Tải bản đầy đủ (.docx) (53 trang)

GA LOP 2 TUAN 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (596.49 KB, 53 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TUẦN 4 Ngày soạn: 24/9/2021 Ngày giảng: Thứ hai, ngày 27 tháng 09 năm 2021 Buổi sáng HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SINH HOẠT DƯỚI CỜ Tiết 10: PHÁT ĐỘNG PHONG TRÀO ‘KHÉO TAY HAY LÀM’ I. YÊU CÂU CẦN ĐẠT - Nghe đánh giá, nhận xét tuần qua và phương hướng tuần tới; nhận biết những ưu điểm cần phát huy và nhược điểm cần khắc phục. - Rèn kĩ năng chú ý lắng nghe tích cực, kĩ năng trình bày, nhận xét; tự giác tham gia các hoạt động,... - Biết được một số thông tin về ngành nghề của địa phương. II. ĐỒ DÙNG 1. Giáo viên: - Loa, míc, máy tính có kết nối mạng Internet, video hài... - Văn nghệ: tiết mục với nội dung hát, múa vể mái trường, thầy cô, bạn bè. 2. Học sinh: Văn nghệ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh 1. Chào cờ (15 - 17’) - HS tập trung trên sân cùng HS toàn trường. - HS điểu khiển lễ chào cờ. - Thực hiện nghi lễ chào cờ. - HS lắng nghe. - GV trực ban tuần lên nhận xét thi đua. - Đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới. 2. Sinh hoạt dưới cờ: Nghe giới thiệu về một nghề thủ công của địa phương. (15 16’) * Khởi động: - HS hát. - GV yêu cầu HS khởi động hát - HS lắng nghe - GV dẫn dắt vào hoạt động..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> * GV cho HS xem video giới thiệu về một nghề thủ công của địa phương - GV cho HS xem video hài “Gốm sứ” - GV cho HS xem lần 1 kết hợp yêu cầu HS nêu những hình ảnh được nói trong video. - Gv cho HS xem lần 2 kết hợp với hướng dẫn HS quan sát những đặc điểm của những loại gốm sứ? - GV gọi HS những đặc điểm nổi bật của gốm sứ. + Những vật dụng nào làm bằng gốm sứ? + Nó có hình dáng như thế nào? + Nó có kích thước ra sao? + Nó có màu sắc đa dạng như thế nào? + Nó ra đời vào thời gian nào? + Tác dụng của từng loại gốm sứ? + Giá trị của nó như thế nào đối với đời sống của con người? 3. Tổng kết, dặn dò (2- 3’) - GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS. - GV dặn dò HS chuẩn bị nội dung HĐGD theo chủ đề. - HS theo dõi - HS xem video hài “Gốm sứ” - HS nêu những hình ảnh được nói trong video: chén, đĩa, chậu,… - HS xem lần 2 kết hợp với hướng dẫn HS quan sát những đặc điểm của những loại gốm sứ? - 4,5 HS trả lời: chén, đĩa, chậu,… - Khác nhau - Cao, bé,… - Màu sắc đa dạng, hài hòa,.. - Rất lâu đời - Phục vụ nhu cầu của con người - HS trả lời theo suy nghĩ - Rất lơn về vật chất lẫn tinh thần. - HS thực hiện yêu cầu. - Lắng nghe. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………….. _________________________________________________ TOÁN Bài 11: LUYỆN TẬP ( Tiết 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Thực hành cộng (có nhớ) trong phạm vi 20 theo cách “đếm thêm” và “làm cho tròn 10”. - Vận dụng giải quyết một số vấn đề thực tế liên quan đến phép cộng có nhớ trong phạm vi 20. Nêu được nhận xét trực quan về “Tính chất giao hoán của phép cộng” - Phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học; năng lực giải quyết vấn đề toán học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> 1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu, bảng phụ 2. Học sinh: SGK, vở, đồ dùng học tập,… III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động (5') - Cho lớp hát bài “Tập đếm” và làm các - Lớp hát và kết hợp động tác…. động tác theo clip của bé Bảo Ngọc - Bài hát nói về ……sau đó GV giới thiệu bài… 2. Thực hành, luyện tập(20’) Bài 3 (trang 22) -Yêu cầu HS đọc để bài. - 1 HS đọc - GV yêu cầu HS làm vở 5 phút, 3 HS - HS làm bài làm bảng phụ - Gv gọi 3 HS đọc kết quả bảng phụ, chữa - 3HS chữa bài: bài. 9 + 2 = 11 ; 2 + 9 = 11 -HS đối chiếu, nhận xét kết quả các 8 + 4 = 12 ; 4 + 8 = 12 cặp phép tính đều bằng nhau khi ta 7 + 4 = 11 ; 4 + 7 = 11 đổi chỗ các số hạng. - Yêu cầu HS nhận xét kết quả các phép tính trong từng cặp -> GV kết luận: Khi đổi chỗ các số hạng thì tổng không thay đổi. - GV cho thêm 1 số ví dụ vận dụng tính chất. 8 + 3 = 11 -> 3 + 8 = ? HS vận dụng tính chất trả lời 5 + 7 = 12 -> 7 + 5 = ? Bài 4 (trang 23) - Mời HS đọc to đề bài. - 1 HS đọc - GV hỏi HS: + Bài toán cho biết gì ? (Nhà Duyên nuôi 6 con thỏ trắng và 7 con - HS trả lời: thỏ nâu.) + Bài toán hỏi gì? (Hỏi nhà bạn Duyên nuôi tất cả bao nhiêu con thỏ ?) - HS làm bài cá nhân. - Yêu cầu HS làm vở, 1 HS làm bảng phụ - GV chữa bài - Đổi chéo vở kiểm tra và sửa cho.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> + Phép tính: 6 + 7 = 13 + Trả lời: Nhà bạn Duyên nuôi tất cả 13 con thỏ. - GV nhận xét, đánh giá và chốt bài làm đúng. 3. Vận dụng trải nghiệm (10’) Bài 5 (trang 23) - Chiếu bài lên bảng, HS QS và đọc yêu cầu. - YC HS thảo luận nhóm đôi thời gian 3 phút về hai cách làm tính cộng (có nhớ) trong pham vi 20 Nói cho bạn nghe cách mình thích và lí do. - Gv đưa thêm 1 vài ví dụ khác để HS thực hiện theo cả hai cách: VD: 8 + 7 = ?. bạn. - HS gắn bảng phụ lên bảng:. - HS đọc yêu cầu. -HS thảo luận: + Dung: thực hiện bằng cách “làm cho tròn 10” + Đức: thực hiện bằng cách đếm thêm - HS thực hiện tính theo 2 cách: + C1: Làm cho tròn 10 8+7=8+2+5 = 10 + 5 = 15 + C2: Đếm tiếp 8-9-10-11-12-13-14-15 Vậy 8 + 7 = 15 - HS lắng nghe. - GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Khi thực hiện phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 20 chúng ta làm cách nào cũng được, cách “đếm thêm” thường dùng trong trường họp cộng với số bé như 9 + 2; 9 + 3; 8 + 4;... ? Bài học ngày hôm nay, em biết thêm - HS nêu ý kiến được điều gì? GV yêu cầu HS liên hệ, tìm tòi một số - HS lắng nghe để hôm sau chia sẻ tình huống trong thực tế liên quan đến với các bạn phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 20, hôm sau chia sẻ với các bạn. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. _________________________________________________ TIẾNG VIỆT BÀI 7: CÂY XẤU HỔ Đọc ( Tiết 1+2).

