợp khi tìm hiểu một vấn đề làm cho việc học tập trở nên thu hút học sinh hơn trong giờ học môn Tin học..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Qua thực tế quá trình dạy học tôi thấy rằng việc kết hợp kiến thức các môn học vào để giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là việc làm hết sức cần thiết. Điều đó đòi hỏi người giáo viên bộ môn không chỉ nắm chắc môn mình dạy mà còn phải không ngừng trao dồi kiến thức các môn học khác để tổ chức, hướng dẫn các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. Đồng thời “tích hợp” là một khái niệm được sử dụng trong nhiều lĩnh vực. Đặc biệt trong giáo dục tích hợp kiến thức liên môn vào giải quyết các vấn đề trong một môn học sẽ giúp học sinh hiểu rộng hơn, sâu hơn về vấn đề đặt ra trong môn học đó, giúp học sinh hứng thú học tập, tìm tòi, khám phá nhiều kiến thức và được suy nghĩ, sáng tạo trong học tập và ứng dụng vào thực tế đời sống. Với việc dạy học vận dụng kiến thức liên môn có giá trị thực tiễn to lớn trong đời sống xã hội. Giáo dục rèn kĩ năng cho HS phát triển những năng lực cần thiết nhằm giải quyết những vấn đề trong thực tiễn. Từ đó góp phần nâng cao năng lực của người học, giúp đào tạo những con người có đầy đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện đại. Đồng thời nắm được mối quan hệ giữa các tri thức thuộc lĩnh vực đời sống xã hội, về kiến thức liên môn yêu thích hứng thú với môn học. Để việc áp dụng kiến thức tích hợp liên môn vào dạy môn Tin học đạt hiệu quả thì: - Giáo viên và học sinh có kĩ năng làm việc nhóm, biết chọn lọc sưu tầm tài liệu. - Giáo viên có hiểu biết cơ bản về những môn định tích hợp, không chỉ nắm vững kiến thức của môn Giáo dục công dân mà còn nắm được nội dung chương trình một số môn học liên quan như Lịch sử, Địa lí, Ngữ văn, Âm nhạc..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Giờ dạy vận dụng kiến thức liên môn nhưng phải linh hoạt phù hợp với mức độ nhận thức của học sinh, tránh gom quá nhiều kiến thức vào bài dạy. - Hướng dẫn học sinh tích cực chủ động trong việc học tập theo nguyên tắc liên môn, các em cần sưu tầm tài liệu có những kiến thức toàn diện đa chiều về một đối tượng. IV. Nội dung vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học môn Tin học ở một số tiết học trong trường trung học cơ sở: 1. KHỐI 6: STT 1. BÀI HỌC Bài 11: Tổ chức thông tin trong máy tính. NỘI DUNG TÍCH HỢP-LỒNG GHÉP - Tìm hiểu và tạo cây thư mục các thành phố lớn của Việt Nam. - Tìm hiểu và tạo cây thư mục các quận, huyện của TP. Hồ Chí Minh. (Tích hợp môn Địa lý). Bài thực hành 5: Văn bản đầu tiên của em. Mỗi học sinh chuẩn bị nội dung văn bản viết tay trên giấy cho tiết thực hành theo chủ đề của từng nhóm: - Đời sống vật chất, Tổ chức xã hội và đời sống tinh thần của người Nguyên thủy trên đất nước ta. (tích hợp môn Lịch sử 6) - Chuẩn bị truyện đọc lớp 6 môn Giáo dục công dân ‘một ngày chủ nhật bổ ích’ trong bài ‘yêu thiên nhiên sống hòa hợp với thiên.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> nhiên’ và cho biết ý thức trách nhiệm của e với thiên nhiên. (tích hợp môn Giáo dục công dân 6 và giáo dục bảo vệ môi trường) - Cấu tạo của kính lúp kính hiểm vi và các sử dụng.(tích hợp môn Sinh học lớp 6 - Bài văn Thánh gióng (tích hợp môn Ngữ văn 6) ……… Bài 17:. - Tóm tắt tiểu sử Anh hùng dân tộc Ngô Thời. Định dạng văn. Nhiệm. (Tích hợp môn Lịch sử 7). bản Bài 20:. - Hình ảnh các khu du lịch Việt Nam. Thêm hình ảnh. 2. (Tích hợp môn Địa lý). minh họa Bài 21: Trình. - Thống kê tai nạn giao thông. bày. cô. (Tích hợp môn Giáo dục công dân). đọng bằng bảng ….. 2. KHỐI 7 STT 1. BÀI HỌC Bài 4: Sử dụng hàm để tính toán. NỘI DUNG TÍCH HỢP-LỒNG GHÉP - Tìm nước có diện tích lớn nhất của các nước Đông Nam Á (tích hợp môn Địa lý).

