Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Giáo án vật lý 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.76 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngày soạn: 30/10/2020 Ngày giảng: 04/11/2020. Tiết 10. ÔN TẬP-TỔNG KẾT CHƯƠNG I I. MỤC TIÊU 1.Kiến thức: - Cùng ôn lại, củng cố lại những kiến thức cơ bản liên quan đến sự nhìn thấy vật sáng, tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm. Xác định vùng nhìn thấy của gương phẳng. So sánh với vùng nhìn thấy của gương cầu lồi. 2.Kĩ năng: Vẽ ảnh của vật tạo bởi gương phẳng và vùng quan sát được trong gương phẳng. 3.Thái độ:Nghiêm túc, cẩn thận trong tính toán. 4. Định hướng các năng lực được hình thành: - Năng lực sử dụng kiến thức vật lí: K3, K4. - Năng lực về phương pháp: P1, P3, P5, P6, P8, P9. - Năng lực trao đổi thông tin: X1, X3, X5, X6, X7, X8. - Năng lực cá thể: C1, C2 II.CÂU HỎI QUAN TRỌNG 1.Nêu điều kiện để nhìn thấy ánh sáng và vật sáng? 2.So sánh vùng nhìn thấy của gương cầu lõm và gương phẳng? 3.Nêu được các ứng dụng của gương cầu lõm, gương cầu lồi trong đời sống? 4.Nêu định luật truyền thẳng và định luật phản xạ ánh sáng? 5.Nêu tính chất ảnh của gương cầu lõm, gương cầu lồi, gương phẳng. III. ĐÁNH GIÁ - HS trả lời được các câu hỏi trong SGK dưới sự hướng dẫn của GV. - Thảo luận nhóm sôi nổi. Tỏ ra yêu thích bộ môn. - Biết thực hành các thí nghiệm đơn giản IV. PHƯƠNG PHÁP - KỸ THUẬT DẠY HỌC 1. Phương pháp - Phát hiện và giải quyết vấn đề. - Luyện tập và thực hành. - Hợp tác trong nhóm nhỏ. - Giảng giải và thuyết trình. 2. Kỹ thuật - Kỹ thuật giao nhiệm vụ. - Kỹ thuật chia nhóm. - Kỹ thuật đặt câu hỏi. - Kỹ thuật trình bày 1 phút. V.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1.Giáo viên:Máy tính, máy chiếu. 2.Học sinh:Chuẩn bị sẵn kiến thức trong bài VI.THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức lớp(1') 2. Kiểm tra kiến thức cũ. - Mục đích:+ Kiểm tra mức độ hiểu bài của học sinh; + Lấy điểm kiểm tra thường xuyên..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Phương pháp: kiểm tra vấn đáp - Thời gian: 5 phút Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh -Kiểm tra sự chuẩn bị bài của hs Yêu cầu 1-2 học sinh trả lời và nhận xét kết quả trả lời của bạn. 3. Giảng bài mới (Thời gian: 39 phút) Hoạt động 1: Hoạt động khởi động - Mục đích: Tạo tình huống có vấn đề cho bài mới. Tạo cho HS yêu thích bộ môn. - Kĩ thuật: động não - Thời gian: 2 phút. - Phương pháp: Vấn đáp gợi mở, - Phương tiện: Bảng. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nhằm giúp các em củng cố kiến thức trong Mong đợi ở học sinh: chương, có cái nhìn khái quát và hiểu sâu hơn - Yêu thích bộ môn, yêu thích bài về kiến thức trong chương. học. Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức A. Tìm hiểu phần tự kiểm tra - Mục đích: Biết tính khái quát hóa các kiến thức đã học trong chương . - Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân - Kĩ thuật: động não - Thời gian: 10 phút. - Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm nhỏ - Phương tiện: SGK, máy tính, máy chiếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh -GV : Kiểm tra sự chuẩn bị -HS trả lời lần lượt các câu hỏi phần tự kiểm tra, HS của học sinh. khác bổ sung. -Yêu cầu HS trả lời lần lượt -HS tự sửa chữa nếu sai. từng câu hỏi mà HS đã chuẩn Đáp : 1-C ; 2-B ; bị. 3-trong suốt, đồng tính, đường thẳng. -GV hướng dẫn HS thảo luận 4- tia tới, pháp tuyến, góc tới. đi đến kết quả đúng, yêu cầu 5-Ảnh ảo, có độ lớn bằng vật, cách gương một sửa chữa nếu cần. khoảng bằng khoảng cách từ vật đến gương. 