Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

DIEU HOA HD CUA GEN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.3 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>ĐỀ LUYỆN THI TN THPT QUỐC GIA 2017 Môn thi: SINH HỌC Thời gian làm bài: 50 phút. Câu 1: Điều hòa hoạt động gen chính là A. điều hòa lượng sản phẩm của gen được tạo ra trong tế bào. B. điều hòa hoạt động sống của tế bào. C. điều hòa gen R, vùng khởi động P. D. cân bằng các chất dinh dưỡng trong tế bào ở giai đoạn dịch mã. Câu 2: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac ở E.coli, khi môi trường có lactôzơ thì A. prôtêin ức chế không gắn vào vùng vận hành. B. prôtêin ức chế không được tổng hợp. C. sản phẩm của gen cấu trúc không được tạo ra. D. ARN-polimeraza không gắn vào vùng khởi động. Câu 3: Operon Lac của vi khuẩn E.coli gồm có các thành phần theo trật tự: A. vùng khởi động – vùng vận hành – nhóm gen cấu trúc (Z,Y,A) B. gen điều hòa – vùng vận hành – vùng khởi động – nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A) C. gen điều hòa – vùng khởi động – vùng vận hành – nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A) D. vùng khởi động – gen điều hòa – vùng vận hành – nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A) Câu 4: Enzim ARN polimeraza chỉ khởi động được quá trình phiên mã khi tương tác được với vùng A. vận hành. B. điều hòa. C. khởi động. D. mã hóa. Câu 5: Operon là A. một đoạn trên phân tử ADN bao gồm một số gen cấu trúc và một gen vận hành chi phối. B. cụm gồm một số gen điều hòa nằm trên phân tử ADN. C. một đoạn gồm nhiều gen cấu trúc trên phân tử ADN. D. cụm gồm một số gen cấu trúc do một gen điều hòa nằm trước nó điều khiển. Câu 6: Theo mô hình operon Lac, vì sao prôtêin ức chế bị mất tác dụng? A. Vì lactôzơ làm mất cấu hình không gian của nó. B. Vì prôtêin ức chế bị phân hủy khi có lactôzơ. C. Vì lactôzơ làm gen điều hòa không hoạt động. D. Vì gen cấu trúc làm gen điều hoà bị bất hoạt. Câu 7: Điều hòa hoạt động gen của sinh vật nhân sơ chủ yếu xảy ra ở giai đoạn A. phiên mã. B. dịch mã. C. sau dịch mã. D. sau phiên mã. Câu 8: Gen điều hòa opêron hoạt động khi môi trường A. không có chất ức chế. B. có chất cảm ứng. C. không có chất cảm ứng. D. có hoặc không có chất cảm ứng. Câu 9: Trong cấu trúc của một opêron Lac, nằm ngay trước vùng mã hóa các gen cấu trúc là.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> A. vùng điều hòa. B. vùng vận hành. C. vùng khởi động. D. gen điều hòa. Câu 10: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac ở E.coli, khi môi trường không có lactôzơ thì prôtêin ức chế sẽ ức chế quá trình phiên mã bằng cách A. liên kết vào vùng khởi động. B. liên kết vào gen điều hòa. C. liên kết vào vùng vận hành. D. liên kết vào vùng mã hóa. Câu 11: Khi nào thì prôtêin ức chế làm ngưng hoạt động của opêron Lac? A. Khi môi trường có nhiều lactôzơ. B. Khi môi trường không có lactôzơ. C. Khi có hoặc không có lactôzơ. D. Khi môi trường có lactôzơ. Câu 12: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac ở E.coli, lactôzơ đóng vai trò của chất A. xúc tác B. ức chế. C. cảm ứng. D. trung gian. Câu 13: Khởi đầu của một opêron là một trình tự nuclêôtit đặc biệt gọi là A. vùng điều hòa. B. vùng khởi động. C. gen điều hòa. D. vùng vận hành. Câu 14: Trong cơ chế điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ, vai trò của gen điều hòa là A. mang thông tin cho việc tổng hợp một prôtêin ức chế tác động lên các gen cấu trúc. B. nơi gắn vào của prôtêin ức chế để cản trở hoạt động của enzim phiên mã. C. mang thông tin cho việc tổng hợp một prôtêin ức chế tác động lên vùng vận hành. D. mang thông tin cho việc tổng hợp một prôtêin ức chế tác động lên vùng khởi động. Câu 15: Theo cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac ở E.coli, khi có mặt của lactôzơ trong tế bào, lactôzơ sẽ tương tác với A. vùng khởi