<span class='text_page_counter'>(7)</span> - Tìm nước có mật độ phát triển dân số cao nhất Đông Nam Á (tích hợp môn Địa lý) - Bảng thống kê mức độ ô nhiễm môi trường ở Việt Nam 5 năm gần đây. Bài 9: Trình bày dữ liệu - Thống kê-vẽ biểu đồ tình hình tai nạn giao thông 2 bằng biểu đồ năm gần đây (Tích hợp môn Giáo dục công dân) 3. KHỐI 8 STT BÀI HỌC Bài 6: Câu lệnh điều kiện. NỘI DUNG TÍCH HỢP-LỒNG GHÉP - Tính diện tích (hình tròn, hình thang…) - Mô tả phương pháp giải phương trình bậc 1 trên giấy. Sau đó thể hiện lại bằng ngôn ngữ lập trình Pascal. (Tích hợp môn Toán). Bài 8: Lặp với số lần chưa biết trước. Vd1: Để tạo môi trường xanh sạch đẹp , nhà trường đã tổ chức cho các lớp đào cây ở vườn ươm đem ra trồng. Mỗi lần chỉ đào một cây ra trồng cho đến khi không còn chổ để trồng nữa thì dừng. (tích hợp môn Giáo dục công dân, giáo dục bảo vệ môi trường sống) Vd2: Tại vị trí cân bằng con lắc đơn có phương.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> thẳng đứng. Kéo con lắc đơn ra khỏi vi trí cân bằng, rồi buông nhẹ. con lắc sẽ dao động quanh vị trí cân bằng với số lần chưa biết trước (tích hợp môn Vật lý 8) Vd3: Tích hợp môn Toán công thức tính tổng của dãy số cách đều Gau Xơ ……... ……. 4. KHỐI 9 STT. BÀI HỌC. NỘI DUNG TÍCH HỢP-LỒNG GHÉP. Bài thực hành 2:. - Tìm kiếm thông tin trên Web về lịch sử dựng nước (tích hợp môn Lịch sử). Tìm kiếm thông tin trên Internet. - Tìm kiếm thông tin trên trang web về bản đồ Việt Nam, bản đồ cổ về Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. (liên môn môn Địa lý và giáo dục cho học sinh về Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam.. …. …. V. Kết luận: Qua thực tế áp dụng vào giảng dạy ở các năm học qua, tôi nhận thấy việc Vận dụng kiến thức tích hợp liên môn vào dạy môn Tin học chú trọng vào việc tập dượt cho học sinh vận dụng các kiến thức kĩ năng đã học được cho quá trình học tập tiếp theo, và học sinh vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết các tình huống mới, bất ngờ trong cuộc sống. Điều này rất có ích cho cuộc sống sau.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> này của học sinh, các em có khả năng tư duy sâu và đánh giá khái quát vấn đề. Và quan trọng nhất là các em tiếp thu được kiến thức bài học nhanh hơn. VI. Giáo án tích hợp cụ thể: (Giáo án đạt giải nhì cấp tỉnh, năm học 2015-2016). Bài 8: LẶP VỚI SỐ LẦN CHƯA BIẾT TRƯỚC (t1) I. Mục đích yêu cầu: - Biết được có nhiều hoạt động được lặp đi lặp lại với số lần chưa biết trước. - Biết được các hoạt động lặp với số lần chưa biết trước phụ thuộc vào một điều kiện có được thỏa mãn hay không. - Biết ngôn ngữ lập trình dùng cấu trúc lặp với số lần chưa biết trước để chỉ dẫn máy tính thực hiện lặp đi lặp lại công việc đến khi một điều kiện nào đó được thỏa