Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

KE CHUYEN 4 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.11 KB, 12 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<i><b>Lý Tự Trọng</b></i>


1. Lý Tự Trọng sinh ra trong một gia đình yêu nước ở Hà Tĩnh. Năm 1928, anh tham gia cách mạng và
được cử đi học ở nước ngoài. Anh học rất sáng dạ. Tiếng Trung Quốc và tiếng Anh đều nói thạo.


2. Mùa thu năm 1929, anh về nước được giao nhiệm vụ làm liên lạc, chuyển và nhận thư từ tài liệu trao đổi
với các Đảng bạn qua đường tàu biển. Để tiện cho cơng việc, anh đóng vai người nhặt than ở bến SG.


Có lần, anh Trọng mang một bọc truyền đơn, gói vào chiếc màn buộc sau xe. Đi qua phố, một tên đội Tây gọi lại
đòi khám, anh nhảy xuống vờ cởi bọc ra, kì thật buộc lại cho chặt hơn. Tên đội sốt ruột, quăng xe bên vệ đường,
lúi húi tự mở bọc. Nhanh trí anh vồ lấy xe của nó, nhảy lên phóng mất. Lần khác anh chuyển tài liệu từ tàu biển
lên,lính giặc giữ lại chực khám.Anh nhanh chân ôm tài liệu nhảy xuống nước,lặn qua gầm tàu trốn thoát


Đầu năm 1931, trong một cuộc mít tinh, một cán bộ ta đang nói chuyện trước đám đông đồng bào. Tên
thanh tra mật thám Lơ-grăng ập tới, định bắt anh cán bộ. Lý Tự Trọng rút súng lục bắn chết tên mật thám.
Không trốn kịp, anh bị giặc bắt.


3. Giặc tra tấn anh rất dã man khiến anh chết đi sống lại nhưng chúng khơng moi được bí mật gì ở anh.
Trong nhà giam anh được những người coi ngục rất khâm phục và kiêng nể. Họ gọi anh là ‘Ông Nhỏ’.
Trước toà án, anh dõng dạc vạch mặt bọn đế quốc và tuyên truyền cách mạng. Luật sư cho anh nói là anh
chưa đến tuổi thành niên nên hành động thiếu suy nghĩ. Anh lập tức đứng dậy nói;


- Tôi chưa đến tuổi thành niên thật, nhưng tôi đủ trí khơn để hiểu rằng thanh niên VN chỉ có một con
đường duy nhất là làm cách mạng, khơng thể có con đường nào khác…


Thực dân Pháp bất chấp dư luận và luật pháp, xử tử anh vào một ngày cuối năm 1931
Trước khi chết, anh hát vang bài Quốc tế ca. Năm ấy anh mới 17 tuổi.


<b>Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai</b>


Bên sông Trà Khúc, tỉnh Quảng Ngãi, xuất hiện một người Mĩ mang đàn vĩ cầm. Đó là Mai-ca, một cựu


chiến binh Mĩ tại Việt Nam. Sau hơn 30 năm ông muốn quay lại mảnh đất đã từng chịu nhiều đau thương ước
chơi một bản nhạc cầu nguyện cho linh hồn những người ở Mỹ Lai.


Mỹ Lai là một vùng quê thuộc xã Sơn Mĩ, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi sáng ngày 16 tháng 03
năm 1968, chỉ trong vòng bốn tiếng đồng hồ quân đội Mĩ đã hủy diệt hoàn toàn mảnh đất này: thiêu cháy nhà
cửa, ruộng vườn, giết hại gia súc, bắn chết 504 người, phần lớn là cụ già, trẻ em và phụ nữ mang thai. Có gia
đình 11 người bị lính Mĩ ập tới, xả súng đồng loạt giết hại trong mấy phút. Có những em bé bị bắn khi đang bú
trên xác của mẹ...


Trong cuộc thảm sát tàn khốc ấy, chì có 10 người may mắn sống sót là nhờ ba phi cơng Mĩ có lương
tâm tiếp cứu. Ba phi cơng ấy là: Tơm-xơt, Cơn-bơn và An-đrê-ốt-ta. Sáng hơm đó, đang bay trên cánh đồng Mi
Lai, ba người lính kinh hồng khi thấy quân đội của họ đang dồn phụ nữ và trẻ em vào một con mương cạn rồi
xả súng bắn. Tôm-xơn phát hiện thấy một bé gái bị thương nằm giữa cánh đồng, anh bắn pháo hiệu cấp cứu.
Một đại úy Mĩ chạy ngay tới, nhưng thay vì cứu cơ bé, hắn bắn chết cơ. Thấy một tốp lính Mĩ khác đang rượt
đuổi dân thường, Tôm-xơn bèn hạ trực thăng ngay trước mặt tốp lính, ra lệnh cho xạ thủ súng chĩa súng vào
chúng, họ sẵn sàng nhả đạn nếu chúng tiến lại. Tiếp đó, anh lệnh cho hai trực thăng đỗ xuống, chở những người
dân về nơi an toàn.


Khi bay dọc con mương, đội bay còn cứu thêm được một cậu bé vẫn còn sống từ trong đống xác chết.
Trong cuộc thảm sát tàn bạo của quân đội Hoa Kì, cùng với Tơm-xơn Cơn Bơn và An-đrê-ơt-ta cịn có
anh lính da đen Hơ-bớt tự bắn vào chân để khỏi tham gia tội ác, có Rơ-nan bền bỉ sưu tầm tài liệu kiên quyết
đưa vụ giết chóc man rợ ra ánh sáng. Bốn mươi bức ảnh đen trắng, mười tám bức anh màu về vụ thảm sát do
Rô-nan chụp và công bố là bằng chứng quan trọng, buộc tòa án của nước Mĩ phải đem vụ Mĩ Lai ra xét xử.


Mai-cơ đã thực hiện được ý nguyện của mình. Tiếng đàn của anh đã vang lên ở Mĩ Lai. Tiếng đàu nói
lên lời giã từ q khứ, ước vọng hịa bình và cầu nguyện cho linh hồn những người đã khuất.


<b>Cây cỏ nước nam</b>


Nguyễn Bá Tĩnh, tức Tuệ Tĩnh, là một danh y đời Trần. Một lần, ơng dẫn các học trị đi ngược vùng Phả Lại để


lên núi Nam Tào, Bắc Đầu, hai ngọn núi tổng hợp cao uy nghi sừng sững đối mặt với một vùng sóng nước hiểm
trở. Dọc hai bên đường lên núi là những bụi sâm nam lá xòe như những bàn tay, những bụi cây đinh lăng lá
xanh mướt, những bụi cam thảo nam leo vướng vít cả mật đường. Dừng chân bên sườn núi, ơng trầm ngâm nói
với học trị:


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

- Chắc hẳn là điều gì cao siêu lắm nên thầy mới phải nung nấu lâu đến Nguyễn Bá Tĩnh lắc đầu:


- Điều ta sắp nói với các con khơng cao như núi Thái Sơn, cũng chẳng xa như biển Bác Hải mà ở gần trong tầm
tay, ở ngay dưới chân các con đó.


Tất cả học trị đều im lặng, duy có người trưởng tràng kính cẩn hỏi:


- Thưa thầy, điều thầy định nói với chúng con có phải là cây cỏ ở dưới chân...


- Phải, ta mn nói về ngọn cây và sợi cỏ mà hằng ngày các con vẫn giẫm lên... Chúng chính là một đội qn
hùng mạnh góp vào với các đạo hùng binh của các bậc thánh nhân như Hưng Đạo Vương đánh tan giặc Nguyên
xâm lược.


Rồi ông từ tốn kể:


- Ngày ấy, giặc Ngun nhịm ngó nước ta. Vua quan nhà Trần lo việc phòng giữ bờ cõi rất cẩn trọng. Bên
cạnh việc luyện tập dân binh, triều đình cịn cắt cử người đơn đốc rèn vũ khí, chuẩn bị voi ngựa, lương thực,
thuốc men... Song, từ lâu nhà Nguyễn đã cấm chờ thuốc men, vật dụng xuống bán cho người Nam. Khi giáp
trận tất có người bị thương và đau ốm, biết lấy gì cứu chữa? Không chậm trễ, các thái y đã tỏa đi khắp mọi nơi
miền quê học cách chữa bệnh của dân gian bằng cây cỏ bình thường. Từ đó, vườn thuốc được lập ở khắp nơi.
Núi Nam Tào và Bắc Đẩu chính là hai ngọn dược sơn các vua Trần xưa. Cây có nước Nam đã góp phần làm
cho những đạo thêm hùng hậu, bền bĩ, khỏe mạnh, can trường trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù mạnh hơn
mình hàng chục lần, đơng hơn mình hàng trăm lần.