<span class='text_page_counter'>(5)</span> I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Đọc đúng các tiếng trong bài. Biết cách đọc đúng lời người kể chuyện trong bài Cây xấu hổ với ngữ điệu phù hợp. - Nhận biết được đặc điểm của cây xấu hổ qua bài đọc và tranh minh hoạ, nhận biết được các nhân vật, sự việc và các diễn biến trong câu chuyện - Có tinh thần hợp tác làm việc nhóm, có sự tự tin vào chính mình. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học. - HS: Vở BTTV. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động (4’) - GV cho lớp hoạt động tập thể. - HS hát và vận động theo bài hát. - GV cho HS đọc lại một đoạn trong bài - 1-2 HS đọc đoạn cuối của bài Một Một giờ học và nêu lí do khiến bạn Quang giờ học và nêu lí do khiến bạn Quang tự tin hơn. tự tin hơn. - GV cho HS nhận xét - HS nhận xét - GV nhận xét, chốt - HS lắng nghe * GTB - GV hướng dẫn và tổ chức cho các em quan sát tranh minh hoạ cây xấu hổ với những mắt lá khép lại và làm việc theo cặp - HS quan sát tranh minh hoạ. (hoặc nhóm) với câu hỏi và yêu cầu định - Cặp đôi/ nhóm: Cùng nhau chỉ vào hướng như sau: tranh trong SGK, nói về đặc điểm của + Em biết gì về loài cây trong tranh? cây xấu hổ. + Dựa vào tên bài đọc và tranh minh hoạ, + Đây là cây xấu hổ. thử đoán xem loài cây có gì đặc biệt. + …. - GV cho HS xem tranh/ ảnh minh hoạ cây xấu hổ và giới thiệu về bài đọc: Câu chuyện về một tình huống mà trong đó cây - HS lắng nghe. xấu hổ vì quá nhút nhát đã khép những mắt lá lại, không nhìn thấy một con chim xanh tuyệt đẹp để rồi tiếc nuối. - GV ghi đề bài: Em có xinh không? 2. Hình thành kiến thức mới (20’) Hoạt động 1: Luyện đọc - HS nhắc lại. *GV đọc mẫu: HD chung cách đọc: rõ ràng, ngắt nghỉ hơi.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> đúng, dùng hơi lâu hơn sau mỗi đoạn * Chia đoạn: + Bài này được chia làm mấy đoạn? - GV cùng HS thống nhất. HS đánh dấu vào sách + Đoạn 1: Từ đầu đến không có gì lạ thật. + Đoạn 2: Phần còn lạ - GV mời 2 HS đọc nối tiếp. để HS biết cách luyện đọc theo cặp. - Đọc trong nhóm: YC HS đọc nhóm 2- GVQS uốn nắn *Luyện đọc đoạn 1: - YC HS đọc đoạn 1- HS trong lớp lắng nghe phát hiện từ khó đọc. -YC Phát âm lại từ : xung quanh, xanh biếc, lóng lánh.... - GV nhận xét . - GV Lưu ý khi đọc âm l , oanh -YC HS đọc lại các từ khó trên bảng. - YC HS đọc đoạn 1- HS trong lớp lắng nghe tìm câu dài - Luyện đọc câu dài: Thì ra, vừa có một con chim xanh biếc, toàn thân lóng lánh như tự toả sáng / không biết từ đâu bay tới.// - Kết hợp giải nghĩa từ: + Con hiểu thế nào là lạt xạt? (- Là tiếng va chạm của lá khô) + Nhiều âm thanh, tiếng nói nhỏ phát ra cùng lúc gọi là gì?( - xôn xao) - YC HS đọc đoạn 1- HS trong lớp lắng nghe *Luyện đọc đoạn 2: ( Hướng dẫn tương tự) -YC Phát âm lại từ : xuýt xoa … - GV Lưu ý khi đọc vần uyt + Thế nào là xuýt xoa?. - Cả lớp đọc thầm. - HS chia đoạn theo ý hiểu. - Lớp lắng nghe và đánh dấu vào sách. - HS đọc nối tiếp đoạn.. - HS luyện đọc. - 1-2 HS đọc. - HS nêu từ tiếng khó đọc mà mình vừa tìm.. - 3- 4 HS luyện đọc.ĐT - 1-2 HS đọc.. - 2- 3 HS luyện đọc. - 1-2 HS TL. - 1-2 HS TL - 2- 3 HS luyện đọc.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> (- Cách thể hiện cảm xúc(thường là khen, đôi khi là tiếc) qua lời nói.) + Con biết gì về cây thanh mai? (- Cây bụi thấp, quả mọng nước trông như quả dâu.) * Đọc trong nhóm: - Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo cặp - Nối tiếp đọc đoạn trong nhóm - Thể hiện trước lớp. -YC 1 bạn xung phong đọc toàn bài . - YC hs nhận xét .-Gv nhận xét . Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi - GV cho HS đọc lại toàn bài. - GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài và trả lời các câu hỏi. - GV yêu cầu HS xem lại đoạn văn 1 và nhìn tranh minh hoạ: Tranh vẽ những gì? Câu 1. Nghe tiếng động lạ cây xấu hổ đã làm gì? - GV tổ chức cho HS trao đổi trước lớp và giao lưu giữa các nhóm với nhau. - GV cùng HS nhận xét, góp ý, thống nhất câu trả lời (- Nghe tiếng động lạ cây xấu hổ đã co rúm mình lại) Câu 2. Cây cỏ xung quanh xôn xao về chuyện gì? - GV tổ chức cho HS làm việc nhóm: + Từng nhóm thảo luận, tìm những chi tiết nói về những điều khiến cây cỏ xung quanh xôn xao. (Cây cỏ xung quanh xôn xao chuyện một con chim xanh biếc, toàn thân lóng lánh không biết từ đầu bay tới rồi lại vội bay đi ngay.) + GV theo dõi các nhóm, hỗ trợ HS gặp. - Hs đọc. - Hs đọc - HS thực hiện theo cặp. - HS lần lượt đọc. - 2-3 cặp thể hiện trước lớp.. - 1-2 HS đọc lại bài. - HS tìm hiểu nội dung bài và trả lời các câu hỏi. - HS xem lại đoạn văn 1 và nhìn tranh minh hoạ. HS trao đổi nhóm 2.. - Đại diện các nhóm lên chia sẻ. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe, đọc thầm.. - 2-3 HS đọc.. - Đại diện các nhóm lên chia sẻ..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> khó khăn trong nhóm. - GV mời đại diện một số nhóm trả lời. - GV cùng HS nhận xét, góp ý. Câu 3. Cây xấu hổ nuối tiếc điều gì? - GV cho HS trao đổi theo nhóm: + Từng em nêu ý kiến giải thích về điều làm cây xấu hổ tiếc. + Cả nhóm thống nhất cách giải thích phù hợp nhất. VD: Mình rất tiếc vì đã không mở mắt để được thấy con chim xanh./ Mình rất tiếc vì đã không thể vượt qua được nỗi sợ của mình./ Mình rất tiếc vì quá nhút nhát nên đã nhắm mắt lại và không được nhìn thấy con chim xanh. - Cả lớp và GV nhận xét cầu giải thích của các nhóm, khen tất cả các nhóm đã mạnh dạn nêu cách hiểu của mình. - Nếu HS có năng lực tốt, GV có thể khai thác sâu hơn: + Câu văn nào thể hiện sự nuối tiếc của cây xấu hổ? + Theo em, vì sao cây xấu hổ tiếc? + Để không phải tiếc như vậy, cây xấu hổ nên làm gì?... Câu 4. Câu văn nào cho biết cây xấu hổ rất mong con chim xanh quay trở lại? - GV cho HS trao đổi theo nhóm: + Từng em nêu ý kiến của mình, cả nhóm góp ý. + Cả nhóm thống nhất câu trả lời. Không biết bao giờ con chim xanh huyền diệu ấy quay trở lại? 3. Luyện tập thực hành (10’) * Luyện đọc lại - GVHD HS luyện đọc lời đối thoại. - GV theo dõi, uốn nắn cho HS.. - Các nhóm nhận xét, góp ý.. . - HS chia sẻ đáp án. - 3-4 nhóm lên chia sẻ. - HS chia sẻ.. HS trao đổi theo nhóm -HS nêu ý kiến - HS lắng nghe.. . - HS tập đọc lời đối thoại dựa theo cách đọc của GV. - HS lắng nghe..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> * Đọc hiểu văn bản đọc Câu 1. Những từ ngữ nào dưới đây chỉ đặc điểm? - HS trả lời. - GV YC 1 - 2 HS đọc các từ ngữ cho trước. - GV YC HS tìm ra những từ ngữ chỉ đặc điểm trong số các từ đã cho. (thống nhất câu trả lời (đẹp, lóng lánh, xanh biếc). - HS thảo luận nhóm, mỗi HS tự - GV và cả lớp góp ý. tưởng tượng mình là cấy xấu hổ và sẽ - GV hướng dẫn cách thực hiện: Thảo luận nói điều mình tiếc. nhóm, mỗi HS tự tưởng tượng mình là cấy xấu hổ và sẽ nói điều mình tiếc. Bài 2. Nói tiếp lời cây xấu hổ: Mình rất +1- 2 HS nói tiếp lời cây xấu hổ. tiếc (...). VD: Mình rất tiếc vì đã không mở mắt để được thấy con chim xanh/ Mình rất tiếc vì đã không thể vượt qua nỗi sợ của mình? Mình rất tiếc vì đã quá nhút nhát nên đã - Các HS khác nhận xét, góp ý cho nhắm mắt lại, không nhìn thấy con chim nhau. xanh. - GV cho HS khác nhận xét, góp ý cho nhau. - HS nêu cảm nhận của bản thân. 4. Vận dụng, trải nghiệm (2’) - Sau khi học xong bài hôm nay, em có - HS lắng nghe. cảm nhận hay ý kiến gì không? - GV cho HS nhận xét - HS lắng nghe. - GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS. - Chuẩn bị bài tiếp theo. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. _________________________________________________ Buổi chiều TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI BÀI 4: GIỮ VỆ SINH NHÀ Ở ( Tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> - Nhận biết được thế nào là nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp. - Giải thích được tại sao phải giữ sạch nhà ở (bao gồm cả nhà bếp và nhà vệ sinh). - Biết nhận xét về nhà ở và việc làm giữ vệ sinh nhà ở thông qua quan sát tranh ảnh và thực tế. - Làm được một số việc phù hợp để giữ sạch nhà ở (gồm cả nhà bếp và nhà VS). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên: Các hình trong SGK, bài giảng , máy tính, máy chiếu 2. Học sinh: SGK, vbt III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động ( 5') a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV yêu cầu HS trao đổi với bạn bên cạnh: Câu tục ngữ “Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm” muốn nói với bạn điều gì? - GV dẫn dắt vấn đề: Câu tục ngữ “Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm”muốn nhắn nhủ chúng ta cần giữ sạch nhà ở hằng ngày, đặc biệt là nhà bếp và nhà vệ sinh. Vậy các em có biết sự cần thiết của việc giữ sạch nhà ở và một số việc làm để giữ sạch nhà ở là gì không? Chúng ta cùng đi tìm câu trả lời trong bài học ngày hôm nay – Bài 4: Giữ vệ sinh nhà ở. 2. Hình thành kiến thức mới (15') Hoạt động 1: Nhận xét về nhà ở trong tình huống cụ thể a. Mục tiêu: - Nhận biết thế nào là nhà ở sạch sẽ, gọn gàng. - Biết nhận xét về nhà ở thông qua quan sát tranh ảnh. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo cặp. - HS trả lời: Nghĩa của câu tục ngữ là khi chúng ta ở trong nhà sạch thì cảm thấy rất mát mẻ, ăn với chén bát sạch ta sẽ thấy ngon miệng. ... Như vậy chúng ta sẽ hưởng thụ một bầu không khí sạch trong lành, được ăn uống ngon miệng đảm bảo vệ sinh thì sẽ đảm bảo sức khỏe, phòng chống bệnh tật. - HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi. - HS trả lời: + Hình 1 gồm 4 phòng (phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp,.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> - GV yêu cầu HS quan sát Hình 1, 2 SGK phòng vệ sinh). Các phòng đều bừa trang 18, 19 và trả lời câu hỏi: Em có nhận bộn, chưa ngăn nắp, sạch sẽ, bụi xét gì về từng phòng trong nhà ở các hình. bẩn, mất vệ sinh. + Hình 2 gồm 4 phòng (phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp, phòng vệ sinh). Các phòng đều gọn gàng, sạch sẽ, ngăn nắp, thoáng mát. Bước 2: Làm việc cả lớp - GV mời đại diện một số cặp lên trình bày kết quả làm việc nhóm trước lớp. - GV yêu cầu các HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời - GV bổ sung và hoàn thiện phần trình bày của HS. 3. Luyện tập, thực hành ( 15') Hoạt động 2: Thảo luận về sự cần thiết phải giữ sạch nhà ở a. Mục tiêu: - Giải thích được tại sao phải giữ sạch nhà ở (bao gồm cả nhà bếp và nhà vệ sinh). - Biết nhận xét về nhà ở của mình thông qua quan sát thực tế. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc nhóm 4 - GV yêu cầu các nhóm thảo luận câu hỏi: + Em thích được sống trong nhà như Hình 1 hay Hình 2? Vì sao? + Nhận xét về việc giữ vệ sinh của gia đình em. Bước 2: Làm việc cả lớp - GV mời đại diện một số cặp lên trình bày kết quả làm việc nhóm trước lớp. - GV yêu cầu các HS khác nhận xét, bổ. - HS thảo luận, trả lời câu hỏi.. - HS trả lời: Em thích sống trong nhà như Hình 1 vì: Nhà sạch sẽ sẽ mang lại cảm giác thoải mái, dễ chịu. Nếu nhà bẩn sẽ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. Từ đó, em thấy giữ sạch nhà ở là một việc làm rất cần thiết.. - HS nhắc lại.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> sung câu trả lời - GV bổ sung và hoàn thiện phần trình bày của HS. 4. Vận dụng, trải nghiệm (2') *Y/c hs nhắc lại nội dung bài học - Nhận xét, đánh giá tiết học IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… _________________________________________________ Ngày soạn: 25/9/2021 Ngày giảng: Thứ ba, ngày 28 tháng 09 năm 2021 Buổi sáng TIẾNG VIỆT VIẾT: CHỮ HOA C (Tiết 3) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Viết đúng chữ viết hoa C cỡ vừa và cỡ nhỏ, câu ứng dựng: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”. - Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng. - Chăm chỉ, cẩn thận, tỉ mỉ khi viết bài, rèn chữ và giữ vở sạch đẹp. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Máy tính, máy chiếu vật thể, tivi, clip ; mẫu chữ hoa C. - HS: Vở Tập viết 2 tập 1; bảng con. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động (3 - 5’) - Cho hs hát bài: Chữ đẹp mà nết càng ngoan. - Hs hát và vận động theo bài hát. * GV giới thiệu vào bài: Ở lớp 1 các con được làm quen với chữ C viết hoa. Trong tiết học hôm nay cô sẽ hướng dẫn các - HS lắng nghe. con viết thật đúng, đẹp chữ C viết hoa cỡ nhỡ và chữ nhỏ. - GV ghi tên bài lên bảng 2. Hình thành kiến thức mới ( 16’) Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ hoa - 3- 4 hs đọc nối tiếp tên bài. C..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> * GV giới thiệu mẫu chữ viết hoa C và hướng dẫn HS cách viết. - Yêu cầu hs quan sát chữ viết mẫu trên bảng lớp + Chữ hoa C cao mấy dòng li và rộng mấy ô li? ( Cao: 5 dòng li; rộng: 4 ô và thêm nửa ô li). + Chữ hoa C gồm mấy nét? (Chữ viết hoa C gồm 1 nét: kết hợp của hai nét cong dưới và nét cong trái nối liền nhau tạo thành vòng xoắn to ở vòng chữ.) - Gv nhận xét và kết luận *GV giới thiệu cách viết trên chữ mẫu. - GV viết mẫu và hướng dẫn viết. - HS lắng nghe. - HS quan sát chữ viết mẫu. -2-3 hs trả lời. - 3-4 hs trả lời (1 hs lên bảng chỉ và nêu các nét chữ). - 2-3 hs nhận xét. - Từ điểm đặt bút ở giao điểm đường kẻ - HS quan sát và lắng nghe. ngang 6 và đường kẻ dọc 3 vòng xuống đến 2,5 ô vuông rồi vòng lên gặp đường kẻ ngang 6 và tiếp tục lượn xuống giống nét cong trái đến sát đường kẻ ngang 1, tiếp tục vòng lên đến đường kẻ ngang 3 và lượn xuống. Điểm kết thúc nằm trên đường kẻ ngang 2 và khoảng giữa hai đường kẻ dọc 3 và 4. - Chiếu video hướng dẫn quy trình viết chữ hoa A. Yêu cầu hs quan sát và cầm bút dạ viết trên không. - Hs thực hiện viết trên không Chú ý: Khi viết các nét thì con cố gắng đưa tay thật dẻo để cho nét viết mềm và đẹp hơn . - HS tập viết chữ viết hoa A trên bảng - HS lắng nghe. con. - GV quan sát và giúp hs..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> - GV hướng dẫn hs giơ bảng. - Gv gắn hai bảng con của hs lên bảng lớp, nhận xét, góp ý ( sửa trực tiếp bằng phấn màu). - Nhận xét, động viên HS. * Hướng dẫn hs viết chữ hoa C cỡ nhỏ - Gv viết mẫu chữ hoa C. - Chữ hoa cỡ nhỏ cao mấy dòng li và rộng mấy ô li? ( Cao 2,5 li) Các nét viết như thế nào? Gv: Chữ hoa C cỡ nhỏ có độ cao bằng và rộng bằng nửa chữ hoa C cỡ vừa, các nét viết giống như cỡ vừa. - Yêu cầu hs viết bảng con - Yêu cầu hs giơ bảng – nhận xét Hoạt động 2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng. - Gv chiếu câu ứng dụng: : Có công mài sắt, có ngày nên kim. + Trong câu ứng dụng chữ nào viết hoa? Vì sao phải viết hoa chữ đó? (Chữ C viết hoa vì chữ hoa C là chữ đầu câu). + Khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng trong câu bằng bao nhiêu? (Khoảng cách giữa chữ nọ sang chữ kia bằng con chữ o). + Những chữ cái nào cao 2,5 li ? Con chữ t cao bao nhiêu? ( Chữ cái hoa C, y,k, g cao 2,5 li; chữ t cao 1, 5 li; các chữ còn lại cao 1 li. + Nêu cách đặt dấu thanh ở các chữ cái. ( Dấu sắc đặt trên chữ hoa o (Có) và chữ ă (sắt), dấu huyền đặt trên chữ cái a (mài, ngày) + Dấu chấm cuối câu đặt ở đâu? (Vị trí đặt dấu chấm cuối câu: ngay sau. - HS luyện viết bảng con. - Hs giơ bảng con. -3-4 Hs nhận xét. -2-3 hs nhận xét. - Hs quan sát. -1 hs trả lời - Hs lắng nghe - Hs viết bảng con. - 1- 2 HS đọc câu ứng dụng.. - HS quan sát, lắng nghe. - 3- 4 hs trả lời. - 3 hs trả lời. -2- 3 hs trả lời.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> chữ cái g trong tiếng trường. ) - Hướng dẫn hs viết vần Có 2 lần - Gv nhận xét uốn nắn cho hs. 3. Thực hành, luyện tập (12’) - GV nêu yêu cầu viết (viết từng dòng theo thứ tự . Bạn nào hoàn thành nhanh thì các con viết tiếp dòng chữ nghiêng ). *Lưu ý cách trình bày: Với mỗi dấu chấm có sẵn trong vở là khoảng cách giữa các chữ. - Yêu cầu hs nêu lại cách cầm bút viết (Cầm bút bằng tay phải, ba ngón tay: ngón cái, ngón trỏ đặt phía trên và ngón giữa đỡ phía dưới quản bút. Hai ngón còn lại tì lên giấy tạo điểm tựa cho việc di chuyển ngòi bút. Khi viết, dùng ba ngón tay di chuyển bút từ trái sang phải, cán bút nghiêng về phía cổ tay; khuỷu tay và cánh tay cử động mềm mại, thoải mái). -HS nhắc lại tư thế ngồi viết ( Ngồi thẳng lưng, không tì vào bàn. Đầu hơi cúi, mắt cách vở từ 25 -30cm. Một tay cầm bút, một tay tì nhẹ lên mép vở để giữ vở. Hai chân để song song, thoải mái). - Gv gõ thước hs viết bài. - GV cho HS viết bài trong vở. Quan sát giúp đỡ HS. - Yêu cầu hs đổi vở cho nhau để phát hiện lỗi và góp ý cho nhau theo cặp đôi. - GV chiếu bài hs, lớp nhận xét, chữa bài, đánh giá động viên khen ngợi học sinh. - GV chia sẻ một số bài viết đẹp. 4. Vận dụng, trải nghiệm (3’) -Ngày hôm nay các con đã biết viết chữ hoa gì? (Ngày hôm nay cô hướng dẫn các con biết viết chữ hoa C và câu ứng dụng về. -3- 4 hs trả lời. - 2- 3hs trả lời. - 2- 3hs trả lời - Lớp viết bảng con - HS chuẩn bị vở, bút viết…. - Hs lắng nghe. - 2 -3 hs nhắc lại. - Hs lắng nghe. - Lớp nhắc lại - Hs viết bài vào vở tập viết 2 tập 1. - HS đổi chéo vở theo cặp đôi góp ý cho nhau về cách viết. - 3 – 5 vở hs - Hs lắng- 2 - 4 bài viết đ- 2 hs trả lời.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> nhà các con hoàn thành tiếp bài đúng và - Hs lắng nghe. đẹp hơn). - GV nhận xét giờ học. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. I. YÊU _________________________________________________ CẦU TIẾNG VIỆT CẦN NÓI VÀ NGHE: CHÚ ĐỖ CON ( Tiết 4) ĐẠT - Biết dựa vào tranh và những gợi ý để nói về các nhân vật, sự việc trong tranh. - Biết chọn và kể lại được 1-2 đoạn của câu chuyện Chú đỗ con theo tranh ( không bắt buộc kể đúng nguyên văn mỗi đoạn của câu chuyện trong bài) và kể với người thân về hành trình hạt đỗ trở thành cây đỗ. - Vận dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học. - HS: Sách giáo khoa; VBT Tiếng Việt. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động (4’) - GV tổ chức cho HS hát và vận động theo bài hát. - GV giới thiệu. kết nối vào bài. - 1-2 HS chia sẻ. - Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì? - GV dẫn dắt, giới thiệu bài. 2. Hình thành kiến thức mới (17’) * Dựa vào câu hỏi gợi ý đoán nội dung của từng tranh - GV tổ chức cho HS quan sát từng - Mỗi tranh, 2-3 HS chia sẻ. tranh, dựa vào câu họi gợi ý dưới mỗi tranh để đoán nội dung tranh: + Cuộc gặp gỡ của đỗ con và cô mưa xuân diễn ra thế nào?( Tranh 1: Cuộc - 1-2 HS trả lời. gặp gỡ giữa hạt đỗ và mưa xuân;) + Cuộc gặp gỡ của đỗ con và chị gió xuân diễn ra thế nào?( Tranh 2: Cuộc - 1-2 HS trả lời. gặp gỡ giữa hạt đỗ đã nảy mầm và gió.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> xuân) + Cuộc gặp gỡ của đỗ con và bác mặt trời diễn ra thế nào?( Tranh 3: Cuộc gặp gỡ giữa hạt đỗ với mầm đã lớn hơn và mặt trời) + Cuối cùng đỗ con làm gì? (Tranh 4: Hạt đỗ đã lớn thành cây đỗ và mặt trời đang toả nắng.) - Theo em, các tranh muốn nói về nội dung gì? - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Nhận xét, động viên HS. * Nghe kể câu chuyện - YC HS Lắng nghe Gv kể chuyện - Gọi HS chia sẻ trước lớp; GV sửa cách diễn đạt cho HS. - Nhận xét, khen ngợi HS. * Chọn kể lại 1-2 đoạn theo tranh - YC Hs trao đổi nhóm trả lời những câu hỏi gợi ý dưới tranh + Cuộc gặp gỡ của đỗ con và chị gió xuân diễn ra thế nào? (- Cô mùa xuân đến khi đỗ con nằm dưới bạt đất li ti xôm xốp, cô đem nước đến cho đỗ con được tắm mát. - Cô gió xuân đến thì thầm, dịu dàng gọi đỗ con dậy. Đỗ con cựa mình lớn phồng lên làm nứt cả chiếc áo ngoài.) + Cuộc gặp gỡ của đỗ con và bác mặt trời diễn ra thế nào? - Bác mặt trời chiếu những tia nắng ấm áp lay đỗ con dậy, bác đã động viên khuyên đỗ con vùng dậy, bác hứa sẽ sưởi ấm cho đỗ con. + Cuối cùng đỗ con làm gì? - Đỗ con đã vươn vai thật mạnh trồi lên khỏi mặt đất, xoè hai cánh tay nhỏ xíu. - 1-2 HS trả lời.. - HS thảo luận theo cặp, sau đó chia sẻ trước lớp.. - HS suy nghĩ cá nhân, sau đó chia sẻ với bạn theo cặp.. - HS lắng nghe, nhận xét.. - HS lắng nghe. Theo dõi nhận xét, bổ xung.. - HS lắng nghe.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> hướng về phía mặt trời ấm áp. - Gọi Hs chọn kể 1-2 đoạn trong câu chuyện. 3. Luyện tập, thực hành (14’) Nói với người thân hành trình hạt đỗ trở thành cây đỗ. - HDHS Để nói được hành trình hạt đỗ con trở thành cây đỗ: các em cần xem lại các bức tranh và đọc lại các câu hỏi gợi ý dưới mỗi tranh của câu chuyện Chú đỗ con, nhớ những ai đã góp phần giúp hạt đỗ nằm trong lòng đất, nảy mầm vươn lên thành cây đỗ. - YCHS hoàn thiện bài tập trong VBTTV, tr.4,5. - Nhận xét, tuyên dương HS. 4. Vận dụng, trải nghiệm (3’) - Hôm nay em học bài gì? - GV nhận xét giờ học.. - HS xem lại các bức tranh và đọc các câu hỏi dưới mỗi tranh của câu chuyện. + HS có thể kể cho người thân nghe toàn bộ câu chuyện, hoặc chỉ cần nói tóm tắt: hạt đỗ con nảy mầm và lớn lên là nhờ có mưa, có gió, có nắng, và nhớ là có cả lòng đất ấm nữa. + HS có thể trao đổi với người thân xem câu chuyện muốn nói điều gì với các bạn nhỏ? (VD: nếu chỉ ở mãi trong nhà của mình hay ở nhà với mẹ, không dám đi ra ngoài, không dám khám phá thế giới xung quanh thì sẽ không thể lớn lên được.). IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. ---------------------------------------------------------TOÁN BÀI 12: BẢNG CỘNG (CÓ NHỚ) TRONG PHẠM VI 20 ( Tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Tìm được kết quả các phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 20 và thành lập Bảng cộng (có nhớ) trong phạm vi 20. - Vận dụng Bảng cộng (tra cứu Bảng cộng) trong thực hành tính nhẩm (chưa yêu cầu HS ngay lập tức phải học thuộc lòng Bảng cộng). - Phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học; năng lực giải quyết vấn đề toán học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. GV: Laptop; màn hình máy chiếu; clip, slide minh họa, ... - Các que tính, các chấm tròn, các thẻ phép tính - Bảng nhóm 2. HS: SHS, vở ô li, VBT, nháp, ....

