Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Giáo án lịch sử 9 tuần 15 tiết 15

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.27 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngày sọan: 10/12/2020 Tiết 14 BÀI 13: TỔNG KẾT LỊCH SỬ THẾ GIỚI TỪ SAU NĂM 1945 ĐẾN NAY I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức - Giúp học sinh củng cố những kiến thức đã học về lịch sử thế giới cận đại từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay (2000) - Nắm được những nét nổi bật nhất cũng là nội dung chủ yếu, là những nhân tố chi phối tình hình thế giới từ sau năm 1945 đến nay - Xu thế phát triển hiện nay của thế giới khi loài người bước vào thế kỉ XXI 2. Kĩ năng - Tư duy, phân tích, tổng hợp... - Kỹ năng sống: Tư duy hợp tác, ra quyết định, kiên định 3. Thái độ - Nhận thấy cuộc đấu tranh gay gắt với những diễn biến phức tạp giữa các lực lượng XHCN, độc lập dân tộc, dân chủ tiến bộ và chủ nghĩa đế quốc cùng các thế lực phản động. - Việt Nam là một bộ phận cách mạng thế giới có quan hệ mật thiết với khu vực và thế giới. 4. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề. - Năng lực chuyên biệt +Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử. + Lập niên biểu những sự kiện lớn của lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến nay. II. Chuẩn bị - Giáo viên: SGK,SGV lịch sử 9, giáo án, tài liệu tham khảo, máy chiếu - Học sinh: SGK, chuẩn bị trước bài theo nội dung câu hỏi/sgk, vở BT III. Phương pháp/KT - Phát vấn, thuyết trình, đàm thoại, thảo luận... - Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi, nhóm, động não, hỏi trả lời, trình bày 1 phút IV. Tiến trình dạy học 1. ổn định tổ chức (1p) - Kiểm tra sĩ số học sinh - Kiểm tra vệ sinh của lớp Lớp Ngày giảng Sĩ số Vắng 9A 15/12/2020 9B 19/12/2020 2. Kiểm tra bài cũ (5p) Câu hỏi:.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> ? Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật trong thời gian gần đây có những thành tựu nào quan trọng đáng chú ý ? Trả lời: - T3/ 1997 tạo ra cừu Đô li bằng phương pháp sinh sản vô tính - T6/2000 công bố “ bản đồ gen người” -> chữa được bệnh ung thư, tiểu đường, tim mạch, béo phì, nhiễm chàm ở trẻ em. - T3/2002, Người Nhật tạo ra chiếc máy tính lớn nhất thế giới “ Máy tính mô phỏng thế giới” (ESC) có khả năng làm hơn 35 nghìn tỉ phép tính trong 1 giây, nghiên cứu tình trạng nóng dần lên của khí hậu Trái đất và dự báo thảm hoạ thiên nhiên. - Chế tạo ra chất Tê phơ tông, cách điện, không cháy, không thấm nước - Tìm ra 80 thứ kim loại, nhôm và ti tan được mệnh danh là “ kim loại của thời đại nguyên tử và vũ trụ” - Chế tạo ra ô tô chạy bằng năng lượng mặt trời, pin nhiên liệu, khí Hiđrô - Tàu hoà tốc độ 400km/h 3. Bài mới 3.1. Hoạt động khởi động - Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản đã học từ đầu năm đến bây giờ. Đây là bài ôn tập những điều đã học chứ không phải giảng bài mới. Mục tiêu của bài này là giáo viên tổ chức và dẫn dắt học sinh nhớ lại, củng cố những nội dung đã học. - Phương pháp: Nêu vấn đề - Thời gian: 2 phút. -Tổ chức hoạt động: GV nêu vấn đề - Dự kiến sản phẩm Trên cơ sở đó GV dẫn dắt vào bài mới: Qua các bài 1 đến bài 12 các em đã học về các nước xã hội chủ nghĩa, tư bản chủ nghĩa, các nước Á, Phi, Mĩ La tinh cùng phong trào giải phóng dân tộc ở đây, tình hình trật tự thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật sau chiến tranh thế giới thứ hai. Lịch sử thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai là một giai đoạn đã diễn ra với bao sự kiện to lớn, phức tạp và có những đảo lộn bất ngờ. Tiết học hôm nay chúng ta cùng điểm lại những nội dung chính của lịch sử thế giới từ sau năm 1945 đến nay. 3.2. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động của thầy và trò Nội dung * Hoạt động 1 I. Những nội dung chính - Mục tiêu học sinh khái quát lại những nội dung của lịch sử thế giới từ sau chính của lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 1945 đến nay nay. - PP: Nêu vấn đề, thuyết trình, phân tích - KT: Động não, đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, kĩ thuật chia nhóm - Thời gian (20‘) - Phương tiện SGK, SGV, tài liệu, Máy chiếu - Cách tiến hành.