Tải bản đầy đủ (.ppt) (13 trang)

TAI LIEU TAP HUAN GIAO DUC TRE KHUYET TATppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.24 MB, 13 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Các văn bản về Người khuyết tật 1. Luật người khuyết tật: 51/2010/QH12 2. Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012: Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật; 3. Thông tư 37/2012/TTLB-BLĐTBXH-BYT-BGDĐT Thông tư liên tịch ngày 28/12/2012 Quy định về việc xác định mức độ khuyết tật do hội đồng xác định mức độ khuyết tật xác định; 4.Thông tư số 42 / 2013 TTLT- BGDĐT- BLĐTBXH-BTC ngày 31 / 12/ 2013 Quy định chính sách về giáo dục đối với người khuyết tật; 5. Hướng dẫn 04/HD-SLĐTBXH ngày 09/8/2013 của Sở Lao động và Thương binh xã hội hướng dẫn thực hiện xác định mức độ KT, cấp giấy xác nhận cho người KT; 6. Công văn số 1040/SGDĐT-GDTH ngày 27 /8/2014 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc giáo dục người khuyết tật..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> 1. Người khuyết tật Điều 2 của Luật người khuyết tật quy định: “Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn”.Theo quy định trên, người khuyết tật phải có đủ 3 yếu tố cấu thành: (1) Một hoặc một số bộ phận cơ thể bị khiếm khuyết hoặc bị suy giảm chức năng (2) Sự khiếm khuyết hoặc suy giảm chức năng của bộ phận cơ thể phải được biểu hiện dưới dạng tật/tình trạng thường xuyên không bình thường (3) Sự khiếm khuyết hoặc suy giảm chức năng của bộ phận cơ thể khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> 2. Dạng khuyết tật Điều 3 của Luật người khuyết tật và Điều 2 của Nghị định 28/2012/NĐ-CP, quy định 5 dạng khuyết tật, còn lại được quy định là khuyết tật khác, cụ thể như sau: a) Khuyết tật vận động: là tình trạng giảm hoặc mất chức năng cử động đầu, cổ, chân, tay, thân mình dẫn đến hạn chế trong vận động, di chuyển. b) Khuyết tật nghe, nói: là tình trạng giảm hoặc mất chức năng nghe, nói hoặc cả nghe và nói, phát âm thành tiếng và câu rõ ràng dẫn đến hạn chế trong giao tiếp, trao đổi thông tin bằng lời nói. c) Khuyết tật nhìn: là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhìn và cảm nhận ánh sáng, màu sắc, hình ảnh, sự vật trong điều kiện ánh sáng và môi trường bình thường. d) Khuyết tật thần kinh, tâm thần: là tình trạng rối loạn tri giác, trí nhớ, cảm xúc, kiểm soát hành vi, suy nghĩ và có biểu hiện với những lời nói, hành động bất thường. đ) Khuyết tật trí tuệ: là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhận thức, tư duy biểu hiện bằng việc chậm hoặc không thể suy nghĩ, phân tích về sự vật, hiện tượng, giải quyết sự việc. e) Khuyết tật khác: là tình trạng giảm hoặc mất những chức năng cơ thể khiến cho hoạt động lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn mà không thuộc 5 dạng khuyết tật đã quy định tại các mục a, b, c, d, đ..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> 3. Mức độ khuyết tật Điều 3 của Luật người khuyết tật và Điều 3 của Nghị định 28/2012/NĐ-CP quy định có 3 mức khuyết tật như sau: a) Người khuyết tật đặc biệt nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất hoàn toàn chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn. b) Người khuyết tật nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất một phần hoặc suy giảm chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được một số hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc. c) Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc trường hợp quy định là người khuyết tật đặc biệt nặng và người khuyết tật nặng..