<span class='text_page_counter'>(19)</span> III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên 1. Khởi động (4’) - GV cho HS chơi trò chơi “Truyền điện”, trò chơi “Đố bạn” để tìm kết quả của các phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 20 đã học. - GV yêu cầu HS thực hành với đồ vật thật; chia sẻ các tình huống gắn với thực tế cuộc sống hằng ngày nảy sinh nhu cầu thực hiện phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 20. - Gv kết hợp giới thiệu bài 2. Hình thành kiến thức mới (14’) - GV tổ chức cho HS tự tìm kết quả từng phép tính dưới dạng trò chơi theo nhóm 4: Bạn A: rút một thẻ; đọc phép tính, đố bạn B nêu kết quả phép tính (có thể viết kết quả ra bên cạnh hoặc mặt sau). Mồi bạn trong nhóm thông báo kết quả tính của mình và ghi lại vào bảng nhóm. - GV phối hợp thao tác cùng với HS, gắn từng thẻ phép tính lên bảng để tạo thành Bảng cộng như SGK, đồng thời HS xếp các thẻ thành một Bảng cộng trước mặt. (VD: yêu cầu HS sắp xếp các phép tính có số hạng thứ nhất là số 9 thành một cột, tương tự thế với các phép tính có số hạng đầu tiên lần lượt là 8,7,6,5,4,3… 9+2 9+3 8+3 9+4 8+4 7+4 9+5 8+5 7+5 6+5 … - GV giới thiệu Bảng cộng (có nhớ) trong phạm vi 20 và hướng dẫn HS đọc các phép tính trong Bảng. - GV hướng dẫn HS nhận xét về đặc điếm của các phép cộng trong từng dòng hoặc từng cột và ghi nhớ Bảng cộng (có nhớ). Hoạt động của học sinh - HS chơi trò chơi. - HS chia sẻ tình huống - HS lắng nghe. - HS thảo luận nhóm 4 tham gia trò chơi đố bạn và ghi lại vào bảng nhóm. - HS sắp xếp các thẻ thành Bảng cộng thành từng cột theo hướng dẫn cùa GV:. - HS lắng nghe và đọc theo - Hs trả lời theo câu hỏi của GV:. - HS trả lời.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> trong phạm vi 20: + Nhận xét các số hạng thứ nhất trong từng cột. (Các số hạng thứ nhất ở từng cột giống nhau) + Nhận xét số hạng thứ hai trong từng cột (Các số hạng thứ hai tăng dần 1 đơn vị.) + Nhận xét kết quả của từng phép tính trong từng cột (Kết quả từng cột cũng tăng dần 1 đơn vị) - GV yêu cầu HS đưa ra phép cộng và đố nhau tìm kết quả (làm theo nhóm bàn). - GV tổng kết: Có thể nói: + Cột thứ nhất được coi là: Bảng 9 cộng với một số. + Cột thứ hai được coi là: Bảng 8 cộng với một số. + Cột thứ ba được coi là: Bảng 7 cộng với một số. …….. + Cột thứ tám được coi là: Bảng 2 cộng với một số. -GV hướng dẫn HS tập sử dụng bảng cộng và tiến tới ghi nhớ Bảng cộng theo các bước: + Yêu cầu từng bạn đọc thầm Bảng cộng. + Hai bạn kiểm tra nhau: một bạn đọc phép tính, bạn kia kiểm tra và sửa cho bạn. 3. Thực hành, luyện tập (12’) Bài 1: Tính nhẩm a) 6+5 9+4 7+9 8+8 7+7 6+9 b) 8+3 7+6 9+5 3+8 6+7 5+9 - Yêu cầu hs nêu đề toán - Yêu cầu hs viết phép tính vào vở (có thể sử dụng Bảng cộng để tìm kết quả) - Gọi hs chữa. -HS đố nhau theo nhóm bàn. - HS nghe và quan sát theo chỉ dẫn của GV trên máy chiếu.. - HS làm theo hướng dẫn của GV. - 1HS đọc đề - HS làm bài - HS đổi vở đặt câu hỏi cho nhau,.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> đọc phép tính và nói kết quả - Nhận xét bài làm của hs tương ứng với mỗi phép tính. - Yêu cầu HS nhận xét các kết quả của phần -HS nhận xét: các kết quả của b và nhắc lại kết luận khi đổi chỗ các số từng cột giống nhau hạng thì tổng không thay đổi. 4. Vận dụng, trải nghiệm (5’) - Gv tổ chức cho hs tham gia trò chơi “ Ong tìm hoa” - 2 đội tham gia chơi + Giới thiệu luật chơi (5 người/đội) 2 đội tham gia chơi chọn những con ong mang trên mình những thẻ tính với kết quả -HS cùng GV nhận xét đội thắng phù hợp trên những bông hoa. cuộc. + Gv nhận xét + Khen đội thắng cuộc - GV nêu 1 vài phép tính đơn giản dễ nhẩm để HS trả lời miệng. - HS trả lời 9 + 3; 8 +3; 3 + 8…. - Yêu cầu HS thực hành về đố ông bà, bố mẹ các phép tính liên quan đến Bảng cộng mới - HS lắng nghe học. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. _________________________________________________ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ BÀI 4: TAY KHÉO, TAY ĐẢM I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - HS hiểu được lợi ích của việc rèn luyện thói quen cẩn thận để làm việc nhà cho khéo. - HS cùng nhau thực hiện một việc chung, thể hiện sự khéo léo của mỗi người. - Thái độ phối hợp nhịp nhàng của từng thành viên trong tổ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV:Hoa, lá cành, lọ hoa đủ cho các tổ, giẻ lau thấm nước, Thẻ chữ: QUEN TAY. - HS: Sách trải nghiệm III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động(5’) Tham gia kể câu chuyện tương tác.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> Cậu bé hậu đậu. - GV và HS cùng kể câu chuyện về Cậu bé hậu đậu. GV mời một HS đóng vai cậu bé hậu đậu; GV vừa kể vừa tương tác cùng HS ngồi bên dưới: “Ngày xửa ngày xưa, ở hành tinh Xủng Xoảng có một cậu bé tên là Úi Chà! Cậu bé ấy rất nhanh, ăn cũng nhanh, chạy cũng nhanh, làm gì cũng nhanh như một cơn gió chỉ có điều vì nhanh nhảu, không chịu nhìn trước nhìn sau nên cậu rất hay làm đổ vỡ, làm rơi đồ. Chiếc bát rơi vỡ vì vừa ăn Úi Chà vừa xem điện thoại. − Tiếng bát rơi vỡ tạo ra âm thanh gì? GV mời HS nói thật to âm thanh đó. Vì mải với tay lấy rô bốt trái cây nên Úi Chà làm đổ cả cốc nước rồi! Nước đổ như thế nào, rơi xuống đâu, làm ướt đồ đạc nào trong nhà không? Chà chà… hãy xem kìa. Cậu bé đang cầm trên tay rổ rau mà mắt vẫn đang nhìn theo bộ phim hoạt hình ở ti vi. Điều gì xảy ra tiếp theo? − GV khuyến khích để HS sáng tạo tiếp câu chuyện về Cậu bé hậu đậu. Kết luận: Thật lãng phí làm sao, vì HẬU ĐẬU nên bao nhiêu đồ đạc bị hỏng, bị rơi bẩn không thể sử dụng tiếp được nữa. Hậu đậu là không cẩn thận, hay làm rơi, làm vỡ đồ đạc. - GV dẫn dắt, vào bài. 2. Hình thành kiến thức mới (20 ’) *Hoạt động : Muốn thực hiện việc nhà cho khéo, chúng ta phải làm gì? − GV cùng HS chia sẻ, thảo luận về. - HS quan sát, theo dõi, thực hiện theo HD.. -HS sáng tạo tiếp câu chuyện -HS lắng nghe. - 2-3 HS nêu.. - 3-5 HS trả lời..

