Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.9 KB, 5 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>* Lĩnh Vực Khám Phá Khoa Học:. TÌM HIỂU VỀ CƠ THỂ BÉ I. Mục tiêu: - Trẻ biết gọi tên các bộ phận trên cơ thể và biết được chức năng các bộ phận trên cơ thể. - Biết dùng ngôn ngữ của mình để kể về các bộ phận trên cơ thể đồng thời phát triển trí nhớ ở trẻ, khả năng quan sát, tư duy. - Trẻ biết chăm sóc và bảo vệ cơ thể. Ăn uống đầy các chất, hợp vệ sinh, không chơi những vật sắt nhọn, không khạc nhổ bừa bãi. II. Chuẩn bị : - Hình ảnh từng bộ phận trên cơ thể, tranh cho trẻ chơi trò chơi. - Địa điểm: trong lớp. - Thời gian: 25-30 phút. III. Tiến trình hoạt động: ST CẤU TRÚC HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ – TRẺ T 1 Hoạt động1: Cô tổ chức cho trẻ hát bài “Cái Mũi” Giới thiệu - Cô và các bạn vừa hát xong bài hát gì? - Trong bài hát có nhắc đến 1 bộ phận trên cơ thể và đó là bộ phận nào? - Đúng rồi! Bài hát nói về “cái Mũi” - Con biết cái mũi có tác dụng gì không? (Ngửi, thở) - Cô mời 1 bạn kể cho cô cùng các bạn nghe 1 vài bộ phận trên cơ thể của mình mà con biết? (Trẻ kể) - Các con ơi, các bộ phận trên cơ thể chúng ta có chức năng khác nhau và tên gọi cũng khác nhau và chúng đều rất quan trọng với cơ thể chúng ta và để hiểu rõ hơn về các bộ phận này thì hôm nay cô cháu chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về cơ thể bé nhé! 2 Hoạt động 2: Chơi “Trời tối trời sáng” Tìm hiểu cơ * Đầu: Các con ơi, đây là gì của bé? thể bé - Có những bộ phận nào ở trên đầu của bé? Cô mời vài trẻ kể tên những bộ phận trên đầu của bé "Nào, chúng ta cùng tập thể dục": Quay đầu sang trái, quay đầu sang phải, ngẩng đầu lên, cuối đầu xuống. - Cô đố các con biết nhờ có gì mà đầu có thể quay phải, quay trái, ngẩng lên, cúi xuống? - Đầu là 1 bộ phận quan trọng của cơ thể chúng ta.Vậy làm thế nào để đầu không bị đau? (Trẻ trả lời).
<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Khi trời lạnh, các con làm gì để đầu được giữ ấm? (Trẻ trả lời) - Chúng ta phải làm gì để giữ cho đầu tóc sạch sẽ? (Tắm gội thường xuyên) - Chải tóc và gội đầu thường xuyên cũng là cách để giữ gìn và bảo vệ đầu. - Trong phần đầu có những gì? * Cô chỉ vào Mắt và hỏi: - Đây là gì? - Có mấy con Mắt ? (2 con mắt) - Mắt có chức năng gì? - Mắt còn được gọi là cơ quan gì? (Thị giác) - Vậy để bảo vệ mắt thì ta phải làm gì ? (Trẻ trả lời) - Mắt rất quan trọng đối với chúng ta, mắt giúp ta nhìn thấy được tất cả mọi vật xung quanh. Vì vậy chúng ta phải biết bảo vệ Mắt bằng cách: Không dùng khăn hoặc tay bẩn lau mắt hay duội vào mắt, khi đi ngoài đường có nhiều nắng và bụi nhìn thì phải đeo kín và phải nhỏ thuốc nhỏ mắt để bảo vệ mắt. * Mũi: Cho trẻ nhắm mắt và ngửi đồ vật có mùi thơm - Chúng ta có mấy cái mũi ? - Mũi có tác dụng gì ? - Nếu không có mũi thì chúng ta sẽ như thế nào ? (Trẻ trả lời) - Để bảo vệ mũi thì con phải làm gì ? - Giáo dục trẻ không dùng tay ngoáy mũi, không bỏ các vật nhỏ vào mũi vì có thể gây nghẹt mũi tắc thở. * Miệng- lưỡi: - Các con ăn cơm uống nước bằng gì ? (Miệng) - Nhờ có gì bên trong miệng mà con biết được vị của thức ăn và nước uống ? (Lưỡi) - Ngoài ra miệng và lưỡi còn có chức năng rất quan trọng khác nữa đó là gì ? (Nói chuyện) - Vậy khi không có lưỡi thì chúng ta sẽ thế nào ? (Không nói chuyện được) - Làm thế nào để giữ gìn miệng và lưỡi ? (Trẻ trả lời) - Miệng và lưỡi cũng rất quan trọng với cơ thể chúng ta. Vì thế các con không được đưa những vật nhọn như viết chì ngậm vào miệng, khi ăn cơm thì các con không được ngậm muỗng đãu vì nó sẽ gây nguy hiểm cho miệng chúng ta nhé !.