Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

DAI HOC TIEU HOC B K4 TO THI XINH KTGHP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (464.76 KB, 11 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>∞∞∞∞∞©∞∞∞∞∞©∞∞∞∞∞©∞∞∞∞∞Ω∞∞∞∞∞©∞∞∞∞∞©∞∞∞∞∞©∞∞∞∞∞. UBND THÀNH PHỐ BIÊN HÒA TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN KHẮC HIẾU. ―∞―. BÀI : KIỂM TRA GIỮA KÌ. MÔN : PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC. Ý TƯỞNG MỚI TRONG DẠY HỌC TIẾNG VIỆT Giáo viên hướng dẫn: TRẦN DƯƠNG QUỐC HÒA Sinh viên : TÔ THỊ XINH Lớp : Đại học tiểu học B-K4 Năm học : 2016 – 2017.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Ý TƯỞNG TỔ CHỨC MỘT BÀI DẠY. I.. Đặt vấn đề:. Trong 4 tuẩn được thực tập ở Trường Tiểu học Nguyễn Khắc Hiếu em đã được tham gia các tiết dự giờ , lên tiết dạy cho chính bản thân mình và em đã học hỏi và rút được rất nhiều kinh nghiệm . Trong đó em nhận thấy để có một tiết dạy giúp cho học sinh năng động tìm hiểu và không gây nhàn chán thì người giáo viên không ngừng tìm tòi và sáng tạo để thiết kế một bài giảng thật thu hút và gây hứng thú cho học sinh. Trong đó em cảm thấy phân môn “Luyện từ và câu” thì học sinh vẫn còn trầm lắng chưa tích cực tham gia và các bài tập . Vì vậy, em có một ý tưởng làm cho học sinh tập trung, kích thích sự tò mò, làm cho các em mong chờ đến tiết học và bên cạnh đó học sinh được biết đầy đủ kiếm thức qua hoạt động học.. II. Giải quyết vấn đề: Qua một tiết học “Luyện từ và câu” thì nhằm tạo cho các em hoạt động là trung tâm và tích cực tham gia . Ý tưởng xây dựng tiết học phân môn : Luyện từ và câu : Tính từ (tiếp theo) lớp 4 . I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: 1.Kiến thức:.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> HS nắm được một số cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất. 2.Kĩ năng: Biết dùng các từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất. 3. Thái độ: -. Yêu thích tìm hiểu Tiếng Việt.. II.CHUẨN BỊ: -. Bảng phụ viết nội dung cần ghi nhớ.. -. Bút dạ. -. Phiếu bài tập GV chuần bị. -. HS : SGK, bảng con.. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1.Hoạt động 1: Chiếc hộp may mắn: Mục tiêu : Kiểm tra học sinh hiểu thế nào là tính từ và nhận biết các từ ngữ là tính từ ( tiết 1) : Tiến hành: Mời 2 HS lên mở hộp chứa câu hỏi phía trong: - Câu 1: Thế nào là tính từ?( là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái,...). - Câu 2: Các bạn lấy bảng ra cùng làm với mình nhé:.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Hãy chọn câu trả lời đúng nhất? Dãy nào có các từ là tính từ ? a/ Cây bàng, lung linh, nhanh nhẹn, bay. b/Chăm chỉ, xanh ngắt, gầy gò, nho nhỏ. c/ Lớp học,mưa, xanh thẫm, nhảy nhót. d/ Chạy đi, buồn chán, kính trọng, xanh thẫm. -. HS nhận xét.. -. GV nhận xét và tuyên dương..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> *. Bài mới:. Giới thiệu bài : Các em đã được học về tính từ ở tuần 11 , tiết học hôm nay cô và các con sẽ tìm hiểu thêm về tính từ và chúng ta sẽ biết được mức độ khác nhau của những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất. 2. Hoạt động 2: Phần nhận xét Mục tiêu: HS nắm được một số cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất. Tiến hành: Bài tập 1: Gọi học sinh đọc đề bài , làm theo nhóm bàn : Trả lời các câu hỏi : -Hình ví dụ cụ thể các mức độ trắng của tờ giấy , cho học sinh quan sát ..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> - Đâu là tính từ , các tính từ trên chỉ sự vật ở mức độ như thế nào? - Cho học sinh trả lời theo sự quan sát của cá nhân. - HS nhận xét câu trả lời. - GV kết luận: Mức độ đặc điểm của các tờ giấy có thể đựơc thể hiện bằng cách tạo ra các từ ghép (trắng tinh) hoặc từ láy (trăng trắng) từ tính từ (trắng) đã cho. Chốt ý qua nhận xét 1: Tạo ra các từ ghép hoặc từ láy với tính từ đã cho. (Qua nhận xét 1 cô và các con đã tìm hiểu được mức độ đăc diểm, tính chất của tính từ . Vậy còn mức độ nào nữa không , bạn nào đọc tiếp nhận xét 2 cho cô). Bài tập 2: Học sinh đọc yêu cầu của đề bài , phát lệnh cá nhân: thi đua các cá nhân tìm câu trả lời chính xác .Trả lời câu hỏi :.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Nêu cách thể hiện ý nghĩa mức độ khác nhau từ tính từ đã cho: a/Tờ giấy này rất trắng b/ Tờ giấy này trắng hơn. c/ Tờ giấy này trắng nhất. Học sinh trả lời. HS nhận xét các câu trả lời của các bạn . GV : Qua nhận xét 2 ta có thể thêm các từ rất, quá, lắm,....vào trước hoặc sau tính từ, tạo ra phép so sánh. ( Qua nhận xét 1 và 2 ta có ghi nhớ ). Trình chiếu ghi nhớ đồng thời yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ. Qua phần nhận xét chúng ta đã tìm hiểu rõ về mức độ chỉ đặc điểm của tính từ . Để các em hiểu rõ hơn chúng ta đi vào một số bài tập vận dụng nhé. 3. Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập Mục tiêu: Biết dùng các từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất. Tiến hành: Bài tập 1 - GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập , làm nhóm đôi bạn cùng trả lời vào phiếu bài tập giáo viên phát. GV treo 1 bảng phụ lên.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> bảng mời 1 HS lên bảng làm bài .. - HS nhận xét bài của bạn trên bảng( bổ sung nếu bạn làm thiếu ). - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng: thơm đậm và ngọt, rất xa, thơm lắm, trong ngà, trắng ngọc, trắng ngà ngọc, đẹp hơn, lộng lẫy hơn, tinh khiết hơn. Bài tập 2: Trò chơi ai kể nhanh hơn ( nhóm 4 bạn).