<span class='text_page_counter'>(23)</span> những trải nghiệm cũ của mình. + Em đã đánh vỡ bát bao giờ chưa hay đã từng nhìn thấy ai đánh rơi, đánh vỡ bát chưa? + Điều gì xảy ra sau đó? + Tại sao điều ấy lại xảy ra? + Làm thế nào để không đánh rơi, đánh vỡ, làm đổ đồ đạc? Kết luận: Người xưa hay có câu “Trăm hay không bằng tay quen” bởi vậy bí kíp giúp ta rèn luyện tính cẩn thận chính là: “LÀM NHIỀU CHO QUEN TAY – TẬP TRUNG, KHÔNG VỘI VÀNG”. GV đính thẻ chữ: QUEN TAY. 3. Luyện tập, thực hành (5 phút) Chủ đề: Thực hành cắm hoa theo tổ - GV phát cho mỗi nhóm một vài bông hoa các loại (những loài hoa đơn giản, dễ kiếm, không đắt tiền) và mỗi tổ một lọ hoa. - GV hướng dẫn HS biết cách dùng kéo an toàn, cắt chéo cuống hoa, cắm từng cành lá, cành hoa chứ không cắm cả túm, bó vào lọ. HS phân công nhau các việc: 2 HS đi lấy nước, 2 HS cắt hoa; 3 HS cắm hoa, cành lá vào lọ; 2 HS sửa sang lại cho đẹp; 2 HS tìm chỗ đặt lọ hoa để trưng bày. - Sau khi các nhóm hoàn thành, GV mời từng nhóm chia sẻ về quá trình cắm lọ hoa và chia sẻ cảm xúc khi ngắm lọ hoa tự tay mình cắm. GV có thể đố HS về tên gọi của từng loại hoa. Kết luận: GV gợi ý HS về nhà cùng bố mẹ thực hiện việc cắm hoa hằng tuần để căn nhà thêm ấm cúng.. - HS lắng nghe.. -HS đọc: QUEN TAY - Các tổ nhận hoa và lọ.. - Các tổ theo dõi, tự phân công nhiệm vụ và tiến hành thực hiện “Cắm hoa”. - Các tổ chia sẻ.. - HS lắng nghe. - HS trả lời.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> 4. Vận dụng, trải nghiệm (3 phút) - HS lựa chọn một việc nhà để tập làm - Hôm nay em học bài gì? cho khéo - GV phát cho mỗi HS một vòng tay nhắc việc, đề nghị mỗi HS hãy lựa chọn một việc nhà để tập làm cho khéo. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY ……………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………. ____________________________________________________ Ngày soạn: 26/9/2021 Ngày giảng: Thứ tư, ngày 29 tháng 09 năm 2021 Buổi sáng TIẾNG VIỆT BÀI 8: CẦU THỦ DỰ BỊ ĐỌC: ( Tiết 1+2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Đọc đúng rõ ràng câu chuyện Cầu thủ dự bị. Phân biệt lời người kể chuyện với lời của các nhân vật - Nhờ kiên trì tập luyện gấu con từ chỗ đá bóng chưa giỏi chỉ được làm cầu thủ dự bị, đã đá bóng giỏi và trở thành cầu thủ chính thức - Hiểu được kết quả tốí đẹp của đức tính kiên trì II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học. - HS: Vở BTTV. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động (5’) - Khởi động với bài hát : Cầu thủ tí hon - HS nhún nhảy theo bài hát - Gọi HS đọc bài Cây xấu hổ - 3 HS đọc nối tiếp. - Nói về một số điều thú vị từ bài học đó - 1-2 HS trả lời. - Nhận xét, tuyên dương. * GTB - GV yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ, - HS quan sát tranh minh hoạ, trao trao đổi trong nhóm về những điều quan đổi trong nhóm về những điều quan sát được trong tranh và trả lời các câu hỏi: sát được trong tranh và trả lời các câu + Các bạn nhỏ đang chơi môn thể thao gì? hỏi + Em có thích môn thể thao này không? Vì + Các bạn nhỏ đang chơi đá bóng sao?. + Em rất thích môn thể thao này vì ….