mãn. - Biết hoạt động của câu lệnh lặp với số lần chưa biết trước While…do. II. Chuẩn bị: - Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, máy chiếu... - Học sinh: Sách giáo khoa, vở, viết, học bài cũ, bảng phụ. III. Hoạt động dạy học: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) Câu hỏi: Em hãy nêu cú pháp câu lệnh lặp For…Do. Biến đếm sẽ như thế nào sau mỗi lần lặp? Biến đếm thuộc kiểu dữ liệu nào? 3. Bài mới: Giới thiệu: (3 phút) Một lần nữa các em được ôn lại câu lệnh lặp với số lần biết trước, hôm nay cô sẽ giới thiệu với các em một cấu trúc lặp mới. Trước khi đi vào bài mới mời các em quan sát đoạn phim sau: - Giáo viên trình chiếu đoạn phim cho học sinh quan sát - Hs nhận xét đoạn phim:.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> + Sau khi xem phim, em hãy cho biết để đủ tiền mua 1 chiếc PC bạn gái phải làm gì? + Bạn gái đó phải làm như thế nào để hoàn thành mục tiêu đề ra? + Vậy em có biết bạn thực hiện bao nhiêu lần việc cân chú chó không? - Gv nhận xét: để đủ tiền mua chiếc PC bạn gái phải nuôi 1 chú chó cho đến khi chú được 10 kg, nên bạn gái đã cân chú chó rất nhiều lần với số lần chưa biết là bao nhiêu cho đến khi chú được 10 kg thì dừng việc cân thử. - Từ đó giáo viên dẫn dắt hs đi vào bài mới “ Lặp với số lần chưa biết trước” Hoạt động của giáo viên và học. Nội dung bài dạy. sinh * Họat động 1: Tìm hiểu các hoạt động lặp với số lần chưa biết trước.(8 phút) - Gv: em hãy kể những hoạt động 1. Các hoạt động lặp với số lần chưa biết được thực hiện lặp đi lặp lại với số trước: lần chưa biết trước trong thực tế có? - Hs: trả lời. - Gv: nhận xét - Gv: Trình chiếu ví dụ 1 có nội dung tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường (GDCD): Vd1: Để tạo môi trường xanh sạch đẹp , nhà trường đã tổ chức cho các lớp đào cây ở vườn ươm đem ra trồng. Mỗi lần chỉ đào một cây ra VVd1:Để tạo môi trường xanh sạch đẹp, nhà trồng cho đến khi không còn chổ để trường đã tổ chức cho các lớp đào cây ở trồng nữa thì dừng. vườn ươm đem ra trồng. Mỗi lần chỉ đào một - Hs: Quan sát, lắng nghe. cây ra trồng cho đến khi không còn chổ để - Hs ghi ví dụ 1 trồng nữa thì dừng..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> - Gv: trình chiếu ví dụ có nội dung tích hợp môn Vật lý 8: Vd2: Tại vị trí cân bằng con lắc đơn có phương thẳng đứng. Kéo con lắc đơn ra khỏi vi trí cân bằng, rồi buông nhẹ. con lắc sẽ dao động quanh vị trí cân bằng với số lần chưa biết trước - Hs: Quan sát, lắng nghe.. Vd3: có nội dung tích hợp môn Toán học: GV: ? Em so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa 2 bài toán sau: 1. Tính tổng các số tự nhiên liên tiếp từ 1 đến 1000. 2. Nếu cộng lần lượt các số tự nhiên đầu tiên (n=1, 2, 3, …). Ta sẽ được kết quả: T1=1 T2=1+2 T3=1+2+3 …….. Tăng dần.