Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.21 KB, 4 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngày soạn: 3 / 12 / 2020 Tiết 14 ÔN TẬP: THÀNH NGỮ I. Mục tiêu: Giúp HS 1. Kiến thức: Nắm được: - Trình bày khái niệm thành ngữ. - Nắm được: Nghĩa của thành ngữ. Chức năng của thành ngữ trong câu. Đặc điểm diễn đạt và tác dụng của thành ngữ. - Vận dụng thành ngữ đúng nơi, đúng lúc. 2. Kĩ năng: * Kĩ năng bài dạy - Nhận biết thành ngữ - Giải thích ý nghĩa của một số thành ngữ thông dụng. * KNS: - Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng các thành ngữ phù hợp với thực tiễn giao tiếp của bản thân. - Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ những ý kiến cá nhân về cách sử dụng các thành ngữ. 3. Thái độ : Có ý thức sử dụng thành ngữ trong giao tiếp. 4. Năng lực cần hình thành và phát triển: năng lực tự học (thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng), năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ khi nói, khi tạo lập đoạn văn; năng lực hợp tác khi thực hiện nhiệm vụ được giao trong nhóm; năng lực giao tiếp trong việc lắng nghe tích cực, thể hiện sự tự tin chủ động trong việc chiếm lĩnh kiến thức bài học. Năng lực thẩm mĩ khi khám phá vẻ đẹp của thành ngữ TV. - * Tích hợp giáo dục đạo đức: tôn trọng, lắng nghe và hiểu người khác; lựa chọn cách sử dụng tiếng Việt đúng nghĩa, trong sáng, hiệu quả. II. Chuẩn bị - Giáo viên: Nghiên cứu SGK,chuẩn kiến thức, SGV, bài soạn, TLTK, máy chiếu - Học sinh: soạn bài theo hướng dẫn của GV III. Phương pháp/KT: - Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, phân tích, quy nạp, thảo luận nhóm, thực hành có hướng dẫn. - Kĩ thuật: Động não, chia nhóm, trình bày 1p..
<span class='text_page_counter'>(2)</span> IV. Tiến trình giờ dạy và giáodục 1- Ổn định tổ chức (1’) Lớp. Ngày giảng. Sĩ số. 7C. 11/12/2020. 32. Vắng. 2- Kiểm tra bài cũ Kết hợp kiểm tra trong giờ học 3- Bài mới a. Khởi động: - Phương pháp: Thuyết trình - Thời gian: 2p Dân ta có một thói quen dùng thành ngữ trong giao tiếp hàng ngày để tạo các sắc thái biểu cảm phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp... b, Hình thành kiến thức: - Mục tiêu: Ôn tập củng cố lý thuyết. - Hình thức: hoạt động cá nhân. - Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình - Kĩ thuật: động não, trình bày 1p - Thời gian: 5p - GV cho HS ôn tập củng cố lý thuyết - HS trả lời nhanh - GV chốt kiến thức. 1 Khái niệm: Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh vd: tham sống sợ chết, năm châu bốn biển, ruột để ngoài da, mẹ góa con côi 2. Nghĩa của thành ngữ Có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của những từ tạo nên nó, nhưng thường thông qua một số nét chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh 3. Chức vụ + Làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ + Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao 3.3 Luyện tập: - Mục tiêu: Hướng dẫn HS thực hành kiến thức. - Hình thức: hoạt động cá nhân..
<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình, luyện tập, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật : Động não, chia nhóm, trình bày một phút - Thời gian: 33p ? Giải thích các thành ngữ và nói rõ đâu là thành ngữ có cấu trúc đối xứng? Các thành ngữ đó được hiểu theo cách nào? HS làm vào vở, 2 HS lên bảng.. ? Đặt câu với mỗi thành ngữ ở BT 1? Gọi 5 HS đặt 5 câu.. - GV hướng dẫn HS viết, gọi HS trình bày. Bài tập 1: - Giận cá chém thớt: bực tức một cách vô lối. - Giật gấu vá vai: những người nghèo khổ, tạm bợ, cuộc sống không ổn định. - Chuột sa chĩnh gạo: chỉ những người may mắn. - Rán sành ra mỡ: chỉ những người hà tiện, keo kiệt. - Miệng hùm gan sứa: những người nhát gan. - > Hiểu theo nghĩa chuyển( ẩn dụ) Bài tập 2: Đặt câu Bài tập 3: Em hãy thêm các yếu tố để tạo thành ngữ hoàn chỉnh. - Đem con................ - khôn nhà..................... - chân trong........................... - giận cá .................. - chuột sa................. - mẹ tròn.................... - rán sành...................... - một mất .......................... - tiến thoái ............... - thắt lưng................... - chó cắn................ - thầy bói....................... - mò kim ................. - dai như................. . Bài tập 4: Viết đoạn văn sử dụng thành ngữ..
<span class='text_page_counter'>(4)</span> 3.4. Tìm tòi - mở rộng - Mục tiêu: + Học sinh liên hệ thực tiễn, tìm tòi mở rộng kiến thức + Định hướng phát triển năng lực tự học, sáng tạo - Phương pháp: Dự án - Kỹ thuật: Giao việc - Thời gian: 2 phút + GV giao nhiệm vụ cho HS: Sưu tầm các câu thơ, câu văn có sử dụng thành ngữ , giải thích ý nghĩa và cho biết tác dụng của việc sử dụng thành ngữ ấy là gì? + Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta nên sử dụng thành ngữ như nào cho phù hợp? - HS tự liên hệ. 4. hướng dẫn về nhà (2p) * Đối với tiết học này: - Ôn tập, củng cố lý thuyết. - Hoàn thành bài tập trên lớp * Đối với tiết học sau: - Chuẩn bị bài mới: Ôn tập thơ hiện đại Việt Nam.
<span class='text_page_counter'>(5)</span>