<span class='text_page_counter'>(25)</span> - Đại diện (3 – 4) nhóm chia sẻ trước lớp câu trả lời. Các nhóm khác có thể bổ sung nếu câu trả lời của các bạn chưa đầy đủ hoặc có câu trả lời khác. - GV cho HS trình bày kết quả thảo luận.. - HS làm việc theo cặp đôi: Cùng nói cho nhau nghe về môn thể thao mà mình thích, nhất là vê môn bóng đá. - Một số HS trình bày kết quả thảo luận. - GV cho HS nhận xét - HS nhận xét, góp ý. - GV nhận xét chung và chuyển sang bài - HS lắng nghe. mới: Bài đọc nói về gấu con và các bạn của gấu. Gấu rất thích chơi bóng đá nhưng lúc đầu gấu chậm chạp và đá bóng chưa tốt nên chỉ được làm cầu thủ dự bị. Nhưng sau đó thì đội nào cũng muốn gấu đá cho đội mình. Vì sao vậy? Chúng ta cùng đọc bài Cầu thủ dự bị để biết. - GV ghi tên bài: Cầu thủ dự bị - HS nhắc lại 2. Hình thành kiến thức mới (15’) Hoạt động 1. Luyện đọc *GV đọc mẫu: HD chung: giọng khi nhẹ nhàng, tình cảm: - Cả lớp đọc thầm. giọng gấu lúc đầu buồn nhưng vui vẻ hóm hỉnh về cuối. Nhấn giọng ở một số từ tình thái thể hiện cảm xúc: à, nhé … hoặc một số từ gợi tả: chạy thật nhanh, đá bóng ra xa. * Luyện đọc đoạn +Chia đoạn - GV : bài chia mấy đoạn ? Cách chia đoạn - 1-2 hs TL như thế nào? - HDHS chia đoạn: 4 đoạn + Đoạn 1: Từ đầu đến muồn nhận cậu + Đoạn 2: Tiếp theo đến chờ lâu + Đoạn 3: Tiếp theo đến càng giỏi hơn + Đoạn 4: Còn lại - YC 3 hs đọc nối tiếp đoạn . - 3 bạn đọc +Luyện đọc theo nhóm: - YC HS đọc trong nhóm cho nhau nghe - Hs lần lượt đọc.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> - GV lắng nghe, uốn nắn cho HS. *Đọc đoạn 1 : - YC HS đọc đoạn 1, cả lớp nhẩm thầm phát hiện từ khó - YC HS nêu từ tiếng khó đọc mà mình vừa tìm. + VD: trong, luyện tập,... - GV HD HS đọc từ khó. - YC HS đọc đoạn 1, cả lớp nhẩm thầm phát hiện câu dài Một hôm,đến sân bóng/ thấy gấu đang luyện tập,các bạn ngạc nhiên/ nhìn gấu/ rồi nói:/,... - GV kết hợp hướng dẫn HS cách ngắt, nghỉ khi đọc câu dài. - GV cho HS luyện đọc câu dài. - Giải nghĩa từ - GV cho HS đọc giải nghĩa từ trong sách học sinh. + dự bị: chưa phải thành viên chính thức nhưng có thể thay thế bổ sung. - Em hiểu chậm chạp nghĩa là gì? (chậm chạp: Có tốc độ, nhịp độ dưới mức bình thường nhiều; rất chậm.) - Em hãy nói một câu có từ chậm chạp? (Chú rùa bò thật chậm chạp.) - GV và HS nhận xét, góp ý. - YC HS đọc đoạn 1 * Đoạn 2,3,4 ( Hướng dẫn tương tự) * Đọc trong nhóm: - GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn trong nhóm (nhóm 4). - GV cùng HS nhận xét, đánh giá * Đọc toàn văn bản: - GV cho HS đọc cá nhân, đồng thanh. - 1- 2 đọc - Hs lắng nghe . - 1-2 hs TL - 3-4 hs đọc. ĐT - 1-2 hs TL - HS nêu cách ngẳt nghỉ. - 3-4 hs đọc. . - 1-2 hs TL. - HS chia sẻ. - HS luyện đọc đoạn trong nhóm (nhóm 4). -HS thể hiện giọng đọc giữa các nhóm - HS nhận xét - 1-2 HS đọc toàn bài. - Đọc đồng thanh.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> * Vận dụng : -GV dẫn dắt :Qua Tiết 1 tập đọc các con đã biết đọc bài đọc , về nhà các con luyện đọc cho ông bà, bố mẹ nghe nhé ! Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi Câu 1. Câu chuyện kể về ai? - GV yêu cầu 2 - 3 HS trả lời. - GV và HS thống nhất câu trả lời. + Câu chuyện này kể về gấu con và các bạn của gấu con. - GV và HS nhận xét, khen những HS đã tích phát biểu và tìm được đáp án đúng. Câu 2. Vì sao lúc đầu chưa đội nào muốn nhận gấu con? - GV tổ chức HS làm việc nhóm 4.. - Hs lắng nghe .. - 1 HS đọc đoạn 1. - HS làm việc cá nhân. - 2-3 HS trả lời câu hỏi. - HS khác nhận xét, đánh giá.. - 1 HS đọc câu hỏi 2. HS làm việc nhóm 4. - GV nhắc HS xem đoạn 1 để tìm câu trả - Từng em tự trả lời câu hỏi, sau đó lời. Các nhóm làm việc. trao đổi nhóm. - GV yêu cầu đại diện 2 – 3 nhóm trình - Cả lớp làm việc: bày kết quả. + 2 - 3 HS đại diện một số nhóm trả - GV và HS thống nhất câu trả lời. lời câu hỏi. + Lúc đầu, chưa đội nào muốn nhận gấu - Nhóm khác nhận xét, đánh giá. con vì gấu con có vẻ chậm chạp và đá bóng không tốt. Câu 3. Là cầu thủ dự bị, gấu con đã làm gì - GV nhắc HS xem đoạn 2 để tìm câu trả - 1HS đọc câu hỏi 3. lời. Các nhóm làm việc. - HS xác định yêu cầu. - GV yêu cầu đại diện 2 – 3 nhóm trình - HS làm việc nhóm. bày kết quả. - 1 HS đọc lại đoạn 2, lớp đọc thầm - GV và HS nhận xét câu trả lời, thống đoạn 2. nhất đáp án. - 2 - 3 đại diện một số nhóm trả lời - Là cầu thủ dự bị, gấu con đã đi nhặt câu hỏi. bóng cho các bạn. Gấu cố gắng chạy - HS nhận xét, góp ý cho bạn. nhanh để các bạn không phải chờ lâu. Câu 4. Vì sao cuối cùng cả hai đội đều muốn gấu con về đội của mình?.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> - GV hướng dẫn HS dựa vào nội dung đoạn 2 và đoạn 3 để tìm câu trả lời. - GV tổ chức cho cả lớp làm việc. - GV và HS nhận xét câu trả lời, thống nhất đáp án. + Vì gấu đá bóng giỏi sau khi đã chăm chỉ luyện tập. - GV có thể hỏi thêm 1 – 2 câu hỏi liên hệ, khai thác bài học về đức tính kiên trì của gấu con, chẳng hạn: + Gấu con có đức tính gì đáng học tập? + Em thích điểm gì ở gấu con?... - GV: Qua câu chuyện này, các em đã biết nhờ kiên trì luyện tập, bạn gấu con đã đá bóng giỏi và trở thành cầu thủ chính thức, được các bạn khâm phục. Đây chính là ý nghĩa của câu chuyện này, là bài học về đức tính kiên trì. 3. Luyện tập thực hành (14’) * Luyện đọc lại - GV tổ chức cho HS chọn đoạn để đọc . - Yc hs nhận xét –Gv nhận xét * Đọc hiểu văn bản đọc Câu 1. Câu nào trong bài là lời khen? - GV hướng dẫn HS làm việc nhóm, xem lại đoạn 4 để tìm lời khen trong bài. - GV gọi đại diện 2 – 3 nhóm trình bày kết quả của nhóm. GV và HS thống nhất đáp án. (Cậu giỏi quá!) - GV mời 2 HS đóng vai gấu con và khỉ (khỉ chúc mừng gấu con, gấu con đáp lời khỉ).. - GV chuẩn bị sẵn 2 mặt nạ gấu và khỉ để. - 1HS đọc câu hỏi 4, - 2 HS đọc lại đoạn 3 và 4. - HS trao đổi nhóm 4. + 2 - 3 HS đại diện một số nhóm trả lời câu hỏi. - Đại diện các nhóm lên báo cáo. - Nhóm khác nhận xét, đánh giá. - HS trả lời.. - Cả lớp đọc thầm theo.. - 3-4 HS đọc - HS làm việc nhóm, xem lại đoạn 4 để tìm lời khen trong bài. - Đại diện 2 – 3 nhóm trình bày kết quả của nhóm. - 2 HS đóng vai gấu con và khỉ (khỉ chúc mừng gấu con, gấu con đáp lời khỉ). VD: Khỉ: - Chúc mừng bạn đã trở thành cầu thủ chính thức. Gấu: - Cảm ơn bạn - Cặp/ nhóm: + HS thay nhau đóng vai gấu và khỉ để luyện tập nói lời chúc mừng và đáp lời chúc mừng gấu.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> HS đóng vai con trở thành cầu thủ chính thức. Câu 2. Nếu là bạn của gấu con trong câu chuyện trên, em sẽ nói lời chúc mừng gấu con như thế nào? Đoán xem, gấu con sẽ - HS mở rộng sang nói lời chúc mừng trả lời em ra sao? sinh nhật bạn + GV có thể hướng dẫn HS mở rộng sang - 2 - 3 HS nói lời chúc mừng trước nói lời chúc mừng sinh nhật bạn. lớp. - Sau hoạt động nhóm, GV có thể mời 2 - HS nhận xét 3 HS nói lời chúc mừng trước lớp. - GV và HS cùng nhận xét và thống nhất - HS nêu cảm nhận của bản thân. cách chúc mừng bạn. - Sau khi học xong bài hôm nay, em có - HS lắng nghe cảm nhận hay ý kiến gì không? - HS lắng nghe - GV cho HS nhận xét - HS lắng nghe - GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS. - Chuẩn bị bài tiếp theo. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. _________________________________________________ Buổi chiều TOÁN BÀI 12: BẢNG CỘNG (CÓ NHỚ) TRONG PHẠM VI 20 (Tiết 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Tìm được kết quả các phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 20 và thành lập Bảng cộng (có nhớ) trong phạm vi 20. Vận dụng Bảng cộng (tra cứu Bảng cộng) trong thực hành tính nhẩm (chưa yêu cầu HS ngay lập tức phải học thuộc lòng Bảng cộng). - Liên hệ kiến thức đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế cuộc sống hằng ngày trong gia đình, cộng đồng. - Phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học; năng lực giải quyết vấn đề toán học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. GV: Laptop; màn hình máy chiếu; clip, slide minh họa, ... - Các que tính, các chấm tròn, các thẻ phép tính - Bảng nhóm - Một số tình huống đơn giản dẫn tới phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 20. 2. HS: SHS, vở ô li, VBT, nháp, ... III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> Hoạt động của giáo viên 1. Khởi động (4’) - GV cho HS chơi trò chơi trò chơi “Đố bạn” để tìm kết quả của các phép cộng trong bảng cộng đã học tiết trước. - Gv kết hợp giới thiệu bài 2. Thực hành, luyện tập (25’) Bài 2 (tr.25) - Yêu cầu hs nêu đề toán - GV hướng dẫn HS làm bài: Quan sát số ghi trên mỗi mái nhà chính là kết quả phép tính tương ứng. HS cần quan sát Bảng cộng tìm phép tính còn thiếu. - GV yêu cầu HS chữa bài theo từng cặp. Hoạt động của học sinh - HS chơi trò chơi - HS lắng nghe. - 1HS đọc đề - HS làm bài cá nhân theo hướng dẫn của GV. - HS chữa bài theo bàn, mỗi bạn chỉ vào phép tính còn thiếu đố bạn nêu phép tính thích hợp và giải thích cách làm. - Yêu cầu HS chia sẻ trước lớp và nhận xét -HS chia sẻ và lắng nghe. bài làm của hs Đáp án: Các phép tính còn thiếu là 5+6=11 2 + 9 =11 4+8=12 7+5=12 5+7=12 4+9=13; 7+6 =13; 8+5 =13; 5+8=13 5+9 =14;8 +6 =14;6+8=14; 7+7=14 8+7 =15 9 +6 =15 6 +9 =15 8+8=16 7+9 =16 9+7=16 Bài 3: (tr.25) - Mời HS đọc to đề bài. - 1 HS đọc + Bài toán cho biết gì ? - HS trả lời: (Vườn nhà Tùng có 7 cây na và 9 cây xoài) + Bài toán hỏi gì? (Hỏi vườn nhà Tùng có tất cả bao nhiêu cây na và cây xoài?) - Yêu cầu HS làm vở, 1 HS làm bảng phụ - HS làm bài cá nhân. - GV chữa bài - Đổi chéo vở kiểm tra và sửa cho - GV nhận xét, đánh giá và chốt bài làm bạn. đúng. - HS gắn bảng phụ lên bảng: + Phép tính: 7 + 9 = 16 + Trả lời: Vườn nhà Tùng có tất cả 16 cây na.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> và cây xoài. 3. Vận dụng, trải nghiệm (5’) - Gv yêu cầu HS nghĩ ra một số tình huống - HS tự nghĩ trong thực tế liên quan đến phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 20. -VD: Em có 8 viên bi, bạn cho - GV khuyến khích HS nêu một vài tình em thêm 5 viên bi nữa. Vậy em huống tương tự. có tất cả là 13 viên bi ? Hôm nay, các em biết thêm được điều gì? -HS trả lời - Liên hệ về nhà, em hây tìm tình huống thực tế liên quan đến phép cộng (có nhớ) trong -HS lắng nghe phạm vi 20, hôm sau chia sẻ với các bạn. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY ……………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………… _________________________________________________ Ngày soạn: 27/09/2021 Ngày giảng: Thứ năm, ngày 30 tháng 9 năm 2021 Buổi sáng TOÁN Bài 13: LUYỆN TẬP( Tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Vận dụng Báng cộng (có nhớ) trong phạm vi 20 trong thực hành tính nhẩm. - Nhận biết trực quan về “Tính chất giao hoán của phép cộng”, vận dụng các phép tính đã học giải quvết một số vấn đề thực tế - Phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học; năng lực giải quyết vấn đề toán học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Giáo viên: - Máy tính, máy chiếu, bảng phụ - Tranh vẽ và thẻ phép tính minh họa cho HS chơi trò chơi ở bài 3a Học sinh: SGK, vở, đồ dùng học tập,… III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động (5’) -GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Truyền điện”: + Giới thiệu luật chơi: -HS chơi trò chơi HS nêu một phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 20 đố bạn tính nhẩm. Trả lời đúng được -HS lắng nghe.

<span class='text_page_counter'>(32)</span> quyền gọi 1 bạn bất kì trả lời câu hỏi của mình. + GV nhận xét các phép tính và dẫn vào bài mới 2. Luyện tập, thực hành (25’) Bài 1 (trang 26) -Yêu cầu HS đọc để bài. - GV yêu cầu HS làm vở các phép tính câu a - Gv gọi 3 HS nối tiếp đọc kết quả ở 3 cột 9 + 2 = 11 ; 9 + 3 = 12 5 + 7 = 12 ; 6 + 8 = 14 5 + 9 = 14 ; 5 + 8 = 13 - GV cùng HS làm mẫu cột đầu câu b, hướng dần HS sử dụng nhận xét trực quan về “Tính chất giao hoán của phép cộng” để thực hiện tính nhẩm các phép tính còn lại. 9 + 6 = 15 -> 6 + 9 = 15 5 + 6 = 11 -> 6 + 5 = 11 8 + 7 = 15 -> 7 + 8 = 15 -> GV nhắc lại: Khi đổi chỗ các số hạng thì tổng không thay đổi. Bài 2 (trang 26) -Yêu cầu HS đoc đề - GV hướng dẫn HS làm mẫu ngôi nhà thứ nhất. (các phép cộng ghi trong mồi ngôi nhà; đôi chiêu với các số biểu thị kết quả phép tính ghi trên mỗi đám mây rồi lựa chọn số thích hợp với từng ô trống.) - Yêu cầu HS làm bài cá nhân vào vở với 3 ngôi nhà còn lại. - GV cho HS chữa bài. GV nhận xét, chữa bài. Bài 3 a (trang 26) - Yêu cầu HS đọc đề bài - Yêu cầu HS nêu cách làm (Tìm kết quả các phép cộng (ghi trên từng. - 1 HS đọc - HS làm bài vào vở - 3HS chữa bài:. - HS vận dụng tính chất trả lời.. - 1 HS đọc - Cá nhân HS quan sát. -HS làm bài cá nhân - HS đổi vở, đặt câu hỏi cho nhau, đọc phép tính và nói kết quả tương ứng với mỗi phép tính.. - 1 HS đọc - HS trả lời:.