Kể đến đây, Nguyễn Bá Tĩnh chậm rãi nói thêm:



- Ta càng nghĩ càng thêm quí từng ngọn cây, từng sợi cỏ của non sơng gấm vóc tổ tiên để lại. Ta định nối gót
người xưa để từ nay về sau dân ta có dùng thuốc nam chữa cho người Nam. Ta nói để các con biết ý nguyện ta
Theo con đường của danh y Tuệ Tĩnh, cho đến bây giờ, hàng trăm vị thuốc đã được lấy từ cây cỏ nước Nam,
hàng nghìn phương thuốc đã được _tổng hợp từ phương thuốc dân gian để trị bệnh cứu người.


<i>( Theo Tạ Phong Châu - Nguyễn Quang Vinh - Nghiêm Đa Văn)</i>
<b>Người đi săn và con nai</b>


<b>1. Từ chập tối, người đi săn đã lơi cái súng kíp trên gác bếp xuống, xé: đạn vào chiếc túi vải chàm, rồi đeo cái</b>
đèn ló trước trán, vào rừng. Mùi trám chín, chắc nai về nhiều rồi, đi săn thôi!


<b>2. Người đi săn bước đến con suối. Suối róc rách hỏi:</b>
- Đi đâu tối thế?


- Đi săn con nai.
Suối bảo:


- Con nai hay đến soi gương xuống mặt suối. Đừng bắn con nai!
Người đi săn lùi lũi bước đi.


<b>3. Tới gốc cây trám, anh ngồi xuống, hạ chiếc đèn ló. Cây trám hỏi:</b>
- Đến chơi với tôi à?


- Không phải.


- Thế đi đâu? ở đây vắng quá! Chảng có ai đến chơi. Đến mùa quả mởi được nhìn thấy con nai về. sắp đến lúc
nai về đây!


- Tớ chỉ đợi lúc ấy. Cho nó một phát!


- Sao?


- Cái đèn ló này... để rọi cho nai chói mắt, khơng biết đứờng chạy, cái sùng này... để bắn.
- Ác thế!


- Thịt nai ngon lắm.
Cây trám rưng rưng:
- Thế thì cút đi!


Người đi săn khơng để ý đến những tiếng rì rào tức tười trên cây trám. Anh đợi.


<b>4. Thế rồi, trên lưng đồi sẩm đen dưới ánh trăng, bóng con nai hiện rõ iần. Ánh đèn lò trên trán người đi săn vụt</b>
rực lên. Hai con mắt nai đỏ như bổ phách bối rối trong làn sáng đèn. Con nai ngây ra đẹp quá. Người đi săn
quên mất thịt nai ngon. Người đi săn quên hai tay dã giơ súng. Người đi săn lại nhớ ra lời suối, lời đồi, lời cây:
Muông thú và cây cõ trong rừng là bạn ta, sao ta lại thèm ăn thịt bạn!


Con nai lặng im, trắng muốt trong ánh sáng.


<b>5. Người đi săn mải ngắm con nai, mồ hôi đẫm trên trán. Cái dây da tụt xuống, ánh đèn ló lệch vào bóng tơi,</b>
mất bóng con nai. Con nai chạy biến. Người đi săn luống cuống giơ tay đẩy chiếc dây da lên. Nhưng trong làn
sáng đèn không thấy con nai đâu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Vầng trăng đã nhìn thấy tất cả, mỉm cười.
- Ngủ ngon được đấy! Chúc ngủ ngon!


Lát sau, người đi săn đã ngồi trước bếp lửa. Khẩu súng, bao đạn lại treo iên hốc cột gác bếp. Đêm ấy, trong giấc
ngủ dịu dịu, anh chiêm bao thấy con nai. Chưa bao giờ anh thây một con nai đáng yêu đến thế!


Theo Tơ Hồi
<b>Pa – xtơ và em bé</b>



Ngày 6 tháng 7 năm 1885, chú bé Giơ-dép chín tuổi bị chó cắn trước đó hai ngày đã được mẹ đưa từ
miền quê xa xôi đến thủ đô Pa-ri, nhờ bác sĩ Lu-i Pa-xtơ cứu chữa. Cậu bé bị tới mười bốn vết cắn ở tay vì đã
lấy tay che mặt. Cuộc sống của em chỉ tính từng ngày. Nếu khơng cứu chữa kịp thời, cậu bé sẽ bị chết như
những người bị chó dại cắn từ trước tới nay. Nhìn vẻ đau đớn của cậu bé và đôi mắt đỏ hoe của người mẹ,
Pa-xtơ xúc động nghĩ đến lúc cậu bé lên cơn điên dại và nghẹt thở vì một cơn giật dữ dội, rồi chết! Ông tự nhủ phải
cứu bằng được cậu bé đáng thương.


Đêm đã khuya, Pa-xtơ vẫn ngồi trước bàn làm việc, những vết nhăn hằn sâu trên vầng trán Ưu tư. Câu
hỏi: “Ta có thể làm gì cho cậu bé?” cứ trăn trở hồi trong óc ơng. Vắc-xin chữa bệnh dại ơng đã thí nghiệm có
kết quả trên loài vật, nhưng chưa lần nào thử nghiệm trên người. Dù rất muốn chữa cho cậu bé khỏi bệnh nhưng
ông vẫn ngại ngần, không dám lấy Giô-dép ra làm thí nghiệm vì sợ tai biến. Nghĩ đi nghĩ lại, ơng thấy khơng
cịn cách nào khác. Bệnh dại đang đe doạ cướp đi tính mạng của cậu bé.


Ngày hơm sau, trao đổi với các cộng sự, Pa-xtơ quyết định phải tiêm vắc-xin mới có hi vọng cứu
Giơ-dép. Đến chiều, mấy giọt vắc-xin phòng dại đã được tiêm vào dưới da bụng cậu bé. Loại vắc-xin này khơng độc
vì đã để trong khơng khí khơ 14 ngày.


Các lần tiêm sau, độc tính trong vắc-xin dần dần tăng lên. Chín ngày trơi qua, Pa-xtơ có cảm giác như
chín tháng trời đằng đẵng. Mũi tiêm thứ mười mới ià mũi quyết định nhất nhưng vì nó có độc tính rất cao nên
có thể gây ra những cơn co giật nguy hiểm. Có bắt buộc phải tiêm cho cậu bé mũi thứ mười khơng? Pa-xtơ bóp
trán, đi đi lại lại trong phịng làm việc. Cuối cùng ơng quyết định phải tiêm. Ơng chăm chú nhìn người ta tiêm
cho Giơ-dép và an ủi cậu, dắt tay cậu lên giường.


Bảy ngày chờ đợi và lo lắng, Pa-xtơ không chợp mắt. Mặc dù bị liệt chân trái nhưng đêm nào ông cũng
chống gậy, lần xuống cầu thang để thăm cậu bé. Ông chỉ sợ cậu lên cơn dại ghê gớm bất thường. Nhưng tai hoạ
đã qua, cậu bé vẫn bình yên, khoẻ mạnh. Quá sung sướng, đêm ấy Pa-xtơ ngủ một giấc ngon lành.


Tiếng lành đồn xa, từ đó về sau, người ta đã liên tiếp gửi đến phịng thí nghiệm của ơng những bệnh nhân bị
chó dại cắn, nhờ ơng cứu chữa. Phịng thí nghiệm của ông trở thành Viện Pa-xtơ - Viện chống bệnh dại đầu tiên


trên thế giới.


<b>Chiếc đồng hồ</b>


Năm 1954, các cán bộ đang dự hội nghị tổng kết ở Bắc Giang thì có lệnh Trung ương rút bớt một số
người đi học lớp tiếp quản Thủ đô. Ai nấy đều háo hức muốn đi. Nhât là những người quê Hà Nội. Bao năm xa
nhà, nhớ Thủ đô, nay được dịp trở về công tác, anh em bàn tán sôi nổi. Nhiều người đề nghị cấp trên chiếu cô'
nỗi niềm riêng đó và cho được toại nguyện. Tư tưởng cán bộ dự hội nghị có chiều phân tán...


Giữa lúc đó, Bác Hồ đến thăm hội nghị Bác bước lên diễn đàn, mồ hôi ướt đẫm hai bên vai áo nâu... Khi
tiếng vỗ tay đã ngớt, Bác hiền từ nhìn khắp hội trường và nói chuyện võ tinh hình thời sự. Nói đến nhiệm vụ
cùa toàn Đảng trong lúc này, Bác bổng rút trong túi ra một chiếc đồng hồ quả quýt và hỏi:


- Các cơ chú có trơng thấy cái gì đây khơng?
Mọi người đồng thanh:


- Cái đồng hồ ạ.


