Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

TC VĂN 7 - TIẾT 21

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.98 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngày soạn: 21 / 1 / 2021 Tiết 21 LUYỆN TẬP RÚT GỌN CÂU I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Khái niệm câu rút gọn. - Tác dụng của việc rút gọn câu. - Cách ung câu rút gọn. 2. Kĩ năng: - KNBH: Nhận biết và phân tích câu rút gọn. - Rút gọn câu phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. - KNS: + Ra quyết định: Sử dụng câu rút gon phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp của bản thân. + Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi về cách rút gọn câu 3. Thái độ:- Sử dụng câu rút gọn phù hợp. - Giáo dục các giá trị sống: tôn trọng, hợp tác, trách nhiệm, giản dị - Giáo dục đạo đức: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi về cách sử dụng câu trên cơ sở sự tôn trọng lẫn nhau. Có trách nhiệm trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. 4. Phát triển năng lực: rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tаi liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet, thực hiện soạn bаi ở nhа có chất lượng), năng lực giải quyết vấn đề (phát hiên và phân tích được giá trị của câu rút gọn trong 1 VB NT ), năng lực sáng tạo , năng lực sử dụng ngôn ngữ khi nói, khi tạo lập đoạn văn; năng lực hợp tác khi thực hiện nhiệm vụ được giao trong nhóm; năng lực giao tiếp trong việc lắng nghe tích cực, thể hiện sự tự tin chủ động trong việc chiếm lĩnh kiến thức bài học; II. Chuẩn bị - GV: Nghiên cứu SGK, chuẩn kiến thức SGV, bài soạn, TLTK, bảng phụ phiếu học tập. - HS: soạn bài mục I, II III. Phương pháp: - PP: Vấn đáp, thuyết trình, phân tích. Thực hành có hướng dẫn, thảo luận theo nhóm - KT: Động não, đặt câu hỏi, chia nhóm, giao nhiệm vụ. IV. Tiến trình giờ dạy và giáo dục 1- Ổn định tổ chức (1’).

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Lớp. Ngày giảng. Sĩ số. 7A. 34. 7B. 34. 7C. 30. Vắng. 2- Kiểm tra bài cũ (2p) –Kiểm tra sự chuẩn bị của Hs. 3- Bài mới 3.1. Khởi động: - Thời gian: 2p - PP: thuyết trình. . Câu hoàn chỉnh là câu có đầy đủ 2 bộ phận (C – V) là nòng cốt câu. Nhưng khi nói hoặc viết ta thấy hiện tượng thiếu một bộ phận hoặc thiếu cả 2 bộ phận chính của câu. Đó chính là dạng câu rút gọn. Vậy làm thế nào là câu rút gọn? sử dụng câu rút gọn như nào cho phù hợp? Cô trò chúng ta cùng nhau ôn tập trong tiết học này. 3.2.Hình thành kiến thức - Mục tiêu: Ôn lại khái niệm, cấu tạo của câu rút gọn - Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình - Kĩ thuật: động não - Thời gian: 5p 1. Khái niệm: ? Thế nào là rút gọn câu ? Câu rút gọn là những câu vốn đầy đủ cả CN lẫn VN nhưng trong một ngữ cảnh nhất định ta có thể rút gọn một số thành phần câu mà người đọc , người nghe vẫn hiểu. VD : Bạn làm gì đấy ? – Đọc sách (Rút CN) 2. Tác dụng của câu rút gọn: Tác dụng của việc rút gọn câu? - Câu rút gọn có t/dụng làm cho câu gọn hơn, thông tin được nhanh hơn, tránh dùng lại những từ ngữ đã xuất hiện trong câu trước khi không cần thiết. (lặp từ ngữ ) 3. Các kiểu câu rút gọn: ? Câu rút gọn có những kiểu nào ? - Hs trả lời,lấy ví dụ . + Câu rút gọn chủ ngữ : Cậu ăn cơm chưa?.. Hs nêu ..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> + Rút gọn vị ngữ : Vd: Ai xung phong lên chữa bài tập ? – Em + Rút gọn cả chủ ngữ và vị ngữ : ..rồi. 4. Sử dụng câu rút gọn ? Theo em có thể dùng câu rút gọn trong những trường hợp nào ? ? Chỉ rõ và khôi phục các TP câu bị rút gọn trong những trường hợp sau đây và nêu rõ tác dụng của nó? + Trong văn đối thoại, rút gọn câu để tránh trùng lặp từ ngữ không cần thiết-> câu văn thoáng, hợp h/c giao tiếp . Vd: - Em buồn bã lắc đầu: - Không, em không lấy, em để - Lằng nhằng mãi. Chia ra! mẹ tôi quát và giận dữ đi về tập trung sự chú ý của người nghe vào nội dung câu nói + Trong văn chính luận, văn mt, văn bc , rút gọn câu để ý được súc tích, cô đọng. 3.2. Luyện tập - Mục đích: Hs vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các dạng bài tập vận dụng trong cuộc sống - PP: Vấn đáp, thuyết trình, phân tích. Thực hành có hướng dẫn, thảo luận theo nhóm - KT: Động não, đặt câu hỏi, chia nhóm, giao nhiệm vụ. Hình thức: làm việc cá nhân, làm việc theo nhóm, - Thời gian: 30p Bài 1: Chỉ rõ và khôi phục các thành phần câu bị rút gọn trong các câu? - HS lên bảng thực hiện. a, Đi thôi con. -> lược bỏ CN: Chúng ta. b, Mong các cháu mai sau lớn lên thành những người dân xứng đáng với nước độc lập tự do. -> lược bỏ CN : Bác. c, Tiếng hát ngừng. Cả tiếng cười .-> lược bỏ VN: cũng ngừng. Bài 2: Đặt 3 câu rút gọn, chỉ rõ thành phần được rút gọn - HS lên bảng thực hiện. Lớp chữa.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Gv nhận xét 9 ( cho điểm) VD: -Bạn ăn cơm chưa? - Ăn rổi? + Rút gọn VN: VD: - Ai làm trực nhật hôm nay? - Tôi. + Rút gọn cả CN và VN: VD: - Bạn làm bài tập chưa? - Rồi. Bài 3: Viết đoạn văn. Viết một đoạn văn miêu tả mùa đông trong đó có sử dụng câu rút gọn và câu đặc biệt? - HS viết . - GV gọi một số bài, đọc và chữa. 3.4. Tìm tòi - mở rộng - Mục tiêu: + Học sinh liên hệ thực tiễn, tìm tòi mở rộng kiến thức + Định hướng phát triển năng lực tự học, sáng tạo - Phương pháp: thuyết trình - Kỹ thuật: Giao nhiệm vụ - Thời gian:2 phút - Đọc, tìm hiểu thêm các tài liệu tham khảo về cách sử dung câu rút gọn - Sưu tầm các câu thơ, câu văn có sử dụng rút gọn câu 4. Hướng dẫn về nhà: (2p) *Đối vơi tiết học này - Học, nắm chắc nội dung lí thuyết. - Hoàn thành bài tập trên lớp. * Đối với tiết họ sau - Chuẩn bị: Luyện tập lập dàn ý cho bài văn nghị luận..

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×