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Hãy tìm các từ ngữ miêu tả mức độ khác nhau của các đặc điểm sau : đỏ, cao ,vui.( tạo ra cac từ ghép hoặc từ láy , thêm các từ rất , quá ,lắm ,… , tạo ra phép so sánh). - GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập - GV treo bảng phụ lên bảng , 3 bạn đại diện lên làm bảng phụ , đồng thời sẽ phát phiếu học tập các nhóm dưới lớp. - HS nhật xét bổ sung thêm các từ ngữ các em biết, thu phiếu học tập. - GV nhận xét, bổ sung thêm những từ ngữ mới, khen nhóm tìm được đúng / nhiều từ. Bài tập 3: - GV nhận xét và cho 1 bạn lên cùng hoạt động với lớp để hướng dẫn học sinh đặt câu với các từ ở bài 2 . ( Làm vào vở).

<span class='text_page_counter'>(10)</span> - Gọi lần lượt các bạn làm miệng để các bạn biết cách làm . - Cho các bạn nhận xét các câu vừa đặt.. - GV nhận xét hoạt động của học sinh , chốt ý đúng và cho học sinh làm vào vở . Thu vở bất kỳ để kiểm tra xem các em làm đúng không. - Đọc các câu của các em thu vở. - GV giới thiệu thêm các câu có thể đặt : Qua bài học có thể tạo 1 trò chơi cho các em giúp các em nắm được bài thông qua trò chơi..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Cho học sinh một số câu hỏi liên quan đến bài học . Nhắc lại ghi nhớ sau trò chơi : - GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS. - Chuẩn bị bài: Mở rộng vốn từ: Ý chí – nghị lực..

<span class='text_page_counter'>(12)</span>

×