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> GV giao nhiệm vụ cho các nhóm trả lời câu hỏi ( thời gian 3 phút) - Các nhóm thảo luận, báo cáo, nhóm khác nhận xét, bổ sung ? Đặc điểm lớn hầu như bao trùm giai đoạn lịch sử thế giới từ 1945-1991 là nội dung nào? - Hình thành Trật tự hai cực I-an-ta: Thế giới phân thành 2 phe: XHCN và TBCN do 2 siêu cường Liên Xô và Mĩ đứng đầu mỗi phe → Đây là đặc trưng bao trùm giai đoạn lịch sử thế giới từ 1945-1991. ? Hãy nêu những nội dung chính của lịch sử thế giới từ sau 1945- nay? 1- Hệ thống xã hội chủ nghĩa (hình thành, phát triển và sụp đổ) 2- Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc 3- Hệ thống tư bản chủ nghĩa có nhiều chuyển biến quan trọng: Mĩ, Nhật Bản, các nước Tây Âu đã trở thành ba trung tâm kinh tế tài chính của thế giới. 4- Quan hệ quốc tế mở rộng. 5- Cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật lần hai với những tiến bộ phi thường và những thành tựu kì diệu. GV giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận các nội dung sau: Nhóm 1: Trình bày những nét chính của nội dung thứ nhất lịch sử thế giới hiện đại từ sau 1945 đến nay? Nhóm 2:Trình bày những nét chính của nội dung thứ hai lịch sử thế giới hiện đại từ sau năm 1945 đến nay? Nhóm 3: Hãy trình bày những nét chính của nội dung thứ ba lịch sử thế giới hiện đại từ sau 1945 đến nay? Nhóm 4: Hãy trình bày những nét chính của nội dung thứ tư của lịch sử thế giới hiện đại từ sau 1945 đến nay? Nhóm 5: Hãy trình bày những nét chính của nội dung thứ năm của lịch sử thế giới hiện đại từ sau 1945 đến nay? - Các nhóm nhận nhiệm vụ thảo luận và trình bày nội dung - Các nhóm nhận xét - GV chốt kiến thức trên bảng phụ GV chiếu một số thành tựu KHKT ? Em có nhận xét gì về những thành tựu KHKT đó? - Đó là những thành tựu to lớn mà nhân loại đạt được ........................................................................................ 1. Hệ thống các nước XHCN 2. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ la tinh 3. Sự phát triển của các nước tư bản 4. Quan hệ quốc tế 5. Sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ hai và có ý nghĩa của nó.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> . ....................................................................................... . - Hoạt động 2 - Mục tiêu học sinh nắm được xu thế phát triển của thế giới ngày nay - PP: Vấn đáp, phân tích, nêu vấn đề - KT: Động não, nhóm - Thời gian (10’) - Phương tiện SGK, SGV, tài liệu tham khảo, máy chiếu - Cách tiến hành ? Quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai diễn ra ntn? - Tình hình thế giới diễn biến phức tạp (sgk) ? Em hãy cho biết các xu thế phát triển của thế giới hiện nay là gì? - HS nêu 4 xu thế phát triển của thế giới ngày nay ? Có ý kiến cho rằng: “Hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển vừa là thời cơ vừa là thử thách đối với các dân tộc”? ý kiến của em thế nào? - Thảo luận: (3’) * Thời cơ: - Có điều kiện hội nhập nền kinh tế thế giới và khu vực, rất ngắn khoảng cách với các nước phát triển, áp dụng thành tựu KHKT vào SX. * Thách thức: - Phần lớn các nước đang phát triển có điểm xuất phát thấp về kinh tế, trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế; sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường thế giới - Nếu không chớp lấy thời cơ sẽ dẫn đến tụt hậu, hội nhập sẽ dẫn đến hòa tan. ? Quan hệ giữa Việt Nam với các nước trên thế giới hiện nay ntn? - Quan hệ hựu nghị hợp tác với tất cả các nước trên thế giới, mở rộng thị trường sang khu vực và thế giới - Hội nhập kinh tế, giao lưu văn hóa, thể dục, thể thao - Gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO GV chiếu một số hình ảnh ................................................................... ................................................................... Điều chỉnh, bổ sung:. II.Các xu thế phát triển của thế giới ngày nay. - Từ 1945 -1991 thế giới chịu sự chi phối của trật tự hai cực I- an ta - Từ 1991 đến nay : Thế giới phát triển theo hướng đa cực nhiều trung tâm - 4 xu thế phát triển của thế giới ngày nay (SGK/47) => Xu thế hiện nay: Đối đầu -> đối thoại: hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển kinh tế - Hầu hết điều chỉnh chiến lược phát triển, lấy phát triển kinh tế làm trung tâm.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………. 