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Cần cộng bao nhiêu số tự nhiên để ta được một tổng Tn nhỏ nhất lớn hơn 1000? Hs trả lời: cả 2 đều sử dụng công thức cộng dồn các số tự nhiên liên tiếp bắt đầu từ 1. Bài 1 thì cộng 1000 số còn bài 2 thì cộng chưa biết bao nhiêu số nhưng với điều kiện là Tn phải nhỏ nhất lớn hơn 1000 thì dừng cộng. Gv: lưu ý – nhiều em đọc chưa kĩ đề nên mới nhìn vào 2 bài toán thì nghĩ giống nhau, Nếu để ý thì bài 1 nhẫm tổng sẽ T sẽ là 500500 (công thức tính tổng của dãy số cách đều Gau Xơ : Tổng=(số đầu + số cuối)* số hạng : 2 Số hạng = (số cuối – số đầu): khoảng cách +1). Còn bài 2 chỉ tính tổng đến khi Tn nhỏ nhất lớn hơn 1000 thôi. Gv: vậy điều kiện nào của bài toán sẽ kết thúc việc cộng dồn các số tự nhiên liên tiếp bắt đầu từ 1? Hs: trả lời -Gv: phân tích thuật toán và yêu cầu học sinh đưa ra thuật toán. Hs: trả lời câu hỏi. - Các hoạt động lặp với số lần chưa biết trước.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Gv: Diễn giải bài toán 2 bằng sơ đồ. phụ thuộc vào một điều kiện cụ thể và chỉ dừng lại khi điều kiện đó sai. - Sơ đồ các hoạt động lặp với số lần chưa biết trước:. n  n+1; S  S+n;. Gv: Các hoạt động lặp với số lần chưa biết trước phụ thuộc cái gì và chỉ dừng lại khi nào? Hs: Làm việc theo nhóm nhỏ bàn 4 học sinh để đưa ra sơ đồ hoạt động lặp với số lần chưa biết trước (2p). Gv: Mời đại diện 1 nhóm bất kỳ lên treo bảng phụ của nhóm, mời các nhóm còn lại nhận xét và tự kiểm tra đối chiếu kết quả thực hiện của nhóm mình. Gv: đánh giá kết quả thực hiện của các nhóm. Và giải thích hoạt động của sơ đồ lặp với số lần chưa biết trước. - Hs lắng nghe và ghi bài Hoạt động 2: Tìm hiều một vài ví dụ và cú pháp về lệnh lặp với số lần chưa biết.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> trước trong Pascal.(24 phút) -Gv: Từ sơ đồ trên ta có cấu trúc 2. Ví dụ về lệnh lặp với số lần chưa biết câu lệnh lặp như sau: - Gv ghi cú pháp câu lệnh lặp với số. trước: - Cú pháp câu lệnh lặp với số lần chưa. lần chưa biết và giải thích:. biết:. - Hs: nghe giảng và ghi bài. While<điều kiện>do<câu lệnh>;. -Gv: ? Dựa vào sơ đồ lặp với số lần Trong đó: chưa biết trước và cấu trúc câu lệnh. -. của nó, em hãy nêu hoạt động của. Điều kiện thường là phép so sánh - Câu lệnh có thể là câu lệnh đơn hay. câu lệnh lặp với số lần chưa biết ghép trước. Hoạt động:. GV: lưu ý cho hs khi sử dụng vòng B1: Kiểm tra điều kiện lặp While…do nếu có sử dụng biến B2: Nếu điều kiện sai thì bỏ qua câu lệnh và đếm thì lưu ý câu lệnh lặp này chưa thoát khỏi vòng lặp, ngược lại nếu điều kiện có giá trị khởi tạo ban đầu và điểm đúng thì thực hiện câu lệnh rồi quay lại B1. tra điều kiện đúng quay lại vòng lặp nó không tự động tăng giá trị của biến đếm lên 1 đơn vị như vòng lặp for…do vì vậy phải gán giá trị ban đầu cho biến đếm, tăng giá trị biến đếm lên 1 đơn vị trước khi quay lại vòng lặp. - Gv: Trình chiếu ví dụ 4 (tích hợp môn toán) Vd3: Tính tổng S đưa kết quả ra màn hình s= 10 + 20+ 30…đến khi s lớn hơn 100.