6-Giống : Ảnh ảo. - GV : Cho hs quan sát hệ thống -Khác : Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn ảnh kiến thức của chương qua máy ảo tạo bởi gương phẳng. chiếu 7-Khi một vật ở gần sát gương.Ảnh này lớn hơn vật. -GV :Yêu cầu HS nhắc lại ? 8-Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm không hứng được trên màn chắn và lớn hơn vật. -Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi, không hứng được trên màn chắn và bé hơn vật. -Ảnh ảo tạo bởi gương phẳng không hứng được.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> trên màn chắn và bằng vật. 9-Vùng nhìn thấy trong gương cầu lồi lớn hơn vùng nhìn thấy trong gương phẳng có cùng kích thước. - HS : Quan sát. - HS : Nhắc lại Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập - Mục đích: Vận dụng linh hoạt kiến thức để giái quyết một số bài tập cụ thể - Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân - Kĩ thuật: động não - Thời gian: 12 phút. - Phương pháp:Hoạt động cà nhân, vấn đáp thảo luận - Phương tiện: Bảng, máy tính, máy chiếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh -Yêu cầu HS trả lời câu hỏi C1 bằng cách vẽ -HS làm việc cá nhân trả lời C1. vào vở, gọi một HS lên bảng vẽ. +Với phần a : -Vẽ ảnh của điểm S1, S2 tạo bởi gương phẳng có thể vẽ theo 2 cách. Lấy S1’ đối xứng với S1 qua gương. Lấy S2’ đối xứng với S2 qua gương. +Với phần b. -Lấy 2 tia tới đến 2 mép gương, tìm tia phản xạ tương ứng. S2 tương tự. +Với phần C. Vùng nhìn -Đặt mắt trong vùng gạch chéo nhìn S1 thấy ảnh của S1 và S2. S2 thấy cả S’1, S’2. S’2. S’1. -HS: Thảo luận nhóm trả lời C2. Ảnh quan sát được trong 3 gương đều là ảnh ảo. Ảnh nhìn thấy trong gương cầu lồi nhỏ hơn trong gương phẳng, ảnh trong gương phẳng lại nhỏ hơn ảnh trong gương cầu lõm. -HS: C3. -Sau khi kiểm tra, hướng dẫn HS cách vẽ dựa trên tính chất ảnh. Muốn nhìn thấy bạn thì ánh sáng từ -Yêu cầu HS trả lời câu hỏi C2. bạn phải tới mắt mình. - GV: Cho hs quan sát c2 trên máy chiếu -Yêu cầu HS trả lời câu hỏi C3. - GV: Treo bảng phụ C3 -GV? Muốn nhìn thấy bạn thì phải thỏa mãn điều kiện gì? Hoạt động 4: Hoạt động vận dụng (Trò chơi ô chữ) - Mục đích: Giúp hs nắm được toàn diện kiến thức của bài..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân - Kĩ thuật: trò chơi - Thời gian: 10 phút - Phương pháp:Hoạt đông cá nhân, vấn đáp tìm tòi, quan sát - Phương tiện:SGK, bảng, máy tính, máy chiếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh -Gv chiếu nội dung ô chữ và phổ biến luật chơi: 1. Vật sáng 1. Vật hắt lại ánh sáng từ vật khác chiếu vào nó (gồm 2. Nguồn sáng. 7ô) 3. Ảnh ảo. 2. Vật tự nó phát ra ánh sáng (9ô) 4. Ngôi sao. 3. Cái mà ta nhìn thấy trong gương phẳng(5ô) 5. Pháp tuyến. 4. Các chấm sáng mà ta nhìn thấy trên trời ban đêm 6. Bóng tối (bóng đen). khi không có mây (7ô) 7. Gương phẳng. 5. Đường thẳng vuông góc với mặt gương (9ô) 6. Chổ không nhận được ánh sáng trên màn chắn (7ô) Từ hnàg dọc là: ánh sáng 7. Dụng cụ để soi ảnh của mình hàng ngày (10ô) - GV? Từ hàng dọc là gì? (7ô) 4. Hướng dẫn học sinh học ở nhà - Mục đích:Giúp hs biết cách học bài cũ và kiến thức cần nắm cho bài mới. - Thời gian:5 phút - Phương pháp:thuyết trình, vấn đáp tìm tòi - Phương tiện:SGK, bảng Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh -Yêu cầu hs ôn tập toàn bộ kiến thức trong chương, Thực hiện theo yêu cầu của chuẩn bị giấy kiểm tra một tiết cho tiết sau. giáo viên. VII/ TÀI LIỆU THAM KHẢO - Sách giáo khoa vật lí 7 -Sách bài tập vật lí 7.

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×