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> 4. Trách nhiệm xác định dạng KT và mức độ KT: Theo quy định tại Điều 15 Luật Người KT và Điều 4 Nghị định 28/2012/NĐ-CP, Hội đồng xác định mức độ KT và Hội đồng giám định y khoa có trách nhiệm xác định dạng KT và mức độ KT, cụ thể: - Hội đồng xác định mức độ khuyết tật: + Xác định dạng KT và mức độ KT đối với người KT (bao gồm cả trường hợp người KT, trước ngày 01/6/2012) là ngày Nghị định 28/2012/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực, đã có kết luận của Hội đồng giám định y khoa, nhưng kết luận chưa rõ ràng về khả năng tự phục vụ, mức độ suy giảm khả năng lao động); + Xác định lại mức độ KT đối với người KT khi có sự kiện làm thay đổi mức độ KT. - Hội đồng giám định y khoa: Thực hiện xác định dạng KT và mức độ KT đối với người KT trong các trường hợp: (1) Hội đồng xác định mức độ KT không đưa ra được kết luận về mức độ KT (2) Người KT hoặc đại diện hợp pháp của người KT không đồng ý với kết luận của Hội đồng xác định mức độ KT (3) Có bằng chứng xác thực về việc xác định mức độ KT của Hội đồng xác định mức độ KT không khách quan, chính xác..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> 5. Xác định Dạng K tật, Mức độ K tật Trường hợp 1: Xác định dạng KT và mức độ KT đối với trường hợp người KT chưa có kết luận của Hội đồng giám định y khoa, đối tượng có nhu cầu xác định mức độ KT: Trường hợp 2: Xác định dạng KT và mức độ KT đối với trường hợp người KT đã có kết luận của Hội đồng giám định y khoa trước ngày 01/6/2012 (ngày Nghị định số 28/2012/NĐ-CP có hiệu lực thi hành): Trường hợp 3: Xác định dạng KT và mức độ KT đối với các trường hợp: Hội đồng xác định mức độ KT không đưa ra được kết luận về mức độ KT; người KT hoặc đại diện hợp pháp của người KT không đồng ý với kết luận của Hội đồng xác định mức độ KT; có bằng chứng xác thực về việc xác định mức độ KT của Hội đồng xác định mức độ KT không khách quan, không chính xác:.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Trường hợp 2 Trường hợp trước ngày 01/6/2012, người khuyết tật đã có kết luận của Hội đồng giám định y khoa cụ thể, rõ ràng về khả năng tự phục vụ, mức độ suy giảm khả năng lao động; thực hiện xác định theo quy định tại khoản 3, Điều 4, Nghị định 28/2012/NĐ-CP. Hội đồng xác định mức độ khuyết tật căn cứ kết luận của Hội đồng giám định y khoa để xác định mức độ khuyết tật như sau: - Người khuyết tật đặc biệt nặng: Khi được Hội đồng giám định y khoa kết luận không còn khả năng tự phục vụ hoặc suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; - Người khuyết tật nặng: Khi được Hội đồng giám định y khoa kết luận có khả năng tự phục vụ sinh hoạt nếu có người, phương tiện trợ giúp một phần hoặc suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%; - Người khuyết tật nhẹ: Khi được Hội đồng giám định y khoa kết luận có khả năng tự phục vụ sinh hoạt hoặc suy giảm khả năng lao động dưới 61%. ..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> 6. Cấp giấy xác nhận 1. Thẩm quyền cấp và thời gian có hiệu lực của Giấy xác nhận KT: - Thẩm quyền cấp: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã. - Thời gian có hiệu lực: kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký. 2. Thủ tục và trình tự cấp Giấy xác nhận KT: Thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 6, Thông tư liên tịch số 37/2012/TTLTBLĐTBXH-BYT-BTC-BGDĐT: - Đối với trường hợp do Hội đồng xác định mức độ KT thực hiện, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có biên bản kết luận của Hội đồng về mức độ khuyết tật của người khuyết tật, Chủ tịch UBND cấp xã thông báo và niêm yết và công khai (ít nhất là 7 ngày làm việc) kết luận của Hội đồng, tại trụ sở UBND cấp xã và cấp Giấy xác nhận khuyết tật. Trường hợp có khiếu nại, tố cáo hoặc có ý kiến thắc mắc không đồng ý với kết luận của Hội đồng thì trong thời hạn 05 ngày, Hội đồng tiến hành xác minh, thẩm tra, kết luận cụ thể và trả lời bằng văn bản cho người khiếu nại, tố cáo hoặc thắc mắc.. - Đối với trường hợp do Hội đồng giám định y khoa xác định , kết luận về dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật: Căn cứ kết luận của Hội đồng Giám định y khoa về dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật, Chủ tịch UBND cấp xã cấp Giấy xác nhận khuyết tật..