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> Đàm thoại tương tự về chức năng hoạt động và cách vệ sinh, bảo vệ chúng. Giới thiệu với trẻ lưỡi là cơ quan xúc giác và chức năng của nó là giúp chúng ta biết được vị của thức ăn. Cho trẻ nghe 1 đoạn nhạc trong bài hát “Cái mũi” - Các bạn nghe được là nhờ bộ phận nào trên cơ thể chúng ta vậy? - Vậy tai giúp gì cho chúng ta? (Nghe) - Nếu không có tai thì như thế nào? - À tai cũng rất quan trọng vậy các bạn làm thế nào để bảo vệ tai? (Trẻ trả lời) - Các con không được dùng vật nhọn đâm vào tay hoặc bỏ vào tay những đồ vật nhỏ như hạt đậu hay cát, thường xuyên lấy ráy tai nũa nhé ! * Tay chân Tay: “Lắng nghe lắng nghe” Cô đọc thơ và vận động các ngón tay Anh cả, anh cả Béo trục, béo tròn Anh 2 chỉ đường Anh 3 cao nhất Anh tư hơi thấp Bé nhất là út con Giấu tay! - Tay đẹp đâu? (Trẻ đưa tay ra) - Cô: Mỗi người có 2 tay và gọi là đôi bàn tay đấy. Thế các con tay dùng để làm gì? - Bàn tay giúp bé những gì nữa? (Trẻ trả lời) Cô có thể gợi ý để trẻ nhớ lại tác dụng của đôi tay. - Khi vẽ, viết thì các con cầm bút bàn tay nào? (Tay phải) - Các con hãy giơ bàn tay phải lên. Tay còn lại là tay gì? (Tay trái) - Bạn nào giỏi cho cô biết tên của các ngón tay. Cô vừa nói vừa chỉ vào từng ngón đây là ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa, ngón áp út, ngón út. - Trên tay còn có gì? - Móng tay có nhiệm vụ bảo vệ các đầu ngón tay nhưng móng tay mọc rất nhanh các con phải lam gì? (Cắt móng tay) - Giáo dục: Biết giữ bàn tay sạch đẹp khi móng tay dài cắt ngắn, không cắn móng tay, không được chơi với đất cát. * Da.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> 3. Cho trẻ xem hình ảnh da Giới thiệu với trẻ da là cơ quan xúc giác, giúp ta cảm nhận được nóng lạnh tác động từ bên ngoài, có tác dụng che chở cơ thể - Giáo dục trẻ tắm rửa sạch sẽ, giữ vệ sinh và phòng tránh các bệnh về da. * Chân: « Nghe vẻ nghe ve Nghe vè câu đố Cái gì giúp bé bước nhanh Đến trường gặp bạn học hành bé ơi » - Đố bé là chi cái mà là chi ( Bàn chân) - Chân giúp bé làm được những việc gì? - Các con thử nghỉ xem nếu không có chân thì cúng ta có đứng được không? (Trẻ trả lời) - Khi các con muốn đá bóng, muốn chạy nhảy thì cần đến cái gì mới làm được? - Chân có thể làm được những công việc giống như tay của các con, các con hãy thử nhặt đồ chơi dưới sàn bằng chân xem nào. Ai làm đươc? - Các con ơi! Cùng giống như tay, trên bàn chân có gì - Móng chân có nhiệm vụ gì? - Khi móng chân dài các con làm gì ? Vì sao? Khi đi đâu các con phải như thế nào? (Trẻ trả lời) - Giáo dục: Các con mang dép để bảo vệ chân khỏi bị dơ và tránh vật nhọn đâm vào chân. - Trong móng chân có các trứng giun và vi trùng nếu vào cơ thể gây bệnh làm ảnh hướng đến sức khoẻ vì thế các con phải giữ sạch móng chân và nhờ ba mẹ cắt sạch gọn gàng đồng thời biết giữ môi trường sạch đẹp không chơi những vật sắt nhọn, không khạc nhổ bừa bãi. Hoạt động 3 * TC: Ghép hình. Xem ai - Cách chơi: Chia lớp ra làm 2 đội, mỗi đội 5 bạn, 2 đội nhanh ai giỏi cùng nhau ghép hình các bộ phận cơ thể ( Đầu, mình, tay, chân) trong vòng bài hát đội nào hoàn thành trước sẽ được thưởng 1 phần quà. - Luật chơi: Đội nào ghép nhanh và chính xác là đội thắng cuộc. - Cho trẻ chơi thử sau đó cho trẻ chơi vài lần. - À các con ơi, các con vừa ghép xong tranh gì? Cho dù là bạn trai hay là gái, khi mới sinh ra đều bé xíu rất đáng yêu,.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> và có đầy đủ các bộ phận đầu, mình, tay, chân và mỗi bộ phận đều rất quan trọng đối với mọi người. Vì thế chúng ta phải biết giữ gìn cơ thể mình luôn sạch sẽ và khỏe mạnh nhé! * Kết thúc: Nhận xét tuyên dương trẻ.
<span class='text_page_counter'>(6)</span>