- Thế trên mặt đồng hồ có những chữ gì?
- Có những con số ạ.


- Cái kim ngắn, kim dài để làm gì?
- Để chỉ giờ chỉ phút ạ.


- Cái máy bên trong dùng để làm gi?
- Để điều khiển cái kim chạy ạ.
Bác mỉm cười, hỏi tiếp:


- Thế trong cái đồng hồ, bộ phận nào là quan trọng?
Mọi người còn đang suy nghĩ thì Bác lại hỏi:



</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Nghe mọi người trả lời, Bác bèn giơ chiếc đồng hồ lên cao và kết luận:


- Các bộ phận của một chiếc đồng hồ cũng ví như các cơ quan của một Nhà Nước, như các nhiệm vụ cách
mạng. Đã là nhiệm vụ cùa cách mạng thì đều là quan trọng, đều cần phải làm. Các cô chú thử nghĩ xem: trong
một chiếc đồng hồ mà anh kim đòi làm anh chữ số, anh máy lại địi ra ngồi làm cái mặt đồng hồ... cứ tranh
nhau chỗ đứng như thế thì cịn là cái đồng hồ được khơng?


Chỉ trong ít phút ngắn ngủi, câu chuyện Chiếc đồng hồ của Bác đã khiến cho ai nấy đều thấm thìa, tự đánh tan
được những thắc mắc riêng tư.


<b>Ông Nguyễn Khoa Đăng</b>
Nguyễn Khoa Đăng là một vị quan án có tài xét xử, được dân mến phục.


Một lần, có anh hàng dầu gánh hàng ra chợ bán. Lợi dụng lúc anh bận đong dầu, có kẻ thò tay vào bị lấy trộm
tiền. Khi biết bị mất tiền, anh hàng dầu nhớ hồi nãy có một người mù quanh quẩn bên gánh hàng, đuổi mấy
củng không đi. Anh đoán hắn là kẻ cắp, bèn gửi gánh hàng cho người quen rồi đi tìm người mù. Người này ra
sức chối, nói rằng mình mù biết tiền để đâu mà lấy. Hai bên xơ xát, lính bắt họ giải lên quan án N.Khoa Đăng
Thấy người mù khăng khăng chối khơng ăn cắp tiền, quan hỏi:


- Anh có mang tiền theo khơng?
Người mù đáp:


- Có, nhưng đấy là tiền của tôi.
- Cứ đưa đây. Của ai rồi sẽ rõ.


Khi người mù móc tiền ra, quan sai người múc ra một chậu nước, bỏ số tiền vào chậu. Một lát thấy trên mặt
nước có váng dầu nổi lên. Người mù hết đường chối cãi, đành nhận tội


Vụ án tưởng đã xong, khóng ngờ quan lại phán:



- Tên ăn cắp này là kẻ giả mù vì nếu mù thật thì làm sao hắn biết người bán dầu để tiền ở đâu mà lấy


Ơng sai lính nọc tên mù ra đánh, kì đến khi hắn mở mắt mới thơi. Lúc đầu, người mù cịn chối, chỉ sau 3 roi hắn
đành mở cả hai mắt.


Trong thời kì ơng Nguyễn Khoa Đăng làm quan án, ở Quảng Trị cỏ truông nhà Hồ là nơi bọn gian phi dùng làm
sào huyệt đón đường cướp của.


Để bắt bọn cướp, quan sai chế một loại hịm gỗ kín có lỗ thơng hơi, vừa một người ngồi, có khóa bên trong để
người ở trong có thể mở tung ra dễ dàng. Ơng kén một số võ sĩ, đem theo vũ khí, ngồi vào hịm. Rồi sai quân sĩ
ăn mặc như dân thường, khiêng những hịm ấy qua trng, ra vẻ như khiêng những hịm của cải nặng. Lại cho
người đánh tiếng có một vị quan to ở ngoài Bắc sắp sửa về quê sẽ đi qua trng cùng những hịm cùa cải q.
Bọn cướp đánh hơi, nghĩ đây là cơ hội làm ăn hiếm có, rình lúc đồn người đi qua cửa trng thi cướp, rồi hí
hửng khiêng những hịm nặng ấy về tận sào huyệt.


Về đến nơi, vừa đặt hịm xuống thì những cái hòm bật mở toang, các võ sĩ ngồi trong tay lăm lăm vũ khí bất
ngờ xơng ra đánh giết bọn cướp. Đang lúc hoảng hốt chưa kịp đối phó thì phục binh của triều đình từ ngồi ùn
ùn kéo vào đông như kiến cỏ, bọn cướp đành chắp tay xin tha mạng.


Bọn cướp ấy, Nguyễn Khoa Đăng đưa đi khai khẩn đất hoang ở biên giới, lập thành những đồn điền rộng lớn.
Sau đó, ơng cho đưa dân đến lập làng xóm ở dọc hai bên trng khiến một vùng núi rừng xưa vắng vẻ trở thành
những xóm làng dân cư đơng đúc bình n.


<i>(Theo Nguyễn Đổng Chi)</i>
<b>Vì mn dân</b>


1. Năm 1235, khi Trần Quốc Tuấn mới 5, 6 tuổi, cha ơng là Trần Liễu có chuyện tị hiềm với vua Trần Thái
Tông. Năm 1251, Trần Liễu lám bệnh nặng, trước khi mất có trăng trối dặn Trần Quốc Tn phải vì cha mà
giành lại ngói vua. Biết cha không quên hận cũ, thương cha, Quốc Tuấn đành gật đầu dể cha n lịng, nhưng


ơng khơng cho đó là diều phải và ln tìm cách hồ giải mốì hiềm khích trong gia tộc.


2. Cuối năm 1284, nhà Nguyên lại kéo hàng chục vạn quân sang xâre chiếm nước ta. Thế giặc mạnh như chẻ
tre. Vua Trần Nhân Tông (cháu Trần Thái Tông) cho mời Hưng Đạo về kinh. Vừa từ Vạn Kiếp về tới Thăng
Long đậu thuyền ở bến Đông, ông sai mời Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải (con vua Trần Thái Tông)
đến cùng bàn kế đánh giặc. Biết Quang Khải ngại tắm, ông sai nấu sẵn nước thơm và xin được tắm giùm. Ông
tự tay cởi áo cho Quang Khải, dội nước thơm cho Quang Khải và thân mật đùa:


- Hôm nay, thật may mắn, tơi được tắm hầu Thái sư.
Quang Khải cũng khơng kìm nổi xúc động, đùa lại:


- Tơi mới thật có may mắn vì được Quốc cơng Tiết chế tắm cho.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

3. Hôm sau, hai người vào cung. Vua đã chờ sẵn để bàn việc nước.
Nhà vua băn khoăn:


- Lần trước, giặc Nguyên đá bị ta đánh bại. Nhưng lần này chúng đông và mạnh hơn trước bội phần. Các khanh
xem có kế gì để giữ n xã tắc?


Hưng Đạo trình bày kĩ mọi việc, từ trấn giữ biên thuỳ, cắt cử các tướng..., đoạn óng nhấn mạnh:


Nên triệu gấp bô lão cả nước về kinh để cùng bàn luận. Có sức mạnh nào mạnh bằng sức mạnh trăm họ! Anh
em hồ thuận, trên dưới một lịng thì giặc kia dẫu mạnh mấy cũng phải tan!


Vua y lời.


Một sáng đầu xuân năm 1285, bô lão từ mọi miền đất nước tụ hội về điện Diên Hồng. Vua quan nhà trần tề tựu
đông đủ. Vua ướm hỏi:


- Nhà Nguyên sai sứ giả mang thư sang, xin mượn đường để đánh Chàm-pa. Ý các khanh thế nào?


Hưng Đạo tâu:


- Cho giặc mượn đường là mất nước!
Cả điện đồng thanh:


- Không cho giặc mượn đường!
Vua hỏi tiếp:


- Ta nên hoà hay nên đánh?


Điện Diên Hồng như rung lên bởi những tiếng hô cùa muôn người:
- Nên đánh!


- Sát Thát!