động. B. enzim phiên mã C. prôtêin ức chế. D. vùng vận hành. Câu 16: Trong một opêron, nơi enzim ARN-polimeraza bám vào khởi động phiên mã là A. vùng vận hành. B. vùng khởi động. C. vùng mã hóa. D. vùng điều hòa. Câu 17: Không thuộc thành phần của một opêron nhưng có vai trò quyết định hoạt động của opêron là A. vùng vận hành. B. vùng mã hóa. C. gen điều hòa. D. gen cấu trúc. Câu 18: Trình tự nuclêôtit đặc biệt của một opêron để enzim ARNpolineraza bám vào khởi động quá trình phiên mã được gọi là A. vùng khởi động. B. gen điều hòa. C. vùng vận hành. D. vùng mã hoá. Câu 19: Hai nhà khoa học nào đã phát hiện ra cơ chế điều hoà opêron? A. Menđen và Morgan. B. Jacôp và Mônô. C. Lamac và Đacuyn. D. Hacđi và Vanbec Câu 20: Khi nào thì cụm gen cấu trúc Z, Y, A trong opêron Lac ở E. coli hoạt động? A. Khi môi trường có hoặc không có lactôzơ. B. Khi trong tế bào có lactôzơ..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> C. Khi trong tế bào không có lactôzơ. D. Khi prôtein ức chế bám vào vùng vận hành. Câu 21: Hai nhà khoa học người Pháp đã phát hiện ra cơ chế điều hoà hoạt động gen ở: A. vi khuẩn lactic. B. vi khuẩn E. coli. C. vi khuẩn Rhizobium. D. vi khuẩn lam. Câu 22: Trong opêron Lac, vai trò của cụm gen cấu trúc Z, Y, A là: A. tổng hợp prôtein ức chế bám vào vùng khởi động để khởi đầu phiên mã. B. tổng hợp enzim ARN polimeraza bám vào vùng khởi động để khởi đầu phiên mã. C. tổng hợp prôtein ức chế bám vào vùng vận hành để ngăn cản quá trình phiên mã. D. tổng hợp các loại enzim tham gia vào phản ứng phân giải đường lactôzơ. Câu 23: Trong một opêron, vùng có trình tự nuclêôtit đặc biệt để prôtêin ức chế bám vào ngăn cản quá trình phiên mã, đó là vùng A. khởi động. B. vận hành. C. điều hoà. D. kết thúc. Câu 24: Trên sơ đồ cấu tạo của opêron Lac ở E. coli, kí hiệu O (operator) là: A. vùng khởi động. B. vùng kết thúc. C. vùng mã hoá D. vùng vận hành. Câu 25: Trên sơ đồ cấu tạo của opêron Lac ở E. coli, vùng khởi động được kí hiệu là: A. O (operator). B. P (promoter). C. Z, Y, Z. D. R. Câu 26: Khi nào thì cụm gen cấu trúc Z, Y, A trong opêron Lac ở E. coli không hoạt động? A. Khi môi trường có hoặc không có lactôzơ. B. Khi trong tế bào có lactôzơ. C. Khi trong tế bào không có lactôzơ. D. Khi môi trường có nhiều lactôzơ. Câu 27: Trong cơ chế điều hoà hoạt động của opêron Lac ở vi khuẩn E. coli, vùng khởi động (promoter) là A. nơi mà chất cảm ứng có thể liên kết để khởi đầu phiên mã. B. những trình tự nuclêôtit đặc biệt, tại đó prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã. C. những trình tự nuclêôtit mang thông tin mã hoá cho phân tử prôtêin ức chế. D. nơi mà ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã. Câu 28: Trong quá trình điều hòa hoạt động của Operon. Khi môi trường không có Lactozơ thì protein ức chế bám vào vùng nào của Operon Lac? A. Vùng khởi động (P) B. Vùng vận hành (O) C. Vùng gen cấu trúc Z, Y, A D. Vùng gen điều hòa Câu 29: Cấu trúc chung của một gen cấu trúc téo chiều 3' đến 5' bao gồm những vùng theo thứ tự: (1). Vùng mã hóa (2). Vùng mở đầu (3). Vùng điều hòa (4). Vùng kết thúc A. (3) → (1) → (4) B. (1) → (2) → (4) C. (2) → (1) → (4) D. (1) → (3) → (4) Câu 30: Đặc điểm mã di truyền, cho các nội dung :.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> (1) Mã di truyền có tính phổ biến, tức là các loại bộ ba điều mã hóa axit amin. (2) Mã di được đọc từ 1 điểm xác định theo từng bộ ba nuclêôtit mà không gối lên nhau. (3) Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là một bộ ba chỉ mã hóa cho 1 loại axit amin. (4) Mã di truyền mang tính thoái hóa, tức là nhiều bộ ba khác nhau cùng xác định 1 loại axit amin. Có bao nhiêu nội dung đúng? A. 3 B. 2 C. 1 D. 4 Câu 31: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, phát biểu nào sau đây đúng? A. Enzim ADN pôlimeraza tổng hợp và kéo dài mạch mới theo chiều 3’ → 5’. B. Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn. C. Enzim ARN pôlimeraza nối các đoạn Okazaki thành mạch đơn hoàn chỉnh. D. Chỉ một trong hai mạch của ADN làm mạch gốc để tổng hợp nên mạch mới. Câu 32: Ở cà chua, gen qui định màu sắc quả nằm trên nhiễm sắc thể thường, alen A qui định quả màu đỏ trội hoàn toàn so với alen a qui định quả màu vàng. Cho cây lưỡng bội thuần chủng đỏ lai với lưỡng bội vàng F1 toàn đỏ. Dùng cônsixin tứ bội hóa F1 rồi cho F1 lai nhau, F2 thu được tỉ lệ 11đỏ: 1 vàng. Phép lai nào sau đúng? A. Aaaa x Aaaa B. AAaa x Aaaa C. AAaa x AAaa D. AAaa x Aa Câu 33: Sự điều hoà với operon Lac ở EColi được khái quát như thế nào? A. Sự phiên mã bị kìm hãm khi chất ức chế gắn vào vùng P và lại diễn ra bình thường khi chất cảm ứng làm bất hoạt chất ức chế. B. Sự phiên mã bị kìm hãm khi chất ức chế gắn vào vùng O và lại diễn ra bình thường khi chất ức chế làm bất hoạt chất cảm ứng. C. Sự phiên mã bị kìm hãm khi chất ức chế không gắn vào vùng O và lại diễn ra bình thường khi chất cảm ứng làm bất hoạt chất ức chế. D. Sự phiên mã bị kìm hãm khi chất ức chế gắn vào vùng O và lại diễn ra bình thường khi chất cảm ứng làm bất hoạt chất ức chế . Câu 34: Quá trình tổng hợp ARN trong nhân tế bào liên hệ trực tiếp đến quá trình nào sau đây? A. Nhân đôi ADN. B. Sinh tổng hợp protein trong tế bào chất. C. Sinh sản của tế bào. D. Dịch mã trong nhân tế bào. Câu 35: Số đáp án không đúng: 1. Hầu hết các đoạn Okazaki ở sinh vật nhân sơ có kích thước vào khoảng 1000– 2000 cặp nucleotit 2. Nhiều bộ ba khác nhau có thể cùng mã hoá cho một axit amin trừ AUG và UGG 3. 61 bộ ba tham gia mã hóa axitamin 4. Trong phiên mã, sự kết cặp các nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các nuclêôtit trong vùng mã hoá của gen. 5. Trên cả hai mạch khuôn, ADN pôlimeraza đều di chuyển theo chiều 5’ -> 3’ để tổng hợp mạch mới theo chiều 3’ -> 5’..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> A. 5 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 36: Bộ ba đối mã (anticôđon) của tARN vận chuyển axit amin mêtiônin là A. 3'XAU5'. B. 3'AUG5'. C. 5'XAU3'. D. 5'AUG3'. Câu 37: Phát biểu nào sau sây về quá trình phiên mã là không đúng? A. ARN polymeraza trượt sau enzim tháo xoắn để tổng hợp mạch ARN mới theo chiều 5’ – 3’. B. Sự phiên mã ở sinh vật nhân sơ luôn diễn ra trong tế bào chất, còn ở sinh vật nhân thực có thể diễn ra trong nhân hoặc ngoài nhân. C. Một số gen ở sinh vật nhân sơ có thể có chung một điểm khởi đầu phiên mã. D. Quá trình phiên mã giúp tổng hợp nên các loại ARN ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực. Câu 38: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, xét các kết luận nào sau đây: (1) Trên mỗi phân tử ADN của sinh vật nhân sơ chỉ có một điểm khởi đầu nhân đôi ADN. (2) Enzim ADN-polimeraza làm nhiệm vụ tháo xoắn phân tử ADN và kéo dài mạch mới. (3) Sự nhân đôi của ADN ti thể diễn ra độc lập với sự nhân đôi của ADN trong nhân tế bào. (4) Tính theo chiều tháo xoắn, ở mạch khuôn có chiều 5’ - 3’ thì mạch mới được tổng hợp gián đoạn. (5) Sự nhân đôi ADN diễn ra vào pha G1 của chu kì tế bào. Có bao nhiêu kết luận đúng ? A. 2. B. 3. C. 1. D. 4. Câu 39: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng ? (1) Khi riboxom tiếp xúc với mã 5’UGA3' trên mARN thì quá trình dịch mã dừng lại. (2) Trên mỗi phân tử mARN có thể có nhiều riboxom cùng thực hiện quá trình dịch mã. (3) Khi thực hiện quá trình dịch mã, riboxom dịch chuyển theo chiều 3'→5' trên phân tử mARN. (4) Mỗi phân tử tARN có một đến nhiều anticodon. A. 2. B. 3. C. 1 D. 4. Câu 40: Operon Lac ở vi khuẩn E.coli không có chức năng A. tương tác với chất ức chế. B. tổng hợp các enzim chuyển hoá đường lactôzơ. C. tương tác với ARN pôlimeraza. D. tổng hợp prôtêin điều hoà. .....HẾT......

<span class='text_page_counter'>(6)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×