Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

y tuong moi THBK40Do Thi Kim OanhKTGHP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.64 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI KHOA SƯ PHẠM TIỂU HỌC – MẦM NON . PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG VIỆT 1. Giáo viên hướng dẫn: Trần Dương Quốc Hòa Họ và tên: Đỗ Thị Kim Oanh Lớp: CĐ Tiểu học B K-40. ..........., tháng ... năm .........

<span class='text_page_counter'>(2)</span> SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO. CỘNG HÒA XA HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI. Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. Biên Hòa, ngày 25 tháng 11 năm 2016. Ý TƯỞNG MỚI TRONG DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT. Họ và tên: Đỗ Thị Kim Oanh Lớp: CĐ Tiểu học B K-40 Môn: PPDH Tiếng Việt 1 Giáo viên hướng dẫn: Th.s Trần Dương Quốc Hòa Đề tài: Trình bày một ý tưởng mới trong dạy học môn Tiếng Việt ở Tiểu Học. Bài làm Để giúp học sinh tiếp thu bài một cách chính xác, hiểu đúng và vận dụng vào thực tế là một điều rất quan trọng với giáo viên. Đặc biệt, đối với học sinh tiểu học để thu hút các em vào việc học thì chúng ta cần phải trang bị những kĩ năng, phương pháp dạy phù hợp và phải đặt mình vào vị trí các em để có thể thấu hiểu được nhận thức cũng như tâm sinh lý ở lứa tuổi tiểu học. Thì phương pháp dạy có tính quyết định đến việc thu hút , lôi cuốn học sinh vào bài học. Đối với môn Tiếng Việt cũng không ngoại lệ, ở lứa tuổi tiểu học các em rất năng động, linh hoạt nếu một tiết dạy có nhiều hình ảnh, màu sắc, trò chơi sẽ tạo hứng thú học hơn cho các em. Trong khoảng thời gian thực tập ở trường tiểu học, tuy không quá dài nhưng cũng là một trải nghiệm đáng quý để em có thể quan sát, học hỏi kinh nghiệm ở thầy cô. Qua những buổi dự giờ, các tiết dạy mẫu thì em cũng rút ra được cho mình một số kinh nghiệm và ý tưởng dạy học. Nội dung ý tưởng: lên tiết dạy phân môn chính tả lớp 3. Trước khi vào bài học mới thay vì kiểm tra bài cũ bằng những câu hỏi xuông hoặc giáo viên đưa ra gợi ý rồi cho học sinh viết các từ đã học ở tiết trước vào.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> bảng con thì sẽ gây ra nhàm chán cho học sinh. Thì thay vào đó chúng ta hãy tổ chức một trò chơi để kiểm tra kiến thức ở bài học trước. Khi vào bài học mới giáo viên cũng cần phải có sự tương tác , khơi gợi cho học sinh bằng những trò chơi, đặt vấn đề cho học sinh điều đó sẽ giúp học sinh tư duy nhớ lâu. Ví dụ: Chính tả: Đêm trăng trên Hồ Tây Chuẩn bị: thiết kế bài dạy trên power point, giấy in bài tập 2 , thẻ truyền. Ở phần kiểm tra bài cũ em sẽ tổ chức cho học sinh chơi trò “Nhìn hình đoán chữ” cho các em xem một số hình ảnh và hướng dẫn các em hãy nhìn vào bức tranh và tìm từ khóa liên quan đến bức tranh bắt đầu bằng tr hay ch. Vào bài học mới, phần nghe-viết giáo viên đọc bài rồi cho học sinh đọc và giải thích nghĩa các từ mà học sinh chưa hiểu. Còn đối với bài tập thì em cũng sẽ tổ chức trò chơi cho học sinh. Ở bài tập 2 em sẽ cho học sinh chơi trò “Tìm đúng địa chỉ” em sẽ đưa cho mỗi tổ một tấm thẻ có ghi vần iu và uyu rồi cho các em truyền thẻ kết hợp với hát để tạo không khí vui vẻ khi bài hát kết thúc trong tay bạn nào có tấm thẻ thì nhanh chóng dán vào chỗ trống. Giáo viên hỏi học sinh em hiểu như thế nào về nghĩa các từ đó,rồi giáo viên chốt lại và kèm theo hình ảnh về các từ đó để học sinh hiểu rõ hơn. Ở bài tập 3 cho học sinh chơi trò “Ô cửa bí mật” cho học sinh xung phong lên chọn ô cửa và hiện ra câu đố học sinh sẽ trả lời câu đố và hãy chọn đúng hình ảnh liên quan đến câu đố. Để kết thúc bài học giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh qua bài này thì em đã học được những gì. Qua đó, giáo viên có thể nắm bắt được nhận thức và quá trình học của học sinh. Phương pháp dạy này mang tính tích cực khi học sinh làm chủ thể, thỏa sức vui học và sẽ khiến cho học sinh không cảm thấy quá gò bó khi tiếp thu kiến thức theo một khuôn mẫu mà thay vào đó các em tiếp cận bài học qua các trò chơi tập thể tạo được sự gắn kết giữa các em trong lớp . Hình thành cho các em tinh thần đoàn kết, sẻ chia. Phương pháp này có thể vận dụng được ở nhiều phân môn khác nhau trong Tiếng Việt cũng như có thể sử dụng ở các môn khác nữa. Và học sinh cũng sẽ dễ tiếp cận các em không bị bối rối ..

<span class='text_page_counter'>(4)</span>

×