4. Nhờ trên dưới đồng lịng, vua tơi hồ thuận... qn dân ta đã đánh tan giặc Nguyên, giữ vững độc lập dân tộc.
<i>(Theo Đại Việt sử kí tồn thư)</i>


<b>Lớp trưởng lớp tơi</b>


1. Vân được bầu làm lớp trưởng. Cuối giờ học, con trai chúng tơi kéo nhau ra một góc, bình luận sơi nổi. Lâm
“voi" nói to lên:


- Lớp trưởng gì mà vừa gầy vừa thấp bé, chả có dáng tí nào...
Quốc “lém” lên tiếng:


- Lớp trưởng phải mồm mép, nhanh nhẩu. Cái Vân cạy răng chẳng nói nửa lời, có mà chỉ huy người... câm.
Riêng tơi, tơi quan niệm lớp trưởng phải học giỏi. Vân chỉ được cái chăm chỉ, chứ học chả hơn tôi.


2. Giờ Địa hôm qua, cô giáo trả bài kiểm tra. Cái Vân được điểm mười, bài của tơi chỉ được năm, lí do là khi


điền bản đồ, tơi đã “sơ tán” Hà Tây, Hồ Bình lên tận biên giới phía Bắc.


Vân làm lớp trưởng hơm trước thì hơm sau đã có nhiều chuyện đáng nhớ.


3. Trông xếp hàng được một lúc, Quốc mới hớt hải từ đâu chạy đến, miệng lắp bắp:
- Chết., chết tớ rồi. Hôm nay đến phiên trực nhật, tớ., tớ lại ngủ quên.


Cả bọn hoảng quá. Lớp tôi vừa đăng kí thi đua. Nhưng vào lớp, chúng tơi rất ngạc nhiên: lớp sạch như lau, bàn
ghế ngay ngắn, bảng đen rành rành một dòng chữ con gái tròn trặn, nắn nót: ”Thứ ba, 27 tháng 8 năm..." Nét
chữ của Vân! Lâm trố mắt nhìn, cịn Quốc và tơi thì thở phào...


4. Buổi chiều, chúng tơi đi lao động. Nắng như thiêu. Đứa nào đứa nấy mồ hôi đẫm lưng, cổ khát khơ. Bỗng
Lâm kêu tống lên:


- Kem! Kem! Các cậu ơi!


Bọn con trai chúng tôi ùa tới, vây quanh phích kem. Vân mồ hơi nhề nhại, đang nhanh nhẹn chia kem cho mọi
người.


Quốc vừa ăn vừa tấm tắc:


- Lớp trưởng “tâm lí” quá! À, bạn lây phích kem ở đâu ra thế?


- Bà hàng kem cho mượn cả phích đây. Cịn tiền là của chi đội làm lao động hè...


5. Bảy giờ, có ai hỏi về lớp trưởng lớp tỏi, tôi sẽ tự hào nói: “Vân khơng chi học chàm mà cịn học rất giỏi.”
Hỏi Lâm, chắc nó sẽ oang oang: “Vân là con gái. nhỏ người thật nhưng xốc vác lắm đấy”.


Và chẳng phải hỏi, Quốc cũng sẽ khoe ngay: “Vân củ mỉ cù mì mà giỏi đáo để, bọn con trai chúng tớ ai cũng



phải nể phục.” <i>(Theo Lương Tố Nga)</i>


<b>Nhà vô địch</b>


1. Hôm ấy, bọn trẻ trong làng chọn hố cát cạnh con mương đào làm nơi tổ chức cuộc thi nhảy xa. Chị Hà được
mời làm trọng tài. Khán giả là mấy cơ cậu tí hon ngồi ở bên kia bờ mương mắt hau háu chờ xem.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

- Các thí sinh chuẩn bị! Người số một: Hưng!


Hưng Tồ bậm bạch như một chú vịt chạy vào vị trí. Nghe tiếng hơ: “Bắt đầu!”, nó lấy đà chạy nhanh đến bất
ngờ. Gần đến nơi, miệng nó bặm lại. “Phốc”, nó nhảy' đúng vào miệng hố bên kia, đất lún xuống. Nó đứng dậy,
hãnh diện nhìn mọi người.


Người tiếp theo là Dũng Béo. Vừa nghe gọi tên, cậu đã vỗ đùi đen đét để thị uy. Rồi cậu cũng nhảy qua hố có
phần dễ dàng hơn Hưng Tồ. Chỉ phải cái chân cậu lún sâu xuống lớp đất mềm khiến cả bọn phải xúm vào
“nhổ” cậu lên. Cậu ta cười toe toét:


- Tớ sẽ nhảy lại để tự phá kỉ lục.


Người thứ ba vượt qua chiếc hố nhẹ như mèo là Tuấn Sứt, cậu ta đã từng thi nhảy xa cấp huyện. Xong việc, cậu
nằm vắt chân chữ ngũ trên cỏ để chờ nhận giải.


2. Chị Hà gọi đến Tơm Chip. Tơm Chip bé nhất bọn, tính tình lại rụt rè, mới nghe gọi tên mặt đã đỏ lên. Chị Hà
ái ngại, bảo:


- Nếu em không nhảy thì làm khán giả vậy.


Tơm Chip càng bối rối. Dũng Béo thấy vậy, cười, bảo:
- Làm khán giả thì sang bờ mương bên kia.



Có thể vì tự ái, Tơm Chip quyết định vào vị trí.
- Hai...ba!


Tơm Chip giật bắn người lao lên.Đến gần điểm đệm nhảy thì cậu đột nhiên đứng sựng lại, chân miết xuống đất.
- Khơng nhảy được thì chạy qua.


- Hay là để tớ cắp vào nách rồi nhảy qua.


- Tớ cho cậu thành tích lúc nãy đây. - Dũng, Hưng và mấy bạn nhao nhao khích bác.
Tơm Chip st khóc vì giận mình và các bạn. Chị Hà nhẹ nhàng an ủi:


- Hay em để Dũng nhảy lại trước đã.


3. Nhưng Tôm Chip quyết định nhảy lần thứ hai. Lần này cậu lấy đà đúng kiểu hơn. Đúng lúc cậu đạp chân vào
mơ đất lao lên thì có tiếng kêu thât thanh phía bên kia bờ mương. Mọi người đang tập trung theo dõi cuộc thi
nên chỉ có cậu mới trông thấy một bé trai, do xô đẩy, đang lăn theo bờ mương xng dịng nước. Cậu lao nhanh
như tên bắn. Đến gần hố nhảy, cậu quặt sang bên, tiếp tục lao lên khiến mọi người cười ồ. Khi đứa bé đã ờ sát
mép nước. Tôm Chip cũng đã tới bờ mương. Có tiếng hét tuyệt vọng. Lúc tất cả cùng nhận ra mối nguy hiểm
thì họ cũng thấy Tôm Chip đã nhảy như bay qua con mương kịp giữ đứa bé lải. Ai nấy thở phào.


4. Chị Hà lội sang bờ mương bên kia. Mấy đứa lần lượt lội sang theo. Cả bọn đều lè lưỡi, lắc đầu không hiểu
Tôm Chip làm thế nào để nhảy qua con mương rộng nhường kia. Dũng Béo tuyên bố:


- Chức vô địch thuộc về Tôm Chip. Nhưng phải khám xem nó có lắp chiếc cánh quạt nào khơng đã.


Cả bọn cười ồ lên và phục Tôm Chip ra mặt. Cịn Tơm Chip thì nhớ lại lúc đó cậu khơng nghĩ đến cuộc thi mà
chỉ nghĩ đến việc cứu em bé khói rơi xuống nước.


(Theo Tạ Duy Anh)
<b>SỰ TÍCH HỒ BA BỂ</b>



<b>Ngày xưa, có lần dân làng Nam Mầu thuộc tỉnh Bắc Cạn mở ngày hội cúng Phật. Mọi người nô nức đi</b>
<b>xem hội. Bỗng nhiên, xuất hiện một bà cụ ăn mày không biết từ đâu đến. Trông bà thật gớm ghiếc, thân</b>
<b>thể gầy cịm, lở lt, mùi hơi thối xơng ra rất khó chịu. Bà cụ chỉ phều phào mấy tiếng: “Tơi đói lắm, các</b>
<b>ơng, các bà ơi!”, rồi chìa tay ra bốn phía cầu xin.</b>


Ngày xưa, có lần dân làng Nam Mầu thuộc tỉnh Bắc Cạn mở ngày hội cúng Phật. Mọi người nô nức đi xem hội.
Bỗng nhiên, xuất hiện một bà cụ ăn mày không biết từ đâu đến. Trông bà thật gớm ghiếc, thân thể gầy cịm, lở
lt, mùi hơi thối xơng ra rất khó chịu. Bà cụ chỉ phều phào mấy tiếng: “Tơi đói lắm, các ơng, các bà ơi!”, rồi
chìa tay ra bốn phía cầu xin.