<span class='text_page_counter'>(33)</span> tấm biển trên tay mồi con vật) rồi lựa chọn -HS thảo luận với bạn về cách số chỉ kết quả thích hợp (ghi trong mồi chiếc tính nhẩm rồi chia sẻ trước lớp. xe buýt). - 2 đội lên chơi (8 HS/đội) - Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi về cách tính nhẩm - GV cho HS chơi trò chơi “Tìm xe cho đúng” + Giới thiệu luật chơi: 2 đội lên nối thi tiếp sức + GV chữa chốt kết quả đúng 9 + 5 = 14 6 + 7 = 13 9 + 4 = 13 7 + 4 = 11 - HS tự nghĩ cá nhân 7 + 7 = 14 3 + 8 = 11 8 + 4 = 12 6 + 6 = 12 - 3HS trả lời 3. Vận dụng, trải nghiệm (5’) - Gv yêu cầu HS nghĩ ra một bài toán gắn với thực tế có sử dụng 1 phép tính ở bài tập số 3a vừa làm - HS nêu ý kiến - GV gọi Hs trả lời VD: Bình hoa có 7 bông hoa, mẹ cắm thêm vào lọ 4 bông hoa nữa. Hỏi lọ hoa có tất cả - HS chia sẻ bao nhiêu bông ? ? Bài học ngày hôm nay, em biết thêm được điều gì? - Để làm tốt các bài tập,em nhắn bạn điều gì? IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. _________________________________________________ TIẾNG VIỆT NGHE - VIẾT: CẦU THỦ DỰ BỊ. VIẾT HOA TÊN NGƯỜI I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Nghe - viết đúng chính tả một đoạn bài Cầu thủ dự bị; Biết viết hoa chữ cái đầu câu và biết đặt đúng dấu phẩy, dấu chấm; - Trình bày bài chính tả sạch đẹp, khoa học. - Cẩn thận, tỉ mỉ khi viết bài. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

<span class='text_page_counter'>(34)</span> 1. Giáo viên: máy chiếu; Tivi; clip, slide tranh minh họa (tranh minh hoạ nội dung bài chính tả). 2. Học sinh: Vở Chính tả, vở BTTV III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động ( 3’) - GV tổ chức cho HS hát đầu giờ. * Lớp hát và vận động theo bài hát - GV KT đồ dùng, sách vở của HS. Bảng chữ cái Tiếng Việt. 2. Hình thành kiến thức mới ( 7’) - GV đọc đoạn nghe – viết (lưu ý đọc rõ - HS nghe và quan sát đoạn viết rang, đúng các tiếng HS dễ viết sai. trong SHS - hai khổ cuối bài thơ). - GV HDHS tìm hiểu nhanh nội dung đoạn viết: + 1 - 2 HS đọc lại đoạn văn nghe + Hằng ngày gấu đã tập luyện như thế viết. nào? (Gấu chăm chỉ đến sân tập luyện…..) * GV hướng dẫn HS phát hiện các hiện tượng chính tả: + Đoạn văn có những chữ nào viết hoa? (Những chữ đầu câu viết hoa.) - HS có thể phát hiện các chữ dễ viết + Đoạn văn có chữ nào dễ viết sai? sai. GV chủ động đưa các chữ dễ viết sai nếu HS chưa phát hiện ra. VD: luyện tập, xa, … - YC HS đọc lại. - 2-3 HS đọc lại - Nhận xét, đánh giá - HS luyện viết vào bảng con * Yêu cầu HS thực hành viết từ dễ nhầm lẫn vào bảng con. - Nhận xét, đánh giá - HS trả lời 3. Luyện tập, thực hành:14’ * Viết chính tả + Khi viết đoạn văn, cần viết như thế nào? - HS trả lời (lùi vào 1 ô, viết hoa chữ cái đầu tiên) * GV đọc cho HS nghe viết. - HS nghe - viết bài vào vở chính tả. - Nhắc nhở HS tư thế viết. - HS nghe và soát lỗi: - GV đọc : đọc cả câu/cum từ…. * GV đọc soát lỗi chính tả. -Lần 1: HS nghe và soát lỗi, dùng bút mực.

<span class='text_page_counter'>(35)</span> bổ sung các dấu thanh, dấu câu (nếu có). - Lần 2: HS đổi vở soát lỗi cho nhau, dùng bút chì gạch chân chữ viết sai (nếu có) - GV thu 1 số bài của HS - GV nhận xét một số bài của HS. - Chia sẻ một số bài viết đẹp của HS * Làm bài tập Bài tập 2: Tìm những chữ cái còn thiếu trong bảng. Học thuộc tên các chữ cái. - GV nêu bài tập. - GV HD HS nắm vững yêu cầu bài. Trước khi làm bài tập, GV giải thích cho HS tên riêng của người phải viết hoa. - GV tổ chức hoạt động nhóm 4. - GV cùng HS nhận xét, góp ý, bổ sung (nếu có). - GV chốt: Hồng, Phương, Giang, Hồng. *Bài tập 3. Sắp xếp tên của các bạn học sinh theo thứ tự trong bảng chữ cái - GV hướng dẫn HS ôn luyện lại bảng chữ cái. - GV giải thích tên người đầy đủ gồm họ (Nguyễn), tên đệm (Ngọc), tên gọi (Anh). Các chữ cái đầu tiên trong tên đều phải viết hoa. Khi xếp theo thứ tự thì xếp theo tên gọi. - GV và HS nhận xét, chốt đáp án. (Nguyễn Ngọc Anh, Hoàng Văn Cường, Phạm Hồng Đào, Lê Gia Huy. *Bài tập 4. Viết vào vở họ và tên của em và hai bạn trong tổ. - GV nêu bài tập. - GV nêu yêu cầu của bài tập và hướng dẫn HS làm bài tập. 4. Vận dụng, trải nghiệm (4’). - 5-7 bài - HS quan sát bài viết đẹp của bạn. - HS lắng nghe. - HS đọc yêu cầu của bài tập. - HS xác định yêu cầu bài: những tên riêng nào được viết hoa? - HS viết các tên riêng đó vào vở. - HS đại diện nhóm trình bày kết quả trước lớp. - HS và GV nhận xét.. - Một HS đọc to yêu cầu, cả lớp đọc thầm theo. - HS ôn luyện lại bảng chữ cái. - HS làm việc nhóm, viết kết quả vào phiếu nhóm. - Các nhóm báo cáo kết quả.. - HS đọc yêu cầu của bài tập trong SHS. - Từng HS viết tên của mình và hai bạn trong tổ. - HS đổi vở cho nhau để kiểm tra và chỉnh sửa nếu có lỗi..

<span class='text_page_counter'>(36)</span> - GV YC HS sắp xếp tên các thành viên trong gia đình theo thứ tự theo bảng chữ - HS sắp xếp, trình bày cái. - GV nhận xét, tuyên dương. - HS trả lời - Hôm nay em học bài gì? - HS lắng nghe - GV hỏi: Nội dung của bài chính tả? - GV nhận xét giờ học. - Xem lại bài, chuẩn bị bài mới. -HS lắng nghe IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. ----------------------------------------------------------------------TIẾNG VIỆT LUYỆN TỪ VÀ CÂU: MỞ RỘNG VỐN TỪ VỀ HOẠT ĐỘNG THỂ THAO, VUI CHƠI. CÂU NÊU HOẠT ĐỘNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Phát triển vốn từ về hoạt động thể thao, vui chơi; Đặt được câu nêu hoạt động. - Nói được tên các dụng cụ thể thao; tên và cách chơi các môn thể thao, trò chơi dân gian. - Có ý thức rèn luyện thân thể, đảm bảo an toàn khi tham gia các hoạt động thể thao, vui chơi. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Máy tính, ti vi chiếu tranh minh họa - HS : SGK, VBT Tiếng Việt. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Khởi động (5p) - Trò chơi “Xe buýt yêu thương” - 1- 2 HS nhắc lại cách chơi + Cách chơi: Để đón được các bạn nhỏ lên xe buýt đến trường, cần phải vượt qua các thử thách. Mỗi thử thách có chứa câu hỏi, nhiệm vụ của các con là trả lời đúng câu hỏi vượt qua thử thách để đưa các bạn nhỏ đến trường. + Câu hỏi:  Câu 1: Hãy nêu các từ ngữ chỉ đặc - 3- 5 HS trả lời điểm? - 3- 5 HS trả lời  Câu 2: Đặt một câu nêu đặc điểm với từ vừa tìm được?.

<span class='text_page_counter'>(37)</span> + GV nhận xét, tuyên dương - Giới thiệu bài: + GV tổ chức hát, nhảy: Đường đến khung thành. + Môn thể thao nào được nhắc đến trong bài hát?  GV: Ngoài bóng đá thì còn rất nhiều các hoạt động thể thao, vui chơi khác. Vậy đó là những hoạt động nào thì cùng đi khám phá bài học hôm nay. + GV ghi tiêu đề bài học 2. Hình thành kiến thức mới (16p) Bài 1: Nói tên các dụng cụ thể thao sau: - Yêu cầu học sinh đọc đề bài - GV chiếu tranh, HS quan sát, thảo luận (2’) và trả lời câu hỏi: + Nói tên các dụng cụ thể thao trong tranh? + Dụng cụ đó dùng để chơi trong môn thể thao nào? - Yêu cầu các nhóm hỏi và đáp. - GV nhận xét, đánh giá Tranh 1: + Vợt bóng bàn, quả bóng bàn + Dụng cụ này được dùng trong môn bóng bàn. Tranh 2: + Vợt cầu lông, quả cầu lông + Dụng cụ được dùng trong môn cầu lông. Tranh 3: + Quả bóng + Đây là dụng cụ để chơi môn bóng đá. - Liên hệ: + Hãy chia sẻ những hiểu biết của con về ba môn thể thao nói trên và các môn thể thao khác?  GV: Như vậy, các con đã vừa có thêm được hiểu biết về rất nhiều các môn thể thao. Hãy lựa chọn cho mình một môn thể thao. - HS hát, nhảy - Bóng đá - 5 – 7 HS nhắc lại tên bài. - 1- 2 HS đọc bài - HS quan sát, thảo luận nhóm Đôi. - 3- 5 nhóm chia sẻ trên bảng - 3- 5 HS nhận xét. - 3 – 5 HS chia sẻ.

<span class='text_page_counter'>(38)</span> yêu thích và phù hợp để luyện tập nhé. Bài 2: Dựa vào tranh và gợi ý dưới tranh, nói tên các trò chơi dân gian. - Hãy xác định yêu cầu bài - Có mấy bức tranh? ( 4 tranh) - Yêu cầu thực hiện mẫu tranh 1: + Tranh vẽ gì? (Tranh vẽ 4 bạn nhỏ, có 3 bạn nhỏ đang vui đùa và vậy quanh 1 bạn đang bịt mắt.) + Dựa vào gợi ý, hãy nói tên trò chơi trong tranh 1? ( Tranh 1: Trò chơi bịt mắt bắt dê) + Ai giỏi có thể nêu được cách chơi? ( Những người chơi oẳn tù tì, những người thắng làm dê xếp vòng tròn, còn 1 người thua bịt mắt đi tìm dê.) - Yêu cầu thảo luận nhóm (1’), nói tên trò chơi trong các bức tranh còn lại. - GV gọi đại diện nhóm trình bày - GV nhận xét, đánh giá + Tranh 2: Chi chi chành chành + Tranh 3: Nu na nu nống + Tranh 4: Dung dăng dung dẻ - Liên hệ: ? Con có biết chơi những trò chơi này không? Chơi như thế nào? GV nhận xét cách chơi:  Chi chi chành chành: Người chơi oẳn tù tì, người thua làm người điều khiển xòe bàn tay, người còn lại dùng ngón trỏ đặt vào lòng bàn tay người điều khiển và đọc bài đồng dao “Chi chi chành chành; Cái đanh thổi lửa; Con ngựa mất cương; Ma vương ngũ đế; Bắt dế đi tìm; Ù à ù ập; Đóng sập cửa lại”. Kết thúc bài đồng dao, người nào bị người điều khiển nắm tay là thua.  Nu na nu nống: Người chơi ngồi duỗi. - 1– 2 HS nêu - HSTL - 1– 2 HS trả lời. - 1– 2 HS trả lời - 1– 2 HS trả lời. - HS thảo luận nhóm 4 - 3 – 5 HS trả lời. - 3- 5 HS trả lời. - Mèo đuổi chuột, rồng rắn lên mây, oẳn tù tì,... - HS chơi theo nhóm 4 - Vui vẻ, hứng khởi, thích thú,....

