Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

CDTHBK40NGUYENNGOCANHKTGHP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (676.77 KB, 8 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI KHOA SƯ PHẠM TIỂU HỌC ••. BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC. GVHD : Trần Dương Quốc Hòa SV : Nguyễn Ngọc Ánh Lớp : Cao đẳng Sư Phạm Tiểu Học B _ K40.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> I..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Trong khoảng thời gian đi kiến tập ở Trường Tiểu học Phan Chu Trinh em đã học được nhiều bài học, kinh nghiệm từ giáo viên hướng dẫn của mình. Em được nhà trường phân công về giảng dạy và chủ nhiệm lớp 1/9, sau đây là một số ý tưởng cũng như kinh nghiệm em rút ra được:. I.. Ý tưởng về công tác chủ nhiệm:. Giáo viên có một kí hiệu riêng để ổn định lớp mỗi khi lớp mất tập trung hay ồn ào, giáo viên sẽ chỉ lên ký hiệu đó và các em sẽ tự giác ngồi khoanh tay ngay ngắn, mặt hướng lên bảng (như ở lớp em các cô cho ký hiệu ). Trong khi dạy học cho các em học sinh, lúc chấm bài không nên theo những con điểm mà cần thêm những lời phê khích lệ như: “Giỏi, cô khen có tiến bộ, đã có chú ý hơn,...”. Sau khi kết thúc một tuần học thì cho các em một bài kiểm tra cuối tuần. Và sau khi có kết quả thì sẽ tuyên dương những em có thành tích tiến bộ bằng những phần quà nhỏ (như kẹo, bánh,...) hay các bông hoa điểm mười. Cứ cách một hoặc hai môn học thì cho các em hát hay cho một trò chơi thư giãn cho bớt sự nhàm chán. Khi lớp mất trật tự thì mẹo riêng là giáo viên nên yên lặng, hạ giọng nhỏ xuống.. II.. Ý tưởng về tổ chức lớp học :. Cho lớp phát biểu dây chuyền theo trò chơi “ Bắn tên ”. Giáo viên sẽ nói : “Bắn tên, bắn tên”. Học sinh đồng thanh nói : “Tên ai, tên ai”. Giáo viên nói tên cá nhân 1, để cho cá nhân 1 phát biểu. Sau khi phát biểu xong cá nhân 1 lại hỏi “ Bắn tên, bắn tên ”. Học sinh đồng thanh “Tên ai, tên ai” và cá nhân 1 sẽ chỉ.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> định tên cá nhân 2. Cứ như vậy cho đến khi trả lời hết câu hỏi. Theo hình thức này sẽ cho học sinh hứng thú hơn trong việc phát biểu và tạo điều kiện cho các em mạnh dạn phát biểu ý kiến trước lớp, cùng với đó các em sẽ ham mê, háo hức tìm câu trả lời để phát biểu hơn.. III.. Ý tưởng về dạy học :. Sau đây là ý tưởng của em trong tiết dạy môn Tiếng việt lớp 1 học vần bài : in – un. Trong quá trình lên giáo án, cần viết giáo án thật chi tiết, liệt kê từng lời nói cụ thể, từng hành động rõ ràng để tránh tình trạng vấp, quên lời hay không biết phải nói như thế nào cho học sinh hiểu. Nên đưa ra những câu hỏi, hiệu lệnh cụ thể, rõ ràng để cho học sinh thích ứng với câu hỏi và tránh tình trạng "cháy" hoặc "ướt" giáo án. 1. Về phần kiểm tra bài cũ: Giáo viên cho học sinh đọc lại bài cũ theo hình thức trò chơi "Bắn tên". Sau mỗi hình con vật là những từ bài cũ (lá sen, áo len, con nhện, bên trên, khen ngợi, nền nhà, mũi tên)..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Học sinh sẽ háo hức muốn được bạn gọi tên mình và các hình ảnh con vật đối với học sinh lớp 1 rất dễ gây sự thích thú. Và khi cho học sinh đọc từ kết hợp với phân tích tiếng ngay sau đó. -. 2.. Về phần học bài mới:.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Hiệu lệnh cần rõ ràng, dứt khoát để học sinh có tác phong nhanh nhẹn không vượt qua thời gian giảng dạy. Đối với tranh minh họa khi đưa lên rồi lấy xuống lúc đã giải nghĩa xong, không nên để nhiều tranh ảnh làm rối học sinh. -. 3.. Về phần trò chơi : a. Trò chơi “ Tìm cà rốt cho thỏ con ”: Để tiến hành tìm từ ứng dụng hoặc cho học sinh tìm từ củng cố. Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm. Mỗi nhóm cử 2 người chơi (hoặc nhiều hơn tùy theo số lượng từ ), cũng có thể thêm các từ không chứa vần hay không phải từ ứng dụng của bài đó. Lần lượt các thành viên trong nhóm sẽ lên chọn các củ cà rốt có từ có chứa vần cho thỏ con của mình. Sau đó, học sinh dán lên bảng ghép khu thỏ con có vần của mình. Nhóm nào xếp nhanh nhất sẽ chiến thắng. Giáo viên cho học sinh đọc từ ứng dụng..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> b. Trò chơi “ Nối từ cho có nghĩa ”: Để tiến hành cho học sinh củng cố từ mình đã học. Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm. Mỗi nhóm cử 2 người chơi (hoặc nhiều hơn tùy theo số lượng từ ), cũng có thể thêm các từ không chứa vần hay không.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> phải từ ứng dụng của bài đó. Lần lượt các thành viên trong nhóm sẽ lên và tìm 2 tiếng ghép lại với nhau để được từ có nghĩa đã học.. Giáo viên chốt đáp án và cho học sinh đọc lại từ ( hoặc có thể phân tích tiếng ). -.

<span class='text_page_counter'>(9)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×