Nhưng đến đâu bà cụ cũng bị xua đuổi. Lê bước khỏi đám hội, vào nhà nào bà cũng bị hắt hủi. May sao đến ngã
ba, bà gặp mẹ con nhà kia vừa đi chợ về. Thấy bà lão ăn xin tội nghiệp, người mẹ thương tình đưa về nhà, lấy
cơm cho ăn, rồi mời nghỉ lại qua đêm.


Đến giữa khuya, hai mẹ con bỗng thấy chỗ bà cụ nằm sáng rực lên. Nhưng lạ thay, ở đấy khơng cịn bà lão ăn
xin già yếu, lở lt nữa mà có một con giao long to lớn đang cuộn mình, đầu gác lên xà nhà, đi thị xuống
đất. Mẹ con bà goá rụng rời kinh hãi, đành nhắm mắt nằm im, phó mặc cho số phận.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Người mẹ nghe vậy lấy làm lạ, bèn hỏi: "Thưa cụ, vậy làm sao để cứu mọi người khỏi chết chìm?”. Bà cụ suy
nghĩ giây lát rồi nhặt một hạt thóc, cắn vỡ ra, đưa vỏ trấu cho hai mẹ con và bảo: “Hai mảnh vỏ trẩu này sẽ giúp
mẹ con nhà chị làm việc thiện".


Nói rồi, vụt một cái, đã không thấy bà cụ đâu nữa. Hai mẹ con vội làm theo lời dặn rồi đi báo cho mấy người
gần đó biết. Họ đều bật cười, cho đó là chuyện bâng quơ.


Tối hôm ấy, đám hội đang náo nhiệt, mọi người đang sì sụp lễ bái, bỗng có một cột nước từ dưới đất phun lên,
mỗi lúc một mạnh. Đất xung quanh lở dần. Lúc đó. mọi người đều kinh hoảng, chen nhau chạy tháo thân.
Nhưng không kịp nữa rồi. Đất dưới chân họ rung chuyển. Một tiếng ầm dữ dội nổi lên, nhà cửa, người và vật
đều chìm sâu dưới nước.



Trong khi tất cả đều ngập trong biển nước thì ngơi nhà nhỏ của hai mẹ con người đàn bà gố vẫn khơ ráo vì nền
nhà của họ mỗi lúc một cao lên. Đau xót trước cảnh nước lũ bất ngờ tàn phá, hai mẹ con đem hai mảnh vỏ trấu
ra. Vừa đặt xuống nước, vỏ trấu hoá thành hai chiếc thuyền lớn. Thế là mặc gió mưa, họ chèo thuyền đi khắp
nơi, cố sức vớt những người bị nạn.


Chỗ đất sụt xuống ấy chính là hồ Ba Bể. Còn cái nền nhà của hai mẹ con thành một hòn đảo nhỏ trong hồ.
Người địa phương gọi chỗ ấy là gị Bà Gố.


<b>MỘT NHÀ THƠ CHÂN CHÍNH</b>


<b>Câu 1. Ngày xưa, ờ vương quốc Đa-ghét-xtan có một ơng vua nổi tiếng bạo ngược. Dưới triều đại ông ta, nhân</b>
dân hết sức lầm than. Thế rồi khắp nơi nơi bỗng truyền đi một bài hát thơng thiết, lên án thói thống hách bạo
tàn của nhà vua và phơi bày nỗi thống khổ của nhân dân. Mọi người dân, từ người lớn đến trẻ con, ai ai cũng
say sưa ca bài hát ấy.


Một ngày kia, bài hát lọt đến tai nhà vua. Ngài lập tức ra lệnh lùng bắt kì được kẻ sáng tác bài ca phản loạn ấy.
Các quan đại thần và lính cận vệ ra sức sục sạo cũng khơng thể tìm được ai là tác giả của bài hát. Vì vậy, nhà
vua hạ lệnh tống giam tất cả các nhà thơ và những nghệ nhân hát rong.


<b>Câu 2. Ba hơm sau, tất cả những người đó được giải vào cung, mỗi người phải hát cho nhà vua nghe một bài</b>
hát do chính mình sáng tác. Các nhà thơ, các nghệ nhân lần lượt tấu lên những bài ca tụng trí tuệ sáng láng, trái
tim nhân hậu, sức mạnh kì diệu của nhà vua, ánh hào quang chói lọi xung quanh sự nghiệp vĩ đại của ngài. Duy
chỉ có ba nhà thơ im lặng khơng chịu hát.


Nhà vua lệnh thả tất cả, cịn ba người này thì đem tống giam vào ngục tối. Ba tháng sau, ngài cho giải họ từ
trong ngục ra và phán:


- Thế nào, giờ thì các ngươi sẽ hát cho trẫm nghe chứ!



Một trong ba người đó lập tức cất lời ca tụng quốc vương Đa-ghét-xtan. Ông ta được tha ngay. Nhà vua sai đem
hai người còn lại đến giàn hỏa thiêu và phán:


- Hãy hát lên cho trẫm nghe. Đây là cơ hội cuối cùng cứu sống các người.


Một trong hai người hát lên một bài ca ngợi nhà vua và cũng được tha ngay. Còn người cuối cùng vẫn im lặng.
Nhà vua tức giận, hét lên:


- Trói hắn lại! Nổi lửa lên.


<b>Câu 3. Bị trói chặt vào giàn hỏa thiêu, nhà thơ cuối cùng bỗng cất tiếng hát. Bài hát vạch trần tội ác của nhà</b>
vua. Đó chính là bài ca phản loạn đã lưu truyền khắp đất nước.


Tiếng hát vang lên, cả hoàng cung rung động cùng với ngọn lửa bừng bừng bốc cháy như giận dữ. Nhà vua bất
ngờ thét lên:


- Dập mau lửa đi, dập mau! Cởi trói ngay cho ông ta. Trẫm không thể để mất nhà thơ chân chính độc nhất của
đất nước này! <i>Theo Truyện cổ dân gian Nga (Quý Thanh kể)</i>
<i>* Ý nghĩa: Ca ngợi nhà thơ chân chính, có khí phách kiên cường, khơng khuất phục trước sự tàn bạo của</i>
<i><b>kẻ ác.</b></i>


<b>LỜI ƯỚC DƯỚI TRĂNG</b>


<b>1. Quê ngoại tơi có một phong tục đáng u: Vào đêm rằm tháng Giêng, tất cả các cơ gái trong làng trịn mười</b>
lăm tuổi đều được đến Hồ Hàm Nguyệt, một hồ nước đẹp và rộng nằm trong khuôn viên chùa làng để rửa mặt
bằng nước hồ và nói lên điều nguyện ước của đời mình dưới ánh trăng. Người xưa truyền lại rằng hầu hết lời
nguyện ước của các cô gái, sau này đều ứng nghiệm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

đáo gài sau chiếc kẹp tóc. Chị làm bánh, làm mứt ngon nhất làng. Trông thấy chị lần bước ra đường, tôi hiểu
chị cũng đi ra hồ như chúng bạn cùng trang lứa. Thương chị, tôi đến bên, dắt chị đi.



Trên đường đi. tôi hỏi chị:


- Chị Ngàn ơi, lát nữa chị định ước điều gì? Chị có thể cho em biết được không?


Chị Ngàn không trả lời tôi. Chị lặng lẽ nghĩ ngợi điều gì đó. Chắc chị cũng sẽ ước như bao cơ gái khác: ước sao
cho có một cuộc sống gia đình hạnh phúc. Chị tuy khơng lành lặn như những người khác nhưng đẹp người và
chăm chỉ, khéo léo như vậy, chị đáng được hưởng hạnh phúc lắm chứ!


Ánh trăng bát ngát, dịu dàng đậu xuống trần gian. Mặt đất và mọi vật như được nhuộm một màu vàng trong
trẻo. Dưới ánh trăng đẹp, tơi nhìn thấy gương mặt chị Ngàn vừa chứa đựng niềm vui thánh thiện, vừa có vẻ gì
bí ẩn.


<b>3. Chị em tơi ra tới hồ, dù có khá nhiều cơ gái cùng tới đây nhưng khơng khí nơi này vẫn tĩnh mịch và chứa đầy</b>
vẻ thiêng liêng. Tôi đưa chị Ngàn đến mép hồ. Chị quỳ xuống. rồi từ từ đưa hai lòng bàn tay xuống mặt hồ
“vốc” làn nước đẫm ánh trăng áp lên mặt. Ánh trăng lung linh hôn lên má, chảy lên tóc chị. Sau đó, chị chắp
hai tay trước ngực, nén xúc động nói khẽ lời cầu nguyện linh thiêng của đời mình:


- Con ước gì... mẹ chị Yên.. bác hàng xóm bên nhà con được khỏi bệnh.
Nói xong, chị từ từ đứng dậy, gương mặt rạng rỡ hạnh phúc.