3.3. Hoạt động củng cố, luyện tập (6’) - Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức là lịch sử thế giới từ 1945 đến nay. - Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HSvà chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo. GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời trên bảng con (trắc nghiệm). Câu 1.Sau chiến tranh lạnh, dưới tác động của cách mạng khoa học kĩ thuật, các nước ra sức điều chỉnh chiến lược với việc A. lấy quân sự làm trọng điểm. B. lấy văn hóa, giáo dục làm trọng điểm. C. lấy chính trị làm trọng điểm. D. lấy kinh tế làm trọng điểm. Câu 2. Xu thế chung của thế giới ngày nay là A. sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc. B. hòa bình ổn định và hợp tác phát triển kinh tế. C. sự xác lập của trật tự “ thế giới đơn cực’’. D. xu thế đối đầu trong quan hệ quốc tế. Câu 3. Sau CTTG thứ hai, thế giới chia thành hai phe TBCN – XHCN, đứng đầu mỗi phe là A. Anh – Pháp. B. Anh – Mĩ. C. Mĩ – Nhật. D. Mĩ – Liên Xô. Câu 4. Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi diễn ra mạnh mẽ khi Chiến tranh thế giới thứ hai A. đã kết thúc. B. đang diễn ra quyết liệt. C. chưa kết thúc. D. mới bùng nổ. Câu 5. Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm chung của nền kinh tế Mĩ, Nhật sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Đều thực hiện quân sự hóa nền kinh tế. B. Tập trung sản xuất và tập trung tư bản cao độ. C. Áp dụng thành tựu khoa học-kĩ thuật vào sản xuất. D. Là nước khởi đầu cách mạng khoa học - kĩ thuật. Câu 6. Trong lịch sử thế giới hiện đại, phong trào giải phóng dân tộc diễn ra chủ yếu ở A. châu Úc, châu Mĩ, châu Phi. B. châu Á, châu Phi và Mĩ La-tinh. C. châu Á, châu Âu, Mĩ La-tinh. D. châu Á, châu Phi và châu Âu. Câu 7. Đặc điểm lớn hầu như bao trùm lịch sử thế giới từ sau năm 1945 là A. cuộc "Chiến tranh lạnh" do Mĩ phát động. B. nhiều cuộc "Chiến tranh cục bộ" nổ ra. C. thế giới bị chia thành hai phe: TBCNvà XHCN. D. sự đối đầu giữa Mĩ, Nhật Bản và các nước Tây Âu. Câu 8. Lịch sử thế giới từ sau năm 1945 đến nay không có nội dung nào dưới đây?.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> A. Phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ La-tinh phát triển mạnh mẽ. B. Sự hình thành nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới. C. Sự hình thành các tổ chức liên kết khu vực và quốc tế. D. Sự phân chia thế giới thành hai phe: tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. - Dự kiến sản phẩm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 ĐA D B D A C B C B 3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng (5’) - Mục tiêu:Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn. - Phương thức tiến hành: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới. Câu 1. Từ sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế của hai nước Mĩ và Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Việt Nam có thể rút ra bài học gì trong xây dựng, phát triển kinh tế đất nước? Câu 2. Nêu những việc cần làm của nước ta rong bối cảnh thế giới ngày nay? Câu 3. Tại sao nói: Hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc? - Dự kiến sản phẩm Câu 1. Việt Nam có thể rút ra bài học về áp dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật để phát triển kinh tế đất nước. Câu 2. Những việc cần làm của nước ta rong bối cảnh thế giới ngày nay là: - Tích cực xây dựng nền hòa bình ổn định khu vực, trước hết là giữ vững sự ổn định chính trị trong nước. - Tập trung sức đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế và xã hội. - Tích cực hội nhập quốc tế, thực hiện chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa… Câu 3. Thời cơ Thách thức - Các nước có điều kiện hội nhập vào nền - Nếu không biết chớp thời cơ để phát kinh tế thế giới và khu vực. triển thì sẽ trở nên tụt hậu. - Có điều kiện rút ngắn khoảng cách với thế - Nếu không biết cách để hội nhập thì giới và khu vực. hội nhập sẽ bị hòa tan. - Có điều kiện để áp dụng những thành tựu - Nếu không biết cách để vận dụng KHKT vào sản xuất. KH-KT sẽ trở thành lạc hậu. - Xu thế sẽ hình thành thị trường chung thế - Kinh tế có sự cạnh tranh và đào thải giới hết sức quyết liệt. 3.5. Hướng dẫn về nhà: (1p) * GV giao nhiệm vụ cho HS - Học kĩ bài cũ, xem bài 14. Soạn câu hỏi: - Tại sao Thực dân Pháp đẩy mạnh khai thác Việt Nam và Đông Dương ngay sau CTTG thứ nhất? - Về kinh tế thực dân Pháp đã tập trung vào những nguồn lợi nào?.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> - Mục đích những thủ đoạn về chính trị, văn hóa, giáo dục mà thực dân Pháp thi hành ở VN trong cuộc khai thác. - Thái độ chính trị và khả năng cách mạng của các giai cấp trong xã hội VN sau chương trình khai thác..

<span class='text_page_counter'>(8)</span>

×