<span class='text_page_counter'>(39)</span> chân, đọc bài đồng dao: “ Nu na nu nống, Đánh trống phất cờ; mở hội thi đua; Chân ai sạch sẽ; Gót đỏ hồng hào; Không bẩn tí nào; Được vào đánh trống.” Từ cuối cùng của bài rơi vào chân ai thì co chân lên. Ai co được hết chân đầu tiên dành chiến thắng  Dung dăng dung dẻ: Người chơi nắm tay nhau,đi hàng ngang, đọc bài đồng dao: Dung dăng dung dẻ; Dắt trẻ đi chơi; Đến ngõ nhà trời; Tìm nơi gió mát; Cùng hát véo von; Mời ông trăng tròn; Xuống đây với bé; Xì xà xì xụp.”Kết thúc bài đồng dao, ai ngồi xuống chậm nhất thì thua cuộc. ? Ngoài những trò chơi nói trên, con còn biết những trò chơi nào khác? - GV tổ chức trò chơi “chi chi chành chành” - Khi tham gia các hoạt động vui chơi này, các con cảm thấy như thế nào? - Cần lưu ý gì khi tham gia các hoạt động vui chơi?  GV: Các hoạt động vui chơi đem lại cho chúng mình rất nhiều niềm vui và sự thích thú đúng không nào! Hãy lựa chọn những hoạt động phù hợp với bản thân và đảm bảo an toàn khi tham gia nhé! 3. Luyện tập, thực hành (7p) Bài 3: Đặt câu về hoạt động trong mỗi tranh. - Yêu cầu học sinh đọc đề bài - Yêu cầu quan sát tranh, thảo luận (1’): Nói tên các hoạt động được miêu tả trong tranh. - GV nhận xét + Tranh 1: Chơi bóng bàn + Tranh 2: Chơi cầu lông + Tranh 3: Chơi bóng rổ - GV hướng dẫn đặt câu theo mẫu: + Yêu cầu quan sát tranh 1 và đọc câu mẫu Mẫu: Hai bạn chơi bóng bàn.. - Cần cẩn thận, tránh bị thương. - 1- 2 HS đọc - HS quan sát, TL nhóm đôi - 3- 5 HS trả lời. - 1- 2 HS đọc - Chơi bóng bàn..

<span class='text_page_counter'>(40)</span> + Trong câu nêu một hoạt động, đó là hoạt động nào? + Ai chơi bóng bàn? - Tương tự với 2 bức tranh còn lại các con suy nghĩ và làm việc cá nhân vào vở bài tập (2’). - Gọi HS đọc câu - GV kết hợp chiếu vở của 1 – 2 HS, nhận xét câu và cách trình bày câu. + Đầu câu viết hoa, lùi vào một ô. Cuối câu viết dấu chấm. - Mở rộng: Đặt một câu nêu hoạt động thể thao hoặc hoạt động vui chơi khác ngoài tranh? - GV nhận xét, tuyên dương. 4. Vận dụng, trải nghiệm ( 5p) - Chia sẻ về một môn thể thao hoặc một trò chơi dân gian mà em dành thời gian luyện tập hằng ngày? - GV nhận xét, tuyên dương - Nhận xét tiết học. - Lựa chọn một môn thể thao yêu thích và phù hợp để luyện tập cùng gia đình. - Hai bạn - HS làm vở bài tập - 5 – 7 HS đọc câu - HS nhận xét. - 3 – 5 HS đặt câu. - 3 – 5 HS chia sẻ. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. --------------------------------------------------------Ngày soạn: 28/9/2021 Ngày giảng: Thứ sáu, ngày 01 tháng 09 năm2021 Buổi sáng TIẾNG VIỆT VIẾT ĐOẠN VĂN KỂ VỀ MỘT HOẠT ĐỘNG THỂ THAO HOẶC MỘT TRÒ CHƠI DÂN GIA I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Viết được 3-4 câu kể về một hoạt động thể thao hoặc một trò chơi dân gian đã tham gia..

<span class='text_page_counter'>(41)</span> - Học sinh diễn đạt câu văn lưu loát. - Biết bày tỏ cảm xúc, tình cảm qua hoạt động, trò chơi. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học. - HS: Vở BTTV. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động ( 3-4 phút) - Tổ chức cho HS chơi trò chơi thi nói tên - Hs chơi trò chơi tiếp sức kể về các các môn thể thao mà em biết. môn thể thao - Khen đội thắng cuộc - Cả lớp bình chọn - GV dẫn dắt vào bài mới. - HS lắng nghe 2. Hình thành kiến thức mới : ( 18-20') Bài 1: - GV gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - YC HS quan sát tranh, hỏi: - 1-2 HS đọc. + Hoạt động các bạn tham gia là gì? - 1-2 HS trả lời. (- Các bạn đang chơi nhảy dây, kéo co, đá cầu.) + Hoạt động đó cần mấy người? (Hoạt động đó cần từ 3 người trở lên) + Dụng cụ để thực hiện hoạt động là gì? - 2-3 HS trả lời: (dụng cụ thực hiện các hoạt động đó là: dây để nhảy, cầu để đá, dây để kéo) + Em đoán xem các bạn cẩm thấy thế nào khi tham gia hoạt động đó. (Các bạn cảm thấy vui, khoẻ, hào hứng, thích thú.) - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn. - HS thực hiện nói theo cặp. - GV gọi HS lên thực hiện. - Nhận xét, tuyên dương HS. 3. Thực hành, luyện tập ( 12- 15 phút) - 2-3 cặp thực hiện. Viết 3 – 4 câu kể về một hoạt động thể thao hoặc một trò chơi em đã tham gia trường. * Yc Hs thảo luận nhóm - Câu hỏi gợi ý trong SHS..

<span class='text_page_counter'>(42)</span> Hãy nêu từ 3 – 4 câu kể về một hoạt động thể thao hoặc trò chơi em đã tham gia ở trường - GV khuyến khích HS mạnh dạn tự tin nói trước lớp, nội dung phong phú, kể đúng trình tự những việc làm phù hợp, nói lưu loát, khích lệ HS đưa ra các ý kiến khác nhau. - GV Yc hs chia sẻ trước lớp - Gv nhận xét, đánh giá - Cho hs xem video phụ huynh quay hoạt động thể thao hoặc trò chơi em đã tham gia * Viết vở - GV đọc yêu cầu của bài tập. - GV hướng dẫn HS viết vào vở: kể về một hoạt động thể thao hoặc trò chơi em đã tham gia ở trường theo các câu hỏi gợi ý trong SHS. - Dựa vào kết quả trao đổi, GV hướng dẫn HS viết vào vở. - GV quan sát và giúp đỡ HS gặp khó khăn. - GV YC 2 - 3 HS đọc lại phần viết của mình. Cả lớp nhận xét. - HS đổi vở cho nhau để đọc và góp ý bài cho nhau. - GV nhận xét kết quả bài làm của HS. - GV nhận xét, tuyên dương những HS có bài viết hay và trình bày sạch đẹp. *vận dụng: -Yc Hs chia sẻ môn thể thao hoặc trò chơi em thích 4. Vận dụng, trải nghiệm (2') * Nhận xét, tổng kết - GV nhận xét giờ học. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY. - 2 - 3 HS đọc câu hỏi. - Hs chia sẻ nhóm 2 - Cả nhóm nhận xét.. - 4-5 hs chia sẻ trước lớp. - 1-2 HS đọc.. - HS thực hiện. - HS làm việc cả lớp: kể về một hoạt động thể thao hoặc trò chơi em đã tham gia ở trường theo các câu hỏi gợi ý trong SHS. – 2 – 3 HS kể trước lớp về một hoạt động em đã tham gia.. - HS lắng nghe. - HS chia sẻ, luyện tập hằng ngày.

<span class='text_page_counter'>(43)</span> ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. ------------------------------------------------------------TIẾNG VIỆT TIẾT 10: ĐỌC MỞ RỘNG I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Tìm đọc được một bài thơ, câu chuyện hoặc văn bản thông tin về chủ đề thể thảo. Biết cách ghi chép được các tên bài thơ, tên nhà thơ và những câu thơ em thích vào Phiếu đọc sách - Chia sẻ với cô giáo, các bạn, người thân về một bài thơ câu chuyện em thích một cách rõ ràng, mạch lạc, tự tin. - Bồi dưỡng tình cảm yêu thích các môn thể thao. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên: Laptop; máy chiếu; clip, slide tranh minh họa. Phiếu hoặc sách, truyện phục vụ cho đọc mở rộng. 2. Học sinh: Sách, truyện phục vụ cho đọc mở rộng III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1.Khởi động(5’) - Tổ chức cho HS đoán tên môn thể thao -HS tham gia trò chơi qua hình ảnh - Hát và múa bài Con cào cào -Hs hát và múa - GV kết nối dẫn dắt vào bài mới 2. Luyện tập, thực hành (25’) *Bài 1.. Tìm đọc sách, báo, những câu chuyện nói về thể thao. - GV cho HS đọc lại yêu cầu trong SHS. - HS đọc lại yêu cầu trong SHS. - GV giới thiệu cho HS những cuốn sách, - HS nghe giới thiệu những cuốn những bài báo hay nói về thể thao. sách, những bài báo hay về các môn thể thao, giới thiệu một số vận động viên thể thao xuất sắc. - GV cho HS tìm đọc trong thư viện, tủ - HS tìm đọc trong thư viện, tủ sách sách gia đình hoặc mua ở hiệu sách địa gia đình hoặc mua ở hiệu sách địa phương. phương. - HS chia sẻ bài đọc với bạn theo - GV mang đến lớp một cuốn sách hoặc nhóm hoặc trước lớp. một bài báo hay và giới thiệu về nội dung cuốn sách hoặc bài báo nhằm khơi gợi sự.

<span class='text_page_counter'>(44)</span> tò mò, hứng thú đọc của HS. - GV giao nhiệm vụ cho HS khi đọc sách, hướng dẫn HS cách đọc và nắm bắt thông tin chính của câu chuyện dựa vào các câu hỏi gợi ý: + Tên cuốn sách bài báo là gì? + Tên của tác giả và nhà xuất bản là gì?... - GV nêu rõ thời hạn hoàn thành và gợi ý một số hình thức sản phẩm - GV cho HS đọc sách tại lớp trong giờ Đọc mở rộng. - GV cho các em đọc độc lập hoặc theo nhóm. Bài 2. Kể cho các bạn nghe điều thú vị em đọc được. - GV cho HS làm việc nhóm đối hoặc nhóm 3, nhóm 4. Các em trao đổi với nhau về những nội dung sau: Nhan đề của bài viết về hoạt động thể thao các em đã đọc? Điều thú vị nhất trong bài viết về hoạt động thể thao đã đọc? + Vì sao em coi điều đó là thú vị nhất? - Một số (2 – 3) HS kể trước lớp về một điều thú vị em đọc được trong bài viết về hoạt động thể thao đã đọc. - GV nhận xét, đánh giá chung và khen ngợi những HS có cách kể chuyện hấp dẫn hoặc chia sẻ một số ý tưởng thú vị. Nói rõ ưu điểm để HS cùng học hỏi. 3. Vận dụng, trải nghiệm (7') Viết vào phiếu đọc sách trong vở bài tập. - GV yêu cầu HS viết một số thông tin vào mẫu phiếu đọc sách đã cho trong SHS. - GV chiếu lên bảng một số phiếu đọc sách mà HS đã hoàn thành trước lớp. - GV và HS nhận xét, đánh giá. * Nhận xét , tổng kết : - GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung. - HS lắng nghe nhiệm vụ và trả lời câu hỏi. - HS ghi nhớ HD của GV. - HS đọc sách tại lớp trong giờ Đọc mở rộng. - Các em đọc độc lập hoặc theo nhóm. - HS làm việc nhóm đối hoặc nhóm 3, nhóm 4. Các em trao đổi với nhau về những nội dung.. - Một số (2 – 3) HS kể trước lớp về một điều thú vị em đọc được trong bài viết về hoạt động thể thao đã đọc. - Các HS khác có thể nhận xét hoặc đặt câu hỏi.. - HS viết một số thông tin vào mẫu phiếu đọc sách đã cho trong SHS. - HS quan sát phiếu đọc sách mà HS đã hoàn thành trước lớp. - HS nhận xét, đánh giá - HS nhắc lại những nội dung đã học.

