Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.59 KB, 6 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngày soạn : 29/1/2021 Tiết 39 Bài 35: VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Hiểu được đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm sản xuất lương thực thực phẩm lớn nhất cả nước. Vị trí địa lí thuận lợi, tài nguyên đất, nước, khí hậu phong phú, đa dạng. - Người dân cần cù, năng động, sáng tạo, thích ứng nhanh với nền sản xuất hàng hóa, kinh tế thị trường. Tất cả là điều kiện quan trọng để xây dựng đồng bằng sông Cửu Long thành vùng kinh tế động lực. Làm quen với khái niệm chủ động sống chung với lũ ở đồng bằng sông Cửu Long. 2. Kĩ năng - Vận dụng thành thạo phương pháp kết hợp kênh chữ với kênh hình để giải thích 1 số vấn đề bức xúc ở đồng bằng sông Cửu Long. - KNS: Hợp tác, tự nhận thức, khẳng định bản thân, đảm nhận trách nhiệm 3. Thái độ - Có thái độ nghiêm túc và yêu thích môn học * Tích hợp BĐKH: Địa hình thấp, là vùng được dự báo sẽ bị thu hẹp về diện tích nước biển dâng do BĐKH. Cần có biện pháp phòng tránh và ứng phó, thích nghi với BĐKH. * Tích hợp giáo dục đạo đức: Lòng tự hào dân tộc, tình yêu quê hương đất nước, từ đó có ý thức, trách nhiệm, đoàn kết rèn luyện tu dưỡng đạo đức, tri thức trong học tập. Giáo dục ý thức trách nhiệm trong sử dụng hợp lí và cải tạo tài nguyên môi trường. 4. Định hướng năng lực được hình thành - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, - Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video clip… II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN- HỌC SINH 1. Giáo viên: - Lược đồ tự nhiên đồng bằng sông Cửu Long - Tranh ảnh về đồng bằng sông Cửu Long. Máy tính, máy chiếu 2. Học sinh: Vở ghi, SGK, Atlat địa lý VN III. PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC - PP: Đàm thoại, trực quan, thuyết trình, gợi mở, thảo luận nhóm - KT: Động não, chia nhóm, đọc tích cực, tính toán, tư duy, tổng hợp... IV. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY- GIÁO DỤC 1. Ổn định lớp (1’) - Kiểm tra sĩ số học sinh - Kiểm tra vệ sinh, nề nếp Lớ Ngày giảng Vắng Ghi chú p 9A.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> 9B 2. Kiểm tra bài cũ (3’)Kiểm tra bài thực hành 3. Giảng bài mới 3.1. Hoạt dộng khởi động (1’) GV: Cho HS nghe bài hát Về miền tây và yêu cầu HS cho biết bài hát có các địa danh ở vùng nào của nước ta? - HS nghe và trả lời * ĐVĐ: Vùng đồng bằng sông Cửu Long cũng được coi là vùng kinh tế năng động vì có nhiều điều kiện thuận lợi về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên cũng như dân cư - xã hội. Điều đó được thể hiện như thế nào? => tìm hiểu bài 35. 3.2. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động của GV - HS Nội dung * HĐ1: Vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ - Mục tiêu: Xác định quy mô, vị trí và giới hạn lãnh thổ của ĐBSCL. Phân tích ý nghĩa của vị trí địa lí đối với sự phát triển kinh tế của vùng. - Phương pháp: đàm thoại, trực quan bản đồ - Thời gian: 5-7’ - Cách thức tiến hành HS họat động cá nhân/cặp. Dựa thông tin sgk 1) Cho biết quy mô vùng đồng bằng sông Cửu Long? 2) Tính tỉ trọng diện tích, dân số của vùng so với cả nước? * Quy mô: - Gồm có 13 tỉnh thành - S: 39734 km2 chiếm12% so cả nước. - Dân số: 16,7 triệu người (2002) chiếm 21% dân số cả nước. I. Vị trí địa lí giới hạn lãnh thổ. - Vị trí địa lí giới hạn: (H35.1) - ý nghĩa: * HS hoạt động cá nhân/cặp. Dựa vào H35.1 + Thuận lợi phát triển cả kinh 1) Hãy xác định vị trí giới hạn của vùng trên tế biển và trên đất liền. bản đồ? + Mở rộng hợp tác quan hệ 2) Nêu ý nghĩa của vị trí giới hạn đó? giao lưu với các vùng khác, - HS xác định vị trí giới hạn vùng trên lược với các nước trong tiểu vùng đồ. (2 HS) sông Mê Kông và với các - HS khác nhận xét -> bổ sung. nước khác trên thế giới. - GV chuẩn kiến thức + Thuận lợi phát triển cả kinh tế biển và trên đất liền. + Mở rộng hợp tác quan hệ giao lưu với các.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> vùng khác, với các nước trong tiểu vùng sông Mê Kông và với các nước khác trên thế giới. GV lưu ý HS vị trí đảo Phú Quốc GV chiếu hình ảnh bán đảo Cà Mau Điều chỉnh, bổ sung:.......................................................................................... .......................................................................................................................... * HĐ2: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên - Mục tiêu: Dựa vào lược đồ trình bày các thế mạnh để sản xuất lượng thực, thực phẩm của vùng. Nêu các khó khăn về tự nhiên và biện pháp khắc phục các khó khăn trên. - Phương pháp: trực quan bản đồ, thảo luận nhóm - Thời gian: 25’ - Cách thức tiến hành: Bước 1: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm Giáo nhiệm vụ cho nhóm HS hoạt động nhóm. Dựa vào thông tin sgk + H35.1+ H35.2 cho biết - Nhóm 1 + 2: ? Nêu những đặc điểm chính về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng ? Đặc điểm đó có thuận lợi gì đối với sản xuất lương thực, thực phẩm của vùng? - Nhóm 3 + 4: ? Nêu những khó khăn chính về mặt tự nhiên ở vùng đồng bằng sông Cửu Long? Giải pháp khắc phục? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Học sinh trong nhóm thực hiện nhiệm vụ cá nhân trước, sau đó 1 học sinh sẽ trình bày trong nhóm, các học sinh khác trong nhóm nhận xét, bổ sung và tổng hợp kết quả vào phiếu học tập, chuẩn bị để báo cáo trước lớp. Giáo viên quan sát, trợ giúp học sinh Bước 3: Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả - Giáo viên gọi 1 học sinh bất kì của nhóm lên báo cáo kết quả thực hiện được - Các nhóm khác có ý kiến nhận xét, bổ sung - Giáo viên hướng dẫn học sinh điều chỉnh, hoàn thiện kết quả và ghi chép kiến. II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. * Thuận lợi - Địa hình thấp bằng phẳng - Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm quanh năm. - Sông ngòi: Nguồn nước phong phú. Đặc biệt vai trò to lớn của sông Cửu Long. - Tài nguyên đa dạng, phong phú cả trên cạn và dưới nước: Đất, rừng hải sản..... *Khó khăn - Diện tích đất phèn, đất mặn cần được cải tạo. - Lũ, lụt vào mùa mưa. Thiếu nước mùa khô, nguy cơ xâm nhập mặn… * Giải pháp - Thoát lũ, cải tạo đất thau chua, rửa mặn. Tăng cường.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> thức, chốt lại nội dung học tập. hệ thống thủy lợi Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức - Chủ động sống chung với lũ - Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá và khai thác lợi thế vùng sông quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, nước. tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh + Sống chung với lũ: Đổ đất tạo vùng đất cao hơn mực nước lũ hàng năm để xây dựng khu dân cư, xây nhà trên cọc, nhà nổi trên phao, bè… + Sản xuất thu hoạch đúng mùa vụ tránh lũ. + Khai thác lợi thế do lũ mang lại: Khai thác thủy sản, làm vệ sinh đồng ruộng, lấy nước, tích phù sa… GV chiếu hình ảnh minh họa cho nội dung kiến thức Điều chỉnh, bổ sung:.......................................................................................... .......................................................................................................................... * HĐ3: Đặc điểm dân cư- xã hội - Mục tiêu: Trình bày các thuận lợi và khó khăn của dân cư vùng đối với sự phát triển kinh tế. Đánh giá các tiêu chí dân cư xã hội của vùng so với cả nước - Phương pháp: đàm thoại - Thời gian: 5-8’ - Cách thức tiến hành: HS hoạt động cá nhân/cặp. Dựa thông tin sgk + B35.1 cho biết: 1) Đặc điểm dân cư - xã hội của vùng đồng bằng sông Cửu Long? 2) So sánh 1 số chỉ tiêu dân cư xã hội của vùng so với cả nước? (nhóm phát triển cao hơn, nhóm phát triển kém hơn) - HS trả lời -> nhận xét -> bổ sung - GV chuẩn kiến thức ? Nêu những địa danh di tích lịch sử vùng Đồng bằng sông Cửu Long. ? Sưu tầm những tác phẩm văn học, bài hát về vùng Đồng bằng sông Cửu Long. - HS đọc kết luận sgk/128. III. Đặc điểm dân cư - xã hội. - Là vùng đông dân, mật độ dân số tương đối cao - Gồm có các dân tộc: Kinh, Khơ-me, Chăm,Hoa… - Người dân thích ứng nhanh, linh hoạt với sản xuất hàng hóa kinh tế thị trường - Mặt bằng dân trí chung chưa.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> cao * Kết luận: sgk/128 Điều chỉnh, bổ sung:.......................................................................................... ...........................................................................................................................
<span class='text_page_counter'>(6)</span> 3.3. Hoạt động luyện tập, củng cố (5’) - Hiểu được đồng bằng sông Cữu long là vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm lớn nhất cả nước. Vị trí địa lí thuận lợi, tài nguyên đất, khí hậu, nguồn nước phong phú, đa dạng; người dân cần cù, năng động thích ứng linh hoạt với nền sản xuất hàng hóa, kinh tế thị trường. Đó là điều kiện quan trọng để xây dựng đồng bằng sông Cửu Long thành vùng kinh tế động lực. ? Xác định vị trí giới hạn vùng đồng bằng sông Cửu Long trên bản đồ? Nêu ý nghĩa của vị trí đó? 3. Hoạt động tìm tòi, vận dụng (2’) ?Nêu thế mạnh về 1 số tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế - xã hội ở đồng bằng sông Cửu Long? 3.5. Hướng dẫn học ở nhà(2’) - Trả lời câu hỏi - bài tập sgk/128. - Chuẩn bị bài 36 : Vùng đồng bằng sông Cửu Long ( tt ) + Điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệpcủa vùng . + Tình hình sản xuất nông nghiệp của vùng . + Đặc điểm sản xuất công nghiệp của vùng..
<span class='text_page_counter'>(7)</span>