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Gv: yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm để viết chương trình trong thời gian 4 phút HS: Thảo luận nhóm và gv mời đại diện 4 nhóm lên treo bảng phụ. Gv: mời các nhóm còn lại nhận xét. GV: Trình chiếu mô phỏng thuật toán Mô phỏng thuật toán. Và đưa ra chương trình, kết quả chạy bài toán. Ví dụ 3: Tính tổng S đưa kết quả ra màn hình s= 10 + 20+ 30…đến khi s lớn hơn 100 Lời giải: Var s:real; a:integer; BEGIN s:=0; While s<=100 do s:=s+10; Writeln(‘Gia tri cua bieu thuc la’,s,’de tong s >100’); readln. Ví dụ 5: (tích hợp môn toán) Gv: trình chiếu In kết quả tính tổng s ra màn hình với. END..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> 1 1 1 1 S    ...   ... a a 1 a  2 aN. 1  0, 0001 cho đến khi a  N Gv: yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm để đưa ra thuật toán trong thời gian 4 phút - Hs: Thảo luận nhóm - Gv mời đại diện 4 nhóm lên treo bảng phụ. Mô phỏng thuật toán. Gv: mời các nhóm còn lại nhận xét. GV: Trình chiếu mô phỏng thuật toán và đưa ra chương trình, kết quả chạy bài toán. ví dụ 4: tính s. 1 1 1 1 S    ...   ... a a 1 a  2 aN 1  0, 0001 cho đến khi aN Lời giải Var. s:real; a:integer;. Const saiso=0.0001; BEGIN s:=0; a:=1; While 1/a>=saiso do begin s:=s+1/a; a:=a+1; end; Writeln('Tong s lon nhat de 1/a <',saiso:6:4,'la',s:6:4);.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> readln END. * Hoạt động 3: Bài tập củng cố.(5 phút) *** Phần chơi Đố Bạn ! (5p) MC: Lớp phó văn thể mỹ - Bốn tổ là bốn đội chơi. - Các đội trưởng sẽ lần lượt đưa ra câu hỏi của đội mình và yêu cầu đội nào đó trả lời. Đội được chọn trả lời có thời gian suy nghĩ là 30 giây. Sau đó đưa ra câu trả lời. Nếu trả lời đúng được 10 đ. Sai thì đội khác giành quyền trả lời. Nếu đúng được 5 đ. Sai bị trừ 5 đ. - Câu hỏi do các đội tự nghĩ ra sau khi hội ý. Nội dung xoay quanh bài học. - GV không đóng vai gì trong phần này. HS hoạt động độc lập. 4. Ghi nhớ : - Các hoạt động lặp với số lần chưa biết trước phụ thuộc vào một điều kiện cụ thể và chỉ dừng lại khi điều kiện đó sai. - Trong Pascal câu lệnh lặp với số lần chưa biết trước có dạng: While <điều kiện> do <câu lệnh>; 5. Dặn dò: - Về nhà học bài, làm bài tập 2 trang 71 sách giáo khoa. - Tìm thêm một vài ví dụ về hoạt động lặp với số lần chưa biết trước. - Xem trước Lặp vô hạn lần – Lỗi lập trình cần tránh. ------------------------------------------------------------.

<span class='text_page_counter'>(18)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×