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> 7. Mẫu giấy xác nhận khuyết tật .. Ghi giấy xác nhận khuyết tật: - Phải ghi đầy đủ các thông tin nội dung cơ bản sau đây: + Số hiệu; + Họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, giới tính của người khuyết tật; + Địa chỉ nơi cư trú của người khuyết tật; + Dạng khuyết tật; + Mức độ khuyết tật. - Phần số hiệu của giấy xác nhận ghi đầy đủ 4 thành phần, ghi chữ in hoa, cách nhau bằng dấu gạch chéo (/) theo trình tự từ trái sang phải: Mã số tỉnh/Tên huyện hoặc thành phố viết tắt 2 chữ cái đầu/Tên xã, phường, thị trấn ghi đầy đủ không dấu/Số thứ tự người khuyết tật được cấp Giấy xác nhận trong sổ cấp giấy chứng nhận. Mã số của tỉnh đã được quy định là 350, tất cả các huyện, thành phố ghi 350. Ví dụ 1: Ông Nguyễn Văn A trú tại phường Quang Trung, thành phố Nam Định, số thứ tự người khuyết tật được cấp giấy xác nhận ghi trong sổ theo dõi cấp giấy xác nhận khuyết tật là 03, ghi Số hiệu như sau: 350/NĐ/QUANGTRUNG/03.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> ..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> .. 8. Tổng hợp học sinh khuyết tật năm học 2015 - 2016 Đơn vị. Số. Số. trường. lớp. Số HS. Dạng tật Vận. Nghe. động. nói. Nhìn. Thần. Trí. kinh. tuệ. Khác. Tổng. Giao Thủy. 28. 110. 191. 13. 37. 1. 7. 102. 31. 191. Trực Ninh. 28. 67. 75. 9. 8. 5. 5. 35. 13. 75. Nam Định. 19. 87. 103. 7. 5. 0. 3. 60. 28. 103. Nam Trực. 14. 36. 39. 4. 3. 0. 8. 13. 11. 39. X.Trường. 29. 199. 220. 18. 12. 11. 12. 122. 45. 220. Vụ Bản. 26. 103. 117. 12. 8. 2. 6. 52. 37. 117. Mĩ Lộc. 11. 61. 74. 4. 5. 1. 1. 40. 23. 74. Hải Hậu. 40. 190. 218. 21. 20. 9. 15. 116. 37. 218. N Hưng. 33. 178. 233. 7. 14. 3. 10. 127. 72. 233. Y Yên. 42. 179. 198. 28. 20. 6. 17. 83. 44. 198. Tổng. 270. 1210. 1468. 95. 112. 32. 67. 667. 297. 1468.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> 9. Hồ sơ học sinh khuyết tật năm học 2015 - 2016 TT Đơn vị. Hồ sơ HS khuyết tật KHCN. Đơn. Y tế. X nhận. Giấy. Giấy XN. UBND. X nhận. quy định. 1. Giao Thủy. 191. 191. 191. 178. 80. 19. 2. Trực Ninh. 75. 75. 75. 75. 66. 7. 3. Nam Định. 103. 103. 92. 75. 38. 4. Nam Trưc. 39. 39. 39. 39. 10. 5. 5. Xuân Trường. 220. 220. 220. 214. 140. 80. 6. Vụ Bản. 117. 117. 117. 117. 51. 8. 7. Mĩ Lộc. 74. 74. 74. 74. 68. 8. Hải Hậu. 218. 218. 218. 218. 71. 9. Nghĩa Hưng. 233. 220. 217. 138. 46. 198. 198. 198. 197. 197. 1468. 1455. 1441. 1325. 767. 10 Y Yên Tổng. 11. 130.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> 10. Chế độ đối với giáo viên dạy học sinh KT .. Điều 7. Phụ cấp, chính sách ưu đãi đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật 1. Các đối tượng sau đây được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định tại Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn: a) Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục trực tiếp giảng dạy, quản lý người khuyết tật theo phương thức giáo dục chuyên biệt trong cơ sở giáo dục chuyên biệt, trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập; b) Nhà giáo trực tiếp giảng dạy người khuyết tật theo phương thức giáo dục chuyên biệt trong các cơ sở giáo dục không thuộc Điểm a Khoản này. 2. Nhà giáo trực tiếp giảng dạy người khuyết tật theo phương thức giáo dục hòa nhập không thuộc quy định tại Khoản 1 Điều này được hưởng phụ cấp ưu đãi như sau: Phụ cấp ưu đãi của giáo viên. =. Tiền lương 01 giờ dạy. Tổng số x 0,2 x giờ giảng dạy. thực tế ở lớp có người khuyết tật.

<span class='text_page_counter'>(14)</span>

×