<span class='text_page_counter'>(45)</span> đã học. - HS nhắc lại nội dung chính - GV tóm tắt lại những nội dung chính. Sau bài 8, các em đã: -HS lắng nghe. - HS nêu ý kiến về bài học (hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích, cụ thể ở những nội dung hay hoạt động nào). Sau bài 8, các em đã: + Hiểu về giá trị của sự kiên trì luyện tập qua câu chuyện Cầu thủ dự bị. + Nghe – viết bài chính tả và làm bài tập chính tả viết hoa tên người. + Mở rộng vốn từ chỉ dụng cụ thể thao, tên gọi một số trò chơi dân gian, biết cách đặt câu nêu hoạt động, biết viết đoạn văn kể về một hoạt động hoặc trò chơi đã tham gia. - GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về - HS nêu ý kiến về bài học (Em thích bài học. hoạt động nào? Em không thích hoạt - GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS. động nào? Vì sao?). - Khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở -HS lắng nghe nhà -HS lắng nghe - Tiếp tục tìm đọc các bài viết về hoạt động bảo vệ môi trường. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. _________________________________________________ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SINH HOẠT LỚP THEO CHỦ ĐỀ: “CHIA SẺ CÔNG VIỆC NHÀ MÀ EM ĐÃ LÀM” I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT * Sơ kết tuần: - HS nhớ lại những việc mình đã thực hiện được trong tuần. GV hướng dẫn HS những việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo. - Rèn cho HS thói quen thực hiện nền nếp theo quy định. - Giáo dục HS yêu trường, yêu lớp. * Hoạt động trải nghiệm: - Thực hiện rèn luyện sự khéo léo của đôi tay..

<span class='text_page_counter'>(46)</span> II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Khay đựng nước, cốc nước và bình nước. - HS: SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hoạt động Tổng kết tuần ( 14- 16’) a. Sơ kết tuần 4: - Từng tổ báo cáo. - Lần lượt từng tổ trưởng, lớp trưởng - Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt báo cáo tình hình tổ, lớp. động của tổ, lớp trong tuần 4. - GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần. * Ưu điểm: …………………………………………… …………………………………………… …………………………………………… * Tồn tại …………………………………………… …………………………………………… ……………………………………………… b. Phương hướng tuần 5: - Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định. - Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra. - HS nghe để thực hiện kế hoạch - Tích cực học tập để nâng cao chất lượng. tuần 5. - Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh trường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt .... 2. Hoạt động trải nghiệm ( 14') a. Chia sẻ cảm xúc sau trải nghiệm lần trước. - GV hỏi một vài HS và lắng nghe những chia sẻ về việc nhà em đã làm thể hiện sự - HS chia sẻ cá nhân. khéo tay, cẩn thận của mình. - GV mời HS thảo luận theo cặp đôi. Kết luận: Thật vui và tự hào khi mình là người cẩn thận, biết giữ gìn đồ đạc của gia - HS chia sẻ theo cặp đôi. đình và góp phần làm cho nhà mình gọn.

<span class='text_page_counter'>(47)</span> gàng, sạch đẹp! - HS lắng nghe b. Hoạt động nhóm: - HDHS tham gia cuộc thi “Ai khéo léo hơn”. - HDHS thảo luận theo nhóm về việc tổ chức cuộc thi “Ai khéo léo hơn”; đặt các câu - HS 3 tổ tham gia cuộc thi. hỏi gợi mở để HS đưa ra phương án chơi - HS thảo luận theo tổ, sau đó chia sao cho nước không bị đổ ra ngoài. Lấy sẻ trước lớp. nước bao nhiêu là đủ? Bê khay nước bằng mấy tay? Lúc bê nước đi như thế nào để tránh cho nước rớt ra ngoài? Mời bạn uống nước lịch sự!... - Khen ngợi, đánh giá. Kết luận: Luôn biết quan sát, làm thật từ từ không vội vàng là em đã trở thành người - HS lắng nghe. cẩn thận, khéo léo rồi. 3. Cam kết hành động ( 2’) GV gợi ý để HS luyện tập thắt nơ giúp mẹ trang trí món quà năm mới. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. ------------------------------------------------------Buổi chiều TOÁN Bài 13: LUYỆN TẬP (Tiết 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Vận dụng Báng cộng (có nhớ) trong phạm vi 20 trong thực hành tính nhẩm.Thực hiện tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính. - Vận dụng giải quyết một số tình huống gắn với thực tế. - Phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học; năng lực giải quyết vấn đề toán học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Giáo viên: Máy tính, máy chiếu, bảng phụ. Hình vẽ những bông hoa và các chú ong mang thẻ phép tính minh họa cho trò chơi ở phần khởi động. Học sinh: SGK, vở, đồ dùng học tập,… III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động (5’) -.

<span class='text_page_counter'>(48)</span> - Gv tổ chức cho hs tham gia trò chơi “ Ong tìm hoa” + Giới thiệu luật chơi 2 đội tham gia chơi chọn những con ong mang trên mình những thẻ tính với kết quả phù hợp trên những bông hoa. + Gv nhận xét + Khen đội thắng cuộc GV giới thiệu bài… 2. Thực hành, luyện tập (20’) Bài 3b (trang 27) -Yêu cầu HS đọc để bài. - GV yêu cầu HS nêu cách làm bài - GV yêu cầu HS làm vở 5 phút, 4 HS làm bảng phụ - Gv gọi 4 HS đọc kết quả bảng phụ, chữa bài. 9 + 5 + 1 = 14 + 1 = 15 5+3+4=8+4 = 12 7+2+6=9+6 = 15 8 + 4 + 5 = 12 + 5 = 17 - Yêu cầu HS nhận xét kết quả, GV chữa bài. 2 đội tham gia chơi (6 người/đội). -HS nhận xét đội thắng cuộc -HS lắng nghe. - 1 HS đọc - HS trả lời: thực hiện lần lượt từ trái sang phải. - HS làm bài - 4 HS chữa bài:. -HS đối chiếu, nhận xét kết quả với vở của mình..

<span class='text_page_counter'>(49)</span> Bài 4 (trang 27) - Yc HS đọc to đề bài. - GV hỏi HS: + Hãy xác định các số hạng thứ nhất trong phép tính đã cho(Số hạng thứ nhất đã cho: 7 và 8) + Những số hạng thứ hai cần điền. (Số hạng thứ hai cần chọn để điền: 4,1,5,3,2,9,6) - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Đố bạn” theo nhóm bàn và trong cả lớp - GV cho HS nhận xét, đánh giá sau mỗi phép tính mà các cặp thành lập 3. Vận dụng, trải nghiệm (10’) Bài 5 (trang 27) - Mời HS đọc to đề bài. - GV hỏi HS: + Bài toán cho biết gì ? (Tổ Một vẽ được 6 bức tranh, tổ Hai vẽ được 7 bức tranh.) + Bài toán hỏi gì? (Hỏi cả hai tổ vẽ được tất cả bao nhiêu bức tranh ?) - Yêu cầu HS làm vở, 1 HS làm bảng phụ - GV chữa bài của bạn làm bảng phụ - GV nhận xét, đánh giá và chốt bài làm đúng. + Phép tính: 6 + 7 = 13 + Trả lời: Hai tổ vẽ được tất cả 13 bức tranh. - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Vượt chướng ngại vật” + Giới thiệu luật chơi: Trả lời đúng 1 câu hỏi liên quan đến bài học là HS đã vượt qua dc 1 chướng ngại vật để về đích + Tổ chức cho HS tham gia chơi + GV nhận xét, đánh giá HS qua từng câu hỏi IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY. - 1 HS đọc - HS trả lời:. - HS tham gia đố nhau lần lượt thay các số hạng để thành lập các phép tính rồi tính tổng theo cặp, mỗi cặp đổi chỗ đố 2 phép tính:. - 1 HS đọc. - HS trả lời:. - HS làm bài cá nhân. - Đổi chéo vở kiểm tra và sửa cho bạn. - HS gắn bảng phụ lên bảng:. - HS tham gia chơi cá nhân và đánh giá, nhận xét câu trả lời của bạn cùng với GV.

<span class='text_page_counter'>(50)</span> ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. _________________________________________________ TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI BÀI 4: GIỮ VỆ SINH NHÀ Ở ( Tiết 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Nhận biết được thế nào là nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp. - Giải thích được tại sao phải giữ sạch nhà ở (bao gồm cả nhà bếp và nhà vệ sinh). - Biết nhận xét về nhà ở và việc làm giữ vệ sinh nhà ở thông qua quan sát tranh ảnh và thực tế. - Làm được một số việc phù hợp để giữ sạch nhà ở (gồm cả nhà bếp và nhà VS). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên: Các hình trong SGK, bài giảng , máy tính, máy chiếu 2. Học sinh: SGK, vbt III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Khởi động (5') a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV giới trực tiếp vào bài Giữ vệ sinh nhà ở (t 2). 2. Hình thành kiến thức mới (15p) Hoạt động 3: Tìm hiểu việc làm để giữ sạch nhà ở a. Mục tiêu: - Biết nhận xét về việc làm để giữ vệ sinh nhà ở thông qua quan sát tranh ảnh. - Làm được một số việc phù hợp để giữ sạch nhà ở (bao gồm cả nhà bếp và nhà vệ sinh). b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo cặp - GV yêu cầu HS quan sát các hình từ Hình 1 đến Hình 8 SGK trang 20, 21 và trả lời câu hỏi:. Lắng nghe. - HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi - HS trả lời: + Các thành viên trong gia đình bạn Hà và bạn An đang: lau sàn nhà, lau cửa kính, lau chùi ló nướng, lau chùi bồn rửa mặt, phủi bụi tủ và.

<span class='text_page_counter'>(51)</span> + Các thành viên trong gia đình bạn Hà quét nhà, cọ rửa nhà vệ sinh, lau và bạn An đang làm gì? bàn ghế. + Những việc làm đó có tác dụng:Giúp nhà ở sạch sẽ, thoasg mát, đảm bảo được sức khỏe các + Những việc làm đó có tác dụng gì? thành viên trong gia đình, hạn chế được phần nào bệnh tật. + Em và các thành viên trong gia đình thường xuyên quét dọn, lau chùi bàn ghế; lau dọn nhà tắm, nhà + Em và các thành viên trong gia đình đã vệ sinh hàng ngày; giặt giũ quần làm gì để giữ sạch nhà ở? áo,.... Bước 2: Làm việc cả lớp - GV mời đại diện một số cặp lên trình bày kết quả làm việc nhóm trước lớp. - GV yêu cầu các HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời - GV bổ sung và hoàn thiện phần trình bày của HS. - GV nhắc nhở thông điệp: Các em nhớ giữ sạch nhà ở hằng ngày và đặc biệt là nhà bếp, nhà vệ sinh. 3. Luyện tập, thực hành (15') Hoạt động 4: Thực hành quét nhà và lau bàn a. Mục tiêu: Biết sử dụng một số đồ dùng để quét nhà và lau bàn đúng cách. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc nhóm 6. + Để quét nhà, em cần chuẩn bị chổi quét nhà, hót rác, khẩu trang. Các bước quét nhà: quét rác từ trong ra ngoài nhà, hót rác, đổ rác.

<span class='text_page_counter'>(52)</span> GV giao nhiệm vụ cho HS: vào thùng. - Nhóm chẵn: Thực hành quét nhà. - HS tập quét nhà đúng theo các + Quan sát Hình quét nhà SGK trang 22 bước. và trả lời câu hỏi: Em cần chuẩn bị đồ dùng gì để quét nhà? Nêu các bước quét nhà? \ + Từng thành viên trong nhóm thực hiện quét nhà đúng theo các bước. - HS trả lời: + Để lau bàn, em cần chuẩn bị chậu nước, khăn lau bàn. + Các bước lau bàn: Giặt sạch khăn, vắt khô khăn, lau sạch bàn. - HS tập lau bàn theo đúng các bước. - Nhóm lẻ: Thực hành lau bàn.+ Quan sát Hình lau bàn SGK trang 22 và trả lời câu hỏi: Em cần chuẩn bị đồ dùng gì để lau bàn? Nêu các bước lau bàn? - HS thực hành quét nhà và lau bàn. + Từng thành viên trong nhóm thực hiện lau bàn đúng theo các bước. - GV hướng dẫn đổi nhiệm vụ của nhóm - HS lắng nghe, tiếp thu. chẵn và nhóm lẻ. Bước 2: Làm việc cả lớp - GV mời đại diện một số cặp lên trình bày kết quả làm việc nhóm trước lớp. - GV yêu cầu các HS khác theo dõi, nhận xét phần thực hành của các bạn. - GV bình luận và hoàn thiện phần trình bày của HS. - GV chốt lại nội dung toàn bài: Nhà ở cần được giữ gìn sạch sẽ để đảm bảo sức khỏe và phòng tránh bệnh tật. Mỗi thành viên trong gia đình cần góp sức để giữ sạch nhà ở. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY.

<span class='text_page_counter'>(53)</span> ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… _________________________________________________ Đã kiểm tra: Ngày ..... tháng ..... năm 2021. Tổ trưởng kí duyệt. Phạm Thị Thư.

<span class='text_page_counter'>(54)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×