Tơi nhìn chị ngỡ ngàng:“Cả đời người chỉ được ước một lần,sao chị lại dành điều ước tốt lành cho bác hàng
xóm?”


<b>4. Tôi đưa chị Ngàn về trong lặng lẽ và phân vân. Gần đến nhà, chị Ngàn siết chặt tay tôi, nói: </b>


- Em ạ, nhà chị n xóm mình nghèo nhất làng. Năm ngối, chị n trịn mười lăm tuổi. Đêm rằm tháng
Giêng, mẹ chị ấy đổ bệnh nặng, chị ấy phải chăm sóc mẹ suốt đêm. Khi trăng lặn, biết mình khơng cịn cơ hội
nói điều ước thiêng liêng, chị ấy đã khóc như mưa. Nay mẹ chị ấy vẫn bệnh, chị ước thay cho chị Yên. Chị mồ
côi mẹ nên chị hiểu nỗi bất hạnh khi khơng cịn mẹ.



Tôi đã hiểu ra rồi. Chị Ngàn ơi, khi nào em mười lăm tuổi, em sẽ...


<i>Theo Phạm Thị Kim Nhường </i>
<i><b>Ý nghĩa: Những điều ước cao đẹp mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho mọi người.</b></i>


<b>BÀN CHÂN KÌ DIỆU</b>


<b>Câu 1. Ký bị liệt hai cánh tay từ nhỏ. Thấy các bạn được cắp sách đến trường, Ký thèm lắm. Em quyết định</b>
đến lớp xin vào học.


Sáng hôm ấy, cô giáo Cương đang chuẩn bị viết bài học vần lên bảng thì thấy một cậu bé thập thị ngồi cửa.
Cơ bước ra, dịu dàng hỏi:


- Em muốn hỏi gì cơ phải khơng?
Cậu bé khẽ nói:


- Thưa cơ, em xin cơ cho em vào học. Có được khơng ạ?


Cơ giáo cầm tay Ký. Hai cánh tay em mềm nhũn, buông thõng, bất động. Cơ giáo lắc đầu: Khó lắm em ạ. Em
hãy về nhà. Đợi lớn lên ít nữa xem sao đã.


Cơ thống thấy đơi mắt Ký nhịe ướt. Em quay ngoắt lại, chạy về nhà. Hình như em vừa chạy, vừa khóc.
Cơ giáo trở vào lớp. Suốt buổi học hơm ấy, hình ảnh cậu bé với hai cánh tay buông thõng luôn hiện lên trước
mắt cô.


<b>Câu 2. Mấy hôm sau, cô giáo đến nhà Ký. Bước qua cổng cô vừa ngạc nhiên, vừa xúc động: Ký đang ngồi giữa</b>
sân hí hốy tập viết. Cậu cặp một mẩu gạch vào ngón chân và vẽ xuống đất những nét chữ ngoằn ngoèo. Cô
giáo hỏi thăm sức khỏe của Ký rồi cho em mấy viên phấn.



</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

Ký kiên nhẫn, bền bỉ. Ngày nắng cũng như ngày mưa, người mệt mỏi, ngón chân đau nhức, có lúc chân bị
chuột rút liên hồi... nhưng Ký khơng nản lịng. Buổi học nào cũng vậy, trong góc lớp, trên mảnh chiếu nhỏ
khơng bao giờ vắng mặt Nguyễn Ngọc Ký


<b>Câu 3. Nhờ luyện tập kiên trì, Ký đã thành cơng. Hết lớp Một, Ký đã đuổi kịp các bạn. Chữ Ký viết ngày một</b>
đều hơn, đẹp hơn. Có lần Ký được 8 điểm, 9 điểm rồi 10 điểm về môn Tập viết. Bao năm khổ công, thế rồi Ký
thi đại học, trở thành sinh viên Trường Đại học Tổng hợp.


Nguyễn Ngọc Ký là tấm gương sáng về ý chí vượt khó. Ngày Bác Hồ còn sống, đã hai lần gởi tặng huy hiệu
của Người cho cậu học trò dũng cảm giàu nghị lực ấy.


Phỏng theo Bàn chân kì diệu Hiện nay, ơng Nguyễn Ngọc Ký là Nhà giáo Ưu tú, dạy môn Ngữ văn của một
trường trung học ở Thành phố Hồ Chi Minh. Ông là tác giả bài thơ Em thương trong sách Tiếng Việt 3,tập 2.
<i><b>Ý nghĩa: Ca ngợi tấm gương giàu nghị lực của Nguyễn Ngọc Ký Tuy bị bại liệt hai cánh tay nhưng kiên trì,</b></i>
<i><b>vượt khó, có ý chí vươn lên nên đã đạt được điều mình mong ước.</b></i>


<b>BÚP BÊ CỦA AI</b>


1. Nga là cô bé ham chơi và chóng chán. Dạo hè, Nga địi bằng được mẹ mua cho một con búp bê khá đẹp.
Nhưng chơi được ít lâu Nga đã bỏ mặc búp bê trên nóc tủ cùng với các đồ chơi khác cho bụi bám.
Trời trở rét, búp bê chỉ có độc nhất một chiếc quần lót. Bộ váy của búp bê đã bị Nga nghịch lột ra, vứt đi đâu
không rõ. Một đêm, lạnh q, búp bê khóc thút thít. Chị Lật Đật tròn xoay đang ngủ, tỉnh dậy hỏi:


- Sao em khóc?


- Em khơng có áo quần. Em rét lắm.Còn chị, may mà mũ áo gắn liền với người nên chị Nga không tháo ra được
- Cô ấy tệ thật - Chị Lật Đật chép miệng - Cô ta bắt bọn mình làm trị vui, nhưng chẳng bao giờ chú ý tới chúng
mình


Búp bê nức nở:



- Em khơng muốn sống với chị ấy nữa. Em đi đây.


2. Nói đoạn, búp bê tụt xuống khỏi tủ, tìm cách leo lên tường, chui qua lỗ thông hơi trên cửa ra vào, nhảy ra
phố. Chị Lật Đật gọi lại thế nào cũng không được. Chị gọi Nga. Nhưng Nga vẫn ngủ vùi trong chăn. Chị Lật
Đặt tiếc rằng mình trịn xoay, khơng có chân. Nếu có, chị cũng sẽ bỏ đi nốt.


Sáng hơm sau, bảy giờ hơn, Nga mới thức dậy. Nhìn về phía tủ thấy trống trơn. Nga kêu rầm lên: “Ai lấy búp
bê của con rồi?” Mẹ bảo Nga hãy chịu khó tìm búp bê ở góc tủ, trong gầm giường. Nga miễn cưỡng làm theo.
Nhưng cịn tìm đâu ra búp bê nữa!


3. Đêm hơm trước, thốt được ra ngồi búp bê sung sướng quá, chạy một mạch sang phố bên. Nhưng đêm tối,
trời lạnh, không thể đi tiếp được, búp bê phải tìm đến một gốc cây to, chui vào đông lá khô ai đã quét vun lại để
trốn rét. Sáng hơm sau, có một cơ bé đi ngang qua nom thấy búp bê trong đống lá, reo lên:


- Ôi con búp bê xinh quá, ai vứt đi thế này, hồi của.


Hỏi mấy nhà xung quanh khơng có ai nhận, cô bé ôm búp bê về, lau rửa cẩn thận. Cơ bảo:
- Búp bê sao khơng có áo? Tội nghiệp, chị sẽ may váy áo cho em.


Thế rồi, ngay tối đó, cơ bé hí hốy cắt may cho búp bê một bộ váy áo rất đẹp. Rồi có ơm cả búp bé đi ngủ.
Trong vòng tay âu yếm của cô, dưới chăn len ấm áp, búp bê vô cùng sung sướng. Nó thỏ thẻ bên tai cơ bé đang
mơ màng trong giấc ngủ:


- Chị ơi. Em muốn ở với chị suốt đời. <i>Hồ Phương</i>


<b>* Ý nghĩa: Tâm trạng của búp bê khi bị cô chủ bỏ rơi và sự vui sướng của búp bê khi được có chủ mới</b>
<b>nâng niu, quí trọng.</b>


<b>MỘT PHÁT MINH NHO NHỎ</b>



<b>Câu 1. Ma-ri-a là một cơ bé rất thích quan sát. Một hơm trong phịng khách, cơ bé nhận thấy mỗi lần gia nhân</b>
bưng trà lên, bát đựng trà thoạt đầu rất dễ trượt trong đĩa. Nhưng khi nước trà rớt ra đĩa thì dù tay của gia nhân
đó run rẩy tới mức nào đi nữa, chiếc đĩa có bị nghiêng đi nhiều hơn nữa thì bát nước trà vẫn như dính trên đĩa,
khơng hề di chuyển. Cái đĩa và cái bát đựng trà đã hấp dẫn cơ bé.


<b>2. " Thế là vì sao nhỉ? Mình nhất định phải tìm hiểu cho rõ".-Ma-ri-a nghĩ vậy, rồi lẻn ra khỏi phịng khách, bắt</b>
đầu làm thí nghiệm.


<b>3. Không thấy Ma-ri-a đâu, anh trai của cô bé bèn chạy đi tìm. Khi đi ngang qua nhà bếp, cậu bỗng nhìn thấy</b>
Ma-ri-a đang làm gì đó với đống bát đĩa trên bàn ăn, bèn trêu em:


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<b>4. Đâu có, em phát hiện ra một điều bí mật. Chỉ cần giữa chiếc bát đựng nước trà và chiếc đĩa có một chút nước</b>
thì bát đựng nước trà khơng bị trượt nữa.-Ma-ri-a nói với vẻ đầy tự hào về " thành quả nghiên cứu của mình".
-Làm gì có chuyện đó ? Anh khơng tin! Sau khi rớt ra thì bát lại càng dễ trượt. Lần trước, mẹ lau nhà xong, anh
suýt trượt ngã mà.


- Không tin anh hãy thử mà xem.


Cậu anh bèn cầm chiếc bát, chiếc đĩa lên để thử. Kết quả đúng như Ma-ri-a nói.


<b>5. Hai anh em đang tranh luận, bàn tán thfi cha đến. Cả hai cùng hỏi cha về hiện tượng kì lạ này. Người cha ơn</b>
tồn bảo:


Đó là vì có lực ma sát. Các con lớn lên thì sẽ biết thơi mà!


<i>Ý nghĩa: Cơ bé Ma-ri-a ham thích quan sát, chịu khó suy nghĩ nên đã phát hiện ra một quy luật của tự nhiên</i>
<b>BÁC ĐÁNH CÁ VÀ GÃ HUNG THẦN</b>


Ở làng nọ, có một bác ngư dân đánh cá. Một hôm, bác ra biển quăng lưới. Thật buồn, suốt ngày kéo lưới lên chỉ


tồn rong biển, khơng được lấy một con cá nhỏ. Ngán ngẩm quá, bác định thả mẻ lưới cuối cùng rồi về. Thật kì
lạ! Lần kéo lưới cuối cùng ấy có một chiếc bình bằng đồng mắc trong mẻ lưới. Bác ngư dân mừng lắm, nghĩ
bụng: “Cái bình này đem ra chợ bán cũng được khối tiền”.Cầm chiếc bình lên thấy nặng, miệng bình gắn chì
kín mít, bác bèn lấy dao nạy nắp bình để xem bên trong có những gì. Nắp bình vừa bật ra thì một làn khói đen
kịt từ trong bình bay lên. Bác đánh cá chưa hết ngac nhiên thì làn khói tu lai, mơt gã hung thần hiện ra từ làn
khói đen đúa ấy. Gã hung thần Ồm Ồm nói:


- Ta báo cho nhà ngươi biết, nhà ngươi đã đến ngày tận số.


Bác đánh cá lúng túng nhưng rồi kịp trấn tĩnh ngay. Bác mắng gã hung thần:


- Ta đã cứu ngươi ra khỏi cái bình kia, sao ngươi lại trở mặt giết ta?
Gã hung thần nói


- Ta là hung thần bị trời phạt hóa kiếp thành quỷ, nhốt vào cái bình ấy rồi vứt xuống biển. Mấy trăm năm
nằm dưới biến sâu. Ta đã thề rằng: ai cứu ta khỏi cái bình tối tăm ấy thì ta sẽ làm cho người ấy trở nên giàu
sang, phú quí. Ta đã chờ mãi nhưng chẳng ai đến cứu. Bởi thế ta đã đổi lời nguyền: kẻ nào cứu ta sẽ phải chết.
Ta vừa dứt lời thì ngươi cứu ta. Vậy nên ngươi phải chết.


Nghe gã hung thần láo xược như thế, bác đánh cá tức giận nhưng bác bình tĩnh nói:
- Thơi được, chết cũng chẳng có gì đáng sợ, nhưng trước khi muốn biết một điều.
Gà hung thần hỏi:
- Điều gì?
Bác đánh cá chỉ vào người hắn và nói:


- Ngươi to lớn như thế làm sao chui lọt vào cái bình bé tí này?
Gã hung thần nhe răng vẻ tức giận, quát rằng:


- Ngươi không tin ư?
Bác đánh cá lắc đầu, bảo:



Không thể tin được trừ khi ta tận mắt thấy chính ngươi chui vào trong bình.


Gã hung thần rùng mình một cái biến thành một vệt khói đen ngịm, vệt khói bay đến tận trời xanh, tụ lại rồi
chui tọt vào bình. Bác đánh cá vội lấy cái nắp bằng chì nút chặt miệng bình. Gã hung thần cố sức vung vẫy, tìm
cách chui ra nhưng đã muộn mất rồi. Bác đánh cá vứt cái bình trở lại biển sâu. Thế là kẻ ác độc suốt đời phải
nằm dưới đáy biển.


<i><b>Ý nghĩa câu chuyện: Câu chuyện đề cao trí thơng minh của con người. Nhờ có trí thơng minh đó mà con</b></i>
<i><b>người có thể giải quyết được nhiều điều khó khăn, nguy hiểm.</b></i>


<b>CON VỊT XẤU XÍ</b>


Sắp đến mùa đông lạnh giá, vợ chồng thiên nga cùng đứa con bé bỏng bay về phương Nam tránh rét. Vì
đứa con quá nhỏ và yếu ớt nên chúng phải dừng chân nghỉ ở dọc đường, ở chỗ nghỉ chân ấy, chúng gặp một cô
vịt chuẩn bị cho đàn con xuống ổ. Hai vợ chồng nhờ cơ vịt chăm sóc giùm thiên nga con và hứa sang năm sẽ
quay lại đón con.


Cơ vịt đồng ý, thiên nga con ở lại cùng đàn vịt. Nó buồn lắm vì khơng có bầu bạn. Vịt mẹ thì bận bịu
suốt ngày vì phải kiếm ăn, chăm cả đàn vịt con cùng thiên nga bé bỏng. Đàn vịt con ấy, ln tìm cách chành
chọc, hắt hủi, bắt nạt thiên nga. Trong mắt chúng, thiên nga con là một con vịt xấu xí, vơ tích sự. Chúng nhìn
cái cổ dài ngoẵng và thân hình gầy guộc của thiên nga tỏ vẻ xem thường.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

tháng cô đơn, buồn tẻ, quên cả cách cư xử không mấy thân thiện của đàn vịt con. Nó chạy đến cảm ơn vịt mẹ và
bịn rịn chia tay cùng các bạn vịt con để lên đường cùng bố mẹ. Thiên nga đã cùng bố mẹ bay đến những chân
trời xa tươi đẹp.


Lúc ấy, đàn vịt con đã hiểu được con vịt xấu xí mà chúng thường ghét bỏ chính là thiên nga, loài chim
đẹp nhất trong vương quốc họ nhà chim. Chúng đã hối hận về cách cư xử của mình.



<b>NHỮNG CHÚ BÉ KHƠNG CHẾT</b>


Năm ấy, phát xít Đức kéo quân sang xâm lược Liên Xô. Đến đâu, chúng cũng cướp bóc, bắn giết hết sức dã
man, lịng dân vơ cùng ốn hận.


Một buổi chiều, bọn phát xít bất ngờ xơng vào làng nọ. Khắp làng khơng một bóng người. Khơng thấy du kích
chống cự, chúng tưởng được n thân.Nhưng trời vừa tối, tiếng súng vang lên. Bọn phát xít hốt hoảng hỏi nhau:
- Bắn ở đâu thế?


Một tên lính từ ngồi chạy vào, nói:


- Bắn nhau ở cánh rừng kia kìa! Đã bắn được một tên du kích.


Một lát sau, mấy tên lính dẫn một chú bé đến trước mặt tên chỉ huy. Chú bé chừng mười ba hoặc mười bốn tuổi.
Chú mặc áo sơ mi xanh có hàng cúc trắng. Tên sĩ quan hỏi:


- Mày là ai?


Chú bé kiêu hãnh trả lời:
- Tao là du kích!


Tên sĩ quan quát lớn:


- Đội du kích của chúng mày đang ở đâu?
Chú bé trả lời bằng giọng khinh bỉ:
- Tao không biết


Tên sĩ quan nổi giận, ra lệnh cho bọn lính hành hạ, tra tấn chú rất dã man, nhưng chú không tiết lộ nửa lời. Gần
sáng, bọn chúng đem chú bé ra bắn.



Đêm hơm sau, du kích tấn cơng vào chính khu vực bọn phát xít đóng qn. Kho tàng của chúng bị nổ tung,
nhưng chúng cũng bắt được một em nhỏ.


Tên sĩ quan kinh ngạc hỏi to:
- Mày là ai?


Chú bé kiêu hãnh trả lời:
- Tao là du kích!


Tên sĩ quan khơng cịn tin ở mắt mình nữa. Trước mặt chúng vẫn là chú bé mặc áo sơ mi xanh có hàng cúc
trắng mà hắn đã ra lệnh cho bọn lính bắn chết đêm qua. Tên sĩ quan rên rỉ:


- Ôi lạy chúa! Đất nước này thật ma quỷ!
Rồi hắn gào lên:


- Treo cổ nó lên! Treo cổ!


Mệnh lệnh của hắn lập tức được thi hành.


Sang đêm thứ ba, du kích đánh thẳng vào sở chỉ huy của chúng, chính tên sĩ quan độc ác đã bị bắt sống đem về
khu du kích trong rừng. Khi người ta mở băng bịt mắt, hắn nhìn thấy trước mặt là một người du kích đứng tuổi
và bên bác ta là một chú bé mặc áo sơ mi xanh có hàng cúc trắng. Hắn quỳ phục trước chân chú bé, miệng lảm
nhảm cầu xin chú bé.


- Xin tha tội cho tôi! Tha tội cho tơi! Tơi đâu ngờ ngài có thể chết đi sống lại như phù thủy thế này!
Người phiên dịch đã chỉ vào bác du kích và cho hắn biết sự thật:


- Đây là cha của hai đứa trẻ mà ngươi đã giết trong hai đêm qua. Trước mặt ngươi là đứa con thứ ba của bác ấy!
Tên sĩ quan phát xít kêu lên một tiếng rồi gục xuống sát đất. Trước khi đền tội, hắn cũng đã bị khuất phục bởi
tinh thần dũng cảm của các chiến sĩ nhỏ tuổi của đội du kích đang xả thân chống phát xít xâm lược.



<b>ĐƠI CÁNH CỦA NGỰA TRẮNG</b>


Ngày xưa, có một chú Ngựa Trắng rất thơ ngây. Bộ lông chú trắng nõn nà như một đám mây bồng bềnh trên
nền trời xanh thẳm. Mẹ chú yêu chú lắm. Mẹ hay căn dặn:


- Con phải ở cạnh mẹ đây. Con hãy hí to lên khi gọi mẹ nhé!


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

Gần nhà chú Ngựa Trắng ấy có anh Đại Bàng Núi. Anh ta sải cánh thật vững vàng. Mỗi lúc lượn vịng, cánh
khơng động, khẽ nghiêng bên nào là chao bên ấy, bóng cứ loang lống trên bãi cỏ.


Ngựa Trắng mê quá, chú cứ ước ao như anh Đại Bàng. Có lần chú nói với Đại Bàng:
- Anh Đại Bàng ơi! Làm thế nào để có cánh như anh?


Đại Bàng đáp:


- Phải đi tìm! Cứ quanh quẩn bên mẹ mãi thì bao giờ mới có cánh.


Thế là Ngựa Trắng xin phép mẹ lên đường cùng Đại Bàng. Thoáng cái đã xa lắm... Chưa thấy "đôi cánh" đâu
nhưng Ngựa Trắng đã gặp nhiều cảnh lạ, Ngựa thích thú vơ cùng nhưng chỉ phiền là trời mỗi lúc một tối, thấp
thoáng đâu đây những vệt sáng sao trời.


Bỗng có tiếng “hú... ú... ú” vẳng lên mỗi lúc một gần. Rồi trong bóng tối hiện ra một con Sói Xám sừng sững
ngáng đường. Ngựa Trắng mếu mói gọi mẹ. Sợ quá, Ngựa nhắm nghiền mắt lại.


Sói Xám cười man rợ và nhảy chồm lên.
Sói nghĩ bụng:


- Mình sẽ có được miếng mồi ngon.



Khi Sói Xám nhảy chồm tới Ngựa Trắng thì Đại Bàng đã kịp lao tới giáng mạnh xuống giữa trán Sói Xám. Sói
hét to:


- Ối!


Thế rồi, Sói cúp đi chạy một mạch về rừng.


Ngựa Trắng mở mắt thấy loang lống bóng Đại Bàng Núi. Ngựa Trắng lại khóc, gọi mẹ, Đại Bàng dỗ dành:
- Đừng khóc! Anh đưa em về với mẹ!


Ngựa Trắng mếu máo:


- Nhưng em khơng có cánh!


Đại Bàng cười, chỉ vào bốn chân của Ngựa Trắng.


- Cánh của em đấy chứ đâu! Nếu phi nước đại, em còn “bay” nhanh hơn anh đấy chứ!


Đại Bàng Núi sải cánh, Ngựa Trắng chồm lên và thấy bốn chân mình thật sự bay như cánh của Đại Bàng.
<b>KHÁT VỌNG SỐNG</b>


Giôn và Bin khập khiễng đi ra bờ suối. Mỗi người mang một khẩu súng và một cuộn chăn trên vai. Cả
hai đều thấm mệt sau những ngày gian khổ dài đằng đẵng. Giôn bỗng trượt chân suýt ngã. Anh thốt lên một
tiếng kêu trong đau đớn:


- Bin, mình bị trật khớp rồi.


Bin vẫn lảo đảo lội qua dịng nước. Giơn lại gọi, tiếng gọi như lời van vỉ của một người tuyệt vọng.
Nhưng Bin khơng quay lại. Giơn chỉ biết nhìn theo Bin cho đến khi Bin vượt qua đỉnh đồi rồi mất hút.



Giôn nén đau trèo lên đỉnh đồi. Đã mấy ngày liền anh khơng có gì để ăn. Thỉnh thoảng, anh hái những
quả dại để nhét tạm vào miệng rồi ráng nhai nuốt. Đêm đến, không lê bước nổi, anh dừng lại để ngủ.


Một buổi sáng, khi cái đói cào xé ruột gan khiến đầu óc anh mụ mẫm, tình cờ, anh bị gần một con chim
đang ngủ qn. Nó giật mình lao vút lên đâm vào mặt anh. Một vài lần, anh bắt được một vài con cá nhỏ trong
vũng nước. Anh nhai chúng rất cẩn thận vì biết rằng phải cố ăn để sống.


Một ngày kia, khi anh lê bước, anh gặp một con gấu lớn. Súng đã hết đạn, anh rút con dao săn. mắt
chằm chằm nhìn nó. Con gấu bật ra một tiếng gầm thăm dị. Nếu anh bỏ chạy, nó sẽ đuổi theo. Nhưng anh
không chạy. Anh đứng im như một pho tượng cho đến lúc cơn nguy hiểm đã qua.


Vào một ngày nọ, Giôn nằm bất động trên một mỏm đá. Anh chợt thấy một con tàu đang bng neo.
Vừa lúc đó, anh thấy một con sói, đầu nó rũ xuống. Hình như nó bị bệnh, nó đang thở phì phị và húng hắng ho.
Mặc dù đã quá yếu nhưng anh vẫn cố bình tĩnh tiếp tục chuyến đi khủng khiếp để tìm tới con tàu. Bấy
giờ anh không thể đứng dậy được nên chỉ bị bằng hai tay và đầu gối.


Có lần, anh ngất nhưng rồi tỉnh lại bởi tiếng khò khè sát bên tai. Anh cảm thấy cái lưỡi của sói quệt trên
bàn tay anh. Những cái nanh ép nhè nhẹ, rồi mạnh dần. Con sói nỗ lực cắn vào tảng thức ăn mà nó chờ đợi từ
lâu. Nhưng con người đã dùng hai tay như giộp nát bóp lấy hàm nó. Con sói chống lại một cách yếu ớt. Mấy
phút sau, toàn bộ sức lực của con người đã đè lên mình con sói.


Trên boong tàu, một nhóm người nhìn thấy một vật lạ ở trên bờ đang chuyển động ra phía biển. Họ trèo
lên một chiếc thuyền nhỏ để vào bờ